1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góp ý cải cách như thế nào???

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi yeunuocthuongdan, 28/02/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. phunganhvu

    phunganhvu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2006
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Tâm sinh ra KHÍ.
    KHÍ sinh ra Ý CHÍ
    Ý CHÍ sinh ra TIỀN BẠC
    TIỀN có thì dễ làm những việc mình muốn hơn
    Muốnn làm hay bàn về cái gì đó , nên xem mình có TÂM chưa
  2. DANKOVN21

    DANKOVN21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2005
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Tâm sinh ra KHÍ.
    KHÍ sinh ra Ý CHÍ
    Ý CHÍ sinh ra TIỀN BẠC
    TIỀN có thì dễ làm những việc mình muốn hơn
    Muốn làm hay bàn về cái gì đó , nên xem mình có TÂM chưa?

    Bậy nào!
    - Bạn cổ hủ quá!
    - Bạn biết mục đích của tôi là gì không mà phán chắc thế?
    - Hitle chiếm nửa Thế giới mà đâu cần cái Tâm?
    - Nếu tôi chẳng có mục đích gì thì sao, có cần có cái Tâm không?
    - Tâm sinh ra Khí vậy lỡ không có Tâm thì không có Khí, mà không co Khí sao sống nổi?
    - Lỡ tôi có săn Tiền bạc do thừa kế thì sao?
    Có tiền bạc thì dễ làm những gì mình muốn, nếu mong muốn là xấu xa thì dễ hỏng!
    Có tiền:
    - Đầu tiên phải có đạo đức để giữ nó.
    - Sau nữa cần có tài năng để nhân nó lên làm 02 hay 03 lần.
    Con người sinh ra ai cũng thiện, chỉ có xã hội làm hỏng họ đi thôi. Tâm là một thứ rất khó đạt được: bạn không thể bắt một đứa trẻ con yêu những đứa trẻ con khác, khó bắt một con người yêu người khác (không nói tình cảm nam nữ) hay yêu tất cả mọi người. Tâm có được nhờ TRÍ, TRÍ có được nhờ bẩm sinh (yếu tố di truyền từ cha mẹ) và giáo dục.
    Bạn cứ ngẫm đi, rồi sẽ thấy! Nếu bạn chưa yêu mọi người, cái "la bàn chỉ lối" chưa thông thì cái hành động sẽ tất bị ... lạc lối.
  3. nguoiluhanhcodoc_666

    nguoiluhanhcodoc_666 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2006
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    0
    Giáo sư: Phan Đình Diệu ?oMột thứ toán kỳ lạ: Tổng các số dương bằng một số âm??
    Chu Văn Khánh
    Tạp chí Người đọc sách

    Giáo sư Phan Đình Diệu là một trong những nhà khoa học có nhiều bài viết, nhiều nỗi niềm trăn trở về nền giáo dục nước nhà. Năm 2004, ông cùng một số nhà khoa học tham gia thảo luận và đệ trình lên Thủ tướng Chính phủ một bản báo cáo kiến nghị về việc cải cách nền giáo dục hiện nay. Trước thềm năm học mới, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông về những vấn đề đã và đang gây bức xúc trong ngành giáo dục. Những câu chuyện diễn ra với một biên độ khá rộng. Và như thế, câu chuyện Nhìn lại ta không chỉ là chuyện phòng thi?
    "Xu thế rệu rã trong quan hệ của hệ thống càng ngày càng tăng, thậm chí các mối quan hệ kinh tế trong hệ thống Nhà nước bị biến chất, xu thế này rất nguy hiểm, nó phá vỡ từ bên trong cấu trúc hệ thống của nền kinh tế và xã hội. Biểu hiện của xu thế này là cáo hiện tượng tiêu cực với quy mô ngày càng lớn, đặc biệt là hiện tượng mang tính chất tập thể, bộ phận chủ không chỉ là cá nhân, cá biệt. Một hệ thống giữ một vẻ ngoài thống nhất nhưng bị mục ruỗng và hỗn loạn bên trong, tạo nên cái dối trá, cái không thật trong kinh tế và từ đó trong các lĩnh vực khác của xã hội. Sự điêu khiển tập trung không có hiệu lực và xu thế là giải thoát bằng mọi mánh lới ra ngoài sự điều khiển đó là cơ sở vật chất của sự dối trá, từ sự dối trá trong làm ăn đến sự dối trá trong đời sống luân lý của xã hội. Sự sa sút về đạo lý này đang là sự cản trả hết sức to lớn cho quá trình khôi phục trật tự của xã hội. Mặc dù có những nguyên nhân từ bên ngoài nhưng về cơ bản các yếu tố phá vỡ tính hệ thống nằm trong bản thân hệ thống đó. Nên rõ ràng để khắc phục được tinh hình cần có những biện pháp mạnh để tự thay đổi tổ chức của hệ thống và tiến lên xây dựng được một kiểu hệ thống mà tự tổ chức, tự chọn lọc và loại bỏ những yếu tố cản trở sự phát triển của mình.
