1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góc trao đổi về Chữ Hán

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi vinhaihong, 11/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    Tôi chẳng đam mê món nào cả, có mê thì mê mỗi bà nhà. Còn cái món văn tự này thì mua vui cũng được một vài trống canh. Mà tôi nói thực là tôi thấy bạn nói mấy nhời bên trên nó trướng tai lắm. Nó gọi là mơ mộng đấy, cũng có chút bay bổng đấy, nhưng nó ngây ngô đến khờ dại.
    "Thần là con mắt mở to lại còn có cả mi". Con mắt là Thần thái của con người. Lúc người ta vọng cả con người dồn hết vào con mắt. " Câu này e là xuẩn đủ đường. 1 Thần ở đây không phải là chữ "Thần" trong từ "thần thái" bạn nhắc đến đâu.2.Nó đơn giản là tượng hình con mắt, con mắt to, trắng hếu, trợn tròn, cũng cóc có lông hay mi gì hết. Bạn đi tìm hiểu thử cái anh Giáp Cốt xem, xem anh "thần" người xưa có vẽ thêm cái lông my nào vào không.3.Nếu quả thực cả con người dồn hết cả vào mắt, thì chắc lúc ấy hoặc là mắt lé, hoặc là mắt lác, không thì cũng hiêng hiếng thậm chí là quáng gà.Tóm lại đừng suy diễn, đừng tưởng tượng...một cách quá trớn!
    "Mỗi chữ là một bức tranh, một triết lý và một ý thơ." Câu này càng nực cười, nực đến mức không thể nực cười hơn nữa. Tôi đơn cử 2 anh, anh Thỉ (phân), anh Niệu (tiểu). Người xưa vẽ hình 1 anh người khom lưng, vạch cho 3 vạch phía hạ bộ phía trước thì thành ra chữ Niệu, phết cho 3 phết phía sau hậu môn thì thành chữ Thỉ. Đấy, thơ đấy! Triết lí đấy! Thứ văn tự sơ khai này chỉ đơn thuần là kí tự đồ hoạ có mang theo tư duy. Chỉ có sau này mỗi anh phịa cho nó 1 tí, tâng bốc nó lên, nó thành ra thần thánh lắm, sâu sắc lắm...
    Không ai cấm bay bổng, không ai cấm lãng mạn, càng không ai cấm tưởng tượng, mộng mơ để rồi đẩy lòng mình trôi chìm trong dòng văn học. Có thể đắm mình trong thơ Đường, ngất ngây cùng lửa chài, cây bến, cùng ráng chiều vương, cùng con đò nhỏ, cùng gió đông vô tình, cùng hoa đào hữu ý; lại càng có thể say sưa trong từ Tống, nào lầu cao, nào trăng sáng, nào trận mưa sùi sụt đêm qua, nào cơn gió mát lành buổi sớm, rồi lắng nghe tiếng thánh thót của đàn cầm, tiếng vi vu của đàn sắt....Song, tất cả cảm xúc ấy phải dựa trên một logic, một sự thực tồn tại trong thi ca, chứ không phải tâng bốc, phải cố gắng ra vẻ phẩm bình cái hay của từng chữ từng từ, trong khi nội dung của toàn bài, ý nghĩa của từng chữ hiểu còn lơ mơ, nắm chưa chắc chắn. Tôi thực sự rất lấy làm khó chịu khi đọc những thứ ấy. Nhắc nhở bạn đôi điều, chẳng hề ác ý. Nghe được thì nghe, mà không nghe được thì cũng chịu.
