1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

GUINESS SÀI GÒN

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi Doan_Chi_Thuy_new, 30/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    GUINESS SÀI GÒN

    Các quán cà phê đầu tiên ở Sài Gòn

    [​IMG]

    Ðể thành lập một thuộc địa, người Anh bắt đầu bằng túi tiền, người Tây Ban Nha bằng một nhà thờ, người Pháp bằng một quán cà phê. Trong thực tế, thực dân Pháp bắt đầu bằng một quân y viện để chữa trị cho các thương binh của họ theo đó, đã có cà phê căn tin xuất hiện ở đấy trước 1861. Theo tài liệu sách báo thì có hai quán cà phê cùng ra đời vào năm 1864. Quán Café Lyonnais tọa lạc ở đường Gouvernement, gần ụ chiến hạm Primauguet.

    Theo tên đường cũ này thì đó là đường Lý Tự Trọng; song có lẽ chính xác hơn là quán này tọa lạc ở đường Lê Văn Năm hiện nay.

    Quán Café de Paris (trong đó có Câu lạc bộ thương mãi) ở tại bến sông, góc đường số 16 (nay là Ðồng Khởi), chủ nhân là ông Bonnerieux. Quán này còn lưu lại dấu vết đến năm 1905 tại đường Paul Blanchy (Hai Bà Trưng) số 83, chủ nhân tên là Vital.
  2. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Ngôi trường nào lâu đời nhất còn tồn tại đến ngày nay?
    [​IMG]
    Ðó là trường Lê Quý Ðôn tại số 110 đường Nguyễn Thị Minh Khai. Trường được xây dựng vào năm 1874, gồm một trệt, một lầu, nằm trong khuôn viên rộng rãi nhiều cây cổ thụ.
    Trường được đổi tên nhiều lần, khi thành lập mang tên Collège Indigène (1874), Lycée Chasseloup - Laubat (1912), Lycée Jean ??" Jacques Rousseau (1960) sau đó mang tên Lê Quý Ðôn cho đến nay.
  3. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Thành phố có bao nhiêu địa danh mang tên cầm thú?
    [​IMG]
    Có 155 địa danh mang tên các con vật. Trong số này có 80 địa danh chỉ sông rạch, 43 địa danh mang yếu tố cá, và gần 50 loài cầm thú khác nhau đã đi vào địa danh của thành phố. Trước hết, có nhiều tên các con vật rất quen thuộc với chúng ta: chợ Chuồng Bò (quận 10), rạch Bò Cạp (Củ Chi), rạch Sao Sáo (Hóc Môn), rạch Kiến Vàng (Bình Chánh), rạch Muỗi, rạch ốc Len, rạch Trăn (Cần Giờ), rach Bến Trâu (quận 6), rạch Giống Chồn (Nhà Bè), rạch Ðỉa (Thủ Ðức) ...
    Kế đến, qua địa danh ta biết được trước đây đã có một số cầm thú sinh sống ở địa bàn này, nay không còn nữa: Hố Bò (bò rừng ??" Củ Chi), rạch Gò Công (quận 9), ấp Bàu Nai (quận 12), rạch Nai (Nhà Bè), vịnh Sấu, rạch Sấu, giồng Sấu (Cần Giờ), rạch Hóc Hươu (Bình Chánh), rạch Bàu Trăn (Củ Chi), rạch Voi (Nhà Bè), Láng Voi (Bình Thạnh), Ðồng Voi (Bình Chánh)...
    Sau cùng, trong các địa danh mang từ "cá", ta bắt gặp nhiều tên cá phổ biến như: rạch Cá Ðối Nhỏ, rạch Cá Ðối Lớn, rạch cá Heo, rạch Cá Ngựa (Cần Giờ), rạch Cá Trê (Nhà Bè, Thủ Ðức), rạch Cá Tra (Nhà Bè), rạch Cá Vồ Bé, Cá Vồ Lớn (Cần Giờ)...
  4. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Trường tư nổi tiếng nhất?
    [​IMG]
    Ðó là trường của tôn sư Võ Trường Toản ở Hòa Hưng vào những năm 1780. Võ Trường Toản có nhiều học trò nổi tiếng như Nguyễn Thông, Lê Quang Ðịnh, Ngô Nhân Tịnh... Nhiều học trò giỏi của Võ Trường Toản ra phò Nguyễn ánh lập công lớn với triều Nguyễn. Ngoài ra còn có trường học của Ðặng Ðức Thuật từ Bình Thuận vào, ảnh hưởng tới học thuật một thời với tiếng "Ðặng gia sử phái''.
  5. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Xe buýt xuất hiện tại Sài Gòn vào thời gian nào?
    Từ 1891 đã có tuyến tàu điện đi từ bùng binh Sài Gòn đến chợ Bình Tây. Tuyến thứ hai được khai thác đầu năm 1895 đi từ chợ Bến Thành ra đường Lê Lợi, đến đường Hai Bà Trưng, tiếp tục đi tới đường Ðiện Biên Phủ, xéo tới đường Nguyễn Văn Giai, băng qua cầu sắt Ða Kao, theo đường Bùi Hữu Nghĩa tới đường Lê Quang Ðịnh, rồi đến ga Gò Vấp.