    (Trích công trình Khoa học hệ thống và một số vấn đề về quản lý kinh tế của nước ta hiện nay)
    Việc cải tổ ngành giáo dục đã từng được các nhà khoa học Việt Nam lên tiếng từ những năm trước đây nhưng không có mấy chuyển biến. Đến mùa thi 2006 này sự gian lận trong thi cử tiêu của trong giáo dục trở thành nỗi bức xúc cho toàn xã hội...
    Chuyện gian lận trong thi cử không phải là chuyện gì mới, nó có từ xưa. Gian lận trong phòng thi, gian lận trong việc chấm điểm thi, mua bán điểm. Có thể nói, gian lận là một thể hiện của sự dối trá. Nhưng trước khi nói về điều đó trong giáo dục tôi vẫn muốn nhắc lại một nhận định lạc quan: Tôi vẫn rất tin tưởng và hy vọng vào thế hệ trẻ em của ta hiện nay. Bọn trẻ bây giờ thông minh hơn trước nhiều, còn tật xấu của chúng thì phần lớn là do người lớn cả. Người lớn có tật xấu gì thì trẻ em bắt chước được cái đó. Chính thế giới người lớn đã là tấm gương xấu làm hỏng thế giới trẻ em.
    Có lần trên diễn đàn Quốc hội năm 1978, tôi đã phát biểu về một thực tế là liên tục 5, 6 năm liền kế hoạch nhà nước không bao giờ thực hiện được cả, thường chỉ đạt 50 - 60%, nhưng có ngành nào, tỉnh nào mà không báo cáo thành tích là vượt mức kế hoạch đâu. Thế nên tôi nói, nước ta có một thứ toán học kỳ lạ: tổng các số dương bằng một số âm. Nhưng thực ra điều lạ đó tôi cũng có được chứng kiến ở Liên Xô từ đầu những năm 1960 khi tôi học ở đó. Lúc đầu đọc báo Sự thật và nghe đài, tôi ngạc nhiên và thán phục lắm, năm nào ngành nào cũng báo cáo đạt 102 - 103% kế hoạch, không có ngành nào là không đạt kế hoạch. Tôi có hỏi một ông Giáo sư Viện sĩ viện hàn lâm về kinh tế: Một nước rộng lớn như Liên Xô, nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực kinh tế, làm thế nào để lập kế hoạch sản xuất chi tiết cho từng nhà máy, từng công trường một cách sát với thực tế đến thế? Ông ấy cười bảo: Anh có biết cách làm của chúng tôi như thế nào không? Chúng tôi thống kê ngược. Tức là muốn đạt được 100% hay 105% thì tôi lấy chỉ tiêu đạt kế hoạch ấy rồi tính ngược lại và biết được từng nhà máy "phải" làm bao nhiêu để đạt được chỉ tiêu chung đó.
    Như thế người nói biết, người nghe biết, nhưng mọi người vẫn nói...
    Những năm 1970 - 1980, tôi tham gia thực hiện việc đưa khoa học vào quản lý xí nghiệp. Có lần cùng một đoàn anh em đi thực tế. Kế toán trưởng trong xí nghiệp đó làm việc với bọn tôi một ngày rồi trốn. Tôi tìm và gặng hỏi anh ta. Anh ta bảo: Em làm kế toán nhưng có bao giờ làm từ thực tế đâu mà là do người ta chỉ thị cho em. Cách làm của em là tính ngược. Muốn cho xí nghiệp hoàn thành vượt mức kế hoạch 5% hay 10% thì cứ lấy số đó tính ngược lên sẽ biết bộ phận này "cần" làm bao nhiêu, bộ phận kia "cần" làm bao nhiêu. Mà cái cách đó thì không thể báo cáo cho các anh được.
