1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góc trao đổi về Chữ Hán

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi vinhaihong, 11/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. FanNgocKhue

    FanNgocKhue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    737
    Đã được thích:
    0
    Rất cảm ơn vì bạn có ý bảo ban và làm không khí trong Topic nhẹ đi. Tôi sẽ đọc lại vài lần nữa các bài trong topic để cố hiểu 9 phần còn lại.
    Còn về phồn và giản tôi chưa được ai dạy, cũng như chưa đọc quyển sách nào về cái này. Tôi hiểu mang máng là vào một năm nào đấy cách đây khoảng vài chục năm, người ta thấy chữ phồn phức tạp quá, nên có ý thay một số bộ thành các nét đơn giản hơn. Tôi hiểu tiếp nữa là ở Đài Loan người ta vẫn dùng hệ thống phồn thể. Trong quyển từ điển mà tôi có sự cải cách đó chỉ liên quan tới vài trăm con chữ.
    Cụ thể các bộ nào bị biến thành bộ nào thì tôi không biết vì đến các bộ còn chưa biết hết. Nhưng nếu hai chữ ÁI này đúng như tôi hiểu là giản ^ và phồn "> của nhau thì bộ TÂM bị giản thành bộ HÁN
    Được FanNgocKhue sửa chữa / chuyển vào 12:49 ngày 20/06/2006
  2. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1
    Trình độ mới học xong giáo trình 301 câu đàm thoại Hoa ngữ mà chú bắt cô bé giả nhời thế này thì sao cô bé giả nhời được. Lão phu đõ nhời cho nhá.
    Phồn : nhiều >> Phồn thể : loại chữ có nhiều nét. đúng không nhỉ? Thế nào được gọi là nhiều nét (hình như có quy định mỗ không nhớ)
    Giản thể có thể coi là 1 trong những nấc diễn tiến của chữ Hán (thuyết của cánh Mao-ít) các chữ này xuất hiện và được đề xướng sử dụng từ những năm đầu của thế kỷ hai mươi và được nhào nặn khá thành công kể từ sau khi nước TQ mới thành lập. Các chữ giản thể không phải là giản bừa mà dựa trên những quy tắc nhất định để giản (chủ yếu là nhằm vào các hình thanh, hình bàng, bộ rắc rối phức tạp nhiều nét để giản). Theo mỗ biết thì cánh Mao-ít đã tổng kết ra 1 số cách giản như sau :
    '?Chọn dùng những chữ cổ đơn giản :,?oZ???o-???o礼???o-???o~???o'?vv . . . những chữ này đã từng xuất hiện trong các sách cổ nay lấy nó để thay thế các chữ Phồn.
    ????
    ????'?Dùng thảo thư khải hoá : Từ đặc điểm của những nét chữ Thảo >> giản thể ,?o"???oo???o汤???o乐???o"???o买???o?o???oT???o为?vv . . .
    ????
    ????"?Dùng các ký hiện đơn giản hơn để thay thế các thiên bàng quá ư phứ tạp : ,?o鸡???o,???o^???o,"???os???o欢???oO???o岁???o-???o^~???o齐?vv . . .
    ????
    ????"?Giữ lại một phần đặc trưng của chữ :,?o声???o习???oZ???oO???oS???o广???o条???o??v v v. . .
    ????
    ????.?Dùng các thanh bàng đơn giản thay thế cho các chữ hình thanh ,?o辽???o迁???o,???o~???o运???oo???o????oS???ofS???oS?vv . . . .
    ????
    ????-?Giữ lại nét bề ngoài của chữ ,?oY???oT'???o^?vv . .
    ????-?Ngoài ra trong trường hợp không lẫn lộn các chữ có thể dùng các chữ đồng âm có các nét đơn giản hơn để thay thế eg : ?o?O<?s"?o?O?'O?o?O面?s"?o?O?^并O?o面"?s"?o面?'O?o面条?s"?o面?^并O?os?Z?s"?oZ?'O?o以Z?s"?oZ?^并O?o忧f?s"?of?'O?off''?s"?of?^并.
