1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

GÓC TRAO ĐỔI VÀ HỌC TẬP CỦA BOX KINH TẾ HCM

Chủ đề trong 'Đại học Kinh tế Tp.HCM' bởi pqh79, 16/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pqh79

    pqh79 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    GÓC TRAO ĐỔI VÀ HỌC TẬP CỦA BOX KINH TẾ HCM

    Topic này mở ra nhằm để mọi người cùng nhau chia sẻ thông tin cho các SV KTế do ko có thời gian đọc hết tất cả các báo để chọn lọc. Mong rằng mỗi người chúng ta, ai thu thập được thông tin bổ ích gì thì post lên để cho mọi người cùng tham khảo.


    Life is so complicated,
    Getting knowledge it is not enough 4 you
    (^_^)




    Được pqh79 sửa chữa / chuyển vào 13:05 ngày 16/01/2003
  2. pqh79

    pqh79 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Quảng cáo đẻ ra gì?
    Một chuyên gia marketing Mỹ nói rằng: " Nguyên tắc vàng của quảng cáo là không có nguyên tắc nào cả!"; với tư duy này các copywritter sẽ cảm thấy thoái mái và tự tin hơn trong việc viết hoặc dựng các clip quảng cáo vì họ không còn bị gò bó trong khuôn mẫu sáng tạo mà đặc biệt với nguyên tắc AIDA ( Attention, Interest, Desire và Action) đôi lúc làm họ khó xử.

    Sáng tạo không ngừng
    Thật vậy, qua các mẫu quảng cáo gần đây, chúng ta đã nhận thấy tính sáng tạo chuyên nghiệp rất rõ nét của các clip quảng cáo. Chẳng hạn như bia H. đã liên tục đưa ra những tình huống ngộ nghĩnh, dễ thương: cô gái uống trộm bia H. trong lúc cúp điện đã để lại bọt bia trắng xóa trên miệng hoặc clip quảng cáo mới đây cho thấy một anh chàng vì mê bia H. đến độ phải đỏ cả tay vì mò mẫm trong thùng đá có rất nhiều thức uống. Một điển hình khác là công ty A. một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản của cả nước đã biến sự kiện tranh chấp thương hiệu cá basa của Việt Nam tại Mỹ thành lợi thế của mình. Trong quảng cáo, công ty A. đã ?omạnh dạn? đưa vấn đề basa và catfish lên thẳng mục quảng cáo của mình và dĩ nhiên người tiêu dùng cũng sẽ "mạnh dạn" mua về dùng thử cho biết basa là thế nào, catfish ra sao mà đến tận nước Mỹ cũng phải ?oghen tỵ? với chúng ta để rồi thưa kiện tùm lum. Công ty nước khoáng lâu đời nhất của Việt Nam sau một thời gian im hơi lặng tiếng trước sự phát triển ồ ạt của nước tinh khiết đóng trong chai pet nay đã tỉnh táo ?o phản đòn" bằng câu hỏi khá lắt léo với người tiêu dùng: "Tại sao bạn lại phải uống nước tinh khiết với giá nước khoáng". Với câu hỏi này, thật tình ai cũng phải nghĩ lại hoặc chí ít cũng ngần ngừ khi định móc túi tiền mua nước tinh khiết. Công ty R. với món tương ớt đóng chai tuy mới xuất hiện trên thị trường nhưng đã nhá một con số (thực hư như thế nào còn cần phải tìm hiểu) khủng khiếp "chúc mừng chai tương ớt thứ 150.000.000". Quả tình con số này đã làm cho mọi người thực sự tò mò muốn biết món tương ớt này ngon đến cỡ nào hoặc tầm cỡ của R. như thế nào mà chỉ mới đây thôi đã có đến 150 triệu sản phẩm ra đời? Chắc phải dùng thử thôi!
    Hoặc có công ty lại đi một nước cờ khác hay nói theo ngôn ngữ marketing là họ sử dụng chiến lược " pull & push? - chiến lược ?o kéo & đẩy? - nghĩa là không quảng cáo gì cho mình hết mà dùng một hình thức khác để đưa tên tuổi của mình vào tận ngóc ngách của cuộc sống một cách tự động. Có thể kể đến công ty H. A.chuyên về gỗ gia dụng, thay vì rầm rộ quảng cáo theo lề lối thông thường, công ty này đã chiêu mộ được chân sút bóng đá hàng đầu của Ðông Nam Á là danh thủ Thái Lan Kiatisuk về đá cho đội bóng của mình, từ đây, tự nhiên mọi người không chỉ là dân Việt mà có lẽ còn là tất cả các fan hâm mộ bóng đá trên toàn cõi Ðông Nam Á đều biết đến tên tuổi của công ty H.A. Người viết bài này đã được nghe kể lại là mỗi lần danh thủ K. ra sân tập bóng là có cả một đoàn người hâm mộ đi theo, có lúc kéo dài cả cây số ! Công ty H.A. đã thành công thực sự trong chiến lược kéo - đẩy này.
    Tiền nào của đó
    Ðể có được các mẫu quảng cáo hoặc một chiến lược quảng cáo chất lượng thì các nhà kinh doanh cũng phải chi khá bộn để đánh bóng sản phẩm của mình với người tiêu dùng mà một ý tưởng cho một clip quảng cáo có khi lên đến vài trăm triệu là chuyện thường. Chẳng hạn như mẫu quảng cáo của giày dép B. với hình ảnh logic xuyên suốt lịch sử Việt Nam từ thời ban sơ cho đến ngày nay với câu kết là : " nâng niu bàn chân Việt"; cũng chỉ riêng chi phí cho ý tưởng này đã ngốn hết 15.000USD , chưa kể các chi phí dàn dựng, phát sóng truyền hình, quảng cáo trên báo?. Hoặc như công ty H.A. đã phải trả tiền lương rất cao ( khoảng 10.000 đô la Mỹ/ tháng) cho danh thủ Kiatisuk cùng các ưu đãi khác ?
    Tuy nhiên, bên cạnh những mẫu quảng cáo đầy tính sáng tạo đó, vẫn còn có những mẫu quảng cáo vẫn còn mang dáng vẻ " tự sản tự tiêu" một cách cứng ngắc, ngây ngô mà lắm khi các mẫu này cũng thuộc sản phẩm của các công ty tầm cỡ chứ chẳng chơi. Xà bông D. là một thí dụ, hầu như tất cả các clip quảng cáo đều chỉ đưa ra một hình ảnh một hoặc vài cô gái ngồi vuốt tóc và tâm sự với nhau ?o trước đây da mình cứ như da rắn í?? Với ý tưởng đơn điệu và hình thức không hấp dẫn thực sự clip quảng cáo cho sản phẩm này không gây ấn tượng mà chỉ gây phản cảm cho người xem. Trong quảng cáo đôi khi người ta cố tình vượt qua khỏi các nguyên tắc thông thường để gây ấn tượng với thượng đế. Hình thức này khá táo bạo vì nó hoặc là tạo được ấn tượng tốt hoặc là trở nên khó hiểu, ngây ngô. Trước đây, để ghi chú nơi sản xuất sản phẩm, người ta thường dùng câu: Made in + Tên quốc gia sản xuất. Cũng trong xu hướng đó, nước uống Y. đã rầm rộ quảng cáo sản phẩm của mình với câu: " Một cảm giác rất Y." Nghĩa là nước uống Y. đã tự gán cho sản phẩm của mình một đặc tính nào đó ( đặc tính Y.) nhưng thực sự Y. nghĩa là sao thì không ai hiểu nổi dù đã tra tự điển cũng không thấy nghĩa của chữ này.
    Quảng cáo cần cẩn trọng vì nó có thể làm cho sản phẩm của bạn được tiêu thụ mạnh hơn nhưng nó cũng có thể làm cho bạn mất tiền rất nhiều nhưng mọi việc sẽ giậm chân tại chỗ một cách đáng tiếc.
    (Trích từ SGTT - ÐÀO THANH LƯU)