    --------------------------------------------------------------------
    Trước khi nói về anh "Năng" anh "Hùng", thì phải nói 1 cách tạo chữ gọi là "giả tá". "Giả tá" nghĩa là vay mượn. Nghĩa là đầu tiên tạo 1 chữ X với nghĩa a, sau đó có 1 anh nghĩa b, hoặc là đồng âm với anh a, hoặc là có quan hệ hữu cơ nào đó, mà anh a nhường cái mặt văn tự X cho anh b, còn bản thân thì thêm 1 bộ thủ vào anh X để thành anh Y. Nói vậy là dễ hiểu nhất, thêm 1 số ví dụ phía dưới:
    . chữ Kỳ: Từ chữ Giáp cốt cho đến chữ Triện đều vẽ hình 1 cái sọt, với các nan đan chéo vào nhau, phía dưới là hình 2 bàn tay bê lên. Sau đó đến chữ ngày nay, các nan giản lược còn 2 vạch bên trong chữ Kỳ trên, còn 2 bàn tay thành 2 chấm. Chữ này nghĩa gốc là cái sọt. Nhưng sau này, khi trong ngôn ngữ xuất hiện 1 từ "kỳ" (qí) đọc giống y cái chữ (qí) là sọt bên trên, người ta liền lấy cái chữ Kỳ đã tạo sắn, "vay mượn" cho cái nghĩa mới, còn để biểu đạt nghĩa cũ, rồi thêm vào bộ trúc để biểu đạt nghĩa gốc, thành chữ Ky .(ji) âm cổ đọc y như chữ Kỳ (qí)
    Tương tự anh - xưa vẽ hình 1 người đứng < cầm cây rìu (-) chặt cây o. Tân nghĩa gốc là củi, song sau này về mặt văn tự thì cho cái anh có nghĩa là "mới" vay mượn. Còn bản thân nghĩa gốc thì lại thêm bộ thảo đầu để biểu đạt nghĩa "củi" - và đã chuyển thành chữ hình thanh.
    ZAnh "Mạc" (xưa đọc Mộ) cũng vậy. Trên thảo đầu tượng hình cỏ, giữa là Nhật là mặt trời, dưới nữa là Đại, nhưng thực chất vẫn là tượng hình cỏ. Mặt trời chui vào trong cỏ, tức là mặt trời xuống núi, là chiều tối. Và chữ Mạc trên là chữ gốc của chữ Mộ bây giờs, còn bản thân chuyển sang nghĩa "Đừng chớ,thành 1 hư từ.
    ---------------------------------------------------
    Từ điều trên, nhìn vào anh Hùng, anh Năng, cũng tương tự.
    f Năng, nghĩa gốc là con gấu. Đây là chữ tượng hình. bộ Z tượng hình cái đầu, bộ o^ tượng hình cái mồm nhen răng, 2 vạch bên trong chữ nguyệt tượng hình 2 cái răng nanh. Còn bộ bên tay phải, tượng hình 4 cái chân. (Xoay đầu về bên trái 90 độ là nhìn ra). Sau này, khi xuất hiện anh tài năng, năng lực...thì anh "năng" với nghĩa con gấu, nhường cái mặt chữ cho, rồi tự mình thêm xuống phía dưới bộ Hoả thành ra anh Hùng là gấu. (Hoả là lửa, là mãnh liệt, là hung dữ...)
    Được vinhaihong sửa chữa / chuyển vào 23:31 ngày 15/06/2006
  2. FanNgocKhue

    FanNgocKhue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    737
    Đã được thích:
    0
    Bạn VAH thân mến,
    Đọc các phần lý thuyết của bạn quả thực là thấy rất phức tạp. Nhất là sau khi áp thử vào vài chữ thấy đều sai cả. Tôi hiểu nôm na là để nắm được các tư duy bộ này phải nắm được các bộ có nghĩa gì, xong trong từng trường hợp áp dụng cách kết hợp.
    Rất muốn bạn dần dần truyền đạt các tri thức này. Không biết có quá đáng không ? Chẳng hạn thông quan các bài đố giải chữ. Rồi thỉnh thoảng các bài giải thích.
    Mà tôi thấy Mèo Đen nói về thơ, về ảnh, về triết lý trong chữ cũng có phần đúng đấy chứ. Đã là tượng hình thì phải là ảnh, đã có sự hội ý thì phải theo một logic - triết lý nào đó, còn thấy hay thì nảy ra một ý thơ mà? Cũng có khi do bạn giải thích hình tượng đẹp quá làm người khác nảy ra ý thơ. Mà thơ cũng là triết lý đấy chứ ?
