1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góp nhỏ hàn huyên ..!

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi anhdialan, 20/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoanghoatientuu

    hoanghoatientuu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2003
    Bài viết:
    327
    Đã được thích:
    0
    Có người bạn giới thiệu chỗ này cho Hoàng Hoa , mạn phép các bác cho nói được vài câu : khi được làm quan thì sẽ cải thiện được vị trí của chính bản thân họ và mang lợi ích đến cho nhiều người.
    Hoàng Hoa tôi thấy câu này chỉ đúng một phần nào trong cuộc sống ngoài đời , nhất là cái vị thế đó do tự con người ta cảm thấy đủ khả năng , tự cố gắng bằng cả lòng nhiệt tình sống mà có được , thì mới mong mang đến lợi ích cho người khác và cải thiện được chỗ đứng của mình .Còn ngược lại , chức tước đó là cái danh hờ thì tiếc thay , không những chẳng giúp gì được cho bản thân mình , mà còn mang đến cái tàn hại cho cộng đồng .
    Người quản lý cái box này lên xem lại cách nói về Đạo Nho của mình : Nho giáo không tuyệt đối việc học .
    Còn cái sự học như [nick]thetabp[/nick] nói thì Hoàng Hoa muốn rõ ràng hơn một chút :
    Học trò bây giờ học cho có nghĩa vụ nhiều hơn là học để nâng cao kiến thức bản thân mình .Học vì cái oai của bố mẹ , học cho có tiếng là danh giá , không có định hướng và mục đích cho tương lai của mình , học thụ động .....
    Do đâu mà học sinh , sinh viên VN lại như vậy ?
    Chính là phần lớn do chế tài tuyển sinh hiện nay của BGD&ĐT,
    như một anh bạn của tôi đã rất đúng khi nói : Giáo dục VN chú trọng đầu vào hơn đầu ra .
    Đây cũng chính là mầm mống phát sinh nhiều tiêu cực trong bộ máy GD hiện nay .
    Trước đây khi còn nhiều thời gian đi sâu vào cuộc sống sinh viên các trường đại học , Hoàng Hoa đưa ra một câu hỏi duy nhất cho rất nhiều thế hệ sinh viên :Trước khi vào nhập học , bạn có xác định cho mình nghề nghiệp và công việc sau này sẽ làm không ?
    90 % số được hỏi trả lời là :Không ! học để mà học.
    8 % trả lời là cái sau này có bố mẹ lo cho rồi .
    Còn lại duy nhất 2 % trả lời mình đã định hướng cho tương lai của mình bằng kiến thức đang theo học .
    Không biết trong con số 90% kia liệu khi bước chân ra khỏi cổng trường thì họ sẽ đi đâu và làm gì . Năm hay bốn năm được đào tạo bị bỏ đi một cách lãng phí .Những kiến thức thu lượm một cách cưỡng ép đó liệu có mai một dần theo thời gian hay không ?Liệu những con người đanh cố theo đuổi cái mác học thức đó có hiểu là họ đang làm nghèo dần đất nước hay không ?..... còn rất nhiều trăn trở cho sự nghiệp GD&ĐT chưa có biện pháp tháo ngỡ .
    Hoàng Hoa lần đầu mới vào đây đã nhiều lời vậy thực cũng chẳng hay chút nào , hẹn gặp các bạn trong lần tới , Hoàng Hoa sẽ được đàm luận cùng các bạn thoải mái hơn về tất cả mọi thứ kiến thức trên đời .Chúc vui !
    Dành trọn đời này cho em !