    Life is so complicated,
    Getting knowledge it is not enough 4 you
    (^_^)

    Được starry_river sửa chữa / chuyển vào 11:46 ngày 16/01/2003
  3. pqh79

    pqh79 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Chiến lược chấp nhận lỗ
    Kinh doanh phải biết đón đầu chính sách
    Càng nhiều khách hàng càng lỗ nhưng công ty vẫn ra sức tìm kiếm khách hàng cho mình. Ðó là một chiến lược kinh doanh hết sức lạ lùng của Công ty G-mail.
    Cách đây ít năm, Công ty G-mail đã được thành lập tại thành phố cảng Hamburg của Ðức với một dịch vụ khách hàng mà họ không hề thu được lãi. Ngược lại, họ chấp nhận bù lỗ cho mỗi người khách mà họ phục vụ. Ðó là dịch vụ đưa giúp các công ty, văn phòng, ngân hàng gửi thư từ, công văn, tài liệu gửi đến các đối tác, cơ quan, khách hàng của mình. Thế nhưng vào thời điểm bấy giờ thì tại Ðức, Công ty bưu chính quốc gia Ðức vẫn là đơn vị độc quyền được làm dịch vụ bưu điện - bưu chính. Vì vậy dịch vụ mà Công ty G- mail phục vụ khách hàng chỉ đơn thuần là đến các công ty, ngân hàng, văn phòng để nhận, cân, dán tem các thư từ công văn, tài liệu cần gửi đi và lại đem đến bưu điện để gửi đi.
    Làm dịch vụ như vậy nhưng G-mail lại không nhận bất cứ một xu phí nào của khách hàng trong vài năm đầu tiên. Không những thế, nhằm thu hút khách hàng, ông giám đốc trẻ của G-mail thậm chí còn dám chấp nhận bù lỗ cho mỗi lá thư, công văn gửi đi là 3 cent. Như thế, thay vì phải trả cho bưu điện thành phố mỗi lá thư là 60 cent thì khách hàng chỉ phải trả cho G-mail là 57 cent. Tất cả các công dịch vụ khác như đến nhận thư, cân, dán tem thư đều được G-mail phục vụ miễn phí.
    Chúng tôi bây giờ càng lỗ nhiều càng tốt, điều đó chứng tỏ chúng tôi đã thu hút được rất nhiều khách hàng. Nhưng vài năm nữa thôi thì những khoản tiền mà chúng tôi phải bù lỗ hôm nay sẽ chỉ là một phần rất nhỏ của lợi nhuận mà chúng tôi có được .
    --------------------------------------------------------------------------------

