1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Góp ý cho Mỹ-Nato về Afghan, Iraq

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi kien0989, 22/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. amour16257

    amour16257 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2003
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    0
    Bác mc_queen lại lạc đề rồi.
    Tình hính hiện giờ là Mỹ đã sa lầy ở Iraq và Afghan rồi. Bọn chiến lược Mỹ chắc cũng đã nghĩ chán chê rồi mà ko có kế sách nào hay. Chiến tranh du kích bao giờ cũng khó nhằn nhất.
    Bây giờ ma muốn thắng thì chỉ có cách là phải cực kì vô nhân đạo (như kiểu Hitle hồi trước), nghi ngờ chỗ nào có du kích là quây lại làm thịt sạch. "Sạch" theo nghĩa đen ý. Và ỉm đi, cấm ko bao giờ được tiết lộ với nhà báo. Làm kiểu dã man này đảm bảo thắng được chiến tranh du kích . Nhưng cái này chỉ nói cho vui thế thôi, chứ bọn Mỹ ko đời nào dám làm thế.
    Nhớ hồi Napoleon đánh Ai Cập, ở một thị trấn nhỏ, chỉ một vài kị binh bị du kích giết thôi mà Napoleon làm cỏ sạch cả dân chỗ đấy. Hồi đánh Tây Ban Nha cũng thế, dân TBN rất kiên cường đánh du kích, nhưng cũng bị Napoleon đàn áp dã man, xác đàn bà, trẻ con chất đầy đường. Nhưng nhờ thế mà chiếm được TBN.
  2. amour16257

    amour16257 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2003
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    0
    Nói chung quân Mỹ phải học quân Nga ở Chechen, bắt bớ, khủng bố, muốn làm gì thì làm, cấm tiệt nhà báo được đưa tin. Tuy hơi ác một tí nhưng lại thành công.
  3. viser

    viser Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2004
    Bài viết:
    1.877
    Đã được thích:
    25
    Ác ko phải là cách thức, trời ạ. Có những cách thức tàn ác và ít tàn ác, nhưng mục đích là đánh đúng đối tượng. Dân nhiều hơn du kích chán vạn lần, và du kích xâm nhập vào dân chứ ko phải nằm luôn trong khu dân cư. Giết xác suất như vậy thì hiệu quả quy thóc là bao nhiêu?
    Tìm và diệt thì phải đi tìm, cần bao nhiêu lính, tìm bao nhiêu chỗ, huy động bao nhiêu khí tài và hậu cần, tìm trong bao lâu, mức độ thường xuyên và quy mô thế nào, có chấp nhận thương vong do thỉnh thoảng "tìm được" đối phương ko, diệt bao nhiêu thì vừa...?
    Muốn gọi là sa lầy cũng được, nhưng chống du kích là phải lâu dài, vừa bao vây cô lập, vừa phải ổn định chính trị và phát triển KT cho đồng minh, phải dám chơi lại bằng chiến thuật du kích, bám trụ và đánh lâu dài trên phạm vi rộng, chịu thương vong cao...
    Ko biết lính Mẽo có đủ gan chơi lâu như thế ko, chứ các biện pháp khủng bố dân thường thì bọn nó đầy, dùng hoả lực san phẳng thì nó là chúa, chỉ có điều là bắn bừa để khỏi phải tung lính vào, rốt cục có bao vây ngăn chặn được du kích đâu.
    Quân đồng minh cho dù có lỳ đi nữa, nhưng cũng trông gương lính Mẽo mà hành xử vậy.
    Túm lại Mẽo muốn thì thừa sức diệt, với điều kiện phải dám chịu thiệt lính Như Nga ngố kia (kèm theo tốn bộn tiền)...