    ????Tất nhiên còn 1 loại nữa đó là không theo một quy tắc nào cả. Hôm nào rôi rỗi tổng kết lại choa.
  3. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Trước hết cảm ơn VHH vì đã rút bớt khí nóng trong các lời phát biểu. Qua các bài trả lời của bạn, tôi đọc được mấy điều sau:
    1.Cái chân của logic chữ nó tương đối đơn giản, không nên quá phức tạp hoá nó lên.
    2.Khi tìm hiểu nên cố gắng tìm đến bản chất của cái logic, trước khi có các tưởng tượng khác.
    Tôi tiếp thu điều này và vẫn đang cố gắng tìm hiểu theo cách này. Vào đây để học, chứ không phải để chơi bời, thì dù các chỉ bảo có khó nghe thì vẫn còn hơn là không nói gì.
    Bài tiếp đây tôi viết hoàn toàn là các suy nghĩ của mình, không vay mượn, không tâng bốc, không có ý định chọc tức bạn, mà ngược lại, có ý muốn thuyết phục bạn chia sẻ. Cũng vì đây là tâm sự của tôi, nên nếu có phát biểu phản biện bạn nên tránh dùng các từ ngữ có thể gây tổn thương.
    Về chữ Vọng.
    Nói thực là tôi rất thích chữ Vọng. Tự cảm thấy chữ Vọng như là một điều kỳ diệu đầu tiên mà mình tìm thấy trong quá trình học chữ Hán. Tại sao tôi thích chữ Vọng tôi xin trích lại lời bàn của tôi về chữ Vọng của tôi bên Đường Thi.
    Từ Vọng này không có từ tương đương trong tiếng Việt, hoặc là nếu có thì cũng không được sử dụng độc lập với nghĩa như trong tiếng Hán. Vọng là một động từ, nhưng lại mang cả ngữ nghĩa của một tâm trạng, một sắc thái tình cảm. Trạng thái Vọng này được rất nhiều hoạ sĩ vẽ trong tranh của mình.
    Ở nhà tôi có một bức tranh tên là Tuổi thơ nghèo. Trong tranh vẽ một bé gái khoảng 6-7 tuổi, đi trên một lối mòn, trong một rừng cây cao, trong tranh không nhìn thấy ngọn cây. Cô bé ăn mặc rất rách rưới, trong một khung cảnh tự nhiên tuyệt đẹp, ngước nhìn lên trên chỗ có ánh sáng mờ mờ. Đôi mắt của cô bé vừa hơi buồn vừa ánh lên một điều gì đó như một tia hy vọng.
    Bây giờ trở lại với chữ Vọng. Trong các bài trước của VHH có nói tới ý là 90% chữ Hán là được hình thành theo cái cách Hình Thanh. Có nghĩa là các khái niệm thường được người ta dùng tiếng nói để mô tả trước. Sau đó dựa trên phương pháp tượng hình và tượng thanh để mô tả nó bằng chữ viết.
    Như vậy con người ban đầu tư duy đã phát triển tới mức biết buồn, vui, biết Vọng, rồi sau đó là có từ riêng để mô tả trạng thái này và bắt đầu tiến hành thể hiện bằng chữ. Trước hết nói về trạng thái Vọng. Trạng thái này thường man mác nỗi buồn, đặc biệt những người đã có lúc xa xứ có thể hình dung được ngay. Nó thường đến bất chợt khi người ta ở một mình, nhất là trong đêm thanh vắng, khi chẳng nhìn thấy cái gì xung quanh ngoài ánh sáng mờ như trăng. Khi Vọng mọi cơ quan chân, tay thường là bất động và có thể nhận biết người đang Vọng qua việc thần ra với cặp mắt hơi buồn ngước nhìn vào điểm vô định.
    Bây giờ thử đặt địa vị mình là cần vẽ ra chữ Vọng. Các yếu tố cơ bản để vẽ ra khái niệm này có đúng là trăng, vừa là một ánh sáng yếu ớt vừa là đêm khuya, một con người đứng dưới đất với cặp mắt là bộ phận gần như duy nhất đang hoạt động. Rõ là Ngẩng đầu nom trăng sáng . Không biết VHH có chia sẻ không chứ tôi thấy là quá tài tình để thể hiện khái niệm trừu tượng này.
