1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

GỬI CÁC BẠN ĐÃ LEO PHAN XI PHĂNG.

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi Cao_Son_new, 16/05/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Cao_Son_new

    Cao_Son_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    566
    Đã được thích:
    0
    GỬI CÁC BẠN ĐÃ LEO PHAN XI PHĂNG.

    PHAN XI PHĂNG LIỆU CÓ PHẢI LÀ NÚI NÙNG?


    Hơn 10 năm trước, chinh phục đỉnh PXP là khát khao cháy bỏng của kẻ giang hồ. Cũng có nhiều đoàn quyết tâm leo lên bằng được ?onóc nhà đông dương?, nhưng phần lớn đều bỏ cuộc dọc đường vì nhiều lý do. Chả thế mà có một tay phóng viên báo X, khăn gói quả mướp leo 3 hôm đến điểm cao 2000m thì đành thúc thủ. Quay về viết 2 bài tường thuật với không khí chinh phục đỉnh K2, khiến máu chảy rần rật trong huyết quản của những kẻ thích phiêu lưu.

    Tôi là một trong những người may mắn đặt chân lên được mái nhà đó. Và cuộc hành trình vất vả này kéo dài trong 5 hôm. Tất nhiên, trong bài viết này, tôi không có ý định miêu tả lại chuyến leo núi đó. Bởi lẽ, trong con mắt giang hồ, đỉnh Phan Xi Phăng, nóc nhà Đông dương, An pơ bắc bộ, và nhiều cách gọi khác nữa, đã chỉ còn một cách gọi duy nhất ?oNúi Nùng?.

    Hà cớ gì mà lại so sánh đỉnh Phan xi Phăng hùng vĩ với một gò đất trong vườn bách thảo như vậy, trong khi chúng ta vừa có cảm giác ?othế giới dưới chân ta? không xa. Niềm vui chiến thắng vẫn đang âm ỷ chạy trong người các bạn. Chiến thắng thiên nhiên, chiến thắng chính mình vốn là mong muốn của loài người cơ mà. Vậy, thì là vì sao? Vì sao?

    1. Độ mạo hiểm đã không còn.

    Điều đó là sự thực. PXP kể từ khi được dịch vụ hoá, đã thay đổi rất nhiều. Nó được coi là một điểm nhấn (nhấn mạnh nữa là đằng khác) trong tổng thể các điểm du lịch quanh Sapa. Và vì vậy, nó được người ta tìm bằng được một đường đi lên đỉnh một cách nhanh nhất, an toàn và tốn ít sức nhất. Cho dù bạn lên bằng đường Trạm tôn hay Trạm kẽm, từ Cát Cát hay Đất Đất, thì nó vẫn là những con đường mậu dịch với những bậc thang, lan can và tay vịn. Có lẽ, bây giờ, sẽ chẳng còn những đoạn bám dây rừng để leo, bò trườn qua vách núi mỏng mảnh, chỉ một bất cẩn không đáng có, 60 kg thịt lẫn xương của ta phút chốc thành món bánh đúc tế thần núi.

    Hơn 10 năm trước, khách du lịch mậu dịch leo lên đến hàm rồng đã như thể một thành công lớn. Và bây giờ, chắc các bạn cũng hình dung ra nếu một kẻ khoe đã ?ochinh phục? được đỉnh Hàm rồng thì nó khôi hài đến cỡ nào. Cá nhân tôi, rất mừng vì các bạn dù sao cũng đã có mặt trên đỉnh PXP khi chưa có cáp treo. Chỉ 2, 3 năm nữa thôi, ta có thể ngồi ở chân núi rồi máy chạy rè rè kéo cáp lôi ta lên đến tận đỉnh núi. Cửa cabin đóng chặt thế, mây cũng chẳng chui vào nổi, cảm nhận về PXP sẽ khác đi rất nhiều.

    Các bạn có công nhận với tôi rằng, bất kỳ ai bây giờ, chẳng cần tập luyện cũng có thể lên được PXP không?

    Một người bạn tôi, sau khi leo PXP về đã phải đồng ý với quan niệm ?oNúi nùng? của chúng tôi, anh còn so sánh ?o Leo núi Nùng còn mạo hiểm hơn, vì phải chú ý, phải tinh mắt không thì dẫm phải mìn dẻo và kim tiêm?.

    Mà, mạo hiểm là một yếu tố không thể thiếu trong những chuyến đi. Phải không các bạn?