    Cái trò chia để trị thì em vẫn thấy bọn thực dân nó làm ác nhưng vẫn có văn hoá hơn. Bọn thực dân chia trên cơ sở văn hoá địa lý để lâu dài tách riêng thành những cộng đồng riêng biệt ko gắn kết.
    Bọn Mẽo thì ko chia để bình định, bọn nó gây bất ổn, bao một bên rồi tìm cách diệt bên kia, đẩy nước người ta vào thế đối đầu nhau. Cách làm thô thiển và đê tiện này khiến cho người ta ghét. Giờ dân Iraq đã ghét nhau sẵn, nhưng chưa anh nào là đệ tử thân tín của Mẽo. Mẽo cho tiền thì theo, Mẽo bớt tiền thì nghỉ chơi, còn khướt mà giao quyền dân chủ cơ sở được, cứ phải đóng quân lâu dài. Mà thực ra thì nó cũng muốn thế mà, phải đóng quân lâu thì mới "thân Mẽo và ổn định" được chứ, ổn định mà ko thân Mẽo thì còn gì đâu.
  4. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Tôi cho rằng Mỹ phải đạt được một "sự hỗn loạn ổn định" trong tầm kiểm soát, để có thể rút bớt lực lượng ra đối phó với nguy cơ mới ở sân sau Mỹ latin. Hiện tượng Venezuela mà không dẹp sớm, lây sang Brazil hay Mexico thì quá phiền cả về an ninh lẫn kinh tế.
    Hiện giờ thực chất Mỹ cũng "chia để trị" nhưng chia vụn quá, dẫn tới việc phải điều khiển một đám khổng lồ các băng nhóm, đảng phái ở Iraq. Việc quản lý này hiện tại vượt sức kiểm soát của Mỹ - liên quân, thậm chí không loại trừ khả năng một số nhóm lấy tiền và vũ khí của Mỹ để bụp lại chính Mỹ.
    Về thời gian, ở Iraq chắc hẳn quân Mỹ ở đó vài chục năm dân Mỹ cũng không kêu nhiều lắm, vì còn có dầu mà hút về. Thế nhưng ở Afghan, chả lẽ lại chở ma túy về Mỹ??? Liệu Mỹ-Nato đủ duy trì chiến phí cho 2 chiến trường này trong bao lâu nữa?
    Chỉ vài năm nữa mà chiến sự ở Iraq vẫn dậm chân tại chỗ, liệu Mỹ có đủ khả năng đối phó với làn sóng khủng bố của những người Iraq sùng đạo vào các quyền lợi Mỹ không? Hiện tại al-Quaeda là một tổ chức bị theo dõi hàng chục năm mà vẫn thỉnh thoảng nhô ra cắn cho một phát đau, thì Mỹ sẽ đối phó thế nào với các nhóm hình thành từ sau cuộc chiến chiếm Iraq, nhất là những nhóm Suni trung thành với Saddam và lại được đào tạo cẩn thận cả về quân sự lẫn tình báo?
    Chưa kể, với việc cố tiến sát biên giới Nga, Mỹ tạo ra cho mình 2 đối thủ nguy hiểm và đang mạnh lên: Nga và TQ. Tất nhiên, 2 nước này không can thiệp trực tiếp, song co đại lý sẵn sàng đại diện để chuyển giao sự can thiệp là Iran - một đại diện mà Mỹ đang hiện hữu như "kẻ thù số 1"
  5. zombie85

    zombie85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2004
    Bài viết:
    201
    Đã được thích:
    0
    Thành lập chi bộ. Phê và tự phê. Phát huy nội lực
  6. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Cái mà Mỹ cần ở Iraq có lẽ không chỉ là dầu mỏ mà còn là một mô hình thành công để "xuất khẩu" sang các nước cứng đầu khác. Hiện nay không chỉ có Siria và Iran mà cả Trung đông và nhiều nước có quan hệ không được xuôi chèo mát mái với cường quốc số một TG đang nhìn vào những tiến triển ở Iraq để có những đối sách riêng cho mình trong mối quan hệ với nước Mỹ. Các nước như TQ, Nga, Pháp , Đức, Nhật cũng chăm chú theo dõi vì Iraq cũng là cái lực kế chính xác nhất đo sức mạnh và lòng quyết tâm của Hoa Kỳ.
    Khó có khả năng Mỹ bỏ Iraq khi chưa có một sự thành công nhất định nào nên có lẽ sẽ dần dần trao Afghan hoàn cho Nato để tập trung sức mạnh vào Iraq. Em nghĩ một kịch bản sẽ là, sau 4 năm nữa, Mỹ sẽ rút phần lớn quân đội khỏi Iraq. 10 năm thì sẽ chấm dứt can thiệp. 15 năm nữa, một cuộc khủng hoảng dầu nổ ra, giới sinh viên, giáo sĩ và một bộ phận quân đội sẽ làm đảo chính lật đổ thể chế thân Mỹ. 50 năm nữa Iraq vẫn chưa thể ổn định.
  7. JeanVal

