1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

GS.Trần Quốc Vượng đã ra đi!

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi tmkien2, 08/08/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. FPM

    FPM Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2005
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ đến trường hợp TRƯƠNG HÁN SIÊU, một danh sĩ thời Trần. Tiểu sử ông này thì khá là rõ ràng.
    Ông người làng Phúc Am, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình cũ, nay là Hà Nam Ninh. Xuất thân nghèo hèn, có tài văn chương, trở thành môn khách của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, vì vậy được tiến cử ra làm quan ở triều đình nhà Trần, đến bậc đại quan (Hàn Lâm Học Sĩ, khi mất 1354, tặng chức Thái Bảo).
    Tuy đã làm quan, nhưng, như Toàn Thư ghi lại, ông vẫn bị quý tộc triều đình khinh bỉ là thôn cầu cước (chân đá cầu nhà quê), nghĩa là một kẻ quê mùa. Khi làm quan ở Lạng Sơn, ông gả con gái cho thủ lĩnh thiểu số ở địa phương (Quang Lang - gần Chi Lăng ngày nay) cũng bị các triều quan đàm tiếu, chê bai ......
    Ông là tác giả bài Bạch Đằng Giang Phú, một áng văn chương nổi tiếng ở đời Trần. Ông cũng là một trong những kiện tướng trong giới nho sĩ bình dân lên tiếng bài bác Phật Giáo, với những bài văng bia bài Phật dựng ngay ở một số chùa, trong đó có bài Linh Tế Tháp Ký khắc để ngay ở chân tháp Linh Tế (thị xã Ninh Bình), ngay gần làng quê của ông. Ông là người đặt tên cho núi Non Nước ở quê ông, một cái tên chữ Hán mang ý đẹp: Dục Thúy Sơn (Núi như hình con chim trả đang tắm gội).
    Co một điều này ít ai để ý tới: Khi về già, ông lại tỏ ý hối hận về việc lầm lỗi đi công kích Phật Giáo ở thời trẻ của mình.
    Trong bài Dục Thúy Sơn, ông viết:
    Phù thế như kim biệt Nhàn thân ngộ tạo phi
    Dịch: Đời lênh đênh trước khác nay Thân nhàn mới biết ngày trước lầm to (Trần Văn Giáp dịch)
    Thế là đến khi về già, về hưu, tà tà ra khỏi việc quan, việc đời, cái chất duy ly Nho giáo trong ông đã nhường bước - ít ra là một phần - trước nhu cầu tâm linh-tôn giáo, hình như khó có thể hiểu được ở một CON NGƯỜI.
    Việc chuyển biến tư tưởng của ông ở thế kỷ XIV thời mạt Trần làm tôi nhiều phen nghĩ đến cái trường hợp của nhiều cán bộ + sản hiện nay ở Hà Nội, Việt Nam.
    Thời trẻ, họ hăng hái hoạt động cách mạng, vào Đãng + sản, theo chủ thuyết mác-xít vô thần (athéiste). Họ ủng hộ hoặc tự mình tham gia phá hủy không ít đình chùa miếu đền. Họ ngăn cản nhân dân - người dân thường - đi lễ bái, hội hè, đình đám. Nhưng bây giờ về già, về hưu, thì họ lại cũng trở về với nhân dân. Nhiều người bây giờ đi giữ đền, giữ đình, giữ chùa. Nhiều người vẫn ở nhà với con cháu nhưng mồng một, ngày Rằm theo lịch Trăng, ho cũng đi lễ đền, lễ chùa; trước còn e dè, dấu diếm, sau thì công khai. Nhiều người, thậm chí, còn nghiên cứu cả Phật giáo nữa và một số không ít lăm vẫn tin vào thần thánh, ma quỉ ... nghĩa la một thứ "animisme" cuối mùa ... Họ giác ngộ hay là họ suy thoái? Cũng là tùy cách nhìn.