    Cả hai từ bậy của bạn cũng là ảnh, ảnh mà đẹp thì gọi là tranh. Có gì mà bạn nóng thế.
    - Về các bộ tôi chỉ có một quyển tự điển trong đó cho biết mỗi chữ có bộ thủ là bộ gì, mà chỉ có tên bộ. Có bộ thì hiểu được nghĩa qua tên có bộ thì không. Ví dụ như bộ NHỤC ,? mà Mèo Đen có nói có nghĩa gì ? Mà lại không thấy hình thù của nó trong từ NĂNG ?
    - Tôi nghĩ là mỗi bộ ngoài nghĩa chính (nghĩa đen) còn có cả các nghĩa bóng. Không biết có đúng không? Nên càng khó đoán.
    Rất mong bạn đồng ý truyền đạt dần tri thức này.
    Được FanNgocKhue sửa chữa / chuyển vào 08:01 ngày 16/06/2006
  3. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1

    Vĩnh ái hồng . Phần kiến giải về Giả Tá thía là ổn, thế còn tay dụng tự pháp còn lại - Chuyển Chú thì thế nào. Đọc SGK nói tuyền thấy mơ hồ thêm thui à. Quanh đi quẩn lại bẩu đâu "hình chuyển" ư, "âm chuyển" à "nghĩa chuyển" á mờ quanh đi quẩn lại cũng chỉ đưa ra vài ví dụ là cặp Khảo - Lão, Điên - Đỉnh, Khiếu -Không. Hết. Chẳng nhẽ tay Chuyển chú này ít vậy????
    Nhọ : Kiến thức không phải là chỗ chơi bời được đâu. Tất cả phải nói có sách mách có chứng cả. Không biết gì mà cứ nói linh tinh vậy chẳng trách bị đá đít, thế là bị đá mấy lần rùi cưng?
  4. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Nhục nếu là bộ thủ viết giống như chữ Nguyệt ý!
    Bộ thủ có thể là một chữ có nghĩa (ví dụ: bộ mộc, bộ dược....) hoặc là một nét không nghĩa (như điểm, thụ, hoành, phiệt ..), hoặc là một ký kiệu không có nghĩa lấy từ một chữ có nghĩa (vd: bộ Nhân đứng, bộ Tâm đứng ....)
  5. FanNgocKhue

    FanNgocKhue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    737
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Rosered, Nếu thế thì bộ Nguyệt lúc là Nhục lúc là Nguyệt à ?
    Thế còn bạn VAH, bạn có bằng lòng dạy dần không ? Thấy rất nhiều người quan tâm tới tri thức này, đến bác Nông Dân còn thấy tìm đọc. Tôi cũng mới vào nên chỉ muốn dựa cột mà nghe. Nhưng tri thức này muốn biết quá, nên phải ra mặt đề nghị.
  6. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    To Ngockhue:
    Đọc các phần lý thuyết của bạn quả thực là thấy rất phức tạp. Nhất là sau khi áp thử vào vài chữ thấy đều sai cả. Tôi hiểu nôm na là để nắm được các tư duy bộ này phải nắm được các bộ có nghĩa gì, xong trong từng trường hợp áp dụng cách kết hợp.
    =&gt; Lý thuyết tôi đưa ra không phức tạp. Chỉ chẳng qua vì thời gian đã quá lâu, hàng nghìn năm, mà hình chữ biến hoá, ngữ âm thay đổi. Tôi đã nói, với 90% chữ hình thanh thì sự biến đổi về mặt văn tự và âm vựng là tương đối ít. Còn các anh khác thì thay đổi nhiều. Vậy nên không thể hoàn toàn dựa vào dạng chữ hiện nay mà suy đoán nguồn gốc. Tôi cũng đã nói rồi, nếu bạn thực sự ham thích món này, hãy nắm chắc chữ phồn thể, thông hiểu các dạng dị thể, và học thêm chữ Triện, cùng 1 vài anh Giáp Cốt.