    Phải tìm trong hệ thống
    Vậy là từ việc trọng hình thức dẫn đến việc tự dối mình...
    Vâng, chuộng hình thức. Mà chuộng hình thức thì sinh ra báo cáo dối thôi. Điều này tôi đã tổng hợp lại. Năm 1981, sau khi phát biểu ở Quốc hội về ý đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng có gặp riêng và yêu cầu tôi viết cho ông một bản báo cáo. Tôi đã dành mấy tháng nghiên cứu tài liệu và viết một bản báo cáo, phân tích dưới góc độ khoa học với nhan đề Khoa học hệ thống và một số vấn đề về quản lý kinh tế của nước ta hiện nay. Khi đi vào phân tích tình hình kinh tế của Việt Nam theo quan điểm hệ thống, kết quả phân tích cũng làm chính tôi ngạc nhiên. Tôi phát hiện ra rằng, đó không chỉ là sự dối trá trong các báo cáo, mà tệ hại hơn, sự dối trá đã trở thành một thứ "đạo lý? trong xã hội ta, mọi người phải dối trá với nhau, với chính mình mà sống, mà thăng tiến... Đó chính là cái khó khăn và cản trở lớn nhất cho sự phát triển thật sự của nước ta. Một xã hội không được thể hiện thật, không được nhận thức thật, thì khó mà điều khiển thật để phát triển thật được. Mà khuyết điểm đó không chỉ của riêng ta, cả ở các nước "anh em" cũng vậy, tức là của cả hệ thống "xã hội chủ nghĩa"!
    Một xã hội không được thể hiện thật, không được nhận thức thật thì khó mà điều khiển thật để phát triển thật được
    Một là, cần kiểm soát nghiêm ngặt việc sử dụng quyền lực, bao gồm việc xử phạt thật nghiêm việc lạm dụng quyền lực, bất kể kẻ lạm dụng là ai và hai là, tăng cường luật lệ cho thị trường, nghiêm cấm mọi hình thức mua bán quyền lực, từ những quyền nhỏ như để đi xe trái luật hay cho điểm cao, cho đến những quyền lớn như cho lên chức liên quan?
    Tham nhũng là bán chác quyền lực
    Vấn đề tham nhũng hiện nay cũng bắt nguồn từ "lỗi? bên trong...
    Đến nay, các tệ nạn trong xã hội càng trầm trọng thêm. Có lần trả lời phỏng vấn của một phóng viên Thụy Điển, tôi có nói: Tham nhũng là hiện tượng ở đâu cũng có, chỗ nào có quyền lực là có tham nhũng. Bởi thực chất tham nhũng là bán chác quyền lực Nếu không có quyền thì lấy gì mà tham nhũng. Nếu có một xã hội cộng sản chủ nghĩa thật sự, thì với nền chuyên chính theo đúng lý thuyết về chủ nghĩa cộng sản sẽ khó có tham nhũng. Lúc đó, quyền lực có, thậm chí rất cao, nhưng thị trường thì không. Không có chỗ bán, ở xã hội tư bản chủ nghĩa thì có thị trướng, có hàng hóa, nhưng thị trướng có tính minh bạch nhất định và có cơ chế hạn chế việc buôn bán quyền lực bằng các quyền tự do dân chủ như tự do ngôn luận, tự do báo chí... Đó là thị trướng có luật lệ. Còn trong xã hội vừa có quyền lực, và có những người độc quyền thứ hàng hóa quyền lực đó, lại vừa có thị trướng mà không có luật lệ gì thì tha hồ buôn bán... Tham nhũng là một sự bán chác quyền lực, vừa có hàng độc quyền lại vừa có chợ thì tha hồ mà bán chác thứ hàng độc quyền đó.
    Vậy việc chống tiêu cực, chống tham nhũng hiện nay cần phải tiếp cận từ quan điểm hệ thống như thế nào? Và để sửa lỗi hiện nay theo Giáo sư trước tiên cần phải làm gì?