    2. Thiên nhiên mất dần sự hoang sơ.

    Trong chuyến đi vừa rồi, trong số các bạn, có ai còn nhìn thấy một cây sồi nào không? Vậy mà trước đây, những cây tán lá rộng Sồi và Dẻ bạt ngàn. Từ độ cao 2100 trở đi, rừng hỗn giao không còn, Pơ mu mọc thành rừng kín, cây cao 40 đến 50 m, đường kính lên tới 1,5m. Từ 2400 m lên đến 2900m thiết sam xuất hiện, Vân sam thì từ 2600 m trở lên. Bây giờ, các bạn đi gặp nhiều đỗ quyên nhỉ. May mà nó vẫn còn, nó còn tồn tại bởi lợi ích kinh tế của nó thấp

    10 năm nữa, cây rừng trên đỉnh PXP sẽ ít hơn cây trên ?oNúi nùng? bởi sự tàn phá của con người. Hàng ngày biết bao nhiêu đoàn lên PXP, họ ngả cây thành lán, chặt trúc làm lều, lấy củi đun nấu. Nước chảy đá phải mòn huống hồ con người miệng ăn núi lở.

    Và bạn có công nhận rằng, dọc đường bạn gặp rất nhiều rác thải văn minh. Liệu một ngày nào đó, nó có giống bãi rác Thành công khi xưa không?

    3. Độ cao giới hạn.

    Độ cao của PXP được các nhà địa chất người Pháp xác định vào đầu thế kỷ 20 là 3143m. Đến năm 1962, các nhà địa chất của miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã đo lại bằng GPS của Liên xô và cũng có kết luận tương tự (có sai số). Nhưng đến năm thứ 2 của thế kỷ 21, các nhà trắc địa học đã hoảng hốt rỉ tai nhau về sự cựa mình của dãy núi PXP và dãy núi Pu luông_Sà phình. Con số lần này được kiểm tra lại rất nhiều lần bằng những thiết bị hiện đại khác nhau và sai số được triệt tiêu hoàn toàn. Kết quả làm chấn động giới địa lý học. Một điều chắc chắn rằng, ?onóc nhà đông dương? đã chuyển sang ngọn núi khác. Ở bài sau tôi sẽ trình bày về nguyên nhân dẫn đến sự soán ngôi này và ngọn núi nào đang là nóc nhà thực sự.
  2. F_POISON

    F_POISON Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2005
    Bài viết:
    211
    Đã được thích:
    0
    Oài, thế mà em cũng đang định làm một chuyến leo Fansipan đâý. Bi giờ thì leo núi nào phê con tê tê hơn bác ui?
  3. black_horce