    Mà tôi thấy Mèo Đen nói về thơ, về ảnh, về triết lý trong chữ cũng có phần đúng đấy chứ. Đã là tượng hình thì phải là ảnh, đã có sự hội ý thì phải theo một logic - triết lý nào đó, còn thấy hay thì nảy ra một ý thơ mà? Cũng có khi do bạn giải thích hình tượng đẹp quá làm người khác nảy ra ý thơ. Mà thơ cũng là triết lý đấy chứ ?Cả hai từ bậy của bạn cũng là ảnh, ảnh mà đẹp thì gọi là tranh. Có gì mà bạn nóng thế.
    =&gt;Tôi nói rồi, bạn đọc không ra, tôi không bảo là không được suy tưởng, mở rộng, nhưng đừng có mơ mộng ảo tưởng một cách thiếu logic và ngây ngô đến khờ dại. Hai từ tôi đưa ra không bậy, nó là hình ảnh, nó là tranh. Nhưng đừng vơ đũa theo kiểu "mỗi chữ Hán là thơ, là hoạ, là triết"...tôi thấy thối lắm.
    - Về các bộ tôi chỉ có một quyển tự điển trong đó cho biết mỗi chữ có bộ thủ là bộ gì, mà chỉ có tên bộ. Có bộ thì hiểu được nghĩa qua tên có bộ thì không. Ví dụ như bộ NHỤC ,? mà Mèo Đen có nói có nghĩa gì ? Mà lại không thấy hình thù của nó trong từ NĂNG ?
    =&gt; Cái này không phải cứ có từ điển là biết. Bạn fải tự học, tự hỏi. Anh Nhục ngoài cách viết ,? khi làm một bộ thủ nó còn có thể viết như chữ Nguyệt o^. Ví dụ các chữ , Thận ,s Đỗ (bụng) , Phì (mỡ, béo) ,O Cơ (cơ bắp) , trường (ruột)... thì chớ tưởng đó là bộ Nguyệt, liên quan đến trăng đến gió gì, mà nó là bộ Nhục, tức liên quan đến thịt vậy. Anh o^ trong từ Năng f, là tượng hình cái miệng con gấu, trong có 2 cái răng nanh. Tôi nói rồi, không thể nhìn dạng chữ ngày nay mà đoán nghĩa. Xưa anh Tàu anh ấy vẽ hình cái miệng như vậy, con cháu đời sau cải tiến dần dần, rồi cuối cùng thấy nó giống giống chữ Nguyệt, thì viết luôn thành chữ Nguyệt. Vậy thôi.
    Tôi nghĩ là mỗi bộ ngoài nghĩa chính (nghĩa đen) còn có cả các nghĩa bóng. Không biết có đúng không? Nên càng khó đoán.
    =&gt;Chả đen chả bóng gì cả, chỉ là nghĩa mở rộng, hoặc không, là từ các dạng tượng hình thấy na ná như nhau thì dùng thay cho nhau. Ví dụ: anh Lập < ban đầu tượng hình 1 người đang đứng 1 mình trên mặt đất. Ví dụ trong chữ Tân (gốc là Củi) có hình người đang đứng cầm rìu chặt cây chẳng hạn - nhưng lại như trong chữ Thiếp 妾 thì Lập ở đây không phải tượng hình người đứng nữa. Mà là do trước kia, khi viết chữ Thiếp, người ta tượng hình 1 cô gái, đầu có đội 1 cái mũ, rồi cài trâm, hình dạng trông hao hao với cái kí tự tượng hình 1 người đang đứng. Sau đó dần dần, thì cái kí tự ấy được dùng với 2 lối tượng hình khác nhau. Vậy thôi!