    Có nghiệm sinh (vécu) điều này thì mới hiểu được cái ứng xử của một số vị quan-nho sĩ các triều trước: trong đời sống chính trị thì có vẽ "duy lý" lắm - "quỉ thần kính nhi viễn chi" như đức thánh Khổng đã dạy mà! Nhưng trong đời sống hàng ngày và khi về già thì họ lại mê tín đủ chuyện. Tôi chưa bao giờ tin rằng Nho giáo thời xưa cũng như chủ nghĩa Mác-Lê Nin ngày nay đã từng chiếm được địa vị độc tôn ở trong xã hội, trong ý thức hê. Việt Nam, trong tâm thức dân gian .... Luôn luôn là một tình trạng hỗn dung (syncrétic)
    Trở lại trường hợp Trương Hán Siêu. Về già, ông làm gác Gió Mây (Phong Vân Các) ở trên núi Dục Thúy, ngay cạnh tháp Phật để ngày ngày lên dạo chơi, ngắm cảnh. Và làm nhà ngay chân núi Non Nước, cạnh ngôi đền mẫu, giữa ngã ba sông. Sống một mình, trơ trọi một nhà, không có làng xóm láng giềng chi cả ....
    Làng ông ở ngay gần đó thôi, cách vài cây số theo cách tính thời nay, sao ông không về làng với họ mạc, xóm giềng? Dân làng ông ngày nay - và lời truyền miệng lan rộng cả khắp vùng quanh núi Non Nước - nói rằng: Ông ghét bỏ dân làng và dân làng cũng chẳng ưa gì ông....
    Khi ông mất, thì làng xóm cũng chẳng thờ phụng gì. Ngôi đền thờ ông - mà người làm sách ngồi ở tận kinh đô viết - bảo là ở quê ông, kỳ thật là ở chân núi Non Nước, trên nền nhà cũ của ông. Mà bây giờ cũng chẳng còn nữa. Và cũng chẳng ai buồn nghĩ đến việc dựng lại ....
    Vì sao vậy? Cái vấn đề của ông với dân làng vẫn cứ là một điều bí ẩn, day dứt ... Vì dân tin Phật mà ông ghét Phật chăng? Cái đó cũng có thể có một phần. Nhưng tôi e rằng đó chưa phải là điều cơ bản. Dù chưa biết gì, nhưng tôi tiên cảm thấy đó là do cái căn cước xã hội (social identity) hơn là lý do tôn giáo. Vì về mặt tôn giáo, người Việt Nam cổ truyền được cái Đức Bao Dung (Generosity), ít kỳ thị tôn giáo.
    Họ hay kỳ thị về lý lịch. Điều này ta sẽ thấy rõ hơn ở dưới đây.
    (Còn tiếp)
  2. chimcanhcutbeo

    chimcanhcutbeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2003
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    0
    cũng may Việt Nam không nhiều người như cụ Vượng (và nhiều người kính trọng cái khoản đó của cụ) chứ không thì đất nước này toàn là người dở và không tiếng tăm lãnh đạo, phải thế không các bác?
  3. flyingmagician

    flyingmagician Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    1.720
    Đã được thích:
    1
    Cụ Vượng đi rồi thì để cụ đi luôn thôi. Còn việc tiên đoán sụp đổ của Nga thì khác gì sấm Trạng Trình, những câu nói vu vơ sau này lại gán ghép co nó một cái ý nghĩa nào đấy.
  4. FPM

    FPM Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2005
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ ta nói đến trường hợp CHU VĂN AN. Ông sinh trưởng vào buổi mạt Trần, khi chế độ quân chu? Phật giáo đã tới hồi suy vong. Không biết bao giấy mực đã dốc ra để viết về ông. Người đầu tiên có lẽ là Trần Nguyên Đán, học trò tinh thần và bạn ông, nghe tin ông nhận lời từ quê ra Thăng Long dạy Quốc Tử Giám đã ví ông như sao Bắc Đẩu, như núi Thái Sơn, chèo lái trên Biển Học mà đổi mới phong tục, kỳ vọng ông sẽ biến suy thành thịnh. Bộ Tứ Thư Thuyết Ước của ông đã mất về tay giặc Minh, căn cứ trên lời bình của Lê Quý Đôn mà học gia? Nguyễn Đăng Thục nêu giả thuyết về Nho Học Chu Văn An với tinh thần "cùng lý chánh tâm" là Tâm Học, khác xa Tống Nho "cách vật trí tri" và còn đi trước cả Vương Dương Minh. Thơ ông có bảy bài được Bùi Huy Bích chép lại trong Hoàng Việt Thi Tuyển thì Lê Hữu Mục phát hiện tới năm bài là nói về cảnh chiều tà mà vẫn giữ tinh thần lạc quan. Nhưng mọi người nói về ông như là một điển hình khí tiết của nhà Nho, khẳng khái, trung thực, tiết tháo, dâng vua bài Thất Trảm Sớ xin chém bảy kẻ quyền thần, được bình luận là bài văn bất hủ "nghĩa cảm quỉ thần".
