1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Guitar cổ điển, tại sao không?

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi Ricci, 04/05/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Ricci

    Ricci Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    1
    Guitar cổ điển, tại sao không?

    Có bao giờ nghe guitar, các bạn có câu hỏi là để làm gì?. Phải cẩn thận đây. Vì quả thật âm nhạc guitar có sức lôi cuốn mê hồn mà nếu ta nghe một cách vô ý thức thì chính nó sẽ phá hoại ta ghê gớm. Còn nếu ta nghe mà hiểu biết rõ tác giả, tác phẩm, thấy rõ phong cách người chơi thì âm nhạc guitar đem đến cho ta vô cùng nhiều điều. Quả thực nhạc guitar cổ điển đã cho tôi rất nhiều niềm vui cũng như nỗi buồn song quan trọng hơn cả là cho tôi niềm tin vào cái thiện của cuộc sống.
    Ở Hà nội hiện nay có quá ít tay đàn có tâm hồn cổ điển, trừ những bậc lão làng đã luống tuổi, các tay đàn trẻ vừa non về kiến thức vừa kém cái tâm với nghề. Thôi thì đành mua đĩa nghe vậy. Chỗ biểu diễn thì có mỗi Nhac tranh còn tạm gọi là được song chỉ không thich lão chủ quán cứ gọi khach là "gà", thế mới ức, còn các nơi khác thì chẳng đủ chất lượng chuyên môn. Nhạc cổ điển đúng nguyên nghĩa là "kinh điển" là tinh hoa văn hoá nghệ thuật , thế mà ngay cả các thầy giáo,sinh viên chuyên nghiệp cũng quá hời hợt.Chẳng biết sau này còn có thế hệ nào chơi đàn đầy nhiệt tâm và trí tuệ như "thất tinh ngày xưa không?"
  2. Ricci

    Ricci Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    1
    bạn nào muốn tìm hiểu về tác giả tác phẩm của guitar cổ điển thì cứ hỏi Ricci, trong phạm vi khả năng và thời gian có được Ricci có thể đáp ứng nhiệt thành
  3. Quang

    Quang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/01/2001
    Bài viết:
    860
    Đã được thích:
    0
    Cho em hỏi thêm về bài Tiếng hát giữa rừng pắcpó của cụ Phúc. Mê li thật đấy, hồi rì nghe xong em về tập hát luôn hìhìhì
    Nếu em là chim non
    Em bay lên bầu trời
    Thì em sẽ chỉ hót
    Cho I-a-xơ nghe
  4. Ricci

    Ricci Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    1
    O ké em Quang khẩn trương.!
    Bài "Tiếng hát giữa rừng Pác Bó" của Nguyễn Tài Tuệ. Bài hát có giai điệu mượt mà,thân thương đầy tâm tình. Trước kia Nguyễn Tài Tuệ dù là nhạc sĩ sáng tác kiêm lí luận song ông rất mê guitar và đến với từng tay đàn để kèm thêm về lý luận sáng tác(trong đó có BPhúc). Thấy đây là một bài hát có"chất" nên ông Phúc đã soạn lại cho guitar và cũng là để đáp lễ.
    Bản nhạc viết ở cung G,hạ Mì thành Rề;hạ Là thành Sol để tạo âm vực sâu mô phỏng âm hưởng rừng núi cũng như bắt chước tiếng đàn tính của dân tộc Tày. Phần giai điệu khi được viết ở hợp âm dải để thể hiện giọng ca tha thiết,khi được viết ở kỹ thuật tremolo để giãi bày tâm sự,biểu hiện nội cảm một cách mêng mang. Tác giả rất khéo dùng những nốt luyến (trong cả vê dây) để mềm mại hoá theo phong cách Á đông chân quê. Có thể nói đây là tác phẩm được soạn một cách tự nhiên song rất chặt chẽ về lý luận khiến chính tác giả(một nhà lý luận hạng siêu cũng phải thán phục)
    Tập bản này, nếu có được hai điều sau thì tuyệt vời:
    -Không những ngón vê cần đều mà ngón cái giữ nhịp và tạo âm hưởng cần tập rất kỹ
    -Đi Cao bằng một cái để có vốn sống thể hiện
    Nếu ai từng nghe đĩa than bài này do Ns Phúc chơi mới thấy cái tâm tình vơi đầy của một bậc tên tuổi.
    Được sửa chữa bởi - ricci vào 09/05/2002 01:05
  5. ni_hao

    ni_hao Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/04/2002
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    Ởđây chán quá chẳng có nói gì đến những âm nhạc cổ điển chính gốc cả. Sao không nói đến những nhạc sĩ cổ điển thục sự mà chỉ nói đến những nhạc sĩ chơi nhạc chuyển soạn không vậy. Các nhạc sĩ như Tarega, F.Son, Gome... thì sao. Bạn thử giới thiệu về họ xem.

