1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góc trao đổi về Chữ Hán

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi vinhaihong, 11/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    CHÚ Ý : Topic được ghép, sửa nên các bạn đọc tiếp nội dung " Sơ Lược Về Chữ Hán " ở trang 8 của topic này!
    Tôi nói cho thật đơn giản và dễ hiểu thế này: chữ Hán có 2 loại cấu tạo là Tượng hình và Hình thanh.
    1.Tượng hình, là nhìn cái gì vẽ cái ấy, như: Nhân ( giống hình người), Mộc (giống hình cây), Nhật (giống mặt trời) ....Sau đó những nghĩa phức tạp hơn một chút thì ghép các chữ tượng hình đơn giản lại để chỉ nghĩa, như : Nhân + Mộc = Hưu> người tựa vào gốc cây => nghỉ ngơi (hưu, nghỉ hưu ý), chữ Nhật nằm giữa chữ Mộc => Đông (hướng đông ý). Giác (sừng) + Đao (dao) + Ngưu (trâu)= Giải (giải phẫu, mổ xẻ)...Loại này khoảng 8,9% tổng số chữ Hán.
    2.Hình thanh: Vì loại Tượng hình chỉ có hạn, ban đầu thì biểu đạt được nghĩa của một số sự vật sự việc, càng về sau tư duy con người càng phát triển, nên số lượng từ ngữ cần biểu đạt càng nhiều, vậy nên không thể mỗi lần có một từ mới thì lại phải phịa ra 1 chữ mới. Để cho gọn gàng, tiện lợi, các cụ nghĩ ra lối hình thanh,tức là gồm 2 phần trong 1 chữ. Ý nghĩa + Âm thanh. Ví dụ: muốn viết chữ Hà (con sông) thì lấy chữ Thuỷ (chỉ ý nghĩa liên quan đến nước) ghép với chữ Khả (chỉ âm đọc là "a, á, ả ,ả ''''''''gì đó). Lại ví dụ chữ "Nả" ( ở đâu) thì viết chữ Khẩu (liên quan đến mồm, đi hỏi nó ở đâu, thì fải dùng mồm mà hỏi) ghép với chữ Na (âm đọc gần giống)...Có 90% chữ Hán là theo loại này. Như vậy, các chữ mà liên quan đến ý nghĩa như "mộc (cây), khẩu (miệng), Thuỷ (nước)...gọi là bộ thủ. Nắm thật nhiều bộ thủ, thì sẽ càng dễ nhớ chữ hơn và dễ viết hơn. Bởi bất kì 1 chữ Hán phức tạp nào cũng có thể phân tích thành nhiều chữ nhỏ hơn, và nhỏ nhất nó sẽ quy về các bộ thủ.
    Nói nôm na vậy để bạn dễ nắm bắt. Thực tế còn chia nhỏ hơn nữa. Bạn cứ học dần dần, sau vào hỏi lại tôi sẽ nói kĩ hơn.
    Được aqcharles sửa chữa / chuyển vào 12:00 ngày 14/01/2007
  2. FanNgocKhue

    FanNgocKhue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    737
    Đã được thích:
    0
    Bạn Vinhaihong. Trên kia tôi đã hỏi Topic các bài viết về Bộ thủ. Tôi cũng mới học tiếng Trung. Nhân có bài viết của bạn về Bộ thủ tôi rất muốn đề nghị mọi người mở riêng một topic để ai có thắc mắc về các bộ thủ hoặc không biết phân tích một từ theo bộ thủ như thế nào thì hỏi. Bộ thủ này chỉ đặc thù riêng cho tiếng Trung, nên vừa rất hay theo nghĩa triết lý. Tôi có câu hỏi sau:
    - Tra một từ trong từ điển thường chỉ thấy người ta nói đến một bộ thủ. Tôi hiểu là bộ đại diện. Trong bài phân tích của bạn lại nói là phân tích thành nhiều bộ. Hiểu thế nào cho đúng ?
    - Vị trí của các bộ thủ trong từ có mang ý nghĩa gì không ? Bên phải, trái, trên dưới, trong, ngoài...