    Bất kỳ một người bình thường nào khi biết đến đây đều phải tò mò hỏi: tại sao G-mail lại có kiểu kinh doanh "chấp nhận lỗ" một cách lạ lùng như vậy? Ðiều đó không phải là một ngày, một tuần hay một đợt quảng cáo, khuyến mại mà là cả một giai đoạn 2-3 năm khi G-mail vừa được thành lập. Ðể giải thích điều kỳ lạ đó, Daniel Giersch, ông chủ trẻ tuổi nhưng rất tự tin của G-mail nói: "Chúng tôi bây giờ càng lỗ nhiều càng tốt, điều đó chứng tỏ chúng tôi đã thu hút được rất nhiều khách hàng. Nhưng vài năm nữa thôi thì những khoản tiền mà chúng tôi phải bù lỗ hôm nay sẽ chỉ là một phần rất nhỏ của lợi nhuận mà chúng tôi có được".
    Với G-mail, đó là một chiến lược chấp nhận lỗ ban đầu để có lợi nhuận lớn hơn nhiều lần về lâu dài. Sở dĩ Giersch dám đầu tư như vậy là do ông đã theo dõi rất sát các chính sách sắp ban hành của Nhà nước. Khi biết Nhà nước trong 3 năm nữa chắc chắn sẽ bãi bỏ vị thế độc quyền trong kinh doanh lĩnh vực bưu chính-bưu điện của Công ty bưu chính quốc gia, ông đã nhanh chóng thành lập Công ty G-mail với dịch vụ bưu chính phải bù lỗ nói trên. Giersch đã nhanh nhạy và rất có tính toán lâu dài khi thực hiện một hoạt động đầu tư có tính đón đầu chính sách sắp ra đời. Giersch cho rằng mình sẽ dự đoán đúng khi chính sách vừa mới ra thì Công ty G-mail sẽ trở nên quá quen thuộc, tin cậy với đa số khách hàng trong địa bàn hoạt động.
    Sự cạnh tranh trên thị trường nói chung đã làm cho các hoạt động quảng cáo, chăm sóc, tìm hiểu khách hàng qua thư của các công ty ngày càng được tăng cường. Ðặc biệt các ngân hàng, công ty bảo hiểm mỗi ngày đã phải gửi đi hàng chục vạn lá thư thông tin về tài khoản, tài sản của khách hàng. Ðó là những nguồn khách hàng bÉo bở của dịch vụ bưu chính bưu điện mà Công ty bưu chính quốc gia không còn được độc quyền phục vụ nữa.
    Lúc mới thành lập, G-mail chỉ có vẻn vẸn 10 nhân công, giờ đây G-mail đã có cả một mạng lưới chi nhánh và các đại lí, các cơ sở liên kết ở phần lớn các thành phố lớn của Ðức. G-mail dự kiến mỗi ngày làm dịch vụ đưa chuyển khoảng 10 triệu lá thư, công văn trên khắp cả nước. Và giờ đây, ông chủ của G-mail lại càng có cơ sở để tự tin nói rằng: "Với một khối lượng khách hàng lớn như vậy thì ông có thể đàm phán giá vận chuyển thư từ công văn xuống một cách thấp nhất, có khi chỉ bằng một nửa giá cước mà Công ty bưu chính quốc gia từ trước vẫn thu của khách hàng.
    Ðầu tư đón đầu, không chỉ mình G-mail thu được lợi lớn mà tất cả các khách hàng của G-mail đều rất hài lòng, không chỉ về chất lượng dịch vụ mà còn là ở tính hiệu quả kinh tế rất cao khi sử dụng dịch vụ của G-mail. Giám đốc của một công ty bảo hiểm nói mỗi năm công ty bảo hiểm này đã gửi trên 1,3 triệu lá thư, công văn đi đều được ký hợp đồng thực hiện qua công ty G-mail. Tính ra công ty bảo hiểm này đã tiết kiệm được mỗi năm trên 20.000 USD tiền cước phí so với phí bưu điện trước kia của Công ty bưu chính quốc gia.

    [Thời báo Kinh tế Việt Nam - Hà Linh - (13/01/2003)]

    Life is so complicated,
    Getting knowledge it is not enough 4 you
    (^_^)
  4. pqh79