    Ôi cuộc đời mới đẹp làm sao
  6. Ricci

    Ricci Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    1
    Alirio Diaz-nghệ sĩ tài hoa bậc nhất. Trước khi theo Segovia học cổ điển, ông đã có tên tuổi lớn trong giới Flamenco.Sau này Diaz trở thành trợ lý đắc lực nhất của Segovia, một người có công lớn hiệu đính các tác phẩm guitar. Hôm nay Ricci xin trích dịch những ý kiến của Diaz về Segovia. Nếu bạn nào đã nghe Vals Vezelano hoặc các vũ khúc Nam mỹ do Diaz chơi thì mới thấy rõ tài năng của ngườicó"tiếng đàn Pha lê"(Segovia nhận xét)
    Alirio Diaz(1923,quốc tịch Venezuela)
    ...Dù đã biết Segovia từ lâu qua băng ghi âm, qua báo chí...,năm 1945 tôi mới có dịp nghe tiếng đàn thật của nghệ sĩ khi ông đến Caracas(thủ đô VEnezuela)
    Kẻ mới nhập môn là tôi đã bị cuốn hút ngất ngây bởi vẻ đẹp trong âm thanh và phong cách trình diễn mà Segovia mang lại.
    Năm 1948, ông trở lại đất nước này. Bữa tiệc mừng được tổ chức tại nhà một hoạ sỹ. Tôi và một người nữa có vinh hạnh được chơi đàn trước mặt ông. Vào thời điểm đó Segovia đang cân nhắc việc mở lớp dạy nhạc- có thể một nơi nào đó trên đất Ý, song ông chưa chắc chắn.
    Rốt cuộc,ông quyết định mở lớp tại Siena. Bởi thế mà khi đặt chân đến châu Âu năm 1950, tôi đã nung nấu ý muốn tới Siena để được thụ giáo ông.
    Năm 1951, tôi sang Ý. Bạn học cùng tôi gồm Lagoya, Elena Panovati. Tôi hỏi Segovia liệu ông còn nhớ tôi và ông nói "Vâng,tôi tin rằng chúng ta đã gặp nhau tại nhà một hoạ sỹ ở Caracas." Tôi rất vui khí nghe câu nói ấy. Trí nhớ của ông thật tốt.
    Segovia dạy chúng tôi trong hai năm. Ông không thể tiếp tục trong 1953 do phải chịu một ca phẫu thuật mắt. Ông nhờ Emili Pujol(đệ tử thân tín Tarrega)đứng lớp. Hối ấy tôi cũng rất ốm vì viêm ruột thừa.
    Sau đó John Williams tham gia khoá học. 25 năm trước, nhiều guitarist chưa quan tâm lắm đến kỹ thuật chơi,đặc biệt Segovia. Ông quyết định chọn người phụ giảng về mặt này. Pujol được đề nghị đảm nhiệm môn Vihuela. Tôi vừa là học trò ,vừa là phụ giảng. Đôi khi tôi là người dạy chính nếu Segovia có vấn đề về sức khoẻ.
    Giữa thầy và trò thật khó hình thành một mối quan hệ khăng khít, song đối với tôi ông rất tốt. Thỉnh thoảng,nếu những người khác tỏ ra không tập trong trong giờ tôi dạy, Segovia sẽ nổi giận. Ông sẵn sàng đuổi học tất cả nếu họ tỏ ra vô kỷ luật và thiếu tôn trọng tôi.
    Tôi còn nhớ trong thư Segovia viết cho một số học trò(John ,Ghillia...)ông yêu cầu họ phải coi Alirio như huynh trưởng.
    Ông luôn tìm cách truyền thụ những cảm xúc về tác phẩm cho học trò. Tôi nghĩ,đó là khía cạnh quý nhất trong phong cách dạy của Segovia. Một số người khác có thể có kỹ thuật tốt hơn,thuần thục hơn, nhưng không thể khiến học trò hiểu được cảm xúc lắng sâu trong tác phẩm. Họ sẽ thất bại.
    Đôi khi có những điều thật khó hoặc không có cách gì truyền đạt. Đôi khi người học không thể hấp thụ ý tưởng của thấy.
    Với tôi,kinh nghiệm lớn nhất nằm trong sự nhận thức và sự biểu hiện lại. Những lúc tập theo SEgovia thực sự là những khoảnh khắc quan trọng.
    Bởi để định hình được phong cách riêng, trước hết bạn phải học hỏi từ người khác. Thật hạnh phúc khi được thu giáo một người thầy như vậy; có cơ hội nắm bắt từng động tác, từng thế tay của ông. Khuông mặt ấy, tiếng đàn ấy,rất gần,rất kỳ diệu!
    Bây giờ, tôi không chỉ chịu ảnh hưởng của Segovia mà còn của nhiều nghệ sĩ khác như Llobet và Barrios. Tôi cũng học hỏi được nhiều từ Sainz de la Maza(trưởng khoa guitar nhạc viện Madrid),một người có vốn sống phong phú và nhân cách sống tích cực.
    SEgovia và tôi trở nên gắn bó hơn sau khi tôi kết thúc khoá học. Tình bạn giữa chúng tôi vẫn tiếp tục từ đó. Tôi luôn gặp ông ở Paris, New York, London, Madrid, Nam Mỹ. Luôn luôn trong cuộc đời tôi ngưỡng mộ và học hỏi từ ông. Đôi khi ông cũng hỏi ý kiến tôi, chẳng hạn về một bản nhạc: lối thể hiện và vẻ đẹp của nỏ. Ông sẽ hỏi "Cậu nghĩ thế nào, Alirio?" Ông cũng giới thiệu cho tôi chủ các hãng đĩa nhạc,những người quản lý. Ông đã mở ra cho tôi nhiều cánh cửa thăng tiến trong sự nghiệp.
    Segovia không chỉ là một con người hào hiệp và phóng khoáng,một nghệ sĩ guitar vĩ đại bậc nhất. Quan trọng hơn, ông mãi mãi có một ảnh hưởng lớn lao đối với guitar.
    Các bạn có thể tìm thấy tiếng đàn Diaz trong hai tập đĩa Guitar Passion. Diaz chơi Concerto d'Aranzuez, các tác phẩm Barrios và các bản Vals của Lauro.
    Ricci Simms
  7. Ricci

