1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góp ý cải cách như thế nào???

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi yeunuocthuongdan, 28/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yeunuocthuongdan

    yeunuocthuongdan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/11/2005
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Góp ý cải cách như thế nào???

    Ai có thể đưa ra một ý tưởng, một ý tưởng về một học thuyết để đưa việt Nam phát triển trong tình hình mới? Hay chúng ta vẫn kiên định chủ nghĩa Mác?
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Tiêu đề của bạn chưa khớp với nội dung lắm.
    Nói về tương lai thì chỉ có các thầy bói thôi. Nhưng tương lai cũng bắt đầu từ hiện tại (biện chứng đấy chứ). Xa hơn nữa, đó là quá khứ, là lịch sử VN. Tớ cứ thử làm 1 thầy bói xem.
    Tớ thấy rằng các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn đều tuân theo Nguyên Lý Ngũ Hành.
    Nhà Lý thuộc hành Thủy với việc dời đô ra Thăng Long.
    Nhà Trần thuộc hành Mộc.
    Nhà Hồ thuộc Hỏa.
    Nhà Lê, Nguyễn thuộc Thổ.
    100 năm bị Tây đô hộ thuộc Kim.
    Và thời nay, kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, ta lại trở về (hay nên trở về) với hành Thủy.
    Nhưng tớ thấy các quan lại đua nhau hưởng Phúc Lộc. Vậy thì bạn nghĩ gì (ý tưởng gì), làm gì cho thế hệ đi sau ? Hay nói cách khác thế hệ sau có hưởng Phúc Lộc của chúng ta không ?
    Vài nhận xét. Các bạn theo Tây học có ý kiến gì không ?
  3. J.A.Garfield

    J.A.Garfield Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    0
    Bác phải nói rõ ra Hệ Thuỷ là gì chứ? Em đọc có hiểu gì đâu mà đòi ý kiến
  4. Moneytrangsi

    Moneytrangsi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2006
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Bác TT có vẻ ưa vận dụng "Âm lịch học" nhỉ, khó hiểu! Tại sao khó hiểu, vì bây giờ ít người nghiên cứu, ít người biết, nên ít người hiểu. Và người ta cho là có một cách khác để tiếp cận, một cách có thể thực dụng hơn.
    Hỡi ôi, CNXH ở ta, thiết tưởng cũng ở tình trạng này vậy. Tiếc lắm thay!
    Nhớ khi xưa, cụ Lê Nin dạy đại khái rằng một nước có thể làm cách mạng XHCN, tiến thẳng lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN được, nhưng với điều kiện là có các nước đi trước, lớn mạnh giúp đỡ. Vì sao thế? Vì rằng khi có nhiều nước, thành một hệ thống (như ngày xưa), nó có và mới có đủ điều kiện để tạo nên một hệ tư tưởng, yếu tố then chốt để xây dựng CNCS (<--- tôi đoán thế). Tiếc rằng, vì nhiều lý do, hệ thống ấy không còn. Chỉ còn lại lốm đốm vài bác nói rằng kiên trì đi theo, thật quả đau lòng vì quá đơn độc, lại không đoàn kết nữa. Thế thì sao tạo được đối trọng với phía bên kia! Thế là nhiễm tư tưởng đối phương, thế là bị "đồng hoá". Hệ quả là gì? Hệ quả là đòi cho được "Đảng viên làm kinh tế", đòi cổ phần hoá mà thực ra là "tư nhân hóa" mà thôi... Thế thì còn đấu tranh làm sao? Thương thay!
    Không nên trách ai! Xu hướng vận động nó như thế rồi, khó cản. Trừ phi có một nhà lãnh đạo kiệt xuất!?!
    Vậy cải cách thế nào?
    Nếu được một nhà lãnh đạo Đảng có tâm, thì níu lại, thì đừng để tham ô, tham nhũng. Thế thôi, thiết nghĩ cũng đã tuyệt vời lắm. Rồi chờ chân chúa. Còn không thì, hỡi ôi, cứ học anh Thái, anh Phi đi, làm kinh tế đi, để ...1 ít dân giàu lên (1 nhiều dân nghèo xuống! ), rồi lo mà dẹp loạn như họ.
    Than ôi, chỉ dân đen là thua thiệt! Ờ nhưng mà thế mới có động lực để phấn đấu ngoi lên làm lãnh đạo chứ, không thì ai cũng muốn làm dân hết thì hỏng. Cố lên dân ta ơi! Bó tay.
    (Toàn vấn đề dân sinh, ko có tí chính trị nào đâu các bác admin nhé, đừng xoá topic!)
  5. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Dạ phải, đây chỉ là 1 cách tiếp cận thôi. Tôi không chủ trương đưa ra 1 lý thuyết VĨ MÔ, mà chỉ có thể là CƠ ĐỘNG HÓA người VN. Người VN nên sống nhanh hơn (chứ không phải là sống vội). Tăng nhịp sống để chúng ta trở nên sinh động hơn, dễ tiếp thu thông tin và giải phóng nội tâm. Thụ hưởng vinh hoa phú quí khiến con người trở nên trì trệ, đáng tiếc thay những kẻ vinh hoa phú quí lại thường có chức có quyền. Có một số người lại muốn hồi sinh nền Nho Giáo, lễ nghĩa (phú quí sinh lễ nghĩa). Việc này lại càng khiến cho tham nhũng quan liêu phát triển vì xưa nay VN ta TRỌNG TƯ CÁCH hơn là lý lẽ.
  6. Moneytrangsi