    Vua không nghe lời, ông treo mũ áo ở Văn Miếu, từ quan về Chí Linh ở ẩn, trở lại với biệt hiệu "Gã tiều phu đi ở ẩn" (Tiều Ẩn).
    Tôi là một học trò trường Chu Văn An, lại cũng làm nghề dạy học, nên cũng hơn một lần xưng tụng ông về nhân cách nhà giáo và ám thị về sự thiếu nhân cách và thiếu tôn trọng nhân cách nhà giáo ở thời buổi ngày nay. Nhưng những vấn đề đó không phải là chủ đề của bài này.
    Là một kẻ "bất cơ" (không chịu ràng buộc - non-conformiste) và tò mò, từ lúc 12 tuổi viết bài chính tả: "Ông Chu Văn An người làng Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông", tôi vẫn tự dặn lòng sẽ có ngày về thăm quê hương Thanh Liệt (thôn Văn). Ba chục năm sau, tôi mới có dịp về Thanh Liệt để thăm thú di sản folklore Hà Nội - Sông Tô.
    Hỡi cô thắt lưng bao xanh
    Ghé qua Thanh Liệt thì vào làng anh
    Làng anh Tô Lịch trong xanh
    Có nhiều vãi nhản ngon lành em ăn
    Làng thật đẹp, ấy thế mà vì sao khi từ quan đi ở ẩn, Chu Văn An không về làng mà lại đi sang tận núi Phượng Hoàng Chí Linh xứ Đông? (Năm ngoái, 1989, tôi đã tới thăm Phượng Hoàng Sơn, Kỳ Lân Sơn ở Chí Linh với hang động kỳ thú và lăng đền Chu Văn An trang nghiêm). Người ta thường bảo rằng Chí Linh có núi (Phượng Hoàng, Kỳ Lân ..), có sông (Kinh Thầy), cảnh "sơn thủy hữu tình" hơn Thanh Liệt, thích hợp với người ở ẩn hơn, lại xa kinh kỳ Thăng Long hơn, chứ Thanh Liệt chỉ có sông Tô, không có núi, lại quá gần Thăng Long - Hà Nội. Cũng là một lẽ ....
    Nhưng khi đến Thanh Liệt ta lại bất ngờ bắt gặp một cảnh tình quá ơ thờ đối với Chu Văn An so với việc luận bình ồn ào, náo nhiệt về ông ở chốn kinh kỳ. Không một di tích nào về Chu Văn Anh được giữ ở Thanh Liệt. Huyền tích cũng không.
    Là một nhà Folklore học, tôi lại bắt gặp huyền tích Chu Văn An dạy học hay đến mức con vua Thủy Tề cũng đội lốt người lên theo học ở làng Bằng Liệt: ở đây còn Đền Càn, thờ vị học trò thủy cung này của Chu Văn An và ngôi mả (tượng trưng) gọi là mả thuồng luồng bên bờ sông Tô Lịch. Ở làng Bằng, tôi cũng thu được huyền tích về con vua Thủy Tề, cảm ân nghĩa và theo yêu cầu (thử thách?) của thầy Chu Văn Anh mà hy sinh thân mình để làm mưa; mà lời kể của người dân quê ngày nay khớp đúng với "ma thuật cầu mưa" theo qui luật Đồng Đại (Synchronicity) mà Mircea Eliade hay Carf Gustav Jung gọi là "nguyên lý liên hệ đồng thời không nhân quả". Học trò thủy cung Chu Văn An hòa nước trong nghiên mực rồi rảy ra khắp bốn phương, tung cả bút lẫn nghiên lên trời tạo nên một cơn "mưa đen". Nghiên mực rơi xuống Vĩnh Ninh - Thanh Trì làm thành Đầm Mực (ở ô trũng này có than bùn nên nước luôn luôn đen), bút lông rơi xuống làng Tó (Tả Thanh Oai) nên làng này sau này phát đạt văn chương (đây là quê hương của Ngô Thì Nhậm-danh sĩ thời Tây Sơn, thế kỷ XVIII, và Ngô Gia Văn Phái).
