1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góc trao đổi về Chữ Hán

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi vinhaihong, 11/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. slowwind

    slowwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2006
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn anh AQ rất nhiều. Cho em hỏi nốt:
    1. Bộ Xuyên > , bộ Uông 尢, bộ Qua^^, bộ Ngạt 歹 có ý nghĩa như thế nào. Tên gọi các bộ này em tra trong quyển "301 câu đàm thoại tiếng Hoa". Có 1 số bộ và tên gọi các bộ trong quyển này khác với quyển Giáo trình Hán ngữ mà em đã xem, không biết có phải là do các bộ đó có nhiều cách đọc khác nhau hay là do sai sót của 1 trong 2 bộ sách.
    2. Các bộ ? 丨 丶 丿 T . thường bị nhầm là các nét. Chúng có ý nghĩa cố định nào không hay chỉ đóng vai trò như các nét chữ ,nghĩa là không có ý nghĩa?
    3. Bộ Bát . là số 8, bộ Nhất số 1, bộ Nhị số2. Tại sao các số khác không được gọi là bộ dù chúng cũng tham gia không ít vào trong nhiều chữ Hán. Hơn nữa vào khi cấu tạo nên chữ Hán thì ý nghĩa của chúng có còn là 1, là 2, là 8 nữa không. Nếu còn thì 1 số chữ em không thể nào cắt nghĩa được vd Tại sao trong chữ Thoại lại có bộ Bát.
    1 lần nữa cám ơn các sư huynh sư tỷ nếu chiếu cố đọc qua mấy dòng thắc mắc mà em cũng tự cảm thấy hơi ngớ ngẩn này.

  2. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    * Đầu tiên tôi khuyên bạn trước khi hỏi thì nên đọc kỹ lại những bài đã viết ở mấy trang trước. Một số ý bạn hỏi đều có ở trong các bài ấy.
    1. Bộ Xuyên >---> tượng hình dòng sông. Liên quan đến "sông nước".
    Bộ Uông 尢--->tượng hình người khom lưng. Tuỳ vào từng chữ sẽ biến đổi, chứ không chỉ riêng về 1 nghĩa nào.
    Bộ Qua^^ ---> tượng hình binh khí cổ, giống cái mác. Liên quan đến chiến tranh, binh khí...
    Bộ Đãi 歹--->tượng hình bộ xương. Liên quan đến những điều xấu, hung, ko tốt.
    Tên của các bộ thường thì phiên như các cụ nhà ta là chuẩn. Hiện tại bên Tàu có kiểu gọi mới, một số bác nhà ta cũng dùng tên theo Tàu nên đôi khi tên gọi 1 bộ mà khác nhau.
    2. Các bộ ? 丨 丶 丿 T . thường bị nhầm là các nét. Chúng có ý nghĩa cố định nào không hay chỉ đóng vai trò như các nét chữ ,nghĩa là không có ý nghĩa? --------> Không có nghĩa. Bạn đọc lại các trang trước.
    3. Bộ Bát . là số 8, bộ Nhất số 1, bộ Nhị số2. Tại sao các số khác không được gọi là bộ dù chúng cũng tham gia không ít vào trong nhiều chữ Hán. Hơn nữa vào khi cấu tạo nên chữ Hán thì ý nghĩa của chúng có còn là 1, là 2, là 8 nữa không. Nếu còn thì 1 số chữ em không thể nào cắt nghĩa được vd Tại sao trong chữ Thoại lại có bộ Bát.-------------> Đôi khi mặt chữ giống nhau thì thấy cái chữ giống ấy đọc luôn cho bộ ấy. Ví dụ như anh Bát, 2 cái phẩy trên chữa Thoại, thực ra ko fải chữ Bát, nhưng vì hình nó giống nên tương anh Bát vào để gọi cho tiện. Ko liên quan gì đến 1,2, 8 gì cả.
    Ví như anh chữ Đức, các cụ đọc cái lô xích sông bên trái là "thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm", thực ra chẳng liên quan gì đến 10, 4, 1 cả. Vì qua quá trình biến đổi dạng chữ, nó chẳng may trùng vào nên mới ra nhẽ ấy. Thực ra cái anh mà được đọc là "tứ 4" là tượng hình con mắt. Anh "thập 10" tượng hình cái gậy chỉ thẳng phía trước. Nghĩa đầu là "mắt nhìn thẳng khi đi", sau chuyển nghĩa chính trực, rồi thành ra "đạo đức''''...Nói tóm lại, mặt chữ qua hơn 3000 năm biến đổi, 1 số hình dạng trùng vào các dạng chữ có sẵn. Thế nên ko fải tất cả các chữ đều có thể bẻ từng bộ ra mà cắt nghĩa được.
    Nói qua về anh "Thuyết" 说. ANh này là hình thanh. Nghĩa là nói nên "hình" là bộ Ngôn. Thanh là .' "--uyêt".
    (Chú thích: Anh này .'--âm hiện tại là "Dui" (Đoài) nhưng trong lịch sử đã trải qua nhiều lần biến đổi ngữ âm. Sơ lược có những âm sau:
    1."-uo"说(shuo),"(tuo)----Thuyết, thoát
    2."-ue"~.(yue),,(yue)------Duyệt
    3."-ui" "(rui),Z(shui)------Nhuệ, Thuế.)
  3. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Nhân bác Nông dở "Ngục trung Nhật ký"("中-记) ra ngâm cứu Nhọ thấy chữ Ngục " lý giải hay hay post lên cho mọi người bàn thêm.
    Chữ này là có hay con chó hai bên và bộ Ngôn (chỉ sự nói) ở giữa. Ý là nói không được nói vì có hai con chó canh sẵn sàng cắn xé. Thế thì rõ là không được tự do rồi. Chữ này có được gọi là hội ý không các sếp?
  4. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    Ngục có 2 nghĩa:
    1.Tố tụng, tranh chấp, cãi vã...
    2.Nhà lao.
    Vậy nên có 2 cách giải thích khác nhau.
    Thuyết 1:
    Ngục gồm 2 chữ "khuyển" S(chó) 1 chữ "ngôn" ?(lời nói) ý chỉ 2 con chó giằng nhau mà sủa, sau đó chuyển sang nghĩa tranh chấp, tố tụng.
    Thuyết 2:
    Cho rằng, chữ "ngôn" ?vốn gốc là chữ "Tân" > mà "tân" xưa tượng hình 1 vũ khí cổ, chuyên để hành hình nô lệ và những kẻ mang tội, nên sau chuyển nghĩa "tội nhân". Còn 2 chữ "khuyển" là chỉ ý "chó trông ngục" vậy.
  5. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn VHH, nhân thể có cái chữ Khốc " này (khóc) cũng có bộ chó, lại có hai cái mồm có phải là khi khóc người ta mồm năm miệng mười cáu bẳn, nhăn nhó như khuyển không ? Đây là "tượng.." gì vậy ?!
  6. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1
    ": Khốc ?^S??: 表示号';中-象?人"-Ss"样子?,o?:,->?声,声泪俱< .
  7. MeoNhoDen