    Tuyến thứ ba được khai thác từ 2-6-1928 cũng đi từ chợ Bến Thành tới Chợ Lớn bằng đường Trần Hưng Ðạo. Những tuyến đường này chỉ sử dụng đến cuối năm 1954 thì bỏ hẳn. Từ 1952 công ty tàu điện bắt đầu khai thác xe buýt để phục vụ phương tiện đi lại công cộng. Số xe buýt này thuộc loại xe cũ, được sơn màu xanh nên ta quen gọi là "xe buýt xanh". Qua năm 1956, công ty tàu điện được người Pháp giao lại cho chính quyền Sài Gòn, và được đổi tên thành Công quản xe buýt đô thành. Loại xe buýt xanh được bán hết cho hãng tư nhân chuyên chạy tuyến đường Sài Gòn ??" lăng Cha Cả và sơn lại màu vàng nên gọi là "xe buýt vàng". Bên cạnh đó, công quản cho nhập một loại xe mới, sơn màu cam, chạy khắp tuyến đường Sài Gòn cho đến ngày giải phóng 1975.
  6. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Tờ báo tiếng Việt đầu tiên
    [​IMG]
    Cậu bé bán báo​
    Ðó là tờ Gia Ðịnh báo ra đời ở Sài Gòn ngày 15-4-1865 do người pháp là Ernest Potteau chịu trách nhiệm xuất bản và phát hành (theo quyết định ngày 1-1-1865). Thời gian đầu, báo ra mỗi tháng một kỳ vào ngày 15. Mục đích của tờ báo in bằng chữ Annam theo chữ cái Latinh này là "nhằm phổ biến trong người dân bản xứ những tin tức đáng cho họ quan tâm, và cho họ những kiến thức về những vấn đề mới có liên quan đến văn hóa và những tiến bộ về nông nghiệp...". Sau đó toàn quyền Pháp giao lại cho Trương Vĩnh Ký phụ trách tờ báo này. Ông là người viết báo tiếng Việt đầu tiên ở nước ta.
  7. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Nhà in đầu tiên
    Nhà in đầu tiên ở Sài Gòn là nhà in Impériale lập 1862, một chi nhánh của nhà in cùng tên bên Pháp. Trụ sở đặt ở góc đường Hai Bà Trưng - Nguyễn Du hiện nay. Ðường Hai Bà Trưng xưa có tên là đường Impériale. Ðến 1870 nhà in này trở thành Imprimerie Nationale. Ðến nay cái biển nhà in còn bảo tồn là Imprimeria de Mission - 1864 - 1951 ở bên trong nhà thờ Tân Ðịnh.
  8. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Hát hình máy (chiếu phim) đầu tiên ở Sài Gòn
    Tờ tuần báo Nam kỳ, số 50 (6-10-1898) đã đăng một quảng cáo:
    Hát hình máy. Tại Châu Thành, Chợ Lớn (phía trước nhà quan Tổng đốc Chợ Lớn). Tối bữa nay và mỗi tối đúng 9 giờ. Ông D'Arc có hát hình máy hay quá sức. Các tư liệu trên cho thấy buổi "hát hình máy" ở Chợ Lớn vào tháng 10-1898 là buổi chiếu phim đầu tiên ở nước ta. Như vậy buổi chiếu phim này được thực hiện chưa đầy ba năm sau ngày anh em Lumière thực hiện buổi chiếu phim đầu tiên ở Paris.
  9. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    UBND TP.HCM :Sao gọi là dinh Xã Tây?
    [​IMG]
    UBND TP.HCM hiện nay được khánh thành vào năm 1909. Khi xây dựng xong, người Sài Gòn gọi dinh này là Xã Tây vì Pháp coi Nam kỳ là thuộc địa. Sài Gòn là khu vực của người Pháp theo quy chế một xã ở bên Pháp với một viên xã trưởng. UB đô thành do một tên xã (trưởng) Tây đứng đầu, vì vậy người ta gọi là Xã Tây. Cũng vậy, dưới thời chế độ cũ, chính quyền cử ra chức đô trưởng trông coi thành phố Sài Gòn ??" Chợ lớn nên dinh này được gọi là tòa đô chính.
    (sưu tầm)
  10. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Tiểu thuyết đầu tiên ở nước ta xuất hiện ở Sài Gòn​
    Ðó là Truyện Thầy Lazaro Phiền của P.J.B Nguyễn Trọng Quản. S.J.Linage, Libraire é***eur, Rue Catinat, 1887 - TDR. Ðầu sách là bài đề tặng (tiếng Pháp) cho Diệp Văn Cương - bạn học của tác giả Elger; kế đến là bài tựa (quốc ngữ) để ngày 1-12-1886. Trong bài tựa, tác giả nêu mục đích của việc sáng tác là: "Làm ra một truyện hầu cho kẻ sau coi mà bày đặt cùng in ra ít nhiều truyện hay, trước là làm cho con trẻ ham vui mà tập đọc, sau là làm cho dân các xứ biết rằng: người Annam sánh trí sánh tài thì cũng chẳng thua ai!".
    Ðây là tiểu thuyết viết theo hình thức tiểu thuyết phương Tây. Nội dung truyện: Thầy thông ngôn (L.Phiền) người Bà Rịa đã có vợ. Người vợ Việt của viên quan ba Pháp phải lòng thầy nhưng không được đáp ứng. Người phụ nữ đa tình này đã làm hai bức thư giả khiến thầy thông ngôn thành kẻ giết người. Cuối cùng thầy đi tu với lòng hối hận dày vò đến nỗi lâm bệnh. Trước khi qua đời, thầy nhận được thư thú tội của người đàn bà tội lỗi ấy.

Chia sẻ trang này