1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góp nhặt: Vớ vẩn, linh tinh ...

Chủ đề trong 'Quảng Bình' bởi mvc, 09/08/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Góp nhặt: Vớ vẩn, linh tinh ...

    CÀ PHÊ SÀI GÒN

    Ở Sài Gòn, gặp nhau buổi sớm cánh mày râu thường chào nhau bằng một câu hỏi: ''Cà phê chưả'' Và dẫu rồi hay chưa, nếu vẫn còn thời gian rỗi, người ta lại kéo nhau vào một quán nào đó, không cần thiết là cà phê ''cóc'' nằm dọc vỉa hè công viên Hồ Con Rùa hay sang trọng như Brodard, Paloma...

    Ly cà phê Buôn Mê Thuột

    Ở TP Hồ Chí Minh, hiện có rất nhiều địa chỉ chuyên bán thức uống cà phê Buôn Mê Thuột, mang thương hiệu Trung Nguyên. Giá một tách cà phê nóng ở đây thấp nhất là 4.000 đồng với loại hạt cà phê Robusta Culi. Không khí của hệ thống quán Trung Nguyên còn thoảng chút se lạnh như vùng đất ''buổi chiều quanh năm mùa đông'', qua những máy lạnh được cài chế độ giữ nhiệt độ mức 23,70C. Một nghệ thuật khác trong pha chế tách cà phê để luôn giữ độ ấm là trước khi pha tách được luộc trong nước nóng.So với nhiều quán cà phê khác, hệ thống quán của Trung Nguyên có một điểm lạ: khách có thể chọn bất kỳ loại cà phê hạt (đã rang, nhưng chưa xay) nào trong 8 loại cà phê sẵn có tại quán: Robusta Culi, Robusta Arabica, Arabica sẻ, Culi T/H, Culi Arabica, Robusta Brazil, Arabica Eak, chồn. Sau đó, chủ quán sẽ xay và pha thành tách cà phê theo đúng yêu cầu của khách. Giá tiền vẫn không đắt hơn...''Cứ 5 người khách vào quán, có 3 người gọi cà phê!'' - ông Ninh Viết Quang Long - chủ nhân quán cà phê Trung Nguyên trên đường Điện Biên Phủ (quận 3) nhận xét.Mới đây, hệ thống quán cà phê Trung Nguyên còn thêm dịch vụ bán cà phê để khách mang về nhà tự pha.

    Cà phê vỉa hè

    Dường như không có nơi nào của Việt Nam lại nhiều quán cà phê vỉa hè như TP Hồ Chí Minh. ở những hẻm nhỏ hay bên trục lộ chính ồn ào, người ta có thể dễ dàng gặp những quán không tên. Khách đủ dạng: từ bác tài xích lô, sinh viên, công chức chờ giờ vào làm việc, chủ doanh nghiệp tư nhân, công ty cho đến người thất nghiệp. Trông họ ngồi có vẻ như quen thuộc nhau từ lâu.Quán vỉa hè cà phê buổi sớm ở Sài Gòn còn gắn với đôi gánh hàng hủ tiếu, bánh canh, xôi, bánh ướt... Cô hàng cà phê sẵn sàng kêu giùm khách những món lót lòng dân dã. Các quán dọc vỉa hè đường Trần Quốc Thảo, Trương Định, Ngô Thời Nhiệm... phục vụ luôn cả báo chí ngày. Tiếng là cà phê buổi sớm, song nhiều quán bày bán luôn cả ngày. Không ít quán gắn bó với khách như một thói quen. Đáng kể trong số đó là quán Cô Tư nằm ở con hẻm nhỏ Nguyễn Thiện Thuật, đoạn trở ra đường Lý Thái Tổ (gần vỉa hè chuyên bán xe Vespa). Quán được bán nửa trên vỉa hè, nửa trong khuôn viên vừa là quán, vừa là nhà. ''Cô Tư'' mở cửa quán vào nửa đêm về sáng, khách chủ yếu là giới xích lô, các tài xế chở mối hàng chợ. Đây là quán bình dân có từ trước năm 1975 và cho đến nay ly cà phê đen nhỏ giá vẫn chỉ 1.500 đồng.Cà phê vỉa hè mang nét riêng đáng nhớ, có thể kể đến quán nằm ở ngã ba Mạc Thị Bưởi - Đồng Khởi (quận 1). Tuy không trưng bảng hiệu, nhưng với khách tuổi trung niên từng thưởng thức cà phê trên con đường có thời mang tên Tự Do này, thì đây là quán ''Bố già''. Chủ nhân cũ vốn là bạn của Hoàng thân Sihanouk, nay đã mất, để lại cùng với quán cà phê, cả gia tài đồ sộ sách vở hầu hết là tiếng Pháp, vốn từng bày bán ở nhà sách Khai Trí và Liên Châu thập niên 60, 70, khách khoái giở lại lớp bụi thời gian, có thể bước vào bên trong ngôi nhà của quán ''Bố già'' để mượn xem. Hai kệ sách cao đụng trần nhà chạy dọc hai vách, thu hút cả khách châu Âu đến tò mò về một hình ảnh Sài Gòn xưa. Thức uống buổi sớm ở đây, cà phê được dọn kèm theo một ly trà nóng, chứ không có bình trà như nhiều quán khác.Quán cà phê loại nửa nằm trong nhà, nửa nằm ngoài vỉa hè tập trung đông khách nhất, hiện thuộc về khu Đề Thám - Bùi Viện. Khách cà phê nơi đây chủ yếu là giới trẻ ngụ hai bên phố Đề Thám - Bùi Viện - Phạm Ngũ Lão.
  2. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    UỐNG RƯỢU ...
    Người sành rượu phải tri kỳ vị (biết vị của rượu); tri kỳ hương (biết hương thơm của rượu) tri kỳ ảo (biết sự huyền ảo); tri kỳ linh (biết cái linh hồn của rượu)...Người sành rượu, trước hết cầm lấy chai rượu, ngắm nghĩa một lát, như say đắm, như vuốt ve chai rượu, thận trọng mà âu yếm nồng nàn như cái kiểu giải y một cô gái. Anh ta lại đặt chai rượu xuống. Tay nắm chặt chiếc chén trong tay, ướm ướm. Chén rượu không có tai. Có thể là chiếc chén Bát Tràng, chén ở lò ông Thiếu hoặc chén cổ có men sáng, dưới đáy có chữ "Nội phủ". Quanh chén có vẽ chút thuỷ mặc và hai câu thơ:

    Vị thuỷ đầu can nhật
    Kỳ sơn nhập mộng thần

    Anh ta rút nút chai bằng cuộn lá chuối khô ra, ngửi ngửi rồi rót rượu ra chén. Thế là rượu hiện ra, dịu dàng, nõn nà, trong suốt. Có thể là độc ẩm (uống một mình) hoặc là đa ẩm (uống với nhiều người).
    Trong mấy người uống rượu với nhau, người ít tuổi hơn phải giữ ý. Khi nâng chén, không để chén của mình cao hơn chén của người nhiều tuổi.Tay nâng chén rượu, người ta tớp một hớp thật nhỏ, khẽ chép miệng rồi mới uống tớp đầu tiên, tớp thứ hai... Người ta thấy tinh thần phấn khởi. Nỗi mệt nhọc được giảm đi. Tâm hồn nhẹ tênh. Người ta quên đi mọi bi kịch, mọi sự vụn vặt trong cuộc sống. Tự biến mình từ nô lệ của cuộc sống vật chất sang tự do. Người ta chuyển thực tế vào mộng một cách dễ dàng và êm ả. Khi uống với bạn bè, người ta cùng uống, cùng say để tỏ tình thật với nhau, uống cho sự giao ước, hứa hẹn được bền vững. Con quỷ tinh nghịch trong rượu sẽ đưa người uống rượu trở về những ngày vàng son. Họ trở nên dịu dàng, chan hoà, vui tươi.Người sành rượu phải tri kỳ vị (biết vị của rượu); tri kỳ hương (biết hương thơm của rượu) tri kỳ ảo (biết sự huyền ảo); tri kỳ linh (biết cái linh hồn của rượu)...Người ta uống nếm; uống thưởng thức; uống lấy say.
    Uống kiểu chén thù chén tạc là uống hai người: chủ và khách. Bên chủ là bên "tạc" có nghĩa là chúc mừng. Bên khách là bên "thù" có nghĩa là uống đáp lại.
    Người ta uống đứng, uống ngồi, vừa đi vừa uống... Người đàn ông lý tưởng một thời xưa kia phải là người tài hoa phải biết cầm (đàn hát); kỳ (đánh cờ); thi (làm thơ); hoạ (vẽ)... Nhưng lại phải biết cả tửu (uống rượu) mới là trọn vẹn.
    Tửu cũng chiếm một địa vị quan trọng.Những người cầu kỳ hoặc tao nhân mặc khách khi uống rượu yêu cầu phải có một không khí phù hợp, người uống với mình phải "ngon", rượu phải ngon, thức nhắm phải ngon...Người giàu có uống loại rượu đắt tiền hơn và có kẻ hầu người hạ làm các món nhắm. Người có chữ nghĩa, vừa uống rượu vừa làm thơ làm phú, đọc cho nhau nghe những áng văn hay. Có khi họ vừa uống vừa thưởng thức giọng hát ca trù của các đào nương. Họ đưa sáng tác của họ ra để các đào nương trình bày. Người nghèo thì uống "suông". Cũng có khi thức nhắm là quả sung, quả ớt, quả ổi hoặc quả nhót cũng xong. Gọi là rượu nhạt, rượu suông.Trong những bữa rượu, người ta xếp những người ngang tuổi ngồi với nhau, những người có chức sắc ngồi với nhau hoặc bình dân ngồi với nhau. Nhưng khi uống rượu kiểu "chén chú chén anh" thì thật thoải mái, bình đẳng. Chẳng phải giữ kẽ gì tha hồ mà mồm nhai, tai nghe... Đó là cái thú dân dã và đặc biệt. Cũng có nhiều kiểu say: say khướt, say khướt cò bợ, say tít cùng mây, say tuý luý càn khôn, say mềm, say mê mẩn đời, say ngà ngà, say không biết trời đất là gì...
    (C) by huonggiang@Muivi
  3. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    CÔNG SỞ VÀ NHỮNG CHUYỆN NGỤ NGÔN
    Ðôi khi những câu chuyện ngụ ngôn hóm hỉnh lại mang đến cho bạn những kinh nghiệm quý giá cho công việc của bạn...
    Chuyện ngày thứ 2:
    Chuông cửa reo. Người vợ sau một hồi nhăn nhó đành phải xuống tầng dưới mở cửa đón khách vì người chồng nhất quyết không chịu rời mắt khỏi trận bóng đang đi vào phút đá bù giờ căng thẳng.
    Ðứng trước cửa là Bob, người hàng xóm của họ. Bob nói: Tôi rất ngưỡng mộ vẻ đẹp của cô. Nếu cô có thể để cho tôi kiss một lần, tôi sẽ đưa cho cô 800 đôla. Mặc dù rất tức giận vì lời đề nghị khiếm nhã của người hàng xóm nhưng vì số tiền quá lớn nên người vợ vẫn để cho Bob hôn mình và, như đã thoả thuận, nhận được 800 đôla.
    Khi người vợ quay trở lên gác và thông báo rằng Bob vừa đến, người chồng hỏi lại: Bob đến à? Hắn có trả 800 đôla hắn vay anh từ năm ngoái chưa?
    Bài học từ câu chuyện: Trong một công ty, các bộ phận luôn luôn phải chia sẻ thông tin với nhau. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng làm việc chồng chéo lên nhau hoặc bỏ sót việc, hoặc mỗi người nói một phách khi người ngoài hỏi về thông tin trong công ty.
    Người quản lý phải tổ chức sao cho từng bộ phận biết rõ những thông tin cần thiết cho chức năng của họ.