    pqh79 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh
    Hiểu đối tác, mềm dẻo, tận dụng thời cơ
    Có nhiều cách, nhiều kinh nghiệm, kỹ năng để dành lợi thế về cho mình khi đàm phán trong kinh doanh. Ðó có thể là việc sử dụng củ cà rốt và cây gậy một cách khéo léo, diễn lại trò chơi thỏ và rùa... Tất cả các kinh nghiệm trên nếu được sử dụng đúng người, đúng chỗ, đúng lúc sẽ giúp cho nhà đàm phán đạt được mục tiêu của mình khi thương thuyết với đối tác kinh doanh. Dưới đây sẽ là những kinh nghiệm bổ ích của các chuyên gia về đàm phán kinh doanh.
    Giai đoạn chuẩn bị
    Chuẩn bị trước những yêu cầu...và những vấn đề đang bị tắc nghẽn. Những biện pháp này sẽ giúp bạn không bị bất ngờ.
    Ðể không bao giờ bị rơi vào tình trạng không chuẩn bị, nhân viên bán hàng, người đàm phán kinh doanh phải tỏ ra là người ham học hỏi, luôn biết tự đặt ra những câu hỏi: điều gì làm khách hàng quan tâm, tình hình trong lĩnh vực này như thế nào, sự phát triển của các dự án ra sao, những ưu tiên trong lúc này là gì... Xác định đúng người tham gia đàm phán là điều cơ bản đầu tiên.
    Việc buôn bán thường rất rắc rối, bởi vì, trong các doanh nghiệp lớn, quá trình quyết định phức tạp. Bạn không cần cố gắng tìm thoả ước với giám đốc thông tin nếu giám đốc tài chính mới là người ký. Bạn cũng sẽ không bao giờ gặp được những khách hàng mới khi không chuẩn bị một "chương trình xã hội" của doanh nghiệp. Sơ đồ này sẽ chỉ ra bạn cần phải làm gì và nhất là quyết định điều gì. Cuối cùng, điều cần thiết là biết chọn lựa dứt khoát, trước khi bắt đầu cuộc đàm phán, những mục tiêu có thể tính được và phù hợp cho các bên đàm phán.
    Giai đoạn nghe
    Hãy để cho người đối thoại bày tỏ hết những nhu cầu của họ. Ðó chưa phải là lúc để chạm trán nhau mà cần phải thu thập thông tin nhiều nhất có thể được.
    Tất cả diễn ra trong 5 phút đầu của cuộc tiếp xúc, các chuyên gia về đàm phán thương mại khẳng định như vậy. Vậy thì chúng ta phải có thái độ như thế nào cho phù hợp?
    Không nhất thiết phải diễn giải tỉ mỉ những lý lẽ về một người bán hàng hoàn hảo nhưng trái lại cần nghe một cách chủ động bằng cách đặt ra một số câu hỏi. Ðể xác định được nhu cầu của đối tác, tốt hơn hết là ưu tiên những vấn đề đã công khai rõ ràng... và điều đó sẽ dễ dàng hơn khi chúng ta quan tâm thực sự tới người đối thoại của mình.
    Ai sẽ là người đưa ra giá đầu tiên, người bán hay người mua? Người bán đề cập đến vấn đề giá sẽ thuận lợi hơn. Người bán sẽ kiểm soát được việc bán hàng, một người bán ô tô khẳng định. Cuộc tranh luận sẽ diễn ra kể từ khi giá được công bố.
    Giai đoạn tranh luận
    Tấn công nhưng cần phải biết nhượng bộ đúng lúc. Một khách hàng, đối tác sẽ không hài lòng khi chỉ được thông báo giá cả một lần mà không có đàm phán gì cả. Khi cuộc đàm phán bắt đầu, sau vòng giới thiệu, chúng ta phải phỏng đoán những vấn đề ưu tiên của đối tác. Bằng cách đặt câu hỏi, chúng ta sẽ vấn dần bức màn bí mật về những mục tiêu đó. Nhưng không nên lật hết quân bài trước đối tác. Ðiều quan trọng là giữ được thế tấn công. Một điều cũng rất quan trọng là biết nóng và lạnh đúng lúc. Chúng ta phải chiếm lĩnh được sức mạnh của "đối phương" bằng cách đe dọa và dụ dỗ từ từ...