    Rất nhiều người thích tranh do trẻ em vẽ. Tôi tự lý giải là do khi trẻ em vẽ nó rất Picaso. Cái gì chúng nhìn thấy đầu tiên, cái gì chúng thích nhất là chúng vẽ cái đó, không mấy để ý tới sự bất hợp lý của tỷ lệ và các thứ khác. Hình vẽ trong các chữ Hán cũng có nét gì ấu trĩ của thời kỳ sơ khai nhân loại như vậy.
    Còn nữa, tôi lại hơi quá đà. Bạn có cảm nhận được sự kỳ diệu của người Trung Hoa cổ là mọi khái niệm đều cố vẽ ra. Như vậy thông qua chữ viết trẻ em vừa học chữ vừa học luôn các khái niệm cơ bản của hội hoạ. Tôi nghĩ tiếp là thảo nào các bài thơ cổ của Trung Hoa thường có tranh minh hoạ, chứ không như các bài thơ Tây. Quả thực là khi đọc các lý giải của bạn về từng con chữ tôi đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác. Đến nỗi chẳng mấy quan tâm tới các từ Thơm Thối của bạn.
    Nếu tôi có nói sai điều gì mong nghe phản biện. Có điều này, tôi vốn không là người viển vông, không lãng mạn. Nhưng bạn có nói thế nào, có dùng các biện pháp mạnh đến đâu, tôi vẫn thấy chữ hán là tranh, là triết lý và là ý thơ. Mà tôi nghĩ tôi không phải là người đầu, lại càng không phải là người cuối.
    Ông Anh ơi, biết Ông Anh nhắc nhở. Nhưng vẫn cứ phải lộn ra, lộn vào vài lần để sửa cho ưng ý
    Được MeoNhoDen sửa chữa / chuyển vào 16:08 ngày 20/06/2006
  4. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    To New Farmer:
    Hiếm bài nào thấy bác dụng công đến vậy. Bravo!!!
    To Ngockhue:
    Điều tôi hỏi bạn không khó như vậy, tôi chỉ xem xem bạn có hiểu vì sao mà lại nảy ra anh Giản thể, mà mối liên hệ giữa anh ấy với anh phồn thể là thế nào thôi.
    Nhắc lại một lần nữa, không nên dựa hoàn toàn vào hình chữ và ý nghĩa của từng bộ ngày nay mà đoán nguồn gốc, ý nghĩa cổ của chữ. Như vậy là hoàn toàn lầm đấy.
    To Meonhoden:
    Những điều bạn nói ra đều có vấn đề, Đấy là tôi nói thực, lướt xem qua tưởng bạn nói cũng có logic, song càng đọc càng thấy cái gì cũng có vấn đề cả, mà đa phần đều phiến diện.
    -Tôi nghĩ bạn nên tìm hiểu sự du nhập tiếng Hán vào VN ; sự hình thành âm Hán Việt, từ Hán Việt, cho đến sự ảnh hưởng của từ gốc Hán tới tiếng Việt, tới tư duy người Việt trước mới có thể hiểu,cảm nhận được một cách kín nhẽ, thấu đáo cái gọi là "ngữ cảm" khi sử dụng các từ gốc Hán trong giao tiếp, cũng như trong văn chương. Còn về cái anh đối sánh văn hoá Đông Tây, bạn nói vậy thì quá cục bộ,chủ quan. Tôi có quyển" Trung tây văn hoá tỉ giáo" nếu bạn muốn photo tôi sẽ cho mượn. Tôi nghĩ, những điều bạn nói tồn tại những vấn đề chẳng thể dùng vài nhời là có thể nói gọn. Hẹn khi khác!