    Xin cảm ơn bạn vì đã đưa ra một lời giải thích. Nếu tôi gửi sai topic nhờ bạn post lại cho đúng chỗ.
    Được FanNgocKhue sửa chữa / chuyển vào 13:34 ngày 12/06/2006
  3. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    - Câu hỏi 1 là 2 khái niệm. Bộ thủ, thủ >> đầu >> bộ đầu tiên khi viết chữ (hoặc mang mang như bạn là đại diện cũng được) còn VAH muốn giải thích sâu hơn về kết cấu của chữ Hán. DỌc cho thật kỹ nhé!
    - Vị trí được sắp đặt theo quy luật chuẩn từ xưa đến giờ, trước đây thường thì các bộ đặt đâu cũng được nhưng nếu như thế sẽ xuất hiện nhiều chữ DỊ THỂ nên nó được quy định (quy phạm) để chỉ tồn tại duy nhất 1 chữ.
  4. FanNgocKhue

    FanNgocKhue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    737
    Đã được thích:
    0
    - Anh AQ, em không phải là không đọc kỹ và không hiểu ý của VAH. Anh không nên vội kết tội. Thậm chí em còn rất thú các điều mà VAH viết. Tuy nhiên thắc mắc của em là bộ thủ có vai trò khác với các bộ tham gia trong kết cấu chữ không ? Trong một số trường hợp thấy nhiều từ có thể tra theo hai hoặc ba bộ thủ, vậy thì khái niệm duy nhất của bộ thủ có còn đúng không ?
    - Trong quá trình tìm hiểu về các bộ thủ em thấy mỗi một bộ là một khía cạnh của đời sống, mà nó lại là gốc của nhiều tư duy khác.
    - Ngoài ra em vẫn có cảm giác là Vị trí của các bộ có ảnh hưởng tới ý nghĩa trong một số trường hợp, sẽ cố tìm ví dụ để chứng minh điều đó. Nếu quả thực có thì rất muốn tìm ra qui luật.
    - Còn đề nghị của em cho mở một topic về cái này thì có được chấp nhận không? Em tìm đọc mà thấy lung tung mỗi nơi một ít chẳng làm sao hệ thống được. Mà cấu trúc chữ này nó là một yếu tố ngôn ngữ rất đặc thù của tiếng Trung, nếu để lẫn với cấu trúc ngữ pháp khác, tìm đọc khó lắm. Hay anh mở lại cái topic có bài của VAH, đổi tên cho nó phù hợp để mọi người có chỗ đọc, chỗ hỏi.
    Cãi anh AQ vài câu, anh đừng giận. Em chỉ có ý muốn học hỏi, mà thấy VAH biết nhiều, muốn bạn ấy chia sẻ.
    Được FanNgocKhue sửa chữa / chuyển vào 08:53 ngày 13/06/2006
  5. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Tất cả các bài viết của bạn được chuyển về chủ đề mới tại đây. Chữ đọc hôm qua do type vội phải đi làm nên chưa sửa được.
    Trở lại với các câu hỏi, ở đây Em đang nhầm lẫn giữa Bộ thủ & kết cấu chữ Hán. Bộ thủ chỉ là 1 phần trong kết cấu ấy. VAH đã đề cập đến 1 mảng rộng hơn từ câu hỏi của Em.