    black_horce Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2004
    Bài viết:
    576
    Đã được thích:
    0
    Kính bác 1 ly trước khi có vài lời muốn nói
    Những gì được phân tích trong bài của bác quả thật không chính xác nếu bác đang nói về đường Cát cát và trở về theo Trạm Tôn. Rất có thể là Bác đã nhận xét về đường Đất đất và Trạm Kẽm theo như lời bác đã viết.
    Và có thể cảm nhận của người đi ít, hiểu kém không thể mang lên bàn cân để đong đưa cùng người nổi tiếng là phiêu bạt giang hồ với kiến thức uyên bác như bác Cao sơn đây. Tuy nhiên, vẫn phải nói 1 số điều phải nói:
    1. Độ mạo hiểm: Làm sao có thể so sánh về độ mạo hiểm giữa đỉnh PSP hay bất kỳ một đỉnh núi nào khác với cái mô đất nổi tiếng trong công viên Bách Thảo được cho dù dưới bất kỳ một khía cạnh nào? Cho dù bác có phải tránh bom mìn và kim tiêm nhưng không thể nào bò lên đỉnh núi Nùng trong 4 ngày trừ khi bác là người có vấn đề về mặt định hướng. Còn chúng tôi, những người đã leo PSP = con đường Du lịch ko thể nào lên cái đỉnh (tạm gọi là) 3143 m ấy trong vòng 5 phút. Tự sự so sánh này đã ko thể chấp nhận được chứ không thể nói là khập khiễng, có phải thế không ạ.
    Hơn thế, em cũng không nghĩ là bác đang định nói rằng những kẻ đã leo PSP (ở thời điểm này - hoặc ít nhất cũng là đoàn 19 người hôm 30/4 - 1/5) cũng tựa như những kẻ đã chinh phục Hàm rồng mà tự hào một cách khôi hài chứ?
    Và em là người không công nhận với bác rằng, không phải là cứ không tập luyện ý chí và thể lực là có thể leo lên PSP một cách dễ dàng...bởi vì chính một đồng chí trong đoàn của em, có một chút vấn đề về sức khoẻ, nhưng anh ấy đã đi được những met cuối cùng để lên cái đỉnh mà chúng em nhiều khi cũng tán nhau rằng chỉ có bọn ăn no rửng mỡ mới leo mấy ngày lên đây chỉ để ngắm mấy cái cục đá và hò hét như một lũ điên, bằng nghị lực để vượt qua chính mình.
    Hạnh phúc và niềm vui được góp nhặt trên từng nẻo đường mà chúng em đã đi qua, nó tích tụ lại ở cái điểm cao 3143 ấy, và vẫn tiếp tục ngân lên khi chúng em lên ô tô chào cổng rừng Quốc gia Hoàng Liên, 19 cái loa phóng thanh của đoàn em đã hát một cách ...khôi hài không thể tả. Vậy những điều nhỏ nhặt đó chưa đáng để gọi là một niềm vui chiến thắng chăng?
    2. Thiên nhiên mất dần sự hoang sơ
    Em là người hay ghi số đề trong rừng và em xin lược trích cái đoạn số đề này để nhón chân khoe với bác, xin đừng nghĩ là em tự sáng tác nhé
    Rừng nguyên sinh và một số cây chưa từng nghe mặt biết tên: Sồi tày, giang núi Sapa, vàng nương, chè trám, da bò, dẻ gai nhím, đại hồi lớn...Thực ra rất khó phân biệt vì tất cả đều là cây thân cao, cành nhiều, lá nhỏ, rêu bám chằng chịt. Cây đỗ quyên vòi dài không hoa, sồi lá mỏng thân rêu cổ kính, gặp đỗ quyên kloss, bùi lá sẫm, thích cuống ngắn, tỳ bà rừng, da hợp cachcart thân dài gầy, chè trám thân to, lá nhỏ. Rồi cà ôi Bắc bộ, côm tầng, sơn trám Dunan (thân như cây ổi)...
    Như vậy là chúng em đã đi qua những lối mòn với nhiều nhiều các loại cây tương tự như thế, qua cái chỗ mà kiểm lâm chỉ mặt đặt tên em mới biết để mà ghi vào sổ, cách ghi cũng chỉ mang tính liệt kê vì hiểu biết về sinh vật cực kém của bản thân. Vậy là 10 năm nữa thì em không biết nhưng phải chẳng con đường mà chúng em đã đi không có sự hoang dã như bác nói?
    Còn về thứ rác thải công nghiệp rất nhiều mà bác nói thì trừ tuyến về Trạm Tôn với tay vịn và nền đường lổn nhổn đất đá(Cái đoạn này thì cả đoàn chúng em liên mồm lẩm bẩm vì sự ngu dốt của cái thằng nào đã nghĩ ra cái trò này, đúng là làm bẩn núi rừng), em thấy những nơi mà chúng em đã đi qua đâu có nhiều đến mức để được coi như là bãi rác? Phải chăng bác là đang lo lắng cho một tương lai xa và trên tầm vĩ mô? Nếu thế thì em cũng không dám lạm bàn.
    3. Độ cao giới hạn:
    Bác đúng, nhưng cho dù nóc nhà của Đông Dương có chuyển sang một đỉnh núi khác thì PSP cũng là một điểm đến đáng để dừng chân của những người du lịch lèm bèm như tụi em đây. Bởi vì cái hạnh phúc nhất cái vui vẻ nhất đó là khi chúng em đã được sống vài ngày với thiên nhiên, giữa vòng tay bè bạn - những người mà trước đây chưa bao giờ in dấu trong cuộc đời, rời xa những bộn bề mệt mỏi của cuộc mưu sinh hàng ngày, vượt qua chính bản thân mình để hoàn thành được kế hoạch đã vạch ra. Như thế phải chăng là không đáng?
    Em rất kính trọng một người như bác Cao Sơn đây, tuy nhiên nhưng lo lắng của bác đã ném một cái nhìn không được tươi tắn lắm vào núi rừng Hoàng Liên Sơn mà cụ thể là tuyến đường leo lên đỉnh PSP. Bác ạ, đôi khi mình hãy nhìn mọi việc qua lăng kính màu hồng, để cảm thấy cuộc đời này còn có nhiều điều đáng để phấn đấu, vươn tới và hưởng thụ niềm vui do chính mình tạo ra. Vài lời khiếm khuyết, mong bác bỏ quá cho.
    Kính bác
  4. tamlytrilieu