    Nếu đó xem là lỗi của hệ thống thì cũng cần tìm giải pháp từ việc sửa đổi hệ thống. Có hai loại việc cần làm: một là, cần kiểm soát nghiêm ngặt việc sử dụng quyền lực, bao gồm việc xử phạt thật nghiêm việc lạm dụng quyền lực, bất kể kẻ lạm dụng là ai và hai là, tăng cường luật lệ cho thị trường, nghiêm cấm mọi hình thức mua bán quyền lực, từ những quyền nhỏ như để đi xe trái luật hay cho điểm cao, cho đến những quyền lớn như cho lên chức lên quan... Đồng thời tăng cường sự minh bạch trong xã hội về việc thực hiện hai loại việc đó bằng cách phát huy các quyền dân chủ của nhân dân. Đấy là nói đơn giản về nguyên tắc, cũng cần những giải pháp cụ thể như thế nào thì tôi không có đủ kinh nghiệm để góp ý kiến.
    Cần một nền học của ta và cho ta
    Trở lại lĩnh vực giáo dục, theo Giáo sư, điều gì cần làm nhất hiện nay?
    Trước đây tôi có viết bài "Có cần một nền học của ta và cho ta hay không?" trong đó có đề nghị là ta phải suy nghĩ nghiêm túc ve việc xây dựng một nền học vấn của ta và cho ta. Khi đó ta mới biết cái gì thực sự cần thiết phải xây dựng, cần thiết phải kế thừa. Hiện nay người ta đang bàn nhiều đến chuyện xây dựng Đại học đẳng cấp quốc tế, nhưng theo tôi, cũng cần chú trọng đến giáo dục phổ thống giáo dục phổ cập. Vì trong giáo dục phổ thông, có nhiều chuyện đã bàn đi bàn lại, thậm chí đã có giải pháp, nhưng roi tốn nhiều tiền của sửa đi sửa lại mà vẫn chưa cải tiến được bao nhiêu. Thí dụ như việc xây dựng chương trình giảng dạy và biên soạn sách giáo khoa cho giáo dục phổ thông là một việc hết sức quan trọng mà gần đây nhiều nhà giáo và nhà khoa học đã đề cập. Để xây dựng được một bộ không thể chấp nhận được một bộ chương trình khung ở cấp phổ thông, nhiều ý kiến đã đề xuất là cần tập hợp được các nhà khoa học hàng đầu trong nước để nghiên cứu và hoạch định. Sau khi có một chương trình khung, có thể có nhiều tập thể tác giả viết sách giáo khoa và có thể lưu hành nhiều sách giáo khoa khác nhau do nhiều nhà xuất bản ấn hành. Đặc biệt, cũng cần có nhiều nhà xuất bản xuất bản các sách tham khảo để nâng cao khả năng tự học, phát huy tính chủ động và sáng tạo của học sinh. Chứ để như hiện nay, sách giáo khoa cho năm học tới vừa mới in xong, nhiều nhà giáo và nhà khoa học đó phát hiện được nhiều lỗi về nội dung trong nhiều môn như Toán, Vật lý, Văn là không thể chấp nhận được. Rõ ràng là đối với cải cách giáo dục, ta đã tốn nhiều công sức nhưng chưa được thực hiện nghiêm túc. Tôi nghĩ, về cải cách giáo dục, việc góp ý kiến trong vài năm qua là đó rất phương pháp và nhiều tâm huyết, chỉ cần lắng nghe và tiếp thu một cách nghiêm túc là đã có thể rút ra nhiều điều bổ ích rồi.
    Hơn một tháng nay tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra một số chủ trương, giải pháp nhằm cải tổ nền giáo dục. Dư luận cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Giáo sư nghĩ gì về điều đó?
    Cũng như ý kiến chung của dư luận, tôi rất quý trọng ý thức trách nhiệm và nhiệt tình của tân Bộ trưởng, thể hiện trong việc có những quyết định dứt khoát và kịp thời đối với một số hiện tượng tiêu cực trong giáo dục. Tôi không dám "khuyên" Bộ trưởng, nhưng cũng đồng tình với một vài ý kiến mong Bộ trưởng "điềm tĩnh? hơn trước nhiều vấn đề cấp bách của giáo dục. Tôi thành thực chúc Bộ trưởng, với sự hỗ trợ chân thành của giới khoa học và giáo dục nước nhà, sẽ luôn giữ vững được nhiệt huyết và cả sự điềm tĩnh để chèo lái con tàu Giáo dục của nước ta tiến nhanh trên con đường chấn hưng và phát triển.

