1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Gửi bác Chitto: Bảo vệ thứ tiếng Việt nào??

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi AugustaLeo, 07/03/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. AugustaLeo

    AugustaLeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2002
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Gửi bác Chitto: Bảo vệ thứ tiếng Việt nào??

    Nhất trí với bác Chitto là chúng ta nên giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, và những cái không thống nhất trong từ ngữ nhiều khi rất khó chịu, chưa kể là rất dễ dẫn tới những hiểu lầm không cần thiết.
    Nhưng chúng ta giữ gìn sự trong sáng của cái tiếng Việt nào?
    nước VN 54 dân tộc, mỗi dân tộc một tiếng nói khác nhau. Mà theo thiển ý của tôi, cứ là người Việt thì đích thị tiếng nói của người đó là tiếng Việt. 54 ngôn ngữ của 54 dân tộc, dù có khác nhau đến đâu, thì vẫn cứ là tiếng Việt. Mà quan trọng hơn, tiếng nói của mỗi miền lại nói lên văn hoá của mỗi miền đó. vậy nếu chúng ta muốn giữ gìn sự trong sáng của TViệt thì chúng ta giữ thứ TV nào??
    Nói riêng trong TV của người Kinh, trong 3 miền Bắc, Trung, Nam, mỗi miền lại có nhiều vùng, mỗi vùng tiếng Việt lại bị biến tấu ít nhiều. Những khác biệt từ ngữ trong bài Phật giáo của bác Cachep là sự khác biệt ngôn ngữ giữa miền Bắc và miền Nam.
    Có nên sửa những khác biệt đó không??
    Theo tôi thì không cần thiết lắm. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, nên sự thống nhất là quan trọng - nếu không chúng ta không thể hiểu được nhau, không thể giao tiếp với nhau. Nhưng vì ngôn ngữ còn gắn với văn hoá, những đặc trưng ngôn ngữ của mỗi miền còn gắn với văn hoá của miền đó, nên những đặc trưng đó cũng cần được tôn trọng, thậm chí tôi nghĩ là cũng rất cần được gìn giữ.
    nói túm lại, tôi cho rằng, chúng ta nên tôn trọng những khác biệt ngôn ngữ giữa các miền. Và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng việt, theo tôi, không phải là đi tìm một ngôn ngữ thống nhất một cách chính xác cho cả nước, mà là giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt của mỗi miền. Chúng ta nên biết tận dụng sự phong phú và biểu cảm của tiếng Việt, sử dụng đúng và linh hoạt ngữ pháp TV - tôi nghĩ thế là đủ.
    Có thể các bác bảo tôi mâu thuẩn: tôi vừa thừa nhận rằng cần có sự thống nhất trong ngôn ngữ, nhưng lại vừa đòi hỏi bảo vệ những đặc trưng riêng trong ngôn ngữ của mỗi miền. Chẳng sao cả - tôi cho rằng quan trọng là làm sao để hiểu đuợc nhau, vì thế chỉ cần bỏ chút công sức để biết thêm về ngôn ngữ của các miền khác là xong (ví dụ chữ "ba" của miền Nam còn có nghĩa là "bố", chứ không chỉ là số 3). Nếu chúng ta có thể bỏ bao nhiêu tiền của và công sức để học tiếng Tây tiếng Tầu của những nước xa xôi nào đó, thì tại sao chúng ta không thể tự học ngôn ngữ của chính đồng bào mình!