    Huyền tích về Chu Văn An hiện hữu ở làng Bằng (Bằng Liệt), làng Tó (Tả Thanh Oai), làng Viềng (Vĩnh Ninh-Đầm Mực), đền thờ ông thì lại ở Huỳnh Cung là nơi tương truyền ông mở trường dạy học mà những tể tướng Lê Quát, Phạm Sư Mạnh, những đại danh sĩ, đại nho cuối Trần là ra đời từ trường đó ....
    Một sự im lặng về ông ở chính làng quê ông Thanh Liệt. Cho nên lối chép Sử-Văn là Chu Văn An mở trường dạy học ở quê ông cũng không đúng nốt. (Ông mượn đất cuối làng bên - Huỳnh Cung - để dựng trường học). Vì sao quê hương ông không tự hào về ông mà lại để thiên hạ đề cao ông, thờ ông và thần hóa ông? Còn ở Thanh Liệt lại chỉ có một đền thờ thiêng, quanh năm dân làng và quanh miền đến lẽ bái: đó là đền thờ tướng Phạm Tu - quê gốc Thanh Liệt, sử Trung Hoa chép tên là đại tướng của Lý Nam Đế. Khó nghĩ đến lý do "bụt chùa nhà không thiêng", vốn cũng là thói thường của tâm thức dân gian.
    Nhưng nhà học gia? Vũ Tuân Sán và tôi đã tìm thấy cuốn Gia Phả của dòng ho. Chu Văn An. Và ở đó có câu chuyện chưa từng được ai chép lại khi viết về Chu Văn An:
    Ông không phải gốc người Thanh Liệt theo tâm thức "quê Cha đất Tổ" của người Việt Nam. Thanh Liệt chỉ là quê mẹ ông. Cha ông - Chu Văn Hưng - là một người Tàu (chinois). Một khách thương Phúc Kiến, vì chạy loạn Mông Cổ mới sang Đại Việt và trú cư ở làng Thanh Liệt. Theo qui chế làng xã Việt Nam, ông là người ngụ cư chứ không phải người làng. Mà cũng theo qui chế ấy thì người ngụ cư sau khi phải đóng góp việc làng qua ba đời mới được công nhận là người làng và có quyền lợi bình đẳng như người làng. Cho nên Chu Văn Anh cũng chưa được xem là người Thanh Liệt. Cái "mặc cảm ngụ cư" ất trong xã hội thôn dã Việt cổ truyền là rất nặng nề, cho tới trước Cách Mạng tháng tám 1945.
    Theo tôi, chính do mặc cảm đó mà dân làng im lặng về ông. Do mặc cảm đó mà ông phải mở trường học ở làng bên rồi làng bên thờ ông chứ không làng quê mẹ đẻ. Khi từ quan đi ở ẩn, ông cũng vì mặc cảm ấy mà không về làng. Ngày trước dù đi đâu, ở đâu, ngày Tết cũng phải về quê lễ Tổ, thăm mô. Tổ, thăm họ hàng. Và tuyệt đại đa số quan lại Việt Nam, khi trí sĩ (về hưu) là về làng quê gốc.
    Đi trệch ra khỏi ứng xử truyền thống đó, phần lớn - nếu không phải tất cả các trường hợp - là có "vấn đề" chi đó với làng, với xóm.
    Tôi suy luận chăng? Vì ông Trương, ông Chu người đời Trần, cách đây 6,7 trăm năm có lẻ, chứ có phải người đời Lê, đời Nguyễn gần đây đâu mà còn kiểm chứng được? Cũng có thể.
    Song tôi xin lấy hai nhân vật đời Trần khác làm ví dụ (hai người thường, làm quan, không phải quí tộc Trần, vì quí tộc Trần có ấp phong, họ không về quê nhưng về ấp phong của mình - như Trần Hưng Đạo về Vạn Kiếp - đã được xem là quê hương thứ hai):
    Phạm Ngũ Lão, người đời Trần, quê ở Phù Ủng, Ân Thi, Hưng Yên cũ (nay là Hải Hưng). Khi ông mất, nhà ông biến thành đền thờ ông, nay vẫn còn nguy nga, tráng lệ; dân Phù Ủng tự hào về ông, giữ nhiều truyền thuyết về ông và có di cư ra Hà Nội (phố Lý Quốc Sư) thì vẫn rước bài vị ông ra thờ ở đền "Phù Ủng Vọng Từ".
