1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góc trao đổi về Chữ Hán

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi vinhaihong, 11/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. minhthoaiha

    minhthoaiha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2006
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Kinh chao cac bac , mua xuan da ve , ai cung muon gui den nguoi thanm chua minh nhung cau chuc tot lanh , day y nghia , vi le do em xin man phep hoi cac bac nhung chu sau :PHÚC , LỘC THỌ , KHANG ,NINH[/size=6]Kinh nho cac bac chi giao cho
  2. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    1.Phúc:
    Chữ hội ý, gồm một bên là bộ Thị (liên quan đến thờ cúng, vì chữ Thị này gốc là tượng hình cái bàn thờ), một bên là "nhất khẩu điền". Thực ra "nhất khẩu điền" ở đây là tượng hình cái bình rượu, nhìn vào giáp cốt văn bạn sẽ thấy ngay. Bình rượu đặt lên bàn thờ ấy là để cầu mong được tốt lành, hạnh phúc vậy.
    2.Lộc:
    Chữ hình thanh, hình là bộ Thị (như trên), thanh là chữ Lục (bên phải).
    3.Thọ:
    Chữ này có nhiều dị thể, hiện truy tìm nguồn gốc của nó cũng khó, vì thế nên các thuyết đưa ra đều bất nhất.
    4.Khang:
    Chữ này tôi nhớ là đã giải thích ở trang trước rồi.
    5.Ninh:
    Chữ hình thanh kiêm hội ý. Hình gồm bộ Miên (mái nhà=> miếu thờ, nhà thờ) Tâm (trái tim, bộ lòng) và Mãnh (đồ đựng, tựa hình cái bát, cái âu...); Thanh là chữ Đinh (dưới cùng). Chữ này nghĩa là đặt bộ lòng lên cái bát cúng trong cái miếu thờ để cầu được an lành vậy. Ninh nghĩa gốc là an lành, an ninh, ninh tĩnh. Chữ này sau khi cải cách thì thành ra chữ hình thanh đơn thuần, tức gồm bộ Miên và chữ Đinh.
    Được vinhaihong sửa chữa / chuyển vào 10:09 ngày 09/02/2007
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Cho em hỏi chử đẩu trong Sao bắc đẩu có nghĩa gì ?
    có cùng nghĩa với đẩu trong "ghế đẩu" không
  4. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Ghế đẩu:
    Y? (ải dèng) trong đó chữ Y (ải) có nghĩa là : lùn, thấp, chữ còn lại là ghế
    Bắc đẩu:
    O--- (pẻi dỏu) trong đó -- (dỏu/dóu) có nghĩa là
    1. Cái đấu.
    2. Cái tẩu
    3. Cái chén vại, phàm đồ gì giống như cái đấu đều gọi là đẩu cả.
    4. Bé nhỏ. Như đẩu thành --YZ cái thành nhỏ.
    5. Sao Đẩu. Như nam đẩu --- sao Nam Đẩu, bắc đẩu O--- sao Bắc Đẩu, v.v.
    6. Cao trội lên, chót vót.
    7. Là ĐẤU trong chữ ?ođấu tranh?
    Như vậy hai chữ đẩu này không có gì liên quan. Phải chăng ?oBắc Đẩu? có nghĩa là phía bắc nhất ?
    -------------------
    Tôi chỉ biết đến thế. Bạn đợi ra Giêng, ngày rộng tháng dài các MOD ăn tết xong, các MOD giải thích tiếp nhé.
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Thanks rất nhiều !
    Giờ mình đã có câu trả lời.
    Vì như thế này bên thiên văn học có 2 khái niệm Bắc Đẩu và bắc cực . Không biết từ bao giờ trong dân gian và kể cả báo chí và một số sách đều gọi sao Bắc cực là Bắc Đẩu
    Ví dụ như bài Thực chất của sao Bắc Đẩu
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=174500&ChannelID=17
    Gốc thì trong thiên văn học phương đông có tên gọi sao Bắc Đẩu, gọi là sao nhưng nó là một chòm gồm 7 sao (BĐ thất tinh) có hình giống cái xoong hay cái tẩu . Giờ mình đã hiểu ý nghĩa của chử "Đẩu" .
    Đúng là nhiều người đang sai khi gọi Bắc Đẩu cho sao Bắc Cực (1 sao) .
    Cám ơn rất nhiều
  6. trungpeking

    trungpeking Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    0
    có 1 điều muốn thỉnh giáo các bạn trong box tiếng trung
    thế nào là chữ nôm,chữ nôm khác hán ở chỗ nào?
  7. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Vào Đây đọc bài của Cổ Huyền nhé. Nhưng dân tiếng Trung mà lại hỏi câu này kể hơi lạ.
  8. minhthoaiha