    -Tiện cũng nói thế này: Giáp cốt văn tức thứ chữ tượng hình được khắc trên xương trên mai rùa, mà tôi nêu trên, anh Tàu cho đến cuối đời Thanh còn bảo nó là chữ trời được khắc trên xương rồng, và được xếp vào loại thuốc Bắc với cái tên "long cốt". Tức là già trẻ lớn bé, không ai hiểu là cái chữ gì. Trẻ con muôn đời nay có học viết chữ, cũng là dạy thế nào biết thế, đời nào viết loại chữ nào thì học loại ấy, chả anh thầy nào ngồi vẽ ra từ anh giáp cốt cho đến anh Tần Triện, Hán lệ để các cháu vẽ theo, các cháu thông hiểu gốc gác của từng chữ từng từ đâu. Mà ngày xưa, chỉ có các bậc thư gia mới am hiểu Triện Lệ Chân Hành Thảo, chứ các anh bình dân viết 1 thể chữ còn chưa xong.
    Tóm lại, ở đây tôi chỉ bàn đến chữ Hán dưới góc độ văn tự học. Còn nếu bạn muốn nhìn nó dưới góc độ cảm nhận văn học, hay ngôn ngữ, tôi sẽ tiếp bạn ở 1 topic khác.
  5. FanNgocKhue

    FanNgocKhue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    737
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Bác Nông Dân, bác tốt nhất Box ấy nhỉ. Em chép bài của Bác phóng to lên xong treo đầu giường để nhớ dần.
    Thế còn bạn VHH, bạn đánh đố xong, thấy tôi hiểu cũng không sai lắm thì giải hộ tôi con chữ ÁI chứ.
    Tôi có thắc mắc tiếp thế này. Người ta nói với tôi là học tiếng Trung, học chữ nào chỉ biết được chữ ấy. Tiếng tây thì không biết thì vẫn đọc được, xong tuỳ theo ngữ cảnh đoán được cả nghĩa. Vài ba lần ngữ cảnh là biết luôn từ. Sau khi có topic này, tôi thấy thật ra các con chữ Tàu cũng có logic, có cả cách đọc, có cả nghĩa.
    Hồi trước mới học tra từ điển, có một số từ chịu không thể biết được bộ chủ của nó là gì. Xong thấy có hình thù của một chữ quen quen nào đấy, tôi thử lần giở vùng lân cận, cũng có vài lần tra ra từ. Có topic này mới biết hoá ra do 90% là tượng thanh.
    À nói nhiều quá. Là tôi muốn có thắc mắc Người ta nói học tiếng Trung, học chữ nào chỉ biết được chữ ấy có đúng không ?
    Bác Nông Dân ơi, nếu Bác biết bác đỡ cho em vài chiêu nữa nhé.
  6. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    To ngockhue:
    Thông thường người ta nhìn chữ này sẽ nói rằng: Ái có bộ Trảo tượng hình bàn tay, có bộ Tâm tượng hình trái tim, dưới là 1 bàn tay nữa để đón nhận. Như vậy có nghĩa là "yêu", là "tình yêu", nhưng tôi cho rằng, nói vậy là phịa, là nói cho vui, cho dễ nhớ chữ thôi, còn xét về mặt tự nguyên học, văn tự học thì nó không phải vậy. Chữ Ái này phức tạp hơn so với các chữ khác, và có thể sẽ khó hiểu hơn đấy. Ở trên tôi viết 2 chữ theo lối (Triện, Lệ), (Triện, Lệ). (vì chữ này dạng văn Giáp cốt chưa thấy xuất hiện, nên tôi chỉ viết chữ Triện đời Tần, và chữ Lệ đời Hán).