    Bạn cũng không nên quên nguyên tắc cơ bản của Antoine Riboud, ông chủ cũ của Tập đoàn Danone: Hãy làm cho người ta cười dù là để cho người ta một cảm giác tin cậy hay ngược lại làm cho người ta bối rối.
    Một kinh nghiệm đàm phán quan trọng là phải có đi có lại
    Cần phải hiểu một cuộc đàm phán khó khăn như một cuộc chạy vượt chướng ngại vật. Khi bực mình với chiếc yên ngựa, người cưỡi ngựa phải đứng trước con ngựa và nhảy lên. Nhưng để đi được đến đích, điều quan trọng là phải khéo léo. Tùy theo từng trường hợp mà có những phương pháp khác nhau đem lại sự thành công. Chẳng hạn như chiến thuật "gặm dần" tức là chia đơn đặt hàng ra làm nhiều phần để vượt qua và cuối cùng là "mua hàng loạt". Hay sách lược tung hoả mù: bắt đầu tập trung vào những điểm thứ yếu. Ðó là mưu kế được một chủ doanh nghiệp sử dụng khi mua một nhà máy. Khi tôi biết chắc chắn về kích thước nhỏ bé của các văn phòng và thiếu nhà để xe, chúng tôi mới bàn đến vấn đề giá cả, người đàm phán với tôi đã mệt và tôi đạt được mức giá rẻ thấp hơn mức giá thị trường.
    Trong tất cả các trường hợp, cuộc tranh luận phải nhanh chóng đi đến khẳng định bằng cách nhấn mạnh vào những yếu tố so sánh. Ðó là con bài có đi có lại, Yannick tâm sự. Khách hàng đòi tôi bớt giá nữa ư? Tôi sẽ đồng ý nhưng lại yêu cầu họ mua khối lượng nhiều hơn. Họ đòi quảng cáo, tôi chấp nhận nhưng đổi lại sẽ giới thiệu tốt hơn cho sản phẩm của chúng tôi. Chúng ta không thể đạt một sự nhất trí nào mà không có nhượng bộ. Chúng tôi đã cầu xin trong 3 năm liền để được đặt nhãn hiệu mỹ phẩm vào gian hàng chính bán dược phẩm. Người ta đã từ chối dứt khoát, một giám đốc bán hàng nhớ lại. Ðể thuyết phục, chúng tôi đã chấp nhận điều kiện của họ: chia các loại hàng khác nhau ra bằng một bức tường và luôn có hai dược sĩ trong gian hàng để khuyên người tiêu dùng. Chúng tôi chưa bao giờ làm điều ngoại lệ như vậy.
    Giai đoạn ký kết
    Thận trọng cho đến khi thực hiện thỏa thuận. Khách hàng giữ trong tay sản phẩm của bạn mà vẫn còn tranh luận là vì họ đã sẵn sàng đồng ý. Ðó là lúc đưa hợp đồng cho họ. Ký kết khi nào? Ðây là thời điểm mấu chốt. Nếu bạn để trôi qua, tất cả có thể thất bại. Một vài dấu hiệu chỉ ra rằng đối tác của bạn sẵn sàng đồng ý. Nếu họ cầm sản phẩm mà bạn muốn bán cho họ hay quyển sách giới thiệu sản phẩm của bạn; tìm cách tóm tắt lại 2 tiếng đàm phán trước đó... Không phải chờ gì nữa trước khi đưa bản hợp đồng cho họ cần phải ký ngay phía dưới.
    Một hợp đồng được ký nhưng chưa có gì là bảo đảm. Những hợp đồng thương mại được ký ở các hãng phân phối lớn có khi dày hàng chục trang. Ngay cả sau khi ký kết, vấn đề thận trọng vẫn được đặt ra. Tháng 5/1999, Deutsche Telekom đã trì hoãn thỏa thuận về phát triển quốc tế diễn ra 6 tháng trước đó với France Telecom bằng việc hợp tác với Telecom Italia. Sự phản bội này đem lại bao nhiêu lợi nhuận, bao gồm cả khoản bồi thường thiệt hại được phía Ðức trả cho đối tác Pháp? Không ai thích những hợp đồng quá chặt chẽ. Họ luôn giữ một hệ số an toàn khi thực hiện hợp đồng. Sau các cuộc đàm phán, lại là các cuộc đàm phán tiếp theo...
    7 phẩm chất của người đàm phán kinh doanh
    Tỉnh táo và sáng suốt: đây là điều căn bản để biết được tâm lý của người đối thoại, của đối tác đang đàm phán với mình