    (to be continued)
  4. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    CÔNG SỞ VÀ NHỮNG CHUYỆN NGỤ NGÔN

    Chuyện ngày thứ 3:

    Một chàng trai trẻ ngoan đạo gặp một cô gái xinh đẹp xin đi nhờ xe. Khi đi trên đường, anh ta phát hiện ra cô gái có đôi chân dài rất đẹp. Vì mải ngắm đôi chân đó mà anh suýt nữa đâm vào một cột điện ven đường.
    Sau khi phanh xe, anh ta vờ làm như vô tình đặt tay lên chân cô gái. Cô gái nói: Anh hãy nhớ lại điều 129 của Kinh thánh. Vì là một chàng trai ngoan đạo, anh ta liền xin lỗi cô gái và rất lấy làm xấu hổ.
    Khi về nhà anh ta tự nhủ mình phải đọc lại điều 129 để không bao giờ mắc phải những lỗi lầm như vậy nữa. Nhưng điều 129 hoá ra là: Hãy tiến lên, bạn sẽ giành thắng lợi.
    Bài học từ câu chuyện: Trước khi ra bất cứ quyết định nào, cần chuẩn bị đầy đủ thông tin. Ðôi khi bạn có thể để tuột khỏi tầm tay những cơ hội lớn chỉ vì quên check lại 1% bé xíu những thông tin mà bạn cho là vụn vặt không đáng quan tâm thôi đấy.
    (to be continued)
    Được mvc sửa chữa / chuyển vào 08:45 ngày 10/08/2004
  5. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    XIN Tỏ ặN NGặỏằoI
    (Viỏt tỏãng Ngỏằ')
    TỏĂ ặĂn ngặỏằi vơ 'Ê 'ỏn vỏằ>i tôi
    Mang niỏằm vui nhặ mỏằTt con gió mỏằ>i
    Thỏằ.i vào tôi nhỏằng ặỏằ>c mặĂ mong 'ỏằÊi
    Và tơnh yêu nhặ giỏƠc mỏằTng trong lành
    Tôi lỏĂi thỏƠy bỏĐu trỏằi rỏƠt trong xanh
    Và mÂy trỏng sao bơnh yên 'ỏn thỏ
    Mỏằ-i cặĂn mặa không còn mang dỏƠu lỏằ?
    Đỏằf mỏãt trỏằi lỏĂi sặỏằYi ỏƠm trong tim
    Trong Ănh mỏt tôi nhơn có khuôn mỏãt rỏƠt xinh
    Trong vòng tay có tay ngặỏằi êm Ăi
    Nhỏằng nỏằƠ hôn 'ỏm say 'ang trỏằY lỏĂi
    Và nỏằƠ cặỏằi lỏĂi tặặĂi mỏằ>i nhặ gặặĂng
    Tôi thỏƠy mơnh còn nhiỏằu nỏằ-i nhỏằ> thặặĂng
    Nhỏằng lo Âu vỏằƠt tan nhặ chỏàng có
    Và tơnh yêu nhặ chặa tỏằông rỏằi bỏằ
    Trong giỏƠc mặĂ có bóng dĂng em nhiỏằu
    LỏĂi thỏƠy tôi nhặ 'ỏằâa trỏằ mỏằ>i biỏt yêu
    Ánh mỏt mỏằ>i, cĂi nỏm tay câng mỏằ>i
    Lòng vui sặỏằ>ng dạ nỏằƠ hôn trao vỏằTi
    Đỏằf mỏằ-i ngày lỏĂi thỏƠy yêu nhau hặĂn
    Tôi lỏĂi thỏƠy hỏng 'êm bỏằ>t cô 'ặĂn
    Lòng bơnh yên trong ngày tơnh yêu mỏằ>i
    Và niỏằm tin không còn là diỏằ?u vỏằÊi
    Khi trong tay, tôi 'Ê có tay ngặỏằi
    Xin tỏĂ ặĂn vơ tôi 'Ê có ngặỏằi
    Tôi chỏàng ặỏằ>c vỏằ 'iỏằu gơ vânh viỏằ.n
    Khi mỏằ-i sĂng ngỏm mỏãt trỏằi hiỏằfn hiỏằ?n
    Thêm mỏằTt ngày tôi lỏĂi 'ặỏằÊc yêu em
  6. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    BỮA ĂN NGÀY THƯỜNG
    Băng Sơn