    Có 2 chữ Ái, Chữ "ái" 1 là cặp đầu tiên (-f), chữ "ái" 2 là cặp bên tay phải, cũng là chữ "ái" ^mà bạn đang hỏi. Đầu tiên cần biết, khi tạo ra chữ "Ái"2 thì hồi ấy chưa có nghĩa là "yêu đương" gì cả, sau thời Chiến Quốc, mới xuất hiện nghĩa này. Hồi ấy, để biểu thị động từ "yêu", người ta dùng từ "liên" ?o, "tích"fo... còn ^"ái"2 nghĩa nguyên thuỷ là "dáng đi", chữ Hình thanh, trong đó hình là ,(tượng hình "bàn chân"), thanh là "ái"1. Còn "Ái"1 trên là chữ "Ký" - dưới là bộ Tâm f, anh này nghĩa gốc là "thương mến, hiền lành". Cũng là chữ hình thanh, hình là Tâm, thanh là Kí ( ngữ âm cổ, giờ đọc là Kí & Ái không còn liên quan gì đến âm vựng, song thời cổ đại chắc 2 chữ này đọc giống nhau. ) Sau đó, đến đời Tần, Nghĩa "yêu thương" của anh Ái 1 được dùng vào nghĩa của anh Ái 2, còn hình chữ của anh Ái 1 và ý nghĩa "dáng đi" của anh Ái 2 không dùng nữa. Vậy là cứ như thế cho đến khi anh Mao Chủ Tịch lên nắm chính quyền, anh ấy bảo phải giản thể chữ viết, mà vì nghĩa hiện giờ là "tình yêu" , theo tư duy của các anh cải cách chữ mới, thì "yêu" đầu tiên phải là "bạn". Nên các anh giữ lấy cái phần đầu của chữ Ái phồn thể còn lại tất tật phía dưới thay vào chữ Hữu (nghĩa là Bạn). Ấy thế nên anh Đài Loan đến giờ vẫn bảo anh Tàu "yêu" không có "tâm", "yêu giả vờ" là vậy.
    To Toet:
    Chữ Kiện, là Hình thanh, hình là Nhân đứng, thanh là Kiến. Nhìn là ra mà còn hỏi, ăn roi bây giờ. Còn chữ Khang, nghĩa là yên lành, chữ này xưa nay anh Tàu tịt. Qua việc khảo anh Giáp cốt, anh Triện tôi thấy điều này, tượng hình một bàn tay, cầm cây chổi, quét trong thái miếu. Bạn thử suy tiếp nữa đi, việc làm ấy với nghĩa "yên lành" có gì liên quan đến nhau?
  7. toett4

    toett4 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    662
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    center]
    Bạn Vĩnh ái Hồng thân mến,
    Dạ thưa trên đây có phải là chữ Khang mà bạn muốn nói đến không ạ?
    Tôi quả quá ngu muội, bạn có thể giải thích cho tôi đâu là "hình một bàn tay, cầm cây chổi, quét trong thái miếu" không?
  8. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    Nói vậy quá khiêm tốn, tôi thấy bạn chẳng ngu chút nào. Chỉ tiếc, chưa tìm hiểu cho triệt để.
    Cái anh mà bạn đưa lên, đến nay người ta không suy được nghĩa gốc là gì, chỉ chắc chắn một điều rằng nó ghi tên vua Thương thứ 27 tên là "康(hoặc viết s)丁"( tức Khang Đinh hoặc Canh Đinh). Đến nay, người bảo nó đọc là Canh s người cho nó là Khang 康 nhưng chưa ai ngã ngũ. Nhiều thuyết cho rằng Khang tựa hình trống, 4 chấm biểu thị tiếng vang, cầu cho 1 năm an lành, nhưng thuyết này sớm bị bác bỏ, vì trong Thuyết Văn Giải Tự, ông Hứa Thận chỉ ghi anh Khang 糠 này với nghĩa "vỏ trấu" và cho rằng sau này mới giản lược thành 康. Trong khi các anh khác không có chứng cứ gì hết.
    Các anh Tàu đến nay vẫn cãi nhau vụ Khang và Canh, vì cả 2 anh đều chưa tìm được nghĩa gốc, chưa tìm rõ lai lịch vì sao dẫn đến cái nghĩa hiện giờ. Tôi không theo anh nào, ở điểm này tôi phát hiện ra 1 anh tôi cho nó là dạng Giáp cốt văn của anh Khang hiện nay, qua 1bản chụp văn giáp cốt tôi có được. Sau đó 1 thời gian tìm hiểu thì tôi thấy, riêng kí tự này các anh Tàu vẫn xếp vào mục những chữ chưa rõ nghĩa. Tựa hình "mái nhà" phía dưới thường chỉ bộ Miên trong chữ Gia (nhà), Ninh (an lành)...Chỉ có điều, để chứng minh từ bộ Miên trong Giáp cốt văn, biến thành bộ Quảng như hiện nay, cần 1 số bước tương đối dài dòng, tôi chưa tiện đưa lên.