    Có khả năng tạo niềm tin:
    hay nói cách khác là phải có khả năng hấp dẫn, gây cuốn hút để rồi cuối cùng là thuyết phục được đối tác đàm phán. Ðây là một năng khiếu nhưng cũng rất cần có sự chuẩn bị và tập luyện.
    Có tính quyết đoán: luôn luôn hiểu và bám sát mục tiêu mình đang theo đuổi, khi thấy đối tác chấp nhận yêu cầu của mình thì phải có khả năng ra quyết định nhanh chóng. Linh hoạt, sáng tạo: biết chấp nhận điều gì khi cuộc đàm phán nhượng bộ và có những ý kiến trái ngược nhau.
    Làm chủ được bản thân và cảm xúc: một người đàm phán tốt cười và nói ít như có thể.
    Thận trọng: khi người đối thoại đã đưa ra sự đồng ý... nhưng làm gì nếu họ lại xem xét lại?
    Lịch thiệp: luôn tự nhủ không nên khiêu khích người đối thoại.

    [Thời báo Kinh tế Việt Nam - B.T.V - (10/01/2003) ]

    Life is so complicated,
    Getting knowledge it is not enough 4 you
    (^_^)
  5. pqh79

    pqh79 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Bắt đầu lập nghiệp
    Kế hoạch kinh doanh
    Làm kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh thành công, nên được thực hiện trên cơ sở đã tính toán đến rủi ro trong kinh doanh. Vì vậy bạn nên có một kế hoạch kinh doanh. Một kế hoạch kinh doanh thực tế giúp cho bạn nhìn rõ hơn các cơ hội và yếu kém- rủi ro- của bạn một cách rõ ràng. Trong phần tài chính, bạn phải tính rủi ro vào phần thu được lợi nhuận hoặc phần lỗ.
    Một kế hoạch kinh doanh là gì?
    Một kế hoạch kinh doanh được chuẩn bị bằng tài liệu viết tay do cá nhân chủ doanh nghiệp mô tả một cách thực tế về mục đích và các mục tiêu của kinh doanh, cùng các bước và tài chính cần thiết để đạt được mục đích đó. Đồng thời kế hoạch này cũng được xem như là một "đề xuất", một "quảng cáo" hoặc một "kế hoạch của một trò chơi". Kế hoạch kinh doanh thường được sắp xếp theo 4 chức năng chính trong kinh doanh như Marketing, sản xuất hoặc dịch vụ, tổ chức, tài chính. Đặt ý tưởng kinh doanh của bạn hoặc việc kinh doanh hiện nay của bạn trên giấy dưới hình thức một kế hoạch kinh doanh, chấp nhận sự cam kết, nghiên cứu và một loạt các công việc nặng nhọc.
    Các mục tiêu của một kế hoạch kinh doanh là gì?
    Kế hoạch kinh doanh của bạn có thể chứng minh tính khả thi của ý tưởng kinh doanh của bạn trong việc khởi sự doanh nghiệp mới hoặc mở rộng doanh nghiệp hiện có của bạn. Nếu kế hoạch kinh doanh của bạn không được chuẩn bị kỹ càng trên giấy, thì chắc chắn nó không thể trở thành hiện thực nơi thương trường. Một kế hoạch kinh doanh được chuẩn bị tốt có thể giúp bạn quyết định khởi sự một doanh nghiệp mới hoặc mở rộng doanh nghiệp hiện tại của bạn. Mặt khác nó có thể giúp bạn nên dừng hoặc tiếp tục công việc kinh doanh không có tính hiện thực cao.
    Chủ doanh nghiệp thường sử dụng kế hoạch kinh doanh của họ như một kế hoạch hành động, đó là một kế hoạch trực tiếp thực hiện các việc kinh doanh của họ. Giống như thiết kế một ngôi nhà, kế hoạch của bạn nói cho bạn rõ cái gì bạn nên chuẩn bị và khi nào thực hiện. Rất nhiều chủ doanh nghiệp sử dụng kế hoạch kinh doanh cho việc bắt đầu hoạt động và giai đoạn mở rộng các hoạt động. Nhờ đó họ sẽ tiếp tục theo các mục tiêu và ngân sách tài chính đã định.
    Kế hoạch kinh doanh của bạn là một tài liệu đầy thuyết phục cho việc xây dựng ngân sách. Một kế hoạch kinh doanh là một điều kiện tiên quyết để đàm phán với một đối tác kinh doanh tiềm năng hoặc các nhà đầu tư khác. Để vay được tiền, nó là một tài liệu tác động mạnh nhất tới ngân hàng khi bạn đề nghị vay tiền. Nếu bạn muốn gia tăng hoặc vay càng nhiều tiền hơn thì kế hoạch kinh doanh của bạn càng phải cần thận, kỹ càng hơn.
    Theo www.smenet.com.vn

    Life is so complicated,
    Getting knowledge it is not enough 4 you
    (^_^)
  6. pqh79