    Moneytrangsi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2006
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Bác T_T ạ, không phải tôi có ý gì đâu. Nếu bác đọc kỹ, thì thấy ý tôi còn ủng hộ ý niệm của bác cơ. Tôi mượn chuyện "âm lịch" ấy để nói chuyện bây giờ. Tôi là người "bảo thủ", tự nhận là không hợp với thời nay, nên nhìn nhận khắt khe. Tôi coi CHXH, giống như cái "âm lịch" - những cái cũ tốt đẹp, đang ngày càng ít người hiểu, thế nên mới lắm chuyện. Dù rằng biết khó thể làm gì cưỡng lại xu thế chung, cưỡng lại số đông, nhưng vẫn tiếc...!
  7. neufriend

    neufriend Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi: nên lắng nghe ý kiến dân đen nhiều hơn, khuyến khích họ phát biểu ý kiến vì quyền lợi của chính họ, và những nhà báo là rất quan trọng , sát với thực tế người cũng như những mặt trái của kinh tế thị trường, tệ nạn tham nhũng.
    Việc 1 nhà lãnh đạo kiệt xuất ko còn là cấp thiết , hơn nữa chỉ dựa vào 1 hay 10 nhà lãnh đạo kiệt xuất thì cũng ko bằng 1 dân tộc tự tìm hướng đi cho mình. Và họ cũng dễ bị sai lầm , bị lobby là ko tránh khỏi, còn 1 dân tộc thì khó hơn : thực hiện dân chủ là rất quan trọng
    Tìm những nhà lãnh đạo có tâm lại cần thiết hơn vì có nhiều tệ nạn tham nhũng, nhiều cám dỗ hơn . Những người có tài nên để đảm nhận việc khó khăn và khen thưởng theo kết quả làm được. Và kinh tế tư nhân cũng ko còn phân biệt lớn như trước.
  8. yeungon

    yeungon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.308
    Đã được thích:
    0
    Góp để làm gì? Để người ta có bằng chứng về dân chủ hay tự do ngôn luận còn người góp ý thì đi tù à????
  9. neufriend

    neufriend Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    0

    Theo tôi : chúng ta nên nhìn thẳng vào vấn đề trong và ngoài nước, cùng ngồi lại bàn bạc khép lại chuyện quá khứ. Câu chuyện bó đũa là 1 bài học rất bổ ích trong thời điểm này.
    Cần có những qui định rõ ràng bảo về quyền lợi dân chủ cũng như những người đóng góp ý kiến , và các nhà báo , bảo vệ họ trước 1 số cá nhân tiêu cực ( lợi dụng việc công ) , có thể còn hơn cả tệ nạn tham nhũng.
    To yeungon : đó đúng là tự do ngôn luận.
  10. Moneytrangsi

    Moneytrangsi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2006
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Hoàn toàn đồng ý với bác neufriend. Tuy nhiên dân chủ là một khái niệm xã hội, gắn với thể chế chính trị và sự văn minh của một cộng đồng cụ thể. Rất dễ hình dung nếu bác so sánh "dân chủ" của thời nay với thời xưa, thì thấy rõ ràng bây giờ, dù nơi này nơi khác còn thế này thế khác thì nền dân chủ của nhân loại đã có những tiến bộ đáng kể. Đó là thành quả của sự phát triển văn minh nhân loại. Nói một cách khác, dân chủ ngày càng cao khi nhận thức của nhân dân, của xã hội ngày một tốt (và tất nhiên khi ấy là có cả sự đấu tranh cho nó nữa). Thế nhưng phải đặt vấn đề là để có điều ấy thì phải thế nào? Các bác có thấy rằng trong cả một đoàn đua, người về đích sớm nhất cũng chỉ hơn những người sau chút xíu thôi. Nếu anh vọt hẳn lên được, thì anh là kiệt xuất, cực khó. Các cái khác cũng thế thôi, để có những kết quả "vượt bậc", khó lắm. Chẳng thế mà mục tiêu 500tr USD cho xuất khẩu phần mềm VN có đạt đâu, hay chuyện cỏn con là tuyên truyền cho dân đừng vứt rác ra đường đấy, cũng có được đâu. Nói dông dài, để nói là trong một xã hội phát triển còn thâp như của ta, không thể có sự phát triển vượt bậc về mọi cái, kể cả là "dân chủ" được. Nó phải có sự phát triển hợp lý, phù hợp. Và thực ra như bây giờ, tôi thấy tạm được đấy chứ. Ngay cả các nước phương Tây phát triển, dân chủ vẫn là mục tiêu phấn đấu cơ mà. Xã hội của họ cũng đầy rẫy bất công và vi phạm dân chủ, nhân quyền đấy chứ. Bởi xét cho cùng, "dân chủ" là thành quả một quá trình đấu tranh giữa nhận thức, tư tưởng ngày càng văn minh tiến bộ, với những cái đã lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của xã hội. Và nó sẽ là kết quả tất yếu, song cần có quá trình. Trên quan điểm ấy, tôi ủng hộ "dân chủ", nhưng đòi hỏi 1 sự khác hẳn là điều không tưởng, vì những lý do khách quan, chứ không phải chủ quan. Chưa kể, theo cách nói của người xưa (tôi chịu ko nhớ của ai :) ) thì dân chúng chỉ là đàn cừu để cho những người có quyền lực dắt mũi đi mà thôi!

Chia sẻ trang này