    Trần Cụ, người đời Trần, giỏi đàn, giỏi bắn nỏ ... Ông có mối hận với dân làng - như Toàn Thư chép và đã thề là không bao giờ bước chân về làng nhưng đi bằng thuyền và từ thuyền ghé nhà, ngồi ngay lên phản chứ không bao giờ dẫm chân xuống đất làng quê nữa ..
    (còn tiếp)
  5. FPM

    FPM Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2005
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Bài viết về Trương Hán Siêu của giáo sư Trần Quốc Vượng nhạy cảm với chính trị Việt Nam quá thể! Năm 91 mà GS đã "tương" một câu
    Việc chuyển biến tư tưởng của ông ở thế kỷ XIV thời mạt Trần làm tôi nhiều phen nghĩ đến cái trường hợp của nhiều cán bộ + sản hiện nay ở Hà Nội, Việt Nam. Thời trẻ, họ hăng hái hoạt động cách mạng, vào Đảng + sản, theo chủ thuyết mác-xít vô thần (athéiste). Họ ủng hộ hoặc tự mình tham gia phá hủy không ít đình chùa miếu đền. Họ ngăn cản nhân dân - người dân thường - đi lễ bái, hội hè, đình đám. Nhưng bây giờ về già, về hưu, thì họ lại cũng trở về với nhân dân. Nhiều người bây giờ đi giữ đền, giữ đình, giữ chùa. Nhiều người vẫn ở nhà với con cháu nhưng mồng một, ngày Rằm theo lịch Trăng, ho cũng đi lễ đền, lễ chùa; trước còn e dè, dấu diếm, sau thì công khai. Nhiều người, thậm chí, còn nghiên cứu cả Phật giáo nữa và một số không ít lăm vẫn tin vào thần thánh, ma quỉ ... nghĩa la một thứ "animisme" cuối mùa ... Họ giác ngộ hay là họ suy thoái? Cũng là tùy cách nhìn.
    Đây là bức ảnh về đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đồng thời là một đảng viên chụp năm 95.
    [​IMG]
    Bác ?ocướp ngày?: báo ngay bộ công an và bộ văn hóa ?oxóa bài? và ?otreo nick? GS Trần Quốc Vượng.
    Bác halflife: đây lại là dịp bác thể hiện thú vui tao nhã đập bọn to mồm và xạo ke nè.
    Được FPM sửa chữa / chuyển vào 19:13 ngày 04/01/2006
  6. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Cụ không vào Đảng hoặc không vào Đảng được. Bởi vì cụ rất ngang, không đồng ý với những gì sáo rỗng tuyên truyền mà không có chứng cứ.
    Chục năm trước, bên lề lớp học cụ bảo với sinh viên bọn tôi là "Tao đây không sợ thằng ... nào, tao không viết sử theo chỉ đạo của thằng Đảng viên nào hết; Tao vào Đảng chúng nó bắt tao phải có quán triệt quan điểm của Đảng...".
    Cụ cũng nói mình là một trong những người công khai chống lại thuyết vua Hùng ngay từ những năm 60 vì chẳng có chứng cứ vật thể và ghi chép sử sách nào cả, toàn là truyền miệng.
    Đến bây giờ theo bài nói chuyện của Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, giới sử học thế giới cũng không recognize phần lịch sử xa xưa mà giới sử học Việt nam claims.
  7. FPM

    FPM Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2005
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Em xoá câu hỏi này vì nó lạc chủ đề!
    Tiếp bài viết của GS Trần Quốc Vượng
    Từ chuyện Chu Văn Anh, tôi xin chuyển qua chuyện NGUYỄN TRÃI, người cũng về Côn Sơn ở ẩn như Chu Văn An mà không về quê hương Nhị Khê. So với Chu Văn An, Ức Trai "tốt phúc" hơn, vì ở làng Nhị Khê còn có đền thờ Nguyễn Trãi. Nhưng nếu tinh ý một chút, ta sẽ thấy ngôi đền đó khá là mới (đời Nguyễn) và vị danh sĩ tập hợp thơ văn ông thành Ức Trai Di Tập là người làng Nhị Khê và cũng là ở đời Nguyễn thôi (Dương Bá Cung). Nguyễn là thời phục hồi Nho, trọng Nho và trọng việc đề cao các bậc đại nho ngày trước. Nhị Khê là một làng nho học, nhiều dòng họ ở đây có người đỗ đạt. Tới Nhị Khê mà chỉ nói tới Nguyễn Trãi thôi là người làng rất khó chịu.