    pqh79 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề và cơ cấu của một kế hoạch kinh doanh là gì?
    Có rất nhiều sự lựa chọn khác nhau trong việc hình thành cơ cấu kế hoạch kinh doanh. Tất cả sự lựa chọn sẽ bao gồm 4 lĩnh vực cơ bản của kinh doanh - Marketing, sản xuất, tổ chức, tài chính.
    Đây là một ví dụ :
    Tóm tắt thực thi
    1. 1 Đối tượng
    1. 2 Nhiệm vụ
    1. 3 Mấu chốt cơ bản để thành công
    Tóm tắt kinh doanh
    2. 1 Quyền sở hữu công ty
    2. 2 Tóm tắt khởi sự doanh nghiệp
    Mô tả lịch sử của dự án - sản phẩm, thị trường, địa điểm, hình thức pháp lý, kế hoạch thực hiện & kế hoạch tài chính.
    2. 3 Các sản phẩm và dịch vụ
    Tóm tắt sản phẩm/dịch vụ được chào bán/ cung cấp
    2. 4 Vị trí của công ty và các điều kiện thuận lợi
    Địa điểm của doanh nghiệp là yếu tố cần thiết để giảm giá các chi phí hoặc tăng các cơ hội của các khách hàng dừng chân tại doanh nghiệp để xem các sản phẩm hoặc yêu cầu các dịch vụ của bạn. Địa điểm phụ thuộc vào các loại hình kinh doanh như bán lẻ, định hướng dịch vụ hoặc quan hệ sản xuất. Có một số yếu tố quan trọng để xem xét địa điểm cũng như tiếp cận nguồn nguyên liệu thô, tiếp cận thị trường và các kênh phân phối, các phương tiện sẵn có để vận chuyển, hiệu quả & giá lao động lành nghề rẻ...
    Các sản phẩm và các dịch vụ
    3. 1 Mô tả sản phẩm và dịch vụ :
    Mô tả vắn tắt về sản phẩm, kích cỡ, màu sắc, hình dáng và hàng loạt các sản phẩm được chào bán hoặc đặc điểm của dịch vụ được cung cấp. Giới thiệu công dụng, những lợi ích, dù đó là một sản phẩm/dịch vụ mới hoặc đã có.
    3. 2 So sánh sự cạnh tranh
    Xác định cái gì sẽ làm cho sản phẩm/dịch vụ trở thành độc nhất trên thị trường. Liệu đó sẽ là một sản phẩm có chất lượng tốt hơn những sản phẩm đang có mặt hiện nay hay giá cả sẽ là một khác biệt đáng kể làm cho sản phẩm bán ra được dễ dàng hơn ? Những đặc điểm sẽ làm cho sản phẩm khác với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh có thể là gì ?
    3. 3 ấn phẩm quảng cáo chào hàng
    3. 4 Tìm nguồn
    Xác định các nguồn khác nhau về nguyên liệu thô và nhân công và khả năng sẵn có trong năm nhằm mục đích bảo đảm cho sự sản xuất liên tục. Dự tính những vấn đề có thể xảy ra với các nguồn và tìm kiếm các giải pháp.
    3. 5 Công nghệ
    Xác định trang thiết bị máy móc cần thiết để sản xuất và dự tính những chi phí chính xác. Nhìn chung việc này sẽ tốt hơn nhiều nếu bắt đầu xây dựng với quy mô vừa phải, bắt đầu từ một toà nhà nhỏ hoặc thậm chí thuê địa điểm và có trang thiết bị máy móc cần thiết tối thiểu. Chu kỳ sử dụng có ích của máy móc và các trang thiết bị phải được xem xét trong phần này, có tính đến khấu hao..
    3. 6 Các sản phẩm và dịch vụ trong tương lai
    Phân tích thị trường
    4. 0 Tóm tắt
    4. 1 Phân đoạn thị trường
    Mô tả toàn cảnh địa lý (đó là nơi mà hầu hết các sản phẩm được bán ra) và nhóm mục tiêu cụ thể trong dân số thuộc khu vực đó.
    4. 2 Phân tích ngành
    4. 2. 1 Các thành viên tham gia đến ngành
    Xác định khách hàng mục tiêu rõ ràng, có thể cũng như các tính cách của họ và hồ sơ về tuổi tác, giới tính, thu nhập, thực tiễn mua hàng, các kênh tiêu dùng, cách sống và thị hiếu nhằm mục đích đảm bảo rằng sản phẩm cần thiết phù hợp với nhu cầu và cũng như những mong muốn của họ. Nếu họ là các tổ chức khác hoặc các doanh nghiệp, khối lượng tiêu dùng của họ và tiến trình tạo ra quyết định trong việc mua sản phẩm và thanh toán cũng nên được xem xét đến.
    4. 2. 2 Các kiểu phân phối.
    Lựa chọn kênh phân phối đạt kết quả nhất về sản phẩm/dịch vụ xem xem sản phẩm/dịch vụ nên được trực tiếp bán cho các khách hàng hay bán thông qua trung gian.
    4. 2. 3 Các kiểu cạnh tranh và mua hàng
    4. 2. 4 Các đối thủ cạnh tranh chính
    Miêu tả những đối thủ cạnh tranh hiện có mặt trong khu vực thị trường, điểm mạnh, điểm yếu, tầm quan trọng của họ đối với doanh nghiệp của bạn
    4. 3 Phân tích thị trường
    Chiến lược và việc thực hiện
    5. 0 Tóm tắt
    5. 1 Chiến lược Marketing
    Hình thành chiến lược marketing nghĩa là lập kế hoạch phù hợp, cân đối và hợp nhất chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối và chiến lược quảng cáo. Đây là sự cần thiết cho một doanh nghiệp mới nhằm mục đích bước vào thị trường xác định và cạnh tranh nhiều hơn là các doanh nghiệp hiện có.
    5. 1. 1 Thị trường mục tiêu và phân đoạn thị trường
    5. 1. 2 Chiến lược giá cả
    Lựa chọn chiến lược giá cả thích hợp mới vì đây là yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công của doanh nghiệp
    5. 1. 3 Chiến lược hỗ trợ
    Quảng cáo là cần thiết để hấp dẫn và thuyết phục người mua để mua sản phẩm của bạn và không mua của các đối thủ cạnh tranh của bạn nhằm mục đích đạt được những doanh thu dự tính. Hỗ trợ bán hàng nói chung được chia thành quảng cáo, hỗ trợ bán hàng, ấn phẩm và bán hàng cho cá nhân. Cần phải xem xét kỹ ngân sách chi cho hỗ trợ trong kế hoạch kinh doanh.
