1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Gương mặt nghệ nhân, nghệ sĩ cổ nhạc

Chủ đề trong 'Nhạc Dân Tộc Dân Gian' bởi yenmusic, 21/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yenmusic

    yenmusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    3
    Gương mặt nghệ nhân, nghệ sĩ cổ nhạc

    