    Để tìm hiểu về bộ thủ cũng như kết cấu chữ Hán, cơ sở đầu tiên Em có thể tham khảo đó là Lục Thư (Sáu cách hình thành nên chữ Hán). Còn theo những nghiên cứu tiếng Hán hiện đại chữ Hán xét trên mặt cấu trúc được phân ra thành độc thể tự và hợp thể tự. Chữ nếu do 1 bộ phận tổ thành thì gọi là độc thể tự còn chữ do hai bộ phận tổ thành thì được gọi là hợp thể tự. Nếu như xem xét trên định nghĩa này và đối chiếu với lý luận của Lục thư thì các chữ tượng hình, chỉ thị sẽ là độc thể tự còn các chữ hội ý và hình thanh sẽ là chữ hợp thể tự. Thế bộ phận tổ thành của chữ Hán ở đây là gì? Bộ phận tổ thành của chữ Hán dựa trên hệ thống kết cấu của chữ Hán được phân thành 2 tầng: nét bút &nét thuận; bộ & chữ và từ đây chúng được chia nhỏ thành các thiên bàng và bộ. Bộ thủ là 1 bộ nằm trong kết cấu ghép chữ ấy. Từ thủ phản ánh tính chất của nó>> thủ đứng đầu, viết đầu tiên hay là bộ đại diện cho chữ đó. Do không có nhiều thời gian nên Anh trích ra đây bản chữ Hán để Em tham khảo (chịu khó đọc & dịch nhé!!)
    Z代?-s""z"系YsZ代?-s""z"系Y^?为""'O"顺?f件'O-z^"-~"f件O?.?ss"类z离?>交?>Z?种.系?,ZZz""来o?中o9"?"12"T种?面??,~'?平?"".S'OT种Z象-~'为f符^?-s"使"""s?,?-起""形以横"o?sOo""形以,"o?s?,横"?Zs"'Z?o?~OT横"-O.-"形?Zs"'度十^?Z'?,T形^?--形s"两个?,s?~横"s??以-形平衡稳?O?O~.-""?Z?衡o?^Z?--形s"~O-?,^2?f件'O-形sf件~""""^s".o?".?-SYfs"z"-.位?,f件^?^-f件'Oz^-f件O^^?为Y?f件^.纯f件?o级f件?'O^^f件OZ代?-f件离'O>Z两种类zOf件离?>Zs"f件可Z"??,O~遵."z""Oo??据-.^?z?据^-形Z源Y>>s"O依形>O-?据o-中??"s"f位不O?O产"Y?""~形^-">~?,度Zf^?O,zo.中任.?个f^?没o?z"^.--s"fS>O就不?'-s"位置.系^-"?.系来表示词??,z"^形声-s"两个偏-被^?^称为形-'O声-O形-"来表示??记.s"词s""?^-类^O声-"来表示词s"读Y?,z"^s"-s"两个^-?个偏-'O形声-s"形-绝大s.~Y符O?s"~'O-?-??代表s"词o声YSo?"系s"-符>记号O?s"~'O-?-??代表s"词o"?S'O声YSf没o?"系s"-符?,-符s"?质?sZ-符oz"--??起s"o"?,O?个-符o不Os"f.?>种Yo类z
  6. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    -Tra một từ trong từ điển thường chỉ thấy người ta nói đến một bộ thủ. Trong bài phân tích của bạn lại nói là phân tích thành nhiều bộ. Hiểu thế nào cho đúng ?Trong một số trường hợp thấy nhiều từ có thể tra theo hai hoặc ba bộ thủ, vậy thì khái niệm duy nhất của bộ thủ có còn đúng không?
    -Như đã nói, có mấy cách tạo chữ như Tượng hình, chỉ sự, hội ý, hình thanh, chuyển chú và giả tá. Trong đó, tôi có quy 3 loại tượng hình, chỉ sự, hội ý vào làm một nhóm, gọi là nhóm Tượng hình; riêng Hình thanh thì đứng riêng một nhóm; còn Chuyển chú và giả tá tôi tạm không nói đến nữa, vì nó là cách tạo chữ quá cổ, và rất ít. Trong 2 nhóm lớn Tượng hình và Hình thanh tôi cũng đã nói Tượng hình chiếm khoảng 8 đến 9 % tổng số chữ Hán còn Hình thanh chiếm những trên 90 %. Trong từ điển, thông thường sẽ dựa vào bộ thủ để tra các chữ Hình thanh, còn đối với loại thuộc nhóm tượng hình thì có 2 cách tra: một là theo bộ thủ, hai là theo nét.