    tamlytrilieu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2004
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn.
    Sáng nay, tôi nhận được điện thoại của Cao Sơn. Nội dung cuộc điện thoại đó CS nhờ tôi viết tiếp ?onóc nhà Đông dương? dưới góc độ khoa học hơn. Với tư cách là một nhà khoa học đã từng nghiên cứu và giảng dạy ngành Địa mạo, tôi xin phép được trình bày một cách tổng quát nhất, cho các bạn có một cái nhìn về Tây bắc mang tính khoa học hơn. Từ đó, các bạn sẽ lý giải được tại sao ?onóc nhà? hiện nay không phải là Fansipan.
    Cách đây vài năm, trong một lần đến thăm cố GS Lê Bá Thảo, trên giường bệnh, ông khẽ kéo tôi lại và nói ?o Em sẽ là nhà Tây bắc học hàng đầu. Cố gắng phát huy nhé?. Vậy mà sau đó ít lâu, tôi đã phụ lòng GS, tôi chia tay với khoa học Địa lý để đến với một chân trời mới đầy biến ảo: khoa học Tâm lý. Cao Sơn có lúc ca cẩm tôi, kêu tôi có duyên với những môn có kết thúc bằng âm ?olý?. Chưa chừng vài năm tới, nếu sức khoẻ còn cho phép, tôi lại chuyển sang nghiên cứu Sinh lý cũng nên.
    A. Sự hình thành Tây bắc, một lịch sử đầy biến động.
    Chúng ta đều biết Tây bắc gồm 2 dãy núi cao bao gồm dãy Hoàng liên sơn và Sông mã. Giữa 2 dãy núi đó là địa máng Sông đà.
    Không phải ngẫu nhiên mà Tây bắc có địa hình phức tạp (dưới góc độ địa chất), hùng vĩ (dưới góc độ DL) như thế. Lịch ử hình thành của vùng đất này bắt đầu từ 500 triệu năm trước, và quá trình vận động này cho đến bây giờ vẫn chưa dừng lại.
    Nguyên địa hình vùng Tây bắc trước đây chìm ngập trong nước biển, là đầu mút_cuối cùng của biển Tetit, kéo dài suốt từ Địa trung hải, qua dãy Hi mã lạp sơn lan đến tận đây. Vào thời điểm đó, chỉ vài ngọn núi cao trong dãy núi Hoàng liên và Sông mã nổi lên như những hòn đảo đơn độc.
    Vào thời đại Cổ sinh, cách đây 300 triệu năm, dãy Hoàng liên và dãy Sông mã đã được nâng hẳn lên nhờ có sự vận động sụt lún mạnh mẽ phần trung tâm và đông nam của vực biển này, tạo điều kiện hình thành các tầng đá phiến và đá vôi trên một diện tích khá rộng Lai châu , Thuận châu và hạ lưu sông Đà. Tuy vậy, địa máng sông Đà vẫn chìm sâu dưới nước biển. Biển ở đó có khi mở rộng, có khi thu hẹp, đáy biển khi thì nâng lên, khi thì sụt xuống và voẻ trái đất yếu đến mức macma trào lên từ lòng đất tạo những núi lửa ngầm. Địa máng sông đà ngày càng thu hẹp dần 2 bờ, trở thành dạng hình thoi và trầm tích dầy tới hàng ngàn mét.
    Cách đây chừng 150 triệu năm, địa máng sông Đà đã trải qua chu kì vận động tạo núi Indoxini, trầm tích trong địa máng uốn lên thành những nếp uốn khổng lồ, kèm theo là những đứt gãy chờm nghịch làm cho đá vôi tầng giữa có tuổi cổ hơn lại chờm lên tầng đá phiến, có tuổi trẻ hơn.
    Cuối đại trung sinh ( khỏang 30 triệu năm trước), hiện tượng xâm nhập macma vẫn còn hung hãn tìm cách chọc xuyên qua nhiều nơi ở dãy Hoàng liên và Sông mã.
    Vận động tạo núi Tân sinh đã tạo ra sự phân dị lớn trong địa hình. Miền tây bắc bị nâng lên đến một biên độ khá lớn, khoảng 1000 m. Kết quả là sông suối đào xẻ rất sâu, các sừon núi bị chia cắt và tạo độ dốc hơn.
    Trong thời kỳ hiện đại, các hoạt động tân kiến tạo vẫn tiếp tục thể hiện bằng cách nâng lên và hạ xuống một số vùng. Các quá trình bồi tụ và bóc mòn cũng mạnh hơn. Và thật kinh khủng, năm 2002, chúng tôi đo được đỉnh núi Fansipan chỉ còn 2975m.
    B. Đâu là nóc nhà đông dương.
    Tất cả các cao nhân lang thang như Tonkin, Tabalo và tôi đều cho rằng, nếu Fansipan không còn 3143m nữa, thì chắc là mũi kim Tả Yang Phình cao 3096 m sẽ tiếm ngôi Fansipan. Đấy chỉ là cảm giác trực quan, kết quả khoa học sau đợt thực địa năm 2002 cho chúng tôi một cái nhìn khác hoàn toàn.
    Dãy Hoàng liên sơn bao gồm 2 dãy núi và một bồn địa. Dãy thứ nhất là dãy fansipan như mọi người đã biết. Dãy thứ 2 là dãy Sà phình_Puluông, nằm phía tây dãy fansipan. Giữa hai dãy núi này là bồn địa Than uyên , Tú lệ, Nghĩa lộ. Dãy Sàphình_Puluông kéo dài từ Than uyên và kết thúc bất ngờ đèo Lũng lô.
    Dãy Saphinh_Puluong có 5 đỉnh núi cao đáng ghi nhớ, như Phu ba, Phu Sung mon, Phu Song sung?Năm 1962, các nhà địa chất tiền bối ghi nhận độ cao của đỉnh Phu Song sung cao 2985m. Tuy vậy, trong 40 năm qua, một khoảng thời gian quá dài cho 1 đời người, nhưng chỉ là tích tắc trong quá trình kiến tạo của trái đất, có một sự thay đổi mạnh mẽ trên dãy núi Hoàng liên. Mảng phía đông của Hoàng Liên, tức dãy Fansipang đang sụt xuống một cách nhanh chóng và đẩy mảng phía tây cao dần lên với tốc độ tương tự. Kết quả đo đạc năm 2002 cho thấy, đỉnh Phu Song sung đã cao 3214m và vẫn còn cao nữa trong thời gian tới.
    Các cao nhân đường trường đã nghe nói tới đỉnh Phu Song sung lần nào chưa?
  5. Big_Iceberg