  2. kenetic

    kenetic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    0
    học trong vô tận
    vì tri thức nông cạn
    việc học và nghĩa của từ học đụng tới mọi lĩnh vực , luuthuy đang dùng trong nghĩa hẹp thôi
    luuthuy đang nói sự học vì danh , theo ken nghĩ vậy
    sĩ, nông , công , thương đó là tư tưởng của xã hội phong kiến , họ học ko chỉ vì kiếm tiền đâu , cái đó ko quan trọng , người ta coi trọng những giá trị khác mà bạn đang ở thời đại này ko biết được
    hoanghoa chắc già rồi , gọi bạn một tiếng "anh" coi như làm quen
    hoanghoa vẫn nhìn sự học ở nghĩa hẹp nên ko thoát khỏi cái tầm "thiển cận" (xin lỗi ken dùng từ này cho sát nghĩa)
    vậy học là để làm gì hả các bạn :
    là lấy được kỹ năng để xử lý các vấn đề phát sinh (nếu bạn nào có nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo sẽ biết , con người chưa thể giải quyết được vấn đề này trên lý thuyết)
    kỹ năng (hay năng lực) chứ ko phải kiến thức là mục đích của sự học , việc học sinh của chúng ta nhầm lẫn và cả những nhà giáo dục nhầm lẫn nên sinh ra việc học của chúng ta thiên về lý thuyết , và đào tạo ra một thế hệ thiếu năng lực (về mọi phương diện)
    việc học là phải nhắm tới những kiến thức tiếp thu có thể sử dụng được (biến thành kỹ năng) vì vậy nó là một cấp độ cao hơn việc tiếp thu kiến thức , và con đường thực hành là con đường đơn giản nhất
    nhưng kỹ năng có thể dùng được khi tình huống cần kỹ năng đó , nghĩa là bạn phải xác định được trong tương lai chúng ta sẽ gặp phải những tình huông như thế nào để học tập những kỹ năng đó
    để làm được vấn đề này cũng cần nhiều kỹ năng , vậy cuối cùng là học và lại học nữa
    -----------------------
    ken từng nói với một ai đó , ken học ko ngừng và sẽ học nữa ko phải vì kiến thức hay gì cả mà vì tích luỹ năng lực
    để khi một vấn đề phát sinh (một cơ hội) ken có thể xử lý (tận dụng) nó , cách nghĩ đơn giản vậy thôi nhưng thành niên VN người nhìn được ken bảo ko quá 100 người
    và nhiều người , quá nhiều người thường than trời trách đất , sao ko cho họ cơ hội , sao cơ hội khó quá vậy , bởi vì họ ko chuẩn bị từ trước , "nước đến chân mới nhảy" sao kịp hả bạn
    -----------------------------
    hoanghoa nói về làm quan ở thời đại nào và dựa trên góc nhìn ở thời đại nào vậy
    còn ở thời phong kiến thì chỉ có 3 con đường trong đầu những người ngu muội thôi
    1---học và làm quan
    2---học và làm nghề
    3---làm một người nông dân tốt
    theo ken là vậy , ken nghĩ đừng nên dùng những đánh giá về quá khứ thông qua góp nhìn hiện tại để bàn luận sự việc
    ----------------------------------
    thưa các bạn 2% có cái định hướng trước khi vào đại học đấy chỉ là tương đối
    tương đối ở nhiều mặt :
    1---ra làm một người làm thuê ko hơn ko kém
    2---định hướng cảm tính
    thức tế là bạn ko nhất thiết phải định hướng sau này làm gì
    vì đây ko phải là một cái kế hoặc nhỏ mà cần định hướng mà đây là tương lai của bạn với một thới gian dài , chịu nhiều biến động của xã hội
    vả lại thực tế thanh niên VN 18 tuổi chưa hình thành nhân cách , chưa thể gọi là trưởng thành vì ý thức tránh nhiệm với bản thân và gia đình còn mơ hồ (như bạn bảo "học là để học")
    năng lực con người là sử lý vấn đề hiện tại chứ ko phải tương lai , nếu 90% nhưng người học để học làm tốt điềm ken nói thì khỏi lo rồi
    --------------------------------------------------------
    giáo dục VN có 3 quyển sách giá trị nhất , nhưng kể cả giáo viên và học sinh chỉ nhận thức được có giá trị của 2 quyển sách thôi , vì lý do đó nên giáo dục VN mới bi đát
    3 quyển đó là:
    1---tiếng Việt lớp 1
    2---toán lớp 1
    3---giáo dục công dân lớp 10
    quyển thứ 3 thì những nhà giáo dục VN gần như ko ai nhận ra giá trị của nó , nên viết nó quá sơ sài và lớp 10 mới dạy và quá muộn , phải dạy từ lớp 1
    trong quyển này viết những thứ quan trọng nhất với 1 con người (hơn cả 2 quyển toán và tiếng việt) đó là :
    ---quyền và trách nhiệm của 1 công dân với xã hội
    ---quyền và trách nhiệm cá nhân
    ---nhân cách
    ---lòng tự trọng
    ---ý thức nghĩa vụ
    .........................................