    -Trở lại vấn đề bạn hỏi, tôi xin trả lời thế này: Vì 90% chữ Hán là theo kiểu Hình thanh tức là theo kết cấu C=A+B (trong đó C: là chữ tạo thành; A: là bộ thủ chỉ ý nghĩa liên quan; B: là chữ có sẵn mà âm đọc gần giống chữ vừa tạo). Như vậy có thể khẳng định trên 90% tổng số chữ Hán, chắc chắn sẽ thuộc một bộ thủ cố định, không thay đổi. Song để nắm bắt được, thì đầu tiên bạn phải phân biệt đâu là chữ hình thanh, đâu không phải chữ hình thanh. VD: . " 稿 ... chắc chắn lần lượt sẽ thuộc các bộ Thuỷ, Thảo, Hoà, Lực, Qua, Thổ... mà không thể thuộc các bộ khác.
    -Sở dĩ có hiện tượng một số chữ có nhiều cách tra tôi cho rằng có 3 nguyên nhân: 1là do nguyên nhân chính, chữ được tạo theo cách tạo chữ không phải Hình thanh, 2 là do kết cấu chữ quá lằng nhằng, khiến khó phân biệt đâu là bộ thủ chính, đâu là chữ chỉ âm;3 là để thuận tiện mà cố tình thay đổi các bộ. Song thông thường ít ai phân biệt được anh này nguồn gốc thế nào, thuộc cách cấu tạo gì, nên thoạt nhìn sẽ không biết nó thuộc bộ gì, do vậy từ điển bên cạnh các bộ thủ, còn có các bộ nét.Thông thường tạo riêng cho anh nhóm tượng hình, xem xem, khi viết anh này nét nào viết trước, bộ nào viết trước.
    -Ví dụ 1: Chữ o chữ này thuộc nhóm "tượng hình". Người xưa vẽ một cái cây o sau đó vạch cho 1 vạch dưới đế cây biểu thị "gốc cây".Ngoài ra, để viết anh này nét đầu tiên là nét ngang, vậy khi tra bộ thủ chữ này sẽ thuộc 2 bộ, 1 là bộ Mộc, 2 là bộ nét ngang (tạm gọi vậy).
    -Ví dụ 2: Chữ " anh này gốc cũng thuộc nhóm tượng hình. Nghĩa là cởi áo để cày ruộng, song nghĩa này nay đã mất. Nếu nhìn kỹ sẽ thấy phần trên và dưới của chữ này hợp lại thành chữ Y 衣 (cởi áo cày ruộng) trong các sách cổ, được xếp vào bộ Y. Còn nay, nếu không nói trước cũng ít người nhìn ra được. Cho nên, để tiện khi tra, người ta thấy cái bộ đầu tiên khi viết là bộ 亠 (đầu chữ Kinh) cho nên chữ này cũng có 2 cách tra.
    -Ví dụ 3. Chữ 修 "Tu" ,anh này nghĩa gốc là trang sức, sửa sang nhan sắc, rồi sau mới chuyển sang nghia tu sửa. Anh này gốc là Hình thanh. Song hình đâu thanh đâu? Giờ khó mà nhìn được ra. Tu 修 (xiu) do anh Sam 彡(shan--bộ này tượng hình tua rua, trang sức) đảm nhiệm phần hình, phần bộ thủ; còn anh Du " (you--vỏ ngữ âm biến đổi, song thời cổ âm tương cận, qua âm Hán Việt của VIệt Nam vẫn bảo lưu vỏ ngữ âm này--âm vực đời Đường.) Như vậy, trong các tử điển cổ, từ anh Thuyết Văn Giải Tự của Hứa Thận đời Hán cho đến anh Khang Hy tự điển đi nữa, đều xếp chữ này thuộc bộ Sam. Còn ngày nay, để tiện tra, thoạt nhìn khối cụ bảo nó bộ Nhân, nên thôi, cứ cho nó là bộ Nhân cho dễ nhận.