    Big_Iceberg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2005
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
  6. Cao_Son_new

    Cao_Son_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    566
    Đã được thích:
    0
    Ôi ôi ôi, xin các bạn đừng nhạy cảm quá thế. Tôi viết bài "núi nùng" đó chỉ là tiền đề cho bài này thôi, không có ý định đả kích ai đâu.
    Cảm ơn Giáo sư đã bớt chút thời gian để vào đề phần 2 với em. Em xin bổ xung thêm, GS có duyên với những gì kết thúc bằng chữ "lý". Xin giáo sư đừng đam mê "Công lý" nhé, có yêu thì yêu Thị Lý chẳng hạn.
    Sau khi thậm xưng Phanxiphang là núi nùng, sau bài phân tích sự hình thành của tây bắc, tôi chính thức mời/ kêu gọi anh em đã từng, sẽ từng chinh phục PXF. Hãy thử sức mình với Phu Song Sung.
    Nào, ta đăng ký nhé.
    1. Cao Sơn.
    2. Vespa 1980
    3. Izi360
    4. Quang
    5. Tude
  7. toidayma

    toidayma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    0
    có lẽ em không định tham gia vào cuộc tranh luận sẽ hoặc đang nổ ra này, ít ra là đến lúc em đọc hết những gì bác CaoSon đã viết. Nhưng thôi, tính em không thích tranh cãi ( mà nhiều khi em cho là không cần thiết), nên sợ nếu để lâu, cái tính ấy phát sinh, máu nó nguội đi, em lại không viết tiếp được.
    Em là người vừa trở về tháng trước, lên theo cung đường Catcat 4 ngày và trở về bằng đường Trạm Tôn ( ngay trước chuyến của bác Black - horce ). Vâng, những cảm nhận của tuổi trẻ vẫn còn, những kỷ niệm đẹp và tự hoà vẫn còn, vẫn xúc động vì tất cả những gì trong chuyến đi đó, rừng núi, sự mệt nhọc và gian lao, niềm tự hào đến nghẹn ngào khi vượt qua được chính mình, thiên nhiên hùng vĩ đẹp đến nao lòng, ăn rừng ở lều uống nước suối và đi vệ sinh tự nhiên như khỉ. Tất cả vẫn còn nguyên đó sau một tháng ( thậm chí có thể là sau cả một đời), nhưng em thừa nhận, bác CaoSon nói đúng.
    Em không có nhiều kiến thức đọc và tìm tòi, nên em chỉ xin nói ra một số cảm nhận của em ( dù rằng khi nói xong, có thể một số người trong đoàn đi cùng sẽ phản đối em kịch liệt - cứ như một kẻ phản bội vào chiến công).
    Thứ nhất, về độ mạo hiểm. Nói rằng cung đường Catcat không còn chút mạo hiểm nào là không đúng. Nhưng, trước khi đi, em được chuẩn bị tâm lý rất nhiều về sự gian lao, nguy hiểm của chuyến đi. Em lên giây cót tinh thần về một cung đường hoang gần như không dấu chân người, một cung đường mà em đang đặt cả mạng sống vào cho niềm yêu thích du lịch và chinh phục, một cung đường của rừng núi nguyên sinh bí ẩn và dầy đặc, như trước đây một lần em đã từng được đi ( mà dấu ấn của nó sẽ còn theo em suốt đời vì em sợ quá). Thế nhưng, sự