    minhthoaiha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2006
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Chao cac bac
    Xin cac bac giai thich ho em cac chu sau:
    _ THƯƠNG (thương mại)
    _ CHẾ (Chế độ , quy chế )
    _QUAN (hải qaun , quan ải , quan tâm )
    _HUYNH , ĐỆ (anh , em )
    _ KINH (kinh sách , kinh sử)
    _TỐNG (đưa tiển , tống biệt)
  9. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    Thương: Anh nầy xét về hình dạng chữ thì nguồn gốc rắc rối, có người bảo hình thanh, lấy Nội chỉ nghĩa Chương chỉ thanh; có người lại bảo là tượng hình mặt người.. càng nói bạn sẽ càng rắc rối. Tóm lại bạn ko cần biết vì sao chữ nó viết vậy, dịp khác tôi nói sau. Còn về ý nghĩa thì vốn dĩ xưa kia vào đời nhà Thương ở bên Tàu, có anh con ông vua nào ấy, tôi quên tên rồi, đem bò đem trâu sang cái vùng đông bắc để bán, (xưa là nước Cô Trúc thì phải) sau đó bị giết, thế là tương truyền nghề buôn bán manh nha từ ấy. Sau đó đến thời Xuân thu Chiến quốc, anh nước Tống là hậu duệ nhà Thương, chuyên làm nghề buôn bán, mà buôn rất phát, ấy nên người ta gọi những người buôn nước Tống ấy là người Thương tức Thương nhân. Sau này, "Thương nhân" phiếm chỉ những người buôn bán nói chung, và chữ "Thương" cố nhiên mang nghĩa "buôn bán" là vì lẽ ấy.
    Chế: Xưa viết Mộc đao, tức là lấy con dao chém cây làm củi vậy. Sau chuyển dần sang nghĩa chế tác, chế tạo.
    Quan: Vốn chữ hình thanh, bộ Môn (cửa) chỉ nghĩa, trong cũng đọc là "quan" chỉ âm vậy. Quan nầy nghĩa gốc là then cửa, chốt cửa. Sau chuyển sang nghĩa "cửa ải", "hải quan", "quan ải" cũng theo nghĩa ấy. Từ nghĩa "then chốt" -> "cửa ải"->"điểm mấu chốt"-> sự liên hệ, nối tiếp giữa hai bên. Vậy nên có nghĩa "quan hệ" là vì thế. (Hệ là ràng buộc, là mối tơ được bện lại vậy) Từ nghĩa trên nên có động từ "quan tâm" (tức sự nối tiếp, liên hệ giữa con tim với con tim) .
    Kinh: anh nầy chữ hình thanh, bộ Ty (tơ) chỉ nghĩa, Kinh chỉ thanh. Gốc là sợi tơ dọc vậy. (sau từ "kinh tuyến" cũng là theo nghĩa sợi thẳng nầy). Từ nghĩa này tiếp tục được dùng chỉ sợi chỉ dọc buộc vào khung cửi khi dệt vải, rồi sau nữa chuyển nghĩa quan trọng, rồi dần sách vở điển chương quan trọng, có giá trị lớn lao được gọi là kinh sách, kinh điển vậy. Còn về "kinh tế", kinh nọ kinh kia, khi khác nói, vì dài quá.
    Tống: anh nầy hình thanh, xưa nghĩa tiễn đưa, giờ cũng thế, thêm cái nghĩa "trao tặng" là dường như hết rồi vậy.
    Huynh, đệ: Hai anh này để cuối mới nói vì nó hơi rắc rối. Trong lục thư thì có một loại gọi là giả tá. Huynh, đệ đều là như vậy. Huynh là chữ gốc của chữ Chúc (chúc tụng, chúc mừng), xưa tượng hình một người miệng há to, quỳ gối, giờ nhìn hình chữ vẫn nhận ra được. (khẩu nhân = huynh). Gốc là biểu cái ý quỳ lại mà xin đấng trên ban phước, và cũng là nghĩa gốc của từ "chúc" luôn. Sau đó được mượn sang để chỉ nghĩa "huynh" (anh) còn để biểu đạt nghĩa cũ thì viết thêm bộ Thị (bàn thờ) đọc thành chữ Chúc.
    Chữ Đệ (em) cũng vậy, chữ này xưa tượng hình con quay cuốn bởi một sợi dây, tức chỉ có trên dưới, thứ tự vậy. Sau viết thêm bộ trúc cũng vẫn đọc là đệ như đệ nhất, đệ nhị...còn chữ cũ thì được mượn để chỉ nghĩa "em".
    Nếu bạn theo dõi topic này từ trước thì mấy thuật ngữ tôi dùng chắc sẽ hiểu dễ hơn!
  10. bolsa88

    bolsa88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    2.479
    Đã được thích:
    0
    Mọi người cho em hỏi cach dùng của cấu trúc:
    ,zo?,?,?,就?,?,?,

Chia sẻ trang này