    http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Giao-Duc/Giao_su-Phan_Dinh_Dieu_Mot_thu_toan_ky_la/
  4. nguoiluhanhcodoc_666

    nguoiluhanhcodoc_666 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2006
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    0
    Nhân tài tiềm ẩn đang chờ con mắt tinh đời của người lãnh đạo
    Nguyễn Văn Chiển
    Tạp chí Tia Sáng

    Ngày xưa có chuyện Lưu Bị ba lần đến cầu Khổng Minh ra giúp mình xây dựng cơ đồ. Đó là chuyện người lãnh đạo cấp cao tìm đến người tài để giúp cho sự nghiệp của mình. Bên ta Nguyễn Trãi đã rời Đông quan vào rừng núi Lam Sơn giúp Lê Lợi xây dựng nghiệp lớn, đó là bước đi ngược lại: người tài tìm đến minh chủ. Cách đây đúng 60 năm, Hồ Chí Minh đã trao việc xây dựng đội quân cách mạng cho một trí thức trẻ mới ngoài 30 tuổi: người đã nhắm đúng người, trao đúng việc, con mắt tinh đời của Người đã tạo nên một nhân tài quân sự kiệt xuất của nước nhà, sánh ngang với Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuán và Quang Trung?
    Trong thời kháng chiến chống Pháp, có một sinh viên trường Y chỉ sau mấy năm cầm quân chiến đấu đã khiến giặc Pháp phải khiếp sợ trên đường số 4 rực lửa, nhưng vì thành kiến giai cáp anh đã không được tiếp tục phát huy tài năng của mình trên con đường binh nghiệp. Như vậy trong các câu chuyện kể trên, có 4 trường hợp khác nhau: Người nổi tiếng có tài thực sự, người lãnh đạo phải tìm đến khẩn khoản mời người ta ra giúp nước, người tài tự thấy mình có đủ khả năng tìm đến minh chủ, sẵn sàng đem tài năng của mình cống hiến cho sự nghiệp lớn, người lãnh đạo có con mắt tinh đời giao đúng việc cho đúng người tất sẽ phát huy được tài năng tiềm ẩn, người đã thể hiện có tài năng, nhưng vì thành kiến không được dùng thì tài năng ắt cũng bị thui chột.
    Trên đây là nói về những nhân tài trong thời dựng nước, người lãnh đạo biết trọng dụng thì nghiệp lớn mới thành.
    Bây giờ sau gần 30 năm đất nước thống nhất, chúng ta đã mất một nửa thời gian bảo thủ trì trệ vì tư tưởng nóng vội chủ quan duy ý chí của một số người trong giới lãnh đạo quan liêu và độc đoán. Không phải khi đó đất nước thiếu người tài, nhưng tất cả những ý kiến đóng góp trung thực cho lãnh đạo đều bị gạt đi. Từ khi có đường lối đổi mới, nước ta đã có những bước tiến dài trên mọi mặt của cuộc sống và một số nhân tài cũng đã xuất hiện trong một số lĩnh vực. Nhưng rất đăng tiếc là ở cấp lãnh đạo cao nhất của đất nước đã không có được những quân sư lỗi lạc tầm cỡ Khổng Minh hoặc Nguyễn Trãi để xoay chuyển nhanh tình thế.