    Bữa ăn của người Việt Nam bình thường, trừ cỗ bàn không kể, ai mà chẳng biết. Tùy gia cảnh, điều kiện , nó thay đổi chút ít.
    Phổ biến là mâm cơm đặt trên chiếu, trên ghế ngựa, có khi chỉ là chiếu trải trên đất. Thành thị mới có thói quen ngồi bàn, bàn trải khăn trắng.
    Nếu người ông, người cha chủ động giờ ăn, nếp ăn, thì người mẹ, người bà mới thực sự là chỉ huy trong bữa ăn.
    Trước hết đã thành phong tục đẹp của cả dân tộc: Lời mời. Ai đang bận hoặc dở tay, phải có người ra mời. Không thể nói: Bố vào ăn cơm. Mà phải nói: Mời Bố vào xơi cơm ạ. Khi cả gia đình đã ngồi vào mâm đông đủ, bắt đầu cũng bằng lời mời. Lần lượt mời từ trên xuống, từng người một rồi mới được nâng bát. Lời mời cũng không được nói sõng, phải có chữ ạ sau cùng. Ai ăn xong, trước khi đứng dậy, cũng phải điệp khúc lại lời mời như bắt đầu bữa ăn.
    -Chào ơi, vẽ. Trong nhà cả mà, rách việc, phong kiến... Thật chăng? Không. Ngàn đời cho đến nay, dân tộc ta không chấp nhận người nào ngồi vào mâm mà hùng hục ăn luôn, không mời mọc, không chú ý đến ai. Ðó là loại người "Ăn cơm không biết giở đầu đũa", là "vục mặt xuống mà ăn". Cho nên dù là sống với nhau suốt đời, hằng ngày bên nhau, gần gũi, thân thương, mỗi ngày ngồi vào mâm hai lần, nhưng lời mời vẫn phải có. Nó thể hiện thái độ kính trọng người trên, thương yêu người dưới, lễ phép, văn minh, lịch sự. Hoàn toàn không phải là vẽ chuyện, là rách việc, là phong kiến như có ai cực đoan đã nghĩ. Thử xem, một gia đình nghèo nhưng nền nếp, mâm cơm đạm bạc; nhưng có bao giờ thiếu được lời mời. Nó cũng còn là một khía cạnh đạo đức mà truyền thống dân ta không bao giờ từ bỏ.
    Bà, hoặc mẹ, cô con gái lớn, chị con dâu bao giờ cũng ngồi đầu nồi. Ðó là người cầm cái, người chỉ huy, cũng là người phục vụ cho cả nhà. Chúng ta không chấp nhận kiểu nồi cơm để xa, ai ăn hết tự đứng lên xới cơm lấy. Người ngồi đầu nồi phải ăn thong thả, ý tứ quan sát cả nhà; ai sắp hết bát cơm thì mình dừng tay và cơm ngay, sẵn sàng để xới cơm; không để ai phải chờ. Có khi người ngồi đầu nồi dừng trước lâu quá, còn giả vờ đánh nồi cơm, dù nồi cơm đã đánh tơi lên rồi. Cử chỉ hành động đó rất nhỏ, nhưng vô cùng cần thiết vì thể hiện sự quan tâm đến mọi thành viên trong gia đình, nhất là những người có tuổi, những người bậc trên. Mình vì mọi thành viên. Mọi thành viên vì mình. Nhân văn lắm chứ.
    Có chuyện nàng dâu mới về, ngồi đầu nồi, nhà lại đông anh em trai, họ ăn như hổ cuốn rồng leo, chị dâu xới cơm luôn tay, hết bữa mà chị chưa ăn hết được một bát. Chả lẽ ngồi ăn sau cùng, sẽ mang tiếng tham ăn. Ðành coi như no, nhịn. Tối phải về nhà mẹ để ăn thêm cơm nguội. Ngồi ăn cơm không được nhai tóp tép, nhồm nhoàm, húp xuỵt xoạt, gõ bát đũa khua vòng tròn trên mâm. Có một cái thìa chan canh, không được dùng nó để húp. Muốn húp, phải múc canh vào bát riêng của mình và đặt thìa thật khẽ, không bắn canh ra ngoài.
    Chấm thức ăn phải hứng bát, không nên rê miếng thức ăn đã chấm xuống đĩa thức ăn, để tránh nhỡ món nước chấm đó có người không ăn được thì đĩa thức ăn vẫn không sao. Cũng không được đưa miếng thức ăn đã chấm trực tiếp lên miệng, mà phải đặt vào bát cơm rồi và.
    Trên mâm cơm có miếng ngon nhất, bao giờ bố mẹ cũng gắp nhường ông bà, và thông thường ông bà lại gắp trả lại cho cháu, người được ưu tiên nhất nhà. Có khi bé em không thích, gắp trả vào bát của mẹ, và người mẹ lại nhường cho bố. Thật hạnh phúc khi có không khí gia đình thương yêu nhường nhịn nhau như vậy.
    Miếng cháy xém, ăn cho thơm miệng, người già răng yếu ít ăn, nên thường ngồi nhai cho hết vì bỏ đi thì phí. Thật là một cử chỉ đáng trọng của mẹ trong gia đình.
    Bữa cơm, hay bữa ăn thường diễn ra như một việc hết sức bình thường hằng ngày. Nhưng thực ra nó đã trở thành nghi thức thiêng liêng, đầy chất văn hoá, đáng yêu. Nghe nói trước đây nhà văn Lan Khai, tuy sống thiếu thốn, nhưng mỗi khi ông ngồi vào bàn viết và ngồi vào bữa ăn, bao giờ ông cũng quần áo chỉnh tề như đi dự bữa tiệc hay làm một việc quan trọng.
    Nhìn nhiều gia đình dùng bữa, ta có thể biết gia đình ấy thuộc loại nào; sống ra sao, mỗi người trong gia đình đối xử với nhau như thế nào. Kinh sợ nhất là có nhà chỉ có dăm người, nhưng người ăn trước, người ăn sau, mâm cơm lúc nào cũng như ăn dở, bát rếch để lẫn bát sạch, đĩa thức ăn nham nhở, bát canh nguội lạnh, nồi cơm đóng từng cục... Hẳn người ăn sau không thể thấy ngon, không thể thấy vui, không cảm nhận được không khí đầm ấm, thương yêu của sợi dây tình cảm gia đình.
    Với người dân bình thường, thực cụ thật đơn giản, mâm thau, mâm nhôm, mâm gỗ, bát mộc đũa tre, toàn vật rẻ tiền, nhưng chủ yếu là khô ráo sạch sẽ thơm tho. Bát sạch ngon cơm mà. Chí lý. Tất nhiên thế. Nó thể hiện tài khéo léo, tính tỉ mỉ, sự chăm sóc của người phụ nữ trong gia đình, làm gương cho con cái noi theo, nó phải thành nền nếp. Không thể bằng lòng với đôi đũa cọc cạch, cái dài cái ngắn, chiếc bát mẻ, cái thìa gẫy, cái mâm han gỉ. Cụ Nguyễn Tuân sinh thời, trên mâm chỉ vài món, nhưng cái mâm phải bóng lộn, đôi đũa thật khô, cái bát thật sạch. Cũng như nhà văn ấy, nhiều gia đình Việt Nam cũng có gia phong ấy, không bao giờ bát nước chấm thừa từ bữa trước có mặt trên mâm cơm.
    ... Bữa ăn của chúng ta hiện nay còn đơn giản. Nó còn bị đơn giả hóa hơn nữa là vợ chồng con cái đến bữa rủ nhau đi ăn cơm bụi, cơm đầu ghế. Thời đại công nghiệp chăng ? Phải chạy đua với thời gian chăng ? Ðể tiết kiệm chăng ? Cũng tùy. Và cũng xin tùy thích. Chỉ có điều như vậy, là làm mất đi bàn tay chăm sóc ân cần của người phụ nữ trong gia đình, làm con cái mất đi những bài học về gia chánh, khiến nhiều cô gái trẻ, nhiều cô dâu mới rất lúng túng khi nói đến một số món ăn truyền thống dân tộc, hoặc các cô không còn làm được tròn bổn phận của người con, người vợ, giữ gìn sức khoẻ qua bữa cơm cho người thân yêu. Luộc rau, tráng trứng, kho cá, pha nước chấm, nếu không học thì dù đó là những món đơn giản, cũng khó mà làm cho ngon. Thật tiếc.
    Mong sao mỗi gia đình chúng ta ngày càng có những bữa ăn ngon hơn, đầm ấm hơn, đầy chất văn hóa văn minh hơn.
  7. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    CÔNG SỞ VÀ NHỮNG CHUYỆN NGỤ NGÔN
    Phù, hôm nay là ngày thứ Tư rồi ta ơi...
    Câu chuyện ngày thứ 4:
    Một nhân viên bán hàng, một nhân viên hành chính và một giám đốc đang cùng đi ăn trưa thì nhặt được một chiếc lọ. Khi họ mở nắp chiếc lọ, một vị thần bay ra và cho họ 3 điều ước, mỗi người 1 điều.
    Hai nhân viên tranh nhau ước trước. Cuối cùng, vì nhân viên bán hàng nhặt được cái chai, anh ta giành được quyền ước đầu tiên. Anh ta nói: Tôi muốn ngay bây giờ được đến đảo Bahamas du lịch trên một chiếc thuyền và không phải nghĩ gì đến công việc. Ngay lập tức điều ước hiệu nghiệm, anh nhân viên biến mất.
    Ðiều ước thứ 2 là của nhân viên hành chính. Anh này ước được thần chai đưa đến Hawaii nghỉ ngơi, đỡ phải giải quyết đống giấy tờ chồng chất ở cơ quan. Lời ước cũng thành sự thật ngay tức thì.
    Ðến lượt ông giám đốc. Ông nói: Tôi ước 2 nhân viên của tôi sẽ quay lại chỗ làm việc ngay sau giờ ăn trưa.
    Bài học từ câu chuyện: Luôn để sếp là người được nói trước và bạn là người biết lắng nghe. Kể cả khi bạn không tán thành với quan điểm của sếp hay có những sáng tạo muốn nhanh chóng được công nhận. Kiên nhẫn và chọn đúng thời điểm để góp ý, bạn sẽ thấy sếp không phải là nguời quá khó thuyết phục.
  8. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    CÔNG SỞ VÀ NHỮNG CHUYỆN NGỤ NGÔN
    một ngày thứ 5 thật oải.....
    Chuyện ngày thứ 5:
    Một con đại bàng đậu trên cây và nghỉ ngơi. Một con thỏ đi qua thấy vậy rất thích thú. Nó cũng bắt chước, ngồi dưới gốc cây và nghỉ ngơi. Bất ngờ, một con cáo đi ngang qua, nó nhảy vào và ăn thịt con thỏ.