thật đã không như những gì em chuẩn bị. Cung đường đó tuy ít nhiều còn tính hoang sơ, nhưng đã là những lối mòn định hình rõ nét, đã có những chuẩn bị và can thiệp của con người vào những đoạn khó khăn nhất. Và em, một đứa con gái yếu đuối, còn có thể balô trên vai ( tất nhiên vẫn cần hướng dẫn và giúp đỡ của những người bạn đường yêu quý), vẫn có thể lên đến đỉnh, mà biết rằng mình còn có thể lên được cao hơn, thì sự mạo hiểm đã mất đi rất nhiều rồi, nếu nói chính xác, em leo lên đến đỉnh là em chiến thắng được 1/3 sự mạo hiểm , 1/3 sức khoẻ bản thân, 1/3 của ý chí.
    Về tính hoang sơ và đa dạng của thực vật. Em không đủ kiến thức để biết trong cung đường em đi, còn bao nhiêu loài cây, bao nhiêu động vật, cây mọc theo tầng lớp vậy có phải là nguyên sơ không. Nhưng, em tin rằng, ít ra là so với chuyến đi nguyên sinh đến đáng sợ của em lần trước, có vẻ như rừng Fanx đã trở nên thưa thớt hơn, sáng nắng hơn. Có lẽ, so với thời bác CaoSon đã đi, thì đúng là nó không còn được như thế. Cây to, ngoài đoạn Tùng ở độ cao 2900 ra, em thấy dọc đường cũng không nhiều. Dây leo cũng không lắm. Hoa thì ngoài Đỗ Quyên ra, rất ít. Chính em cũng ngạc nhiên lắm, hay là vì đi vào thời điểm hoa cỏ chưa phong phú. Gây ấn tượng với em hơn đỗ quyên có thể chỉ là những loại hoa dại nhỏ li ti, khá đa dạng mọc ở tầm thấp ven đường lên và xuống, cả vài quả dâu rừng dại mà em được ăn nữa, thế thôi. Em còn tự nhủ thầm, có lẽ vì rừng ít hoa quá, lan thì chưa kịp nở, nên đỗ quyên tự nhiên trở thành bà hoàng của Fanx.
    Còn đường Trạm Tôn thì quá chán rồi, em đi về như đi đường làng thôi. Buồn nữa là qua đoạn bản Catcat một chút, trên con đường tạm gọi là hoang sơ nhất hiện nay - đường catcat - em đã thấy người ta lại bắt đầu xây bậc thang. Đúng, chỉ vài năm nữa thôi, người ta sẽ lên Fanx bằng cáp treo, và đến đời con cháu em, việc em tự chân leo lên đỉnh núi cao nhất Đông Dương sẽ chỉ còn là câu chuyện vui tai mà bà chúng nó kể cho chúng nó nghe.
    Em viết ra một vài suy nghĩ thật ( tất nhiên những cảm nhận tuyệt vời cũng thật ), có thể sẽ có sự phản đối. Em cũng tin rằng, bác CaoSOn không có ý dập tắt niềm tự hào và nhiệt tình của tuổi trẻ, không có ý định so sánh sự nhiệt tình và chiến thắng của bác to lớn hơn, vì đường đi của bác thời đó khó hơn. Mà bác chỉ phân tích những gì con người và thiên nhiên đã tạo ra sự thay đổi qua thời gian mà thôi. Còn nhiệt tình và tự hào của mỗi người, thì nằm trong tim mỗi người, chứ có nằm ở cung đường nào đâu, dù leo lên đỉnh Fanx thời trước, hay thời này vào năm 2005, thì mỗi chúng ta đều đã chinh phục được bản thân mình kia mà, phải không bác.
  8. BlueSerenade