    đây đều là những vấn đề mà nếu bàn luận thì ko bao giờ hết và để dạy nó cho mọi người thì phải có một quyển sách được viết sâu sắc và cần thời gian lâu dài
    nhưng dân ta toàn thiên tài , học về những cái này ở một quyển sách 50 trang trong vòng 18 tiết , đúng là thiên tài hết rồi , ba ken dạy ken từ nhỏ tời giờ đã 20 năm mà ken ko dám bảo ken hiểu về những điều này và càng ko dám nói bản thân đã có được những điều này
    ------------------------------------
    thôi chán rồi , nói đôi ba lời
    chúng ta là một dân tộc thiên tài
    với truyền thống hàng nghìn năm văn hiến
    đánh bại bao đế chế hùng mạnh
    sống trên một lãnh thổ rùng vàng biển bạc
    tuy bị tàn phá hoang tàn
    nhưng trong thời gian ngắn sẽ trở thành nưóc phát triển
    và nưóc Mỹ No1 thế giời trong mắt chúng ta cũng ko là gì
    cố lên các bạn , mỗi người Việt đều giỏi hơn người khác
    -----------------------------------
    trên thế giới người ta đo năng lực một dan tộc bằng năng suất lao động = GDP , dân Việt ta ko chơi chúng ta đo bằng thông mình , thông minh là gì ai trả lời hộ ken , nó kiếm tiền được ko
    tri thức nông cạn
    Ai cũng có thể dạy tôi nhưng chưa ai là thầy tôi
    thảo luận về box mới ở đây nè , link
    http://www.ttvnol.com/forum/t_216000/
  3. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Tôi tiếp tục việc học của Nho giáo.
    Sở dĩ tôi nói về Nho giáo như vậy là vì tôi có đọc được một số tài liệu: Tôi xin trích một trong những tài liệu khá hay là Người trung Quốc xâu xí của Bá Dương viết và Nguyễn Hồi Thủ dịch
    Giữ mình là thượng sách
    Có ông thánh nói : " Biết mà không làm, không phải biết thật " (Tri nhi bất hành, bất vi chân tri). Biết và làm đều quan trọng, không kết hợp được hai cái đó với nhau thì không phải thật là biết. Hiểu được đoàn kết là sức mạnh, nhưng trong hành động lại không chịu đoàn kết thì cũng chưa thể cho là hiểu được.
    Căn bệnh này không hẳn do bản tính của người Trung Quốc, mà vì mọi người ăn phải bả của bọn Nho gia học phái, rồi không tiêu hóa được. Thật ra Khổng Tử trên nguyên tắc đề xướng Chủ nghĩa cá nhân hơn là Chủ nghĩa tập đoàn. Khổng Tử thường lải nhải dậy dỗ các môn đệ, những " ông thánh bậc hai ", về cái gọi là " giáo dục đại chúng ". Thật ra cái giáo dục mà ông ta nói cũng chẳng khác nào số những hạt trân châu trong các vỏ trai. Phần lớn những điều dậy bảo của ông chỉ nhắm vào giáo dục cá nhân, khuyến khích chủ nghĩa cá nhân là chính.
    Lý tưởng của nhà Nho cơ bản gồm hai điều :
    Một là làm sao cho đám dân thường cúi mặt, cúp đuôi, không dám ngó ngàng gì đến chuyện chính trị, chuyện quốc gia đại sự, chỉ còn biết lo cho gia đình, tài sản riêng, như câu " Người khôn giữ mình " (Minh triết bảo thân), hoặc " Thức thời mới là người tài giỏi " (Thức thời vụ giả vi tuấn kiệt). Đây là một cách làm cho sức đề kháng của một con người trên phương diện xã hội càng ngày càng yếu đi.
    Lý tưởng thứ hai là cầu xin kẻ nắm quyền nương tay đối với dân lành vô tội, lúc đạp lên đầu họ thì đạp nhè nhẹ một tí. Nên có chữ : " Hành nhân chính ", nghĩa là thi hành chính sách nhân đạo.
    Khổng Tử có một đoạn văn nói cách tránh tai họa rất cao siêu như thế này :
    " Nước bị nguy thì không nên vào, nước bị loạn thì không nên ở. Lúc thiên hạ có đạo lý thì ta xuất đầu lộ diện, lúc không có thì ta ở ẩn. Nước có đạo lý mà nghèo hèn là nhục. Nước vô đạo mà phú quý cũng là nhục " (Nguy bang bất nhập, loạn bang bất cư, thiên hạ hữu đạo, tắc kiến. Vô đạo, tắc ẩn. Bang hữu đạo, bần thả tiện, sỉ dã. Bang vô đạo, hàn thả quý yên, sỉ dã).