    Bài học từ câu chuyện: Trước khi muốn giống như một người ở trên cao, bạn phải biết làm việc chăm chỉ đã, đừng nghĩ quá nhiều đến chuyện nghỉ ngơi hay dừng phấn đấu, và bạn phải biết vị trí của mình đang ở đâu.
    Với một công ty cũng vậy, để có thể chiếm được vị trí vững chắc ở một thị trường, công ty đó phải cạnh tranh để tạo được thương hiệu riêng đã.

  9. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    CÔNG SỞ VÀ NHỮNG CHUYỆN NGỤ NGÔN
    Câu chuyện ngày thứ 6
    Một chú chim nhỏ bay về miến Nam để trú đông. Trời rất lạnh mà chú chim lại rất yếu ớt. Nó bị rơi xuống một cánh đồng lớn. Một người nông dân đang cầy bừa vô tình đổ một ít bùn lên người chú chim nhỏ. Chú chim mắc kẹt dưới bùn nhưng lại được sưởi ấm.
    Chú cảm thấy rất vui và bắt đầu hát. Một con mèo đi ngang qua nghe thấy tiếng hót, nó đến chỗ chú chim, cào bùn cho chú chim thoát ra và ăn thịt chú chim nhỏ.
    Bài học từ câu chuyện:
    Không phải ai giải thoát cho bạn khỏi hoàn cảnh khó khăn cũng là bạn của bạn.
    Khi bạn đang mắc kẹt trong một hoàn cảnh không dễ dàng gì, tốt nhất là nên im lặng. Ðừng cố than phiền hay kể lể, bởi bạn mới là người duy nhất biết rõ mình phải làm thế nào để có thể tự giải thoát cho bản thân.