    *Phần in nghiêng: Tôi bảo một chữ có thể phân tích thành nhiều bộ, chẳng qua là một cách tháo rỡ, ví dụ ^?=1赣+f=2章+,+贡=3(Y+十)+4(工+贝) tức là suy cho cùng, cũng chỉ là do các bộ thủ đơn giản ghép vào để thành 1 chữ phức tạp. Anh "Gàng" bên trên cắt ra được 4 lớp, cụ thể từng lớp thế này:
    4.Âm+ Thập= Chương. Y+十=章. Nghĩa gốc, âm chỉ âm thanh, bản nhạc. Thập chỉ số cuối cùng trong cái gọi là "thập tiến chế". Âm thập ghép lại ý chỉ sự kết thúc của 1 bản nhạc, đó cũng là nghĩa gốc của Chương. Chương là 1 khúc nhạc. Chữ này là chữ hội ý=> nhóm Tượng hình.
    3.Công + Bối = Cống 工+贝=贡. Nghĩa gốc của Cống là cống nạp, nộp tiền của. Chữ này là chữ Hình thanh, hình là Bối (liên quan đến tiền bạc) thanh là Công.
    2.Anh Chương + Cống + Chỉ 章+,+贡 thành ra chữ Cán. Chữ Cán nghĩa nguyên thuỷ là "đi cống nạp " lãnh chúa vùng đất lớn hơn, có "Chỉ" (chân đi) có Cống (nộp tiền) và có Chương (khúc nhạc) anh này là chữ hội ý=>thuộc nhóm Tượng hình.
    1.Cán + Tâm = Cáng 赣 gàn+f=^?gàng. chữ Hình thanh, Thanh là Cán. Nghĩa của chữ này là "đơ", là "ngố", là "ngơ ngơ ra".
    Kết luận: Dù chữ Hán có phức tạp đến đâu, là phồn thể hay giản thể, song có thể khẳng định, nó đều được tạo bởi các bộ hết sức đơn giản, và thuộc 1 trong 2 nhóm hoặc Hình thanh hoặc Tượng hình. Bản thân mỗi 1 chữ Hán đều có nguồn gốc, ý nghĩa nhất định, song sau hàng ngàn năm nên chuyện biến đổi từ hình dạng đến ngữ âm là điều có thể lý giải được. Vậy nên bộ thủ không mang tính tuyệt đối, mà sẽ biến chuyển theo thời gian. Song sự biến chuyển ấy hết sức tinh tế, và chỉ mang tính cục bộ.
    -Bộ thủ có vai trò khác với các bộ tham gia trong kết cấu chữ không?Trong quá trình tìm hiểu về các bộ thủ em thấy mỗi một bộ là một khía cạnh của đời sống, mà nó lại là gốc của nhiều tư duy khác.
    => Với chữ Hình thanh kết cấu C=A+B như đã nói trên, thì A là bộ thủ chỉ có vai trò với tổng thể là anh C. Giữa anh A và B không có liên quan hữu cơ. Song vị trí giữa A và B lại có mối quan hệ ảnh hưởng đến ý nghĩa của anh C. Cái này sẽ nói phía dưới. Bạn nói mỗi bộ thủ là một khía cạnh của đời sống đồng thời là gốc nhiều tư duy khác, tôi chưa rõ ý lắm. Song đại loại tôi hiểu, theo tôi một bộ thủ từ thời xa xưa nó gắn chặt với 1 ý nghĩa cụ thể, sau đó 3000 năm đến nay, tư duy càng ngày phát triển, khiến cho ý nghĩa cụ thể của bộ ngày một mở rộng. Ví như đơn giản như anh Tâm. Gốc chỉ có nghĩa là quả tim. Nếu bạn đã tìm hiểu qua giáp cốt văn, thì từ thời Ân Thương, (khoảng 3 nghìn 2 trăm năm trước) các chữ có bộ tâm rất ít liên quan đến tình cảm, mà toàn là cụ thể, hiện thực. Ví như Ninh nghĩa là yên lành, thực ra là 1 quả tim đặt trên bàn thờ trong miếu để cầu mong yên lành....vân vân.
    - Vị trí của các bộ thủ trong từ có mang ý nghĩa gì không ? Bên phải, trái, trên dưới, trong, ngoài... Ngoài ra em vẫn có cảm giác là Vị trí của các bộ có ảnh hưởng tới ý nghĩa trong một số trường hợp, sẽ cố tìm ví dụ để chứng minh điều đó. Nếu quả thực có thì rất muốn tìm ra qui luật.