    Những điều dạy bảo này của thánh nhân thật là thông minh, rành mạch : Con người sống phải theo chiều gió, như hòn bi trơn. Chờ cho người khác bình thiên hạ xong rồi thì ta nhảy ra kiếm một chức quan. Lúc dầu sôi lửa bỏng thì ta ở nhà đánh giày cho thật trơn, và gửi vợ con đến những nơi an toàn nhất.
    Đại khái để làm một nhà Nho chính thống - có thể làm hội trưởng Hội Khổng Mạnh được - là kiểu như vậy. Nghĩa là tìm cái thế lợi nhất để thích ứng, để cho bản thân được an toàn, " tấm thân nghìn vàng không ngồi trong căn nhà sắp đổ " (Thiên kim chi tử, tọa bất thùy đường). Những phần tử trí thức cho rằng không bao giờ nên đến gần một nơi mà một viên ngói có thể rơi vào đầu.
    Đối với những thối nát chính trị, những đau khổ của dân lành, mình chẳng dính vào làm gì cho mệt thân, có nhìn thấy cũng cứ tai ngơ mắt lấp cho xong. Vì nhìn thấy thường khó tránh khỏi tức giận, tức giận thường khó tránh khỏi nói toáng lên, nói toáng lên thường khó tránh khỏi bị tai vạ.
    Than ôi ! Trong toàn bộ giáo huấn của nhà Nho hầu như không có gì khuyến khích con người suy nghĩ hay ho, rất ít nói đến quyền lợi, nghĩa vụ, rất ít khích lệ cạnh tranh, mà chỉ muốn học trò mình, rồi lại học trò của học trò mình an phận với hiện trạng mà ung dung tự đắc. Cái gì cũng có thể làm, miễn là nó không đem đến cho mình cái gì nguy hiểm cả.
    Tại sao Khổng Tử ít khen ai ngoài Nhan Hồi - cái anh chàng học trò nghèo rớt mùng tơi đó ? Ông hết sức tán dương sự chịu đựng nghèo khổ của anh học trò này mà không hề tìm hiểu trách nhiệm của cái xã hội đã làm cho " ông thánh bậc nhì " này thành nghèo khổ đến như thế. Lại không hề nghĩ làm thế nào để cải tổ cái quần thể xã hội đó, mà chỉ dương đôi mắt mù quáng dạy đời rằng : " Nghèo cũng hạnh phúc được ! ".
    Nếu mỗi người Trung Quốc đều hạnh phúc kiểu đó, quốc gia dân tộc chắc chắn phải quay về thời kỳ đồ đá mà thôi !
    Tức nước vỡ bờ
  4. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Tại sao không thể mưu lợi được?

    Ông Tôn Quang Hán cho rằng " quan niệm cũ " và cái " hũ tương " tên tuy khác nhau mà thật ra giống nhau. Nhưng tôi nghĩ hai cái này tựa hồ chỉ có một phần giống nhau. Trong quan niệm cũ cũng có cái tốt, những hành động của nó cũng có những cái rất xán lạn. Chỉ có cái quan niệm đầy giòi bọ của cái hũ tương, cho dù nó có mới hay cũ, cũng chỉ là rất sa đọa, độc ác.
    Trong quan niệm cũ còn đến ngày nay, người ta coi khinh việc buôn bán, cho rằng buôn bán một cách chính đáng để kiếm tiền cũng là mất thể diện. Nó không phải không dính dáng đến chuyện làm cho văn hóa đã đi vào một bước ngoặt. Vì cái văn hóa chúng ta vốn là quang minh chính đạo, nhưng bị cái chính thể phong kiến lâu dài và các học phái Nho gia hợp lực xô đẩy cho rơi vào trong cái hũ tương kia. Ban đầu còn kêu khóc, nhưng sau thành giòi bọ rồi thì cũng chẳng kêu được nữa, ngay cả những tiếng rên rỉ rồi cũng thành yên lặng.
    Học thuyết của ông Mạnh Kha (Mạnh Tử) dạy rằng : " Nói đến lợi mà làm gì, chỉ có nhân nghĩa mà thôi ! " (Hà tất viết lợi, duy hữu nhân nghĩa nhi dĩ). Cái ông ***** không nói đến lợi này, vì ngàn vạn con giòi trong hũ tương mà làm ra cái mặt nạ nhân nghĩa, rõ ràng đã bị bệnh tim la nặng; mặt mũi đã lở loét, nhưng một khi đeo mặt nạ lên lại hét : " Tất cả mọi người hãy xem đây, mặt ta đẹp đấy chứ ?! "
    Ngoài mặt có vẻ trấn tĩnh nhưng trạng thái tâm lý bên trong không yên ổn, các nhà Nho đối với thương nhân đầy khinh thị, đố kỵ và tức giận. Hễ nói đến thương nhân thì họ lại gọi là " gian thương ".