  10. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Đi chôm dzìa..
    Giàn nhạc Giao Hưởng: Cấu Trúc Và Các Nhạc Khí
    Đi nghe nhạc sống là một điều lý thú. Tuy thưởng thức âm nhạc chỉ cần thính giác thôi, nhưng được xem các nhạc sĩ chơi đàn thì thật sự tăng thêm phần sống động của bản nhạc, vì lẽ thường tình là con người thi?Tch ?omắt thấy tai nghe?. Đi nghe nhạc cổ điển, một hình thức thưởng thức âm nhạc, và còn là một đóng góp văn hóa, vì nhạc cổ điển ít thông dụng với quần chúng, mà nhạc cổ điển là một văn hóa tuyệt diệu của loài người, cần được duy trì mạnh mẽ. Thời nay nhạc cổ điển không còn là nhạc của giới thượng lưu nữa, nhưng nhiều người vẫn có thái độ e dè với loại nhạc này, vì tính cách phức tạp của nó. Bài viết này xin trình bày phần cấu trúc của một giàn nhạc cổ điển. Khi quý vị hiểu rõ hơn về các thành phần của một giàn nhạc giao hưởng, thì hy vọng không bị lóa mắt bởi tính cách vĩ đại của giàn nhạc - sao mà lắm người, lắm đàn thế? - mong rằng quý vị sẽ thoải mái hơn để để tâm trí thưởng thức một bản nhạc cổ điển trình tấu với một giàn nhạc đại hòa tấu, hay giàn nhạc giao hưởng, tiếng Anh gọi là Symphony Orchestra.
    Thường chỉ có tỉnh lớn mới có được một giàn nhạc giao hưởng, vậy giàn nhạc giao hưởng còn nói lên sự trưởng thành của một tỉnh, và công trình của rất nhiều người mới thành lập được một giàn nhạc giao hưởng. Năm nay 2004, tại quận Cam, tiểu bang California, nơi có nhiều người Việt định cư nhiều nhất trên thế giới, giàn nhạc giao hưởng của vùng, gọi là Pacific Symphony Orchestra (PSO) được 25 tuổi. PSO là giàn nhạc lớn thứ ba trong tiểu bang, đứng sau hai giàn nhạc của thành phố Los Angeles và San Francisco. Năm 2001, giàn nhạc đã được đề cử giải Grammy, qua hai bản concerti cho đàn piano của Luka Foss thâu âm với hai tay đàn piano tài danh, Jon Nakamatsu và Yakov Kasman. Năm 1997, nhân dịp kỷ niệm 20 năm chấm dứt chiến tranh Việt Nam, nhạc sĩ Elliot Goldenthal đã phát hành tấu khúc "For Water Paper: A Vietnam Oratorio", dưới quyền điều khiển của nhạc trưởng Carl St Clair, tiếng đàn cello của Yo-Yo Ma, giàn nhạc giao hưởng PSO, và ca đoàn Pacific Chorale. Điểm đặc biệt là giàn nhạc được phụ thêm với các đàn bầu, đàn tranh của Việt Nam ta. Thật là một niềm vui sướng được thấy các nhạc cụ Việt Nam chơi trong giàn nhạc giao hưởng lớn, tạo cho tấu khúc âm thanh ấm nồng và réo rắt của phương Đông. Ngoài hai buổi trình tấu thông thường cho một bản nhạc, lần đó PSO đã có một buổi trình tấu đặc biệt dành riêng cho cộng đồng Việt Nam.
    Trong bài giới thiệu giàn nhạc nhân dịp kỷ niệm 25 năm, PSO đã cho in một sơ đồ cấu trúc giàn nhạc. Từ đó, người viết lấy ý và tìm hiểu thêm về cấu trúc, các thành phần của một giàn nhạc, các loại đàn khác nhau được sử dụng trong một giàn giao hưởng. Mong rằng qua bài viết, quý bạn sẽ yêu thích nhạc cổ điển hơn, vì nhạc cổ điển rất phong phú về âm điệu và một người yêu nhạc thì không thể không yêu nhạc cổ điển.
    Âm thanh của giàn nhạc đại hòa tấu tùy thuộc rất nhiều vào cách sắp xếp vị trí của các nhạc công trên sân khấu. Mỗi bận trình diễn, các thành viên của giàn nhạc đều có một chỗ ngồi đã được định sẳn. Tùy theo tấu khúc mà giàn nhạc có đầy đủ số nhạc công hay chỉ có một phần mà thôi. Các nhạc cụ cũng tùy thuộc vào bản nhạc, nhất là các nhạc cụ của bộ gõ (percussion). Các nhạc công ngồi theo nhóm, dưới sự điều khiển của nhạc trưởng, conductor.
    Đứng giữa sân khấu, có khi còn đứng trên cái bục cao là nhạc trưởng. Ai cũng hiểu nhạc trưởng điều khiển giàn nhạc. Nhưng vai trò của người nhạc trưởng còn rộng rãi hơn nhiều . Phải nói nhạc trưởng là linh hồn của giàn nhạc. Ông là người thiết lập chương trình trình diễn cho toàn năm, chọn lựa các bản nhạc trình tấu, chọn lựa những nhạc sĩ để trình diễn các tấu khúc solo với giàn nhạc. Cùng với giám đốc của trung tâm nghệ thuật (sân nhà của giàn nhạc giao hưởng), nhạc trưởng phát huy và chỉ đạo con đường nghệ thuật cho giàn nhạc, và còn cho tỉnh nữa, nếu tỉnh chưa trưởng thành trên mặt âm nhạc. Tất nhiên, vai trò quan trọng của ông là hướng dẫn những buổi thực tập, tìm hiểu sâu xa các bản nhạc, điều khiển giàn nhạc, quyết định các phần kỹ thuật cho bản nhạc, tỷ như những nhạc khí nào tấu vào các đoạn khởi đầu và phần chấm dứt của bản nhạc.
    Giàn nhạc giao hưởng gồm có bốn nhóm nhạc cụ sau đây:
    <*> 1. Bộ Đàn Đây: violin (vỹ cầm), viola, cello & double bass
    <*> 2. Bộ Đàn Gió: flute (sáo), oboe, bassoon, clarinet
    <*> 3. Bộ Kèn Đồng: horn, trumpet, trombone, tuba
    <*> 4. Bộ Gõ: timpani, xylophone, cymbals, triangle, snare drum, Bass Drum, woodblocks, gongs (chiêng), chimes
    1. Bộ Đàn Đây(Strings) gồm có violins, viola, cello, double bass, luôn là nhóm ngồi hàng đầu trong giàn nhạc trên sâu khấu, vì đàn giây là âm thanh chính của toàn bộ giàn nhạc.