    BlueSerenade Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    1.580
    Đã được thích:
    1
    Nào, ta đăng ký nhé.
    1. Cao Sơn.
    2. Vespa 1980
    3. Izi360
    4. Quang
    5. Tude
    6. BlueSerenade
    Em với! Các bác đi vào tháng 7 này chứ ạ?
  9. F_POISON

    F_POISON Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2005
    Bài viết:
    211
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho em tham gia nữa nhé. F_POISON
  10. hoankiem

    hoankiem Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/01/2001
    Bài viết:
    732
    Đã được thích:
    0
    Ấy ấy! Xin các bác đừng nóng.
    Bác CS làm cái so sánh FXP với Nùng Sơn chỉ là sự bức xúc trước các hiện tượng đang xảy ra. Bác ấy có làm thế cũng vì muốn gióng lên một hồi chuông báo động và một sự nhắc nhở luôn cần vươn tới những đỉnh cao mới mà thôi. Cách viết của bác ấy tuy hơi "sốc" và có thể gặp những phản ứng từ các bác "mới" leo đỉnh FXP về. Nhưng dù thế nào thì việc vươn lên các đỉnh cao mới, thử thách và rèn luyện mình luôn là việc nên làm và luôn phấn đấu đúng không ạ? Mong các bác hiểu đúng về điều bác CS muốn nói.
    Thời gian qua, hiện tượng "leo" FXP có thể thấy khắp nơi. Càng có nhiều người leo thì nó sẽ bớt khó khăn, bớt hiểm nguy đi và bớt cả tự nhiên hoang sơ nữa phải không ạ tuy vậy leo FXP vẫn là việc nên làm cho những ai chưa leo. Nhưng đúng là, lên được FXP hôm nay không còn là đỉnh nhất. Vậy sau FXP , các bạn hãy tiếp tục có những kế hoạch tiếp, tìm và chinh phục những đỉnh cao mới!
    Bác CS thân mến, em rất cảm phục bác và hiểu phần nào ( cũng không chắc là hiểu đúng ) việc bác định làm. Tuy vậy, cách bác đưa ra mạnh quá và chạm ngay vào các bác mới leo về. Hy vọng bác cũng đồng ý với em là càng nhiều người có tình yêu thiên nhiên, thích khám phá thì càng tốt!
    Em có nhớ có lần bác nói, có kỳ nghỉ dài vài ngày mà ở HN thì phí lắm. Vậy sự lên đường leo FXP của mọi người cũng là điều rất đáng khích lệ bác nhỉ? Thôi thì khi chưa có điều kiện leo những cái khác thì leo FXP cũng là việc nên làm.
    Em có gì không phải mong bác bỏ qua! Khi nào có dịp, em xin tạ lỗi với bác!

    p/s: Gửi đi xong thì mới đọc được bài viết mới của bác. Không lẽ lại xoá bài của mình đi. Hì, vậy là bác CS đưa bài chỉ để khởi động một cuộc hành quân mới. Các bác khác đừng bức xúc quá nhá!
    Chuyến đi của bác dự định vào bao giờ vậy ạ? Bắt đầu trời nắng và mùa mưa rồi. Leo núi sẽ là cả một vấn đề đây. Hè này thì em không tham gia được. Nhưng nếu bác định đi vào cuối năm thì bác chấp thuận cho em đăng ký nhá!.
    Được hoankiem sửa chữa / chuyển vào 13:44 ngày 16/05/2005

Chia sẻ trang này