    5. 1. 4 Chiến lược phân phối
    Xác định người trung gian tiềm năng để liên hệ nhằm mục đích đạt được doanh thu chỉ tiêu
    5. 1. 5 Chương trình marketing
    5. 2 Chiến lược bán hàng
    5. 2. 1 Dự báo bán hàng
    Dự tính doanh thu chỉ tiêu trong tháng và hàng năm trên cơ sở tối thiểu là 5 năm tiếp theo. Đây là một yếu tố chính của kế hoạch kinh doanh. Thực tế hơn, đó là sự chính xác hơn những dự tính khác có thể.
    5. 2. 2 Kế hoạch bán hàng
    5. 3 Liên minh các chiến lược
    5. 4 Dịch vụ và hỗ trợ
    Mô tả dịch vụ phụ được chào bán hàng cùng các sản phẩm/dịch vụ chính nhằm thoả mãn các nhu cầu khác của khách hàng.
    5. 5 Các điểm mốc quan trọng
    Quản lý
    6. 0 Tóm tắt
    6. 1 Cơ cấu tổ chức
    Xác định rõ một hình thức đăng ký kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh dựa chủ yếu vào kinh nghiệm chủ sở hữu trong quản lý kinh doanh và khía cạnh chuyên môn. Chuẩn bị một sơ đồ tổ chức mà trong đó từng chức năng được minh họa cụ thể.
    6. 2 Nhóm quản lý
    Mô tả nhân sự chủ chốt trong nhóm quản lý về mặt hiểu biết, kinh nghiệm quan hệ kinh doanh, trình độ học vấn và trách nhiệm của họ trong kinh doanh
    6. 3 Sự khác biệt của nhóm quản lý
    6. 4 Kế hoạch nhân sự
    Dựa vào biểu đồ tổ chức xác định kế hoạch để thuê nhân sự cấn thiết, chuẩn bị phần miêu tả công việc, các tiêu chí để lựa chọn, tiền thù lao và các phụ cấp khác cho nhân viên.
    6. 5 Xem xét các phần quản lý khác
    Kế hoạch tài chính
    7. 1 Những giả định quan trọng
    Đưa ra những điều kiện quan trọng mà thiếu chúng phần kế hoạch tài chính có thể bị thất bại.
    7. 2 Các chỉ số tài chính cơ bản
    7. 3 Phân tích điểm hoà vốn
    Điểm hoà vốn là mức sản xuất mà ở đó doanh nghiệp không thu được lợi nhuận hoặc cũng không bị lỗ. Sản xuất trên mức này sẽ có lãi và sản xuất dưới mức này sẽ làm doanh nghiệp bị lỗ. Điểm này có thể được tính toán bằng giá trị sản lượng sản xuất, tỉ lệ % hoặc doanh thu.
    7. 4 Lỗ lãi dự kiến
    Bản báo cáo lãi, lỗ cho biết kết quả của hoạt động kinh doanh trong một thời gian nhất định ( tháng hoặc năm). Nó có thể được tính bằng cách lấy doanh thu trừ đi các chi phí hoạt động trong cùng thời gian.
    7. 5 Dự kiến lưu chuyển tiền mặt
    Báo cáo lưu chuyển tiền mặt trong doanh nghiệp cho biết các nguồn (đầu vào) và việc sử dụng (đầu ra) tiền trong kinh doanh của năm đó. Bằng cách lập kế hoạch về lưu chuyển tiền mặt của doanh nghiệp, bạn sẽ dự tính được khi nào bạn cần một khoản tiền mặt bổ sung và khi nào bạn có thể có thêm một khoản tiền dư. Nếu bạn vay từ ngân hàng thì họ sẽ phải biết kế hoạch lưu chuyển tiền mặt của bạn.
    7. 6 Bản dự tính cân đối kế toán
    Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài sản (tích sản) và trái vụ nghĩa vụ tài chính, đưa ra một bức tranh về tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, ví dụ vào cuối năm
    7. 7 Tỉ lệ kinh doanh
    Trong phần cuối của kế hoạch kinh doanh, cần thiết phải kiểm tra tính khả thi của dự án về mặt tài chính. Liệu lợi nhuận của năm đầu tiên có đủ để trả nợ và hoàn trả lãi suất không? Điều gì xẩy ra với khả năng sinh lời dự kiến nếu chi phí nguyên liệu thô tăng 10%? Cái gì nếu dự toán doanh thu chỉ có 80% là hiện thực ? Doanh nghiệp có thể phải có nghĩa vụ trả lãi bằng tiền mặt hàng tháng ? Các tỉ lệ tài chính khác nhau được sử dụng để trả lời tất cả các vấn đề như vậy.
    Có được trợ giúp chuyên môn trong việc chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh
    Các chủ đề của kế hoạch kinh doanh mà các chủ doanh nghiệp thường thấy khó khăn hơn cả đó là phần marketing và tài chính. Nếu bạn thực sự muốn bắt đầu, mở rộng hoặc nâng cao khả năng kinh doanh của bạn, điều đó hoàn toàn đáng để thu lượm các kiến thức chuyên sâu về lập kế hoạch kinh doanh của bạn. Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là bạn tham khảo tư vấn kinh doanh từ những bạn bè gần bạn. Bạn có thể tìm đến các nhân viên ở các Trung tâm tư vấn doanh nghiệp đã có quan hệ với các chi nhánh của chúng tôi ở các tỉnh hoặc nơi nào đó. Đồng thời bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi.
    Những chi phí bỏ ra ban đầu
    Có rất ít các kế hoạch kinh doanh - hoặc doanh nghiệp mà không chỉ ra được những khoản lố ở giai đoạn đầu thực hiện việc kinh doanh. Những khoản lỗ này về cơ bản xẩy ra do các chi phí ban đầu dành cho việc khởi sự doanh nghiệp và doanh thu còn thấp khi mới bắt đầu kinh doanh. Mức độ và kỳ kế toán có thể thay đổi lớn từ một lĩnh vực kinh doanh đến một lĩnh vực kinh doanh kế tiếp theo. Đồng thời cũng phụ thuộc vào việc bạn sử dụng phương pháp giải ngân vốn tài trợ từ bên ngoài, vào các chi phí và phương pháp hoàn trả có liên quan đến nguồn tài chính này.
    (Theo www.smenet.com.vn)

    Life is so complicated,
    Getting knowledge it is not enough 4 you
    (^_^)

Chia sẻ trang này