    - Hàng đầu bên tay trái của nhạc trưởng là nhóm đàn vỹ cầm nhất (first violins). Nhóm vỹ cầm nhị (second violins) và nhóm violas được xếp bên tay phải, làm thành một bán vòng tròn chung quanh nhạc trưởng. Nhóm đàn cello ngồi phía tay mặt của nhạc trưởng, ngồi sau nhóm đàn vỹ cầm, có lúc lại được xếp ngồi chính giữa giàn nhạc. Nhóm đàn double bass ngồi phía sau. Theo mô hình của giàn nhạc Pacific Symphony Orchestra (PSO), thì nhạc trưởng St Clair xếp nhóm violas phía ngoài cùng, bên tay mặt ông, và nhóm đàn cellos ngồi vào trong, sau nhóm violas, vì ông muốn khán giả tận hưởng âm vang của tiếng đàn violas, nếu không âm thanh đàn violas nhỏ hơn, và sẽ bị át bởi đàn cellos, âm của đàn cellos mạnh hơn. (Sơ đồ giàn nhạc PSO sẽ cho lên sau).
    Mỗi nhạc công được xếp vào một chỗ nhất định, tùy tấu khúc. Trong bộ đàn dây, các nhạc công được xếp thành từng cặp. Theo giàn nhạc PSO ta thấy có tất cả 14 nhạc công trong nhóm vỹ cầm nhất, và 12 nhạc công trong nhóm Vỹ Cầm Nhị. Cũng thế nhóm nhạc công Cellos, violas và double bass đều có một số chẳn nhạc công. Tạm dùng từ nhạc công để phân biệt nhạc sĩ sáng tác, nhưng phải nói các ?onhạc công? được tuyển vào trong một trong giàn nhạc đại hoà tấu là những người đã có bằng cấp âm nhạc cao, ít nhất là bằng cử nhân về âm nhạc, chuyên về bộ môn mà người đó chọn.
    2. Bộ Đàn Gió (Woodwinds) gồm có flute (sáo), oboe, bassoon và clarinets, là nhóm đàn kế tiếp, ngồi sau bộ đàn dây, thường họp thành một hình vuông nằm vào vị trí chính giữa giàn nhạc.
    3. Kế tiếp là Bộ nhạc cụ Kèn Đồng (Brass). Thường thì nhóm kèn horns ngồi phía tay trái của nhạc trưởng, và các kèn đồng khác ngồi phía tay phải, nhưng cũng có lúc các nhạc công chơi kèn horns được xếp thành một hàng dài và các nhạc cụ kèn đồng trong cùng bộ xếp thành hàng phía sau.
    Thường hai bộ kèn đồng và kèn gió được xếp ngồi trên các bục cao hơn bộ đàn dây để khán giả có thể trông thấy họ, vì vị trí hai bộ này ở vào phần cuối sân khấu.
    4. Cuối cùng là Bộ Gõ (Percussion). Nhóm này được xếp bên tay trái hay vào hàng cuối của giàn nhạc. Trống timpani có thể ở vào vị trí đối diên kèn đồng và đàn dây, để cân bằng âm thanh thấp nhất của giàn nhạc. Vị trí của các đàn gõ khác được xếp đặt tuỳ theo tấu khúc. Nhạc công chơi đàn gõ có thể chơi nhiều loại đàn cùng một lúc, vì thế các nhạc cụ này phải xếp gần nhau để nhạc công dễ dàng điều khiển các nhạc cụ.
    Mỗi nhóm nhạc cụ đều có một một nhạc công trưởng, và được xếp vào ngồi ghế đầu của nhóm. Người này còn có bổn phận sắp xếp các nhạc công trong nhóm mình chơi tuỳ đoạn của tấu khúc .
    Giàn nhạc Giao Hưởng: Cấu Trúc Và Các Nhạc Khí
    Đi nghe nhạc sống là một điều lý thú. Tuy thưởng thức âm nhạc chỉ cần thính giác thôi, nhưng được xem các nhạc sĩ chơi đàn thì thật sự tăng thêm phần sống động của bản nhạc, vì lẽ thường tình là con người thi?Tch ?omắt thấy tai nghe?. Đi nghe nhạc cổ điển, một hình thức thưởng thức âm nhạc, và còn là một đóng góp văn hóa, vì nhạc cổ điển ít thông dụng với quần chúng, mà nhạc cổ điển là một văn hóa tuyệt diệu của loài người, cần được duy trì mạnh mẽ. Thời nay nhạc cổ điển không còn là nhạc của giới thượng lưu nữa, nhưng nhiều người vẫn có thái độ e dè với loại nhạc này, vì tính cách phức tạp của nó. Bài viết này xin trình bày phần cấu trúc của một giàn nhạc cổ điển. Khi quý vị hiểu rõ hơn về các thành phần của một giàn nhạc giao hưởng, thì hy vọng không bị lóa mắt bởi tính cách vĩ đại của giàn nhạc - sao mà lắm người, lắm đàn thế? - mong rằng quý vị sẽ thoải mái hơn để để tâm trí thưởng thức một bản nhạc cổ điển trình tấu với một giàn nhạc đại hòa tấu, hay giàn nhạc giao hưởng, tiếng Anh gọi là Symphony Orchestra.
    Thường chỉ có tỉnh lớn mới có được một giàn nhạc giao hưởng, vậy giàn nhạc giao hưởng còn nói lên sự trưởng thành của một tỉnh, và công trình của rất nhiều người mới thành lập được một giàn nhạc giao hưởng. Năm nay 2004, tại quận Cam, tiểu bang California, nơi có nhiều người Việt định cư nhiều nhất trên thế giới, giàn nhạc giao hưởng của vùng, gọi là Pacific Symphony Orchestra (PSO) được 25 tuổi. PSO là giàn nhạc lớn thứ ba trong tiểu bang, đứng sau hai giàn nhạc của thành phố Los Angeles và San Francisco. Năm 2001, giàn nhạc đã được đề cử giải Grammy, qua hai bản concerti cho đàn piano của Luka Foss thâu âm với hai tay đàn piano tài danh, Jon Nakamatsu và Yakov Kasman. Năm 1997, nhân dịp kỷ niệm 20 năm chấm dứt chiến tranh Việt Nam, nhạc sĩ Elliot Goldenthal đã phát hành tấu khúc "For Water Paper: A Vietnam Oratorio", dưới quyền điều khiển của nhạc trưởng Carl St Clair, tiếng đàn cello của Yo-Yo Ma, giàn nhạc giao hưởng PSO, và ca đoàn Pacific Chorale. Điểm đặc biệt là giàn nhạc được phụ thêm với các đàn bầu, đàn tranh của Việt Nam ta. Thật là một niềm vui sướng được thấy các nhạc cụ Việt Nam chơi trong giàn nhạc giao hưởng lớn, tạo cho tấu khúc âm thanh ấm nồng và réo rắt của phương Đông. Ngoài hai buổi trình tấu thông thường cho một bản nhạc, lần đó PSO đã có một buổi trình tấu đặc biệt dành riêng cho cộng đồng Việt Nam.
    Trong bài giới thiệu giàn nhạc nhân dịp kỷ niệm 25 năm, PSO đã cho in một sơ đồ cấu trúc giàn nhạc. Từ đó, người viết lấy ý và tìm hiểu thêm về cấu trúc, các thành phần của một giàn nhạc, các loại đàn khác nhau được sử dụng trong một giàn giao hưởng. Mong rằng qua bài viết, quý bạn sẽ yêu thích nhạc cổ điển hơn, vì nhạc cổ điển rất phong phú về âm điệu và một người yêu nhạc thì không thể không yêu nhạc cổ điển.