    Dĩ nhiên gian thương thì cũng rất nhiều, mà trong giới viên chức nhà nước cái loại sâu mọt đó cũng chả thiếu, nhưng chưa bao giờ nghe ai gọi bọn đó là " gian quan " cả, nhiều lắm cũng chỉ có chữ " tang quan " (quan tham nhũng), một từ mà ta nghe thấy nhiều vô cùng tận.
    Nhưng những người buôn bán đàng hoàng, hợp pháp kiếm được ít tiền, ăn ở tương đối khá một tí tức thì có ngay những kẻ nóng mặt căm thù. Còn " ba năm làm tri phủ trong sạch, có được 10 vạn quan tiền " (Tam niên thanh tri phủ, thập vạn tuyết hoa ngân) thì cái cao quý khốn nạn đó lại có thể chấp nhận được, và mọi người đều giơ ngón tay cái lên bảo: " Giỏi thật! "
    Một sinh viên lớp đêm của Học viện Văn hóa Trung Quốc kể với tôi về giáo viên của anh ta là ông Phó Tông Mậu. Ông này giảng bài được học sinh rất ưa thích, không chỉ vì ông nói hay mà còn sâu sắc nữa.
    Hôm đó để chấm dứt một học kỳ, ông đã đánh phủ đầu cái loại học thuyết của Nho gia thích lải nhải " chỉ vì nghĩa mà không vì lợi " (Chính kỳ nghị bất mưu kỳ lợi). Ông khuyến khích sinh viên cứ dùng những phương thức hợp pháp và chính đáng mà kiếm tiền. Ông bảo " Mưu lợi " không phải là một điều sỉ nhục, bàn về lợi lộc, tiền bạc không phải là một điều sỉ nhục, trái lại còn là một điều vinh quang.
    Cái kiểu nhà Nho, mồm không nói đến lợi, đến tiền nhưng lòng dạ lại đầy ứ những quan niệm què quặt về lợi tiền, nếu không sửa đổi lại thì xã hội, cuộc sống không thể nào vươn lên được.
    Người sinh viên khi thuật lại chuyện này giọng còn đầy tôn kính ông Phó Tông Mậu, mà tôi lúc nghe kể chuyện cũng vậy.
    Cái dục vọng tiềm tàng trong lòng người Trung Quốc cần phải xóa bỏ kia không phải một sớm một chiều có thể tiêu tan được. Có câu rằng : " Không có gì buồn bằng không biết xấu hổ ". Than ôi ! Vì không biết xấu hổ nên cái lòng ích kỷ vẫn muôn đời.
    Còn có một loại hiện tượng, mà không biết độc giả có chú ý không, là người Trung Quốc hay nói nhân nghĩa, đạo đức ở cửa mồm. Miệng lưỡi thì không ai bằng, thông minh tài trí, khả năng phán đoán tưởng chừng nhất thiên hạ. Nhưng vấn đề là trong muôn vạn người chẳng gặp được ở lòng ai có chất chứa những thứ đó. Chỉ cần trong muôn người có một thì tất cả những thứ mơ hồ vớ vẩn kia mới trở thành sự thật, và làm cho cuộc đời lên hương được.

    P/S: Tôi sẽ tiếp tục bình luận về vấn đề này sau
    Tức nước vỡ bờ
  5. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Bình luận tiếp đi chứ Hải Đại Thuỷ !
    Vườn kia vẫn đợi ai vềrượu dư một chén,lòng dư nửa lòng...!
    &nbsp;</FO
  6. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Lưu Thuỷ tiếp tục vấn đề về Nho giáo. Rất xin lỗi anhdialan là biến góc nhỏ hàn huyên thành nơi tìm hiểu những cái xấu của Nho giáo. Sau đây là một vài quan điểm của Lưu Thuỷ sau khi đọc một số tài liệu hay.
    Nho giáo có một đặc tính là rất thích dùng cách chơi chữ, tức là phải nói càng phải mơ hồ, càng phải bắt người ta đoán thì mới gọi là giỏi.