    MeoNhoDen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Bài viết:
    1.409
    Đã được thích:
    0
    Chữ BÙI (họ Bùi) có gì phải chỉ dẫn các sếp nhỉ ???
    裴 phiên âm: péi, bộ thủ là bộ Y: 衣, gồm hai bộ Phi z (chắc là tượng thanh) và bộ Y: 衣 được viết chồng lên nhau. Tại sao lại có bộ thủ là bộ Y: 衣 thì Nhọ không biết.
  8. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    Anh này gốc là 1 loại áo từ thời nhà Thương. Sau cái thời ấy thì chẳng ai biết hình dạng nó thế nào. Sau này thành ra chữ giả tá, thông với chữ "Bồi" trong từ "bồi hồi" rồi sau nữa thì giả tá lần nữa thành ra họ Bùi.
    Anh này là hình thanh, hình là Y, thanh là Phi. Âm vận cổ thì phụ âm "ph-" và "b-" đều có gốc từ "b-", thông nhau. Còn nguyên âm thì giờ đã thay đổi, song trong tiếng Hán hiện nay, may vẫn bảo lưu được "phi" "fei" và "Bùi" "pei", âm "-ei".
  9. pbinh979

    pbinh979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2002
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    2
    Các bạn cho mình hỏi chút nhé ??? Bọn mình tranh luận nhau. Mình thì nói rằng ở Trung quốc người ta gọi TRÂU hay BÒ cũng đều là nhưng một số người khác lại bảo không phải. Chỉ có Trâu là Ngưu còn BÒ thì có cách gọi khác. Mình ko rành tiếng Trung lắm nên cũng khó cãi. CÁC BẠN GIÚP MÌNH NHÉ. Sẽ vote 5* x 2 lần cho ai giải thích thấu đáo cho mình.
    (mà hình như ở Trung Quốc ko có TRÂU thì phải. TRÂU chỉ có ở những nước phương Nam như VN hay ĐNA đi liền với văn minh lúa nướ hay sao ý. Các bạn giúp mình nhé)
  10. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Tam Thiên Tự sách dạy cho trẻ nhỏ xưa của người Việt ta có đoạn :
    ". . . Ngưu Trâu, Mã Ngựa, Cự Cựa, Nha Răng, Vô Chăng, Hữu Có. . .". Từ đó có thể ngầm hiểu rằng người Việt ta xưa gọi Ngưu là con Trâu.
    Ngày nay trong tiếng Hán hiện đại, người ta dùng hai khái niệm cho hai từ Trâu & Bò. Nếu bạn muốn nói tới con Trâu thì gọi là : Thuỷ Ngưu^水?>?, còn con Bò thì gọi là : Hoàng Ngưu ^"?>?.Nói ở TQ không có Trâu là sai, ở miền nam Trung Quốc (nhất là các vùng giáp Việt Nam) Trâu & Bò có rất nhiều .
    Tương Tự như vậy : cặp Dê/Cừu.
    Tam Tự Kinh viết : " . . . Khuyển Chó, Dương Dê, Kê Gà . . ." như vậy Dương là con dê, tuy nhiên trong tiếng Hán hiện đại từ Ssẽ không phân biệt là dê hay cừu mà phải gọi là 山S và 绵S .
    Được aqcharles sửa chữa / chuyển vào 11:20 ngày 14/01/2007

Chia sẻ trang này