    To Farmmer:
    Cái anh Chuyển Chú vốn dĩ trước kia sách vở các cụ mù mờ cóc giải thích tường tận, sau đó đến anh Hứa Thận đẻ ra anh Thuyết Văn vẹn vẻn có viết mấy dòng "Chuyển chú giả, kiến loại nhất thủ, đồng ý tương thụ, khảo, lão thị dã." Có vài chữ vậy thôi, mà các anh đời sau, mỗi người hiểu một nhẽ, mỗi người lập một thuyết, cho đến tận bây giờ, vẫn cãi mãi chưa thôi. Lý do, chỉ vì từ anh Thuyết văn giải tự hất về trước, các sách khác chỉ đề cập tới Lục thư, song riêng anh Chuyển chú nói rất đại khái, đến anh Thuyết văn vẻn vẹn vài dòng, càng về sau càng mù tịt. Hiện nay, các giáo trình sách Hán ngữ hiện đại thường lược hết, chẳng thèm nhắc đến anh này nữa, và chú thêm rằng: Lục thư là cách tạo chữ tương truyền. Hết. Còn nếu bác vẫn muốn truy tiếp, thì riêng anh này, phần lớn toàn theo thuyết của anh Đoạn Ngọc Tài và Đới Chấn đời Thanh, cho rằng, các chữ có ý nghĩa tương đồng hoặc tương cận thì huấn hỗ, chú thích cho nhau. Chỉ ra có được đâu 2,3 cặp gì đấy, trong đó cặp Khảo, Lão dùng nhiều nhất. Vì thực chất, anh Chuyển Chú này đến nay khảo ra không quá 2,3 cặp. Thế nên các bố mệt, cóc thèm nghiên cứu tiếp cho mệt.
  7. toett4

    toett4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    662
    Đã được thích:
    0
    Mod Vinhaihong ơi, chữ ^, mình nhìn mãi vẫn chẳng thấy liên quan gì?
    Được toett4 sửa chữa / chuyển vào 22:00 ngày 17/06/2006
  8. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    Anh Ban ố^ơ này là chỏằ HỏằTi Ý, bên phỏÊi là chỏằ Chu tặỏằÊng hơnh con thuyỏằn, bên trĂi là bỏằT Thạ,( bỏằT này trên có chỏằ kỏằã, tặỏằÊng hơnh cĂi que, cĂi gỏưy, dặỏằ>i có bỏằT hỏằu tặỏằng hơnh cĂi bàn tay. BỏằT Thạ gỏằ'c là chỏằ? bàn tay cỏ** cĂi gỏưy, diỏằ.n tỏÊ 'ỏằTng tĂc 'Ănh, gà, hỏây... )Chỏằ Ban có Chu có Thạ, nghâa gỏằ'c là chỏằ? 'ỏằTng tĂc 'ỏây thuyỏằn, dạng cÂy sào mà 'ỏây thuyỏằn trôi 'i. Sau thành ra chỏằ GiỏÊ tĂ, biỏằfu 'ỏĂt nghâa "thông thặỏằng, giỏằ'ng nhặ..." thành 1 hặ tỏằô, còn 'ỏằf biỏằfu 'ỏĂt nghâa gỏằ'c thơ thêm bỏằT tài gỏÊy, (bỏằT thỏằĐ) vào phưa trặỏằ>c thành chỏằ Ban ổơngày nay vỏằ>i nghâa là "di dỏằi...."
    Được vinhaihong sửa chữa / chuyển vào 22:56 ngày 16/06/2006
  9. toett4

    toett4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    662
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn mod Vinhaihong ạ. Còn chữ 九thì sao hả thầy?
    Được toett4 sửa chữa / chuyển vào 22:05 ngày 17/06/2006
  10. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1
    Tiên sư, chẳng trách đọc ở chỗ nào cũng chỉ thấy 3 cặp Khảo - Lão, Điên - Đỉnh, Khiếu -Không chớ không thấy thêm cặp nào cả. Khờ khờ. Kiểu này phải tự mình nhá tiếp thôi
    Vính Ái Hồng : Thi xong, ăn cơm Việt Nam mới được về. Lệnh của tẩu tẩu mi đó!!!

Chia sẻ trang này