    JeanVal Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2006
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    0
    Ui chúa ơi.
    Vừa xem VTV1 cảnh quân khủng bố Iraq buộc chân 2 xác lính Mỹ vào đuôi xe tải lôi trên đường. Máu me be bét. Kinh quá.
    Qua đấy thấy người Mỹ cũng giỏi thật đấy nhẩy. Saddam bị lôi ra xử lâu lắm rồi thế mà xứ này đã bình định được đâu?
    Ngó đó lại nhớ thời dưới trào tt Clinton cũng có vài chú lính Mỹ nhà ta bị bắn chết rồi buộc thòng lọng vào cổ lôi dọc phố ở Mogadishu- Somalia. Kết cục Mỹ rút quân. Nhưng ô Bush con chắc giỏi hơn Clinton nên chắc chắn chẳng rút lính về đâu. Chỉ khổ gia đình lính Mỹ ngồi nhà ngóng.
  8. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    4 năm nữa là một thời hạn mơ hồ. Rõ ràng sự phản kháng (của cả quân kháng chiến và quân khủng bố) ngày càng mạnh và hiệu quả. Từ 2 năm nay, việc thay đổi chiến thuật tấn công Mỹ đã có bước tiến rõ rệt. Ban đầu thuở sơ khai là các đội du kích tự phát, được lên hình khá nhiều, vác súng đạn đi nghênh ngang giữa phố. Sau đó sinh ra đánh bom vệ đường, bắn tỉa. Đến nay có vẻ là chiến thuật phục kích diệt các toán quân Mỹ đi lẻ bắt đầu khởi sắc, và việc giữ bí mật của quân phản kháng bắt đầu được tôn trọng, không còn thấy nhiều cảnh bịt mặt vác RPG hay DKZ đi nghênh ngang trước ống kính nữa. Hàng loạt xác chết trong Bát đa mới được phát hiện có thể là biệt kích Mỹ xử đẹp quân phản kháng, cũng có thể là quân phản kháng tảo thanh lực lượng, diệt "Iraq gian". Bên cạnh đó alQuaeda cũng hoạt động ngày càng mạnh làm cho bức tranh Iraq trở nên hổ lốn chưa biết lúc nào ổn được. Trong tình cảnh như thế, việc Mỹ rút quân không bao giờ xảy ra, vì chính phủ do Mỹ dựng nên quá yếu để có thể đứng vững, đặc biệt là trước các lực lượng được Iran ủng hộ, mà như thế nguồn dầu mất bao xương máu để giành được sẽ không còn là của Mỹ nữa.
    Có lẽ Mỹ đang thương thảo với Sađam để tay này quay lại bình định Iraq hộ
  9. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    hơ hơ, hay phết:
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/story/2006/09/060924_iraq_conflicteffect.shtml
    "Iraq đô?ng ý vê? cơ cấu liên bang
    Các đa?ng chính trị tại Iraq vư?a đạt được tho?a thuận liên quan đến việc gia?i quyết chu? đê? liên bang như thế na?o. "
  10. serie_v

    serie_v Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ! các bác bàn hay quá, cho em góp tí chút.
    Em đã từng được hân hạnh nói chuyện dài dài với mấy người bạn Iraq có, Iran có, Pakistan có, Palestin có, Libanon có mà cả Mẽo cũng có luôn. Nói tóm lại chat chit xong tối về coi lại CNN với BBC thì thấy CIA bí cũng phải.
    Người ta thường nói tới nào là cộng đồng Hồi giáo, thánh chiến... nghe cứ như thể chi bộ của tổ 3 người đoàn kết thời 9 năm ở Việt Bắc ấy. Nhầm, nhầm hết! Nếu có cái chi bộ ấy thật thì với tiềm lực về dàu mỏ chắc chắn phải có đồng Alla rồi và một số đông các bác và em đang đi học thêm tiếng Arập cơ. Cái cộng đồng hồi giáo đó thực ra là một giàn nhạc không có nhạc trưởng. Nói hẹp hơn ở Iraq hay Aganistan không phải chỉ có 1, 2 hay 3 phái đâu mà nhiều lắm dưới dạng bộ tộc, bộ lạc, phe nhóm đánh nhau ấy. Saddam nó thống nhất được là bởi nó có khả năng gí khẩu col 9 li vào đầu tù nhân mà bắn hết người này đến người khác. Bởi vậy nếu Mỹ không có bản lĩnh đó thì lụt là đúng rồi. Các bác nhớ lại xem có phải Alexanđrơ đại đế cũng đã nhọc công đi tìm cái thể thống nhất trong đa dạng ở vùng đất đó là gì.
    Công bằng mà nói cỗ máy chiến tranh của Mỹ xứng đáng được coi là Number 1 đấy nhưng khổ nỗi cái công cụ ấy được dùng cho nhiều mục đích quá nào là phải tiêu diệt được chủ nghĩa khủng bố, phải hút trộm được dầu, phải giúp người dân cải đạo từ hồi giáo sang dân chủ giáo... nhiều quá! khó quá!
    Em nghĩ chỉ có cách đá quả bóng sang Liên Hợp Quốc hay quốc tế hóa cuộc chiến là có vẻ khả thi thôi. Lịch sử các cuộc chiến đã chỉ ra rồi chiếm được đã khó giữ còn khó hơn mà Mỹ bây giờ thì rút lui trong trật tự còn khó huống hồ gì...

Chia sẻ trang này