    Ricci Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    1
    Có bác nào muốn trò chuyện về guitar cổ điển thì cứ post request nhé. Cứ vui mà vẫn nghiêm là Ricci rất là sướng
  8. pimpim

    pimpim Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2001
    Bài viết:
    2.541
    Đã được thích:
    0
    bác Ricci nói hay quá, bác kiếm đâu ra những tư liệu hay thế ?
    to ni_hao: chúng ta đâu cứ nhất thiết phải cổ điển quá đến cổ hủ bác nhỉ. Không biết các bác thế nào chứ riêng em, mỗi khi chơi đàn, cảm xúc mạnh nhất là những lúc chơi những bản có âm hưởng dân tộc, âm hưởng Việt Nam, em mê nhất là bản Xe chỉ luồn kim. Mỗi lần đánh thấy nó cứ thế nào ấy, khó tả lắm

    Nqh_bonbon

  9. Quang

    Quang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/01/2001
    Bài viết:
    860
    Đã được thích:
    0
    Toàn điều chuẩn xác đấy cậu pimpim ạ ..công nhận hồi rì đi Bắc Kạn về thấy bài đấy hay hơn hẳn. Thôi các bác cứ nói chiện về ghita cổ điển chính thống đi
    Nếu em là chim non
    Em bay lên bầu trời
    Thì em sẽ chỉ hót
    Cho I-a-xơ nghe
  10. classic_lover

    classic_lover Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Công nhận bản Pắc Bó bác Phúc chuyển soạn tuyệt vời. Em thấy nghe hay hơn nhiều so với bài hát ấy chứ.
    Mà cái guitar passion là Diaz oánh à ? em cũng có nhưng mà là đĩa đểu nó chả ghi cái gì ngoài mấy cái tên bài hát cả.
    Bác Ricci có nghe guitar concerto không ? Có bản nào hay recommend cho em với, em đã nghe mấy cái concerto của Guilliani nhưng mà không thích lắm, thích mỗi Concerto d'Arajuez của Rodrigo thôi.

    CLASSIC FOREVER​

Chia sẻ trang này