    Dẫu sao, cũng mừng vì bạn cất công đi tìm 1 bản vẽ về anh Giáp cốt!
    [​IMG]
  9. FanNgocKhue

    FanNgocKhue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    737
    Đã được thích:
    0
    Đọc xong bài lý giải trên của bạn, chỉ nhớ được mỗi điều là anh Tàu yêu không có ?otâm?. Cũng đã hiểu ra bạn bảo tôi bỏ sót đến 9 phần trong những điều lý thuyết là điều gì. Có nghĩa là các phần lý thuyết trên kia là hoàn toàn chung chung với mỗi chữ lại phải tiếp cận đặc thù. Đã thế lại còn qua năm bảy đời, mỗi đời lại có một vài ông Mao. Nản quá VHH nhỉ. Ôi nhưng bạn học được, thì chắc cũng không đến nỗi hết thuốc.
    Cho tôi hỏi tiếp phần giải thích của bạn. Giáp cốt như bạn nói nhiều lần chắc là chữ sơ khai nhất (được viết trên mai rùa) và rất thánh thần đối với người xưa. Sau đó đến chữ đời Tần (Triện), sau đến đời Hán (Lệ), sau đến phồn thể và ông Mao (giản thể). Các con chữ này biến hoá dần. Câu hỏi của tôi là trong các ảnh (đánh thứ tự từ trái qua phải) của bạn có phải là:
    chữ Ái 1 (lối Triện) ảnh 1 sau đến đời Hán biến thành chữ lối Lệ trong ảnh 2. Sao nó chẳng giống nhau gì nhỉ.
    Tương tự ảnh 3 và ảnh 4 là chữ Ái 2 cũng biến hoá từ Triện sang Lệ. Sao cũng không thấy giống. Tôi thấy ảnh 1 giống ảnh 3. Còn ảnh 2 giống ảnh 4. Có gì hiểu sai gì không?
    Cảm ơn vì bạn đã cất công vẽ vời đến tận khuya.
    Thế còn câu tôi hỏi về Tiếng Tàu học chữ nào biết chữ nấy thì quả là vô phương à?
    ---------------
    À mà mải giải chữ, quên biến mất bác AQ. Bác ấy hứa hẹn cho phần mềm phần cứng đâu rồi ấy nhỉ. Anh AQ cho em xin cái phần mềm phân tích bộ đi.
  10. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Ngọc Khuê, có lẽ VHH nói đúng là tôi do còn hiểu nhiều điều phiến diện nên có cách nhìn như vậy. Và khi có được tri thức đầy đủ hơn bản thân sẽ có cách nhìn khác, rồi lại tự cười các cảm giác ban đầu này của mình cũng nên.
    Tuy nhiên tôi vẫn cố viết ra bài chữ Vọng trên, vì theo kinh nghiệm cái xúc động ban đầu nó có sắc thái đặc biệt. Như bọ AQ có mấy phiên bản bài WC bản Muôn, nhưng đọc bản đầu với đầy lỗi chính tả là sướng nhất. Cũng như thơ Trần Đăng Khoa hồi nhỏ và khi đã trưởng thành vậy. Nếu có giúp được ai điều gì qua đó thì quả là ngoài sự mong muốn.
    Thôi trở lại học tập này. VHH có thể phân tích hộ được chữ SẦU " không ? Có bộ tâm là có liên quan còn các bộ khác thì sao. Chữ này qua thời bác Mao không bị mất mát gì nhỉ. Không thấy tượng thanh trong chữ đúng không ? Nếu cho tôi vẽ, tôi sẽ vẽ một trái tim bị cắm một nhát dao.
    Mà tôi thấy cứ hỏi mãi thế này, thì bao giờ cho hết. Không biết có cách gì khác không?
    Thắc mắc tiếp của tôi là cách hình thành các từ ghép. Không biết có gì đặc biệt đáng nói không ? Phiền VHH xuất chiêu.
    --------------
    À mà mình sang Đường Thi thôi, Ngọc Khuê ơi. Có bài thơ để lòng Hàn Diệp mới xuất chiêu.

Chia sẻ trang này