    Có ảnh hưởng tới ý nghĩa. Song không có quy luật. Mà chỉ là sự sắp xếp cho hợp mỹ quan hoặc phân biệt với những chữ đã tạo sẵn. Ví dụ:??杏&'?>z&z
  7. FanNgocKhue

    FanNgocKhue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    737
    Đã được thích:
    0
    Ôi được lên tận vị trí trang trọng thế này cơ à? Ứ dám viết bậy nữa nhỉ. Khi nãy vào tìm, lại tưởng đội bóng đá ruột của anh AQ thua, anh đổi ý xoá phéng topic rồi.
    To VAH. Cảm ơn bạn đã hiểu đúng và giải thích rất trúng các câu hỏi của tôi. Quá cả mong đợi. Ở đây tư duy mộc mạc (bên Đường Thi) của bạn thực sự phát huy tác dụng.
    Câu trên thì là tôi vội viết ra, cố thuyết phục bác AQ cho mở topic nên hơi tối nghĩa. Ý tôi muốn nói có lẽ bạn cũng hiểu đúng.
    Bây giờ muốn đề nghị mọi người phân tích bộ cho một số từ để ai mới học có thể nắm rõ được hơn phần lý thuyết của VAH. Các chữ mà tôi biết này:
    o^ bộ NGUYỆT xuất phát điểm là trăng hình lưỡi liềm sau qua thời gian nó biến dạng thành chữ cong cong kia
    ?< bộ THỦ có giống cánh tay có nhiều ngón không ? (Mỗi tội 6 ngón)
    >bộ MỤC có giống con mắt có cả con ngươi không ?
    Chữ KHÁN o< có bộ chủ là MỤC> bộ phụ thứ hai là bộ THỦ ?<. Ý là để nhìn xa thì người ta phải lấy tay khum khum che mắt, chắn ánh nắng mặt trời ý.
    Chữ BÚT" có bộ chủ là TRÚC (竹) bộ phụ thứ hai là bộ MAO> - lông mao. Một thanh trúc có lông ở đầu thì chẳng là cây bút lông để vẽ thư pháp thì còn là cái gì.
    ----------------------
    Có mấy câu hỏi cụ thể nhờ VAH giải thích:
    - Hai chữ KHÁN và BÚT trên đây có phải là các chữ tạo theo cách Tượng hình mà không phải Hình thanh có phải không ?
    - Chưa hiểu chính xác khái niệm bộ thủ. Bộ thủ và bộ chủ có là một không: có nghĩa là bộ đại diện, bộ chính trong một chữ hay chỉ là một cụm các dấu được qui định là bộ. Ví dụ các câu nói sau đúng hay sai: (1) Một chữ được tạo nên từ một hoặc nhiều bộ thủ, câu khác (2) Một chữ được tạo nên từ một hoặc nhiều bộ, trong đó có một bộ đóng vai trò chính yếu được gọi là bộ thủ. (3) Chữ BÚT được cấu tạo từ 2 bộ TRÚC và MAO, trong đó bộ TRÚC là bộ thủ.
    - Nhờ bạn phân tích cho chữ VỌNG o>. Bộ chủ là NGUYỆT, phần Z< (vương) không phải là bộ đóng vai trò tượng thanh và 亡 (vong/vô) cũng không phải là bộ hợp nghĩa với NGUYỆT thành Vong Trăng. Có nghĩa là nhìn trăng còn chẳng ra tức là nhìn vào nơi xa xăm ??? Chỗ này tôi lạc hẳn hướng rồi. Ở đây có thắc mắc là các cụm dấu không phải là bộ kia Z< và 亡 sẽ tham gia vào việc hợp nghĩa có khác với các bộ không.
    Bài của bạn và của bác AQ tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu. Nghĩ kỹ xong sẽ hỏi thêm. Không bác AQ lại chụp mũ. Lại phải cãi.