    Đại ý là ví dụ: khi nói đến Lọ tương thì Trạng Quỳnh phải nói đến cái chữ ?omầm đá? rồi lòng vòng mới đến cái chính. Hoặc khi đi hỏi bậc cao nhân nào đó thì chỉ được nghe một chữ nào đó, rồi phải suy ra, hoặc là phải nghĩ cả ngày qua mấy câu thơ?..
    Tất nhiên đó là chuyện dân gian, nhưng ngay cả trong quan hệ giữa Trung Hoa và VN thì cũng vậy, lần nào VN đi sứ hay là TQ cử sứ giả sang thì đều phải trình bày bóng bảy qua ba bốn câu thơ, người ta phải ngồi đoán mãi mới ra cái ý đó.
    Thế đó, cái tính thích vòng vèo của Nho giáo là vậy. Tại sao cứ phải thế mới là hay. Nếu bạn nào giao tiếp với ngừơi Phương Tây thường thấy cái tính thẳng thắn của họ, ko thích là ko thích, có chửi thì cứ chửi thẳng vào mặt, chứ ko có cách chửi xéo như VN.
    Cái cách vòng vèo đó vẫn còn ảnh hưởng tới tận bây giờ: Nhà văn Bá Dương lấy ví dụ: Chẳng hạn một giáo sư ở TQ được một vì mời đi giảng dạy ở Mỹ chẳng hạn, việc đầu tiên là ông ta phải giả vờ từ chối đã. Thế nhưng nếu người mời mà chóng tin theo cái lời đó thì chắc là khi ông ta đến TQ thể nào cũng nhận cái đấm của ông GS kia.
    Hôm khác xin tiếp chuyện tiếp.
    Tức nước vỡ bờ
  7. Moony

    Moony Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2001
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Bài này xứng đáng được vote 5* vì sự phản ánh có tư duy sâu sắc và tính thực tế của nó. Có một người dạy moony rằng:
    "Thông minh là cái mà không ai nghĩ là mình thiếu!"
    Các bạn tiếp tục nói đi, cho moony nghe với! Bác rượu thịt chó đâu rồi, vào hàn huyên tiếp đi bác ơi.

    Cuộc đời mới đẹp làm sao!
  8. keneticA

    keneticA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    điều mình tiếc nhất là mình chưa kiếm được người THẦY
  9. yuyu

    yuyu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2002
    Bài viết:
    969
    Đã được thích:
    2
    Đoạn post trên giả nhời cho sự nuối tiếc to nhất của keneticA về cái sự không kiếm được Thầy , thực ra chỉ là một câu đùa, chơi chữ, nhưng có lẽ bộ máy lọc của TTVN lkhông phân biệt được thật hay đùa ? ( mặc dù mình đã rào đón trước )
    Câu đó như sau :
    " Thế có nghĩa là đằng ấy V.ô H.ọ.c hoặc M.ấ.t D.ạ.y à ? "
    Đùa vậy thôi, nhưng phát biểu câu trên, chứng tỏ bạn rất kiêu , có lẽ chỉ là một cách nói che đậy cho một suy nghĩ ngạo mạn. Bạn không tìm đuợc ai xứng đáng là Thầy của bạn, vậy có nghĩa bạn là người Giỏi nhất ? Nói cách khác bạn muốn làm Thầy thiên hạ ?
    Được yuyu sửa chữa / chuyển vào 16:00 ngày 27/09/2003
  10. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Em thấy bác cũng rất tự kêu ,không biết là bác tin vào kinh nghiệm sống của mình hay bác quá cực đoan trong quan điểm hoặc dả bác quá giỏi thuật nguỵ biện nên bác lừa được cả chính mình .
    VÌ em thấy qua các lần tranh luận với bác ,bác luôn đề ra ý kiến của mình và cho rằng nó là đúng và luôn đúng thế dựa trên ý kiến cá nhân đó bác chứng minh hàng loạt các vấn đề theo ý muốn của bác.Còn ai tranh luận với bác thì bác hay cố chứng minh rằng họ dốt nát không biết gì hay bị nhồ sọ .Em thì chỉ dám chỉ ra các chổ hổng trong lý luận của bác chờ bác fix chứ chưa bao giờ dám làm như bác .Có thể em còn thiếu tự tin ,có thể em thiếu sự cực đoan cần thiết cũng có thể em chưa giỏi nguỵ biện cho lắm.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)

Chia sẻ trang này