    Sơ đồ của một giàn nhạc, vị trí các chỗ ngồi của nhạc công
    Âm thanh của giàn nhạc đại hòa tấu tùy thuộc rất nhiều vào cách sắp xếp vị trí của các nhạc công trên sân khấu. Mỗi bận trình diễn, các thành viên của giàn nhạc đều có một chỗ ngồi đã được định sẳn. Tùy theo tấu khúc mà giàn nhạc có đầy đủ số nhạc công hay chỉ có một phần mà thôi. Các nhạc cụ cũng tùy thuộc vào bản nhạc, nhất là các nhạc cụ của bộ gõ (percussion). Các nhạc công ngồi theo nhóm, dưới sự điều khiển của nhạc trưởng, conductor.
    Đứng giữa sân khấu, có khi còn đứng trên cái bục cao là nhạc trưởng. Ai cũng hiểu nhạc trưởng điều khiển giàn nhạc. Nhưng vai trò của người nhạc trưởng còn rộng rãi hơn nhiều . Phải nói nhạc trưởng là linh hồn của giàn nhạc. Ông là người thiết lập chương trình trình diễn cho toàn năm, chọn lựa các bản nhạc trình tấu, chọn lựa những nhạc sĩ để trình diễn các tấu khúc solo với giàn nhạc. Cùng với giám đốc của trung tâm nghệ thuật (sân nhà của giàn nhạc giao hưởng), nhạc trưởng phát huy và chỉ đạo con đường nghệ thuật cho giàn nhạc, và còn cho tỉnh nữa, nếu tỉnh chưa trưởng thành trên mặt âm nhạc. Tất nhiên, vai trò quan trọng của ông là hướng dẫn những buổi thực tập, tìm hiểu sâu xa các bản nhạc, điều khiển giàn nhạc, quyết định các phần kỹ thuật cho bản nhạc, tỷ như những nhạc khí nào tấu vào các đoạn khởi đầu và phần chấm dứt của bản nhạc.
    Giàn nhạc giao hưởng gồm có bốn nhóm nhạc cụ sau đây:
    <*> 1. Bộ Đàn Đây: violin (vỹ cầm), viola, cello & double bass
    <*> 2. Bộ Đàn Gió: flute (sáo), oboe, bassoon, clarinet
    <*> 3. Bộ Kèn Đồng: horn, trumpet, trombone, tuba
    <*> 4. Bộ Gõ: timpani, xylophone, cymbals, triangle, snare drum, Bass Drum, woodblocks, gongs (chiêng), chimes
    1. Bộ Đàn Đây(Strings) gồm có violins, viola, cello, double bass, luôn là nhóm ngồi hàng đầu trong giàn nhạc trên sâu khấu, vì đàn giây là âm thanh chính của toàn bộ giàn nhạc.
    - Hàng đầu bên tay trái của nhạc trưởng là nhóm đàn vỹ cầm nhất (first violins). Nhóm vỹ cầm nhị (second violins) và nhóm violas được xếp bên tay phải, làm thành một bán vòng tròn chung quanh nhạc trưởng. Nhóm đàn cello ngồi phía tay mặt của nhạc trưởng, ngồi sau nhóm đàn vỹ cầm, có lúc lại được xếp ngồi chính giữa giàn nhạc. Nhóm đàn double bass ngồi phía sau. Theo mô hình của giàn nhạc Pacific Symphony Orchestra (PSO), thì nhạc trưởng St Clair xếp nhóm violas phía ngoài cùng, bên tay mặt ông, và nhóm đàn cellos ngồi vào trong, sau nhóm violas, vì ông muốn khán giả tận hưởng âm vang của tiếng đàn violas, nếu không âm thanh đàn violas nhỏ hơn, và sẽ bị át bởi đàn cellos, âm của đàn cellos mạnh hơn. (Sơ đồ giàn nhạc PSO sẽ cho lên sau).
    Mỗi nhạc công được xếp vào một chỗ nhất định, tùy tấu khúc. Trong bộ đàn dây, các nhạc công được xếp thành từng cặp. Theo giàn nhạc PSO ta thấy có tất cả 14 nhạc công trong nhóm vỹ cầm nhất, và 12 nhạc công trong nhóm Vỹ Cầm Nhị. Cũng thế nhóm nhạc công Cellos, violas và double bass đều có một số chẳn nhạc công. Tạm dùng từ nhạc công để phân biệt nhạc sĩ sáng tác, nhưng phải nói các ?onhạc công? được tuyển vào trong một trong giàn nhạc đại hoà tấu là những người đã có bằng cấp âm nhạc cao, ít nhất là bằng cử nhân về âm nhạc, chuyên về bộ môn mà người đó chọn.
    2. Bộ Đàn Gió (Woodwinds) gồm có flute (sáo), oboe, bassoon và clarinets, là nhóm đàn kế tiếp, ngồi sau bộ đàn dây, thường họp thành một hình vuông nằm vào vị trí chính giữa giàn nhạc.
    3. Kế tiếp là Bộ nhạc cụ Kèn Đồng (Brass). Thường thì nhóm kèn horns ngồi phía tay trái của nhạc trưởng, và các kèn đồng khác ngồi phía tay phải, nhưng cũng có lúc các nhạc công chơi kèn horns được xếp thành một hàng dài và các nhạc cụ kèn đồng trong cùng bộ xếp thành hàng phía sau.
    Thường hai bộ kèn đồng và kèn gió được xếp ngồi trên các bục cao hơn bộ đàn dây để khán giả có thể trông thấy họ, vì vị trí hai bộ này ở vào phần cuối sân khấu.
    4. Cuối cùng là Bộ Gõ (Percussion). Nhóm này được xếp bên tay trái hay vào hàng cuối của giàn nhạc. Trống timpani có thể ở vào vị trí đối diên kèn đồng và đàn dây, để cân bằng âm thanh thấp nhất của giàn nhạc. Vị trí của các đàn gõ khác được xếp đặt tuỳ theo tấu khúc. Nhạc công chơi đàn gõ có thể chơi nhiều loại đàn cùng một lúc, vì thế các nhạc cụ này phải xếp gần nhau để nhạc công dễ dàng điều khiển các nhạc cụ.
    Mỗi nhóm nhạc cụ đều có một một nhạc công trưởng, và được xếp vào ngồi ghế đầu của nhóm. Người này còn có bổn phận sắp xếp các nhạc công trong nhóm mình chơi tuỳ đoạn của tấu khúc .
    Dàn nhạc và sơ đồ chổ ngồi của các nhạc công:

Chia sẻ trang này