    Điều ai cũng thấy là qua thơ văn, Nguyễn Trãi rất nặng tình với Côn Sơn. Qua mấy trăm bài thơ Hán-Nôm, ông nhắc đến Nhị Khê được một, hai lần, ai cũng lấy làm lạ. Còn về Côn Sơn, ông nhắc đến hoài hoài. "Loạn hậu đáo Côn Sơn cảm tác". Sau loạn, ông cũng về Côn Sơn (1407-1417), bất đắc chí với triều đình, ông cũng về Côn Sơn và viết bài từ Côn Sơn Ca tuyệt bút. Trong khi đó không một bài thơ nào giành riêng cho quê hương Nhị Khê cả. Vì sao?
    Tìm hiểu lý lịch Nguyễn Trãi, ta thấy ông người gốc Chí Linh xứ Đông. Ông nội ông, vì nghèo khó, mới bỏ quê lên ở Nhị Khê. Với Nhị Khê, ông nội ông và bố ông vẫn là người ngụ cư. Còn ông thì phần lớn ở Thăng Long rồi ở Tây Đô (Thanh Hóa). Ông nhẹ tình với Nhị Khê cũng phải ...
    Bây giờ ta chuyển qua nói về ĐẶNG TRẦN CÔN, tác giả Chinh Phụ Ngâm Khúc (bản chữ Hán), ra đời đầu thế kỷ XVIII.
    Ở đại học Yale, năm 1986, Huỳnh Sanh Thông đã dịch và xuất bản Chinh Phụ Ngâm Khúc bằng tiếng Anh. Rất gần đây tạp chí văn học Thời Tập (số 3-1990) tiếng Việt bên California có bài viết rất hay về "Mối tình tuyệt vọng của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm". Cả hai tài liệu đang lưu hành ở Mỹ này đều viết như ở Việt Nam rằng ông Đặng Trần Côn người làng Nhâm Mục - tên nôm là làng Mọc - huyện Thanh Trì tỉnh Hà Đông (nay đã thuộc ngoại thành Hà Nội), năm sinh không rõ (khoảng 1710), đậu Hương Cống, trượt thi Hội, được bổ làm Huấn Đạo, năm 1740 triều Cảnh Hưng được thăng tri huyện Thanh Oai rồi sau tới Ngự Sử Đài. Ông mất khoảng 1745, khi mới ngoài ba chục tuổi.
    Không ai biết gì hơn về Đặng Trần Côn ngoài một, hai truyền thuyết về tính ham học, phóng dật (libéral), và .... ham rượu.
    Về quê ông ở Nhân Mục, hẳn mọi người dựa theo bài thơ của Phan Huy Ích, có câu mở đầu: "Nhân Mục tiên sinh Chinh phụ ngâm" (cuốn Chinh Phụ ngâm của ông Nhân Mục). Ngày trước người Việt hay có lối lấy tên làng quê để gọi các cụ khoa bảng như cụ nghè Lai Thạch (Nguyễn Huy Tự), cụ cư? Văn Ấp (Trần Ngọc Lâm) v.v.....
    Ở ven đô Thăng Long, dọc bờ phải sông Tô Lịch có tới 7 làng Mọc, tên chữ là Nhân Mục. Theo văn bia đời Lê-Nguyễn ở đây, đã có "Nhân Mục xã" lại còn có "Nhân Mục cựu xã". Tôi đã phải lần mò xuống tận Nhân Mục cựu xã, tên nôm là Mọc Thượng Đình, cũng là quê hương của cu. Tú Lan, thân sinh nhà văn lớn Nguyễn Tuân, vì nghe nói ngôi mô. Đặng Trần Côn có kẻ làm nhà, đào đất làm lò gạch đã phạm phải. Quả thật đã có một ngôi mộ đã vi phạm. Bia mộ cũ có hay không thì không biết nhưng không thấy, chỉ thấy một tấm bia tương đối mới (đầu thế kỷ XX), với tên ho. Đặng Trần Côn và chức danh tri phủ. Khi chưa đến Kẻ Mọc, tôi đã thắc mắc: thế con cháu Đặng Trần Côn đâu mà để người ta phạm đến mô. Tổ như vậy? Khu đất này, trước là bãi tha ma mộ địa, giờ đây người đông, đất chật, người ra lấn ra để làm nhà, vô tình phạm phải ngôi mô. Đặng Trần Côn tiên sinh.