    quo vadis...
  2. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    Quả thật xin lỗi bác AugustaLeo, vì đến hôm nay mới chui vào đọc lại diễn đàn này nên không trả lời bác sớm, chứ không phải Chitto định lặng im đâu.
    (Nhìn từ ngoài danh mục thì thấy toàn bài trong "Tử vi", mà các đ/c trong đấy thì đi lệch hàng hỏng lối lâu rồi, chán lắm).
    Rất cảm ơn sự đóng góp ý kiến của bác. Chit viết bài vốn chỉ định điều chỉnh cái kiểu post bài dài dằng dặc bê nguyên sách của người ta của bác Cachep thôi, chứ không định bàn luận về ngôn ngữ, không phải bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Ý kiến của bác rắt chí lý. Có cho vàng cũng không ai thay đổi tư tưởng của mình, tiếng mẹ đẻ của mình. Người ta hoàn toàn đúng khi dùng cách nói của mình diễn tả ra trang giấy.
    Chitto không định nói về đặc điểm ngôn ngữ, đặc biệt Phật ngữ ở đây, nhưng tiện đây thì cũng nói lên quan điểm của mình một chút.
    Nước ta có ba miền với ba phương ngữ nổi bật, không lẫn được. Mỗi miền có âm sắc, từ vựng, tiết tấu khác nhau trong ngôn ngữ, cũng như có những lỗi khác nhau.
    Người Bắc không phân biệt được d-gi-r, ch-tr, x-s, nhiều người ngọng n-l. Người miền trung không nói được các dấu rõ ràng. Người miền nam dùng từ dz thay cho v, không phân biệt được b-ph, dấu hỏi(?) và ngã (~).... nhưng không có nghĩa là không thể có sự thống nhất.
    Người miền Bắc dù không phân biệt được d-gi-r trong ngôn ngữ nói nhưng khi viết thì vẫn phải đúng không được sai. Không thể vì nói như nhau mà viết "rặt" hay "dặt" quần áo, không viết "Đài chuyền hình" dù đọc không khác nhau. Cũng vậy, người miền Nam viết "Sữa chữa" là không đúng (dù hầu như các biển hiệu họ đều viết vậy). Người miền Nam nói sữa chữa và viết như vậy trên các bảng hiệu, học sinh không phân biệt được, như vậy có thể từ giờ trở đi thay Sửa chữa bằng sữa chữa được không, coi như một phương ngữ, một từ mới??? không được, vì phải có sự chuẩn hoá tối thiểu. "Thối" hay "thúi" trong miền nam là tiền thừa trả lại, dùng trong văn nói hoặc ghi lại văn nói thì được, chứ đưa ra trong các văn bản, sách vở thì nghe hơi...
    Đó là tiếng thuần Việt. Còn Phật ngữ là tiếng Hán-Việt, và Phạn-Việt, thì lại càng là một vấn đề phức tạp. Quả thực tiếng Hán sang ta đã hàng ngàn năm, và hầu hết các từ trong học thuật đều là Hán Việt. Thế thì chuẩn hoá lại càng quan trọng. Trong ngôn ngữ nói thì có thể dùng khác nhau nhiều, nhưng khi đưa thành học thuật thì nên chuẩn hoá, mới có thể nghiên cứu sâu rộng được. Không phải vô cớ mà các nhà khoa học phải đặt tên Latinh cho các loài, các giống thực vật, động vật, vì mỗi dân tộc mỗi đất nước, mỗi ngôn ngữ, mỗi địa phương có cách gọi cây, con đó khác nhau. Khi ở đất nước đó, họ tha hồ gọi theo kiểu gì họ muốn, họ thích. Nhưng khi đưa ra khu vực rộng hơn thì họ phải dùng cách gọi chung.
    Ở đây cũng vậy. Người nói có thể nói và viết theo ngôn ngữ địa phương, hoàn toàn đúng đắn. Nhưng khi viết thành sách có tính học thuật cao, dùng cho các đối tượng rộng hơn trong khu vực có nhiều phương ngữ thì có nên dùng phương ngữ của mình không?
    Quay lại những từ Tánh-Tính, Chơn-Chân... trong Phật ngữ. Thật ra trong ngôn ngữ dịch Hán Việt đã chia ra hai trường phái Nam Bắc từ lâu lắm rồi, từ khi các Giáo sĩ phương Tây truyền giáo, họ dùng âm Latin ghi lại âm của người Việt thì đã có nhiều sai lệch.
    Ví dụ bác có thể thấy ngày xưa người Việt gọi là blời hoặc Lời rồi mới là giời, rồi trời (trong các sách kinh thánh cổ vẫn ghi "Đức Chúa Lời ngự ở trên Lời")
    Như vậy người gọi là Tánh vẫn nói mình đúng, và không ai có thể bảo đó là sai. Đặc biệt trong thời kỳ này, khi mà Phật giáo miền Nam đang có xu thế tách khỏi miền Bắc, khỏi Giáo hội phật giáo Việt Nam, thì vấn đề này càng nghiêm trọng, càng là một cái vỏ khoét sâu ngăn cách. Bản thân tôi chấp nhận hết tất cả các thứ khác biệt về ngôn ngữ trong nhiều tình huống. Nhưng học thuật thì nên có chuẩn để dễ hiểu, dễ nghiên cứu.
    Rõ ràng trong các văn bản quan trọng thì vẫn phải chuẩn hoá. Ai có thể viết tên đường là "Trần Nhơn Tôn" "con người chơn chính" "Tánh cách mạnh mẽ". Khi đó người dùng ngôn ngữ lại mệt mỏi với việc khi nào dùng Nhân khi nào dùng Nhơn... càng làm mọi chuyện rắc rối thêm, mà tính văn hoá cũng không thể hiện nhiều.
    Chuyện Bố - Ba là một chuyện hoàn toàn khác với vấn đề trên. Đó là từ địa phương, chứ không phải khẩu âm địa phương với một từ chung.
    Ngưòi miền Nam không nói "Cảnh" "anh chị Cả" mà dùng "kiểng" "anh hai" là vì kiêng huý Hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh là ông hoàng Cả của vua Gia Long. Khi đó cũng là chuyện khác.
    (Xin lỗi, viết về vấn đề này thì nhiều chuyện quá, không thể nói hết được thế này đã là quá dài rồi)
    -------------------------------------------
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng

    Được sửa chữa bởi - chitto vào 12/03/2002 00:56
  3. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Nhân nói về giữ gìn sự trong sáng của TV, tôi xiu có mấy ý thế này:
    - Văn nói: Nên chấp nhận sự ??o không trong sáng??? bởi vì hằng ngày chúng ta giao tiếp với nhau bản thân ngôn từ của mỗi người cũng đã lai đi rất nhiều. Thí dụ: Nếu bạn làm việc trong môi trường dùng Anh ngữ, bạn sẽ dần quen với việc gọi kiểm tra là check, thêm mới là add, danh sách là list, yết thị là post... và một số từ ngữ khác như software, hardware. Những thói quen khi nói rất khó sửa, 100 người thì có đến 99 người nói TV không chuẩn.
    - Văn viết: cần cẩn thận khi sử dụng ngôn từ. Tất cả các văn bản hành chính và hầu hết các tài liệu khoa học đều dùng tiếng Thủ đô. Chỉ có trong văn học nghệ thuật, người ta mới dùng từ địa phương để giữ gìn sự phong phú của văn hoá ngôn ngữ dân tộc. Thí dụ: trong văn bản hay tài liệu chính quy không ai nói: nhơn ái, chơn chánh, bà má VN anh hùng...
    - Trong phiên dịch Hán- Việt: Tuỳ từng trường hợp mà có những linh hoạt nhất định. Thí dụ: để phổ cập giáo lí Phật pháp có thể một số vùng, miền vẫn có thể dùng từ Phật tánh, nhơn quả... Nhưng trong các văn bản hay tài liệu của giáo hội Phật giáo VN nên quy chuẩn theo đúng cách dùng từ của Thủ đô
    Có mấy ý như vậy, mong các bác không chê cười

Chia sẻ trang này