    Cảm ơn VAH nhiều
    Được FanNgocKhue sửa chữa / chuyển vào 12:27 ngày 14/06/2006
  8. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    Anh "Khán" là hội ý, gồm Thủ (tay), Mục (mắt) nghĩa gốc là "trông, ngóng" giơ tay che mắt mà nhìn ra xa.
    Anh "Bút" giải thích vậy e không ổn. Giải thích thế chỉ gọi là để nhớ cho dễ, còn nếu xét về tự nguyên (nguồn gốc chữ) thì phải đi từ anh Phồn thể. Bút ? gồm Trúc, gồm Duật 聿 Chữ hội ý. Chữ Duật tượng hình bàn tay cầm cây bút.
    Anh "Vọng" không giải thích bừa được. Anh "Vọng" là chữ hội ý, từ chữ giáp cốt vẽ hình 1 người đứng trên mặt đất, với một con mắt lớn nhìn trăng. Sau đó đến đại triện viết 1 bên bộ Thần ? một bên bộ Nguyệt o^ dưới là chữ Nhâm 壬. 1 dạng viết thế này o. "Thần" tượng hình con mắt. Nguyệt tượng hình mặt trăng. Nhâm tượng hình 1 người đứng trên mặt đất. Sau đó, người ta thay chữ Thần ? thành chữ 亡, bởi vì "Vọng" đọc là "wàng" thay chữ thần thành chữ vong "wáng" để chỉ thanh, còn chữ Nhâm thấy giống chữ Vương, 壬 Z bây giờ. Vậy chữ Vọng ngày nay gốc gác thì vẫn xếp vào nhóm Hội Ý, song một số từ điển lại cho nó vào nhóm Hình Thanh. Đều đúng cả.
    "Tư duy mộc mạc bên Đường thi" nên chăng là "ngôn từ mộc mạc như bên Đường thi"? Tư duy của tôi không mộc mạc lắm đâu.
  9. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    Quên, phải nhớ rõ 1 điều, vì trải qua hàng ngàn năm rồi, hình chữ thay đổi dần, nên không thể chỉ căn cứ vào mặt chữ ngày nay mà truy tìm về nghĩa gốc được. Ví dụ như anh Vọng bên trên. Nếu có thể thì ban nên học thêm chữ Phồn thể, nắm được một số chữ Dị thể, và hơn nữa thì tìm hiểu về chữ Triện và sơ qua vài nét về anh Giáp cốt. Như vậy từ tổ tiên chín đời cho đến chút chít nhà anh chữ Hán bây giờ,bạn có thể lướt mắt là rõ (ýi mù lỉao rán).
  10. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Ngọc Khuê. Tôi quả thực lâu nay cũng mong có topic về các bộ, mà xin không thấy các bô lão hưởng ứng. Cái cách mà bạn cứ đòi nhằng nhằng, rồi cãi AQ nhem nhẻm làm tôi phì cười. Chắc cũng phải học bạn, từ nay QQ có mắng, sẽ cãi. Chắc phải tạc tượng bạn vì cái công đòi nhằng nhằng ấy. À mà sao bạn đoán được tôi định hỏi chữ Hùng ?
    Về vụ Đường Thi, bạn Hàn Diệp đâu ấy nhỉ. Còn nợ bài thơ mà không thấy post. À mà bạn ấy không vào topic này.
    -----------------------------------
    VHH ơi, Nhờ bạn chỉ giáo phân tích giùm chữ Năng f bộ chủ là bộ NHỤC ,? , và chữ Hùng ?S bộ chủ là bộ HOẢ 火 . Tôi thấy lạ là hai chữ này rất giống nhau, mà lại có hai bộ chủ khác nhau, đọc cũng khác nhau. Ngoài ra, chưa nhìn ra bộ NHỤC trong chữ Năng.
    Tôi còn kém, nên không tự phân biệt được câu hỏi Ngớ ngẩn hay không? Nếu câu hỏi NGU quá bạn cứ tự nhiên không trả lời nhé. Cảm ơn VHH vì có đam mê về cái món này.

Chia sẻ trang này