    Tôi lại gặp một bất ngờ: làng Mọc - Nhân Mục - không có ho. Đặng, không còn con cháu gì của Đặng Trần Côn. Dân làng hiện nay bảo: Ông Đặng là người nơi khác, không biết ở đâu, đến làng Mọc ngụ cư. Làng Mọc là làng ven đô, vốn nổi danh giàu ("tiền làng Mọc, thóc làng Khoang") và sang ("quan Kẻ Mọc, thóc Mễ Trì").
    Chắc Đặng Trần Côn là một hàn sĩ ở đâu đó đến làng Mọc ven đô ngồi dạy học và học thêm để thi Hội (và trượt). Cũng chắc sau lời tỏ tình thất bại với Đoàn Thị Điểm - tức Hồng Hà Nữ Sĩ - thi nhân ho. Đặng đã không xây dựng gia đình với ai khác, lại mất tương đối trẻ (35 tuổi), nên không có con cháu nối dõi tông đường, chăm lo hương hỏa và phần mộ tổ tiên.
    Ở làng Mọc còn một gia đình, gốc nhà nho, có gia phã, còn giữ lại được một vài câu đối và liễn, tương truyền là chữ của Đặng Trần Côn tiên sinh, viết tặng cũ tổ ho. Nguyễn này, vốn là bạn của Đặng Tiên Sinh. Con cháu cũng được truyền lại là Đặng Trần Côn tiên sinh từ nơi khác đến Kẻ Mọc ngồi dạy học và là bạn thi-tửu với cụ tô? Nguyễn nhà này.
    Sao mà ở xã hội quân chu? Nho giáo Việt Nam ngày trước có nhiều bậc danh sĩ tài danh xuất thân nghèo khổ và có số phận lênh đênh như vậy?
    Thế thì phải xếp kẻ sĩ vào đẳng hạng nào trong nấc thang "giai cấp", theo cái nhìn "mác-xít"?
    Họ xuất thân "nông dân" nhưng về ý thức hệ thì lại theo Nho giáo là hệ tư tưởng của giai cấp "địa chủ" thống trị chăng? Tôi chỉ biết trong xã hội quân chủ cũ có những người nghèo - như Nguyễn Công Trứ "than nghèo" - mà rất "hay chữ" (chữ Nho - Nho giáo), trong khi có những kẽ trọc phú một chữ Hán bẻ đôi cũng không biết.
    Được FPM sửa chữa / chuyển vào 20:26 ngày 07/01/2006
    Được ptlinh sửa chữa / chuyển vào 18:56 ngày 14/02/2006
  8. hoalanhoa

    hoalanhoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    182 trang tàc phĂ?m cù?a Ăng Vượng, bàn nà?o thìch thì? tà?i vĂ? ơ? 'Ăy nhè:
    http://mystore.online.fr/Store/view.php?path=Mi4gTOG7i2NoIHPhu60gJiB2xINuIGhvw6EvVHJvbmcgY29pLnBkZg==
  9. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    This website or webpage does not work .
    Trang lư>i 'Ă khĂng lĂm vi?c . KhĂng download 'ược .
  10. nguyenlytk21

    nguyenlytk21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2006
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    CĂm ơn BĂc Hoa Lan Hoa rất nhiều.
    Được 'ọc tư tưYng của GiĂo Sư Vượng thật lĂ thĂch thĂ.
    ', 'ọc xong m>i thấy lời than của CĂ Đẹp.
    TĂi vừa tải cả 182 trang tĂc phẩm về 'ược r"i mĂ.
    CĂ Đẹp thử lại xem.
    ChĂc may mắn.
    Được nguyenlytk21 sửa chữa / chuyển vào 10:19 ngày 08/01/2006

Chia sẻ trang này