    Vậy phải chăng hiện nay ta hoàn toàn vắng bóng những người có khả năng kinh bang tề thế? Tôi cho rằng hiện nay ta đang cố những tài năng như vậy, họ đang ở trong nước hoặc vì hoàn cảnh nào đó đang phải sinh sống ở nước ngoài. Người có tài thường hay có tật, nói thẳng khó nghe, mình lại cho họ đối lập với mình thì dùng sao được? Trong số đã ra đi, nhiều người trong lĩnh vực khoa học đã có tầm cỡ thế giới: Hội nghị vật lý vừa qua chứng tỏ điều đó. Còn trong lĩnh vực kinh doanh tôi được biết có ông hiện nay là Giám đốc Công ty thương mại Hàng hải tại Hoa Kỳ. Trước giải phóng ông ta là chủ một hãng tàu buôn lớn có máy chục tàu thủy ở Sài Gòn. Sau giải phóng toàn bộ tài sản của ông bị tịch thu, ông thu xếp cho vợ con sang Mỹ. Còn ông vào trại cải tạo với một thái độ bình thản vì am hiểu quy luật khách quan của chế độ. Thái độ của ông trong trại cải tạo đã được sự mến phục của cán bộ cải huấn, nên thời gian cải tạo của ông được rút ngắn. Sau đó ông xin được sang Mỹ đoàn tụ với gia đình và không lâu sau ông đã lập được Công ty Thương mại Hàng hải to lớn hơn xưa. Bây giờ hàng năm ông về nước gặp bạn bè và năm nào cũng tặng 4 triệu tiền học bổng cho học sinh trường Bưởi Chu Văn An. Tôi cho rằng ông thật sự là một người yêu nước, một tài năng kinh doanh. Nêu thực tâm tìm đến chắc rằng ông ta cũng có thề đóng góp gì đó cho đất nước. Cho nên tôi vẫn nghĩ rằng, trong số 80 triệu người đang sống trên đất nước này, thế nào cũng tiềm ẩn sẵn nhân tài đang chờ con mắt tinh đời của người lãnh đạo. Dù sao thì vấn đề đào tạo một đội ngũ đông đảo nhân tài cho đất nước vẫn là vấn đề thường xuyên phải đặt ra. Dự án đào tạo nhân tài của Giáo sư Đào Trọng Thi để đáp ứng nhu cầu cấp bách là cần thiết. Do đó dự án phải tập trung vào hái ngọn vì tuyển lựa người trong lớp Đại học hoặc trên Đại học, thời gian thực hiện có thể nhanh. Nhưng về lâu về dài, chính là trách nhiệm của ngành giáo dục phải có kế hoạch phát hiện những mầm mống tài năng từ sớm hơn để đào tạo họ thành nhân tài cho tổ quốc. Sớm nhất là từ học sinh tiểu học chẳng hạn. Một em ăn nói mạch lạc dứt khoát, liên tục làm đội trưởng hoặc lớp trưởng là mầm móng một người chỉ huy, một luật sư, một em luôn luôn tò mò tìm tòi và quan sát sự vật có thể trở thành một nhà khoa học tương lai... Tất cả những tư chất đặc biệt của các em càn được ghi rõ vào học bạ và được theo dõi liên tục từ dưới lên trên, từ cấp học dưới lên cấp học trên. Chọn những chị chăm chỉ cần cù nhất của tất cả các dân tộc vào các trường chất lượng cao trong cả nước, không phải chỉ qua một kỳ thi viết mà phải qua trực tiếp vấn đáp, qua xem xét học bạ, thậm chí qua tìm hiểu gia đình, thì chắc chắn ta không bỏ sót các tài năng tiềm ẩn trong dân.
    Tuyển chọn những mầm tài năng tiềm ẩn trong dân là cả một công việc đòi hỏi một tình thần trách nhiệm rất cao, hết sức công tâm vì dân vì nước, của tất cả đội ngũ giáo viên, của người hướng nghiệp và của cán bộ tổ chức. Kinh nghiệm nhiều năm của bản thân tôi cho thấy: nhiều khi ta muốn đào tạo cán bộ từ những thành phần cốt cán, dành cho họ hết ưu tiên nọ đến ưu tiên kia, nhưng cũng không đạt, ngược lại có những anh em tôi chỉ hướng dẫn những điều hết sức cơ bản, sau đó đề anh ta xuống nước tự bơi lấy, tự phấn đấu kiên trì thì anh ta đã trở thành một nhà khoa học tài ba thực sự. Le génie est une longue patience: tài năng là một sự kiên trì lâu dài, câu châm ngôn đó thật là chí lý.
    http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Hanh-Dong/Nhan_tai_tiem_an_dang_cho_con_mat_tinh_doi_cua_nguoi_lanh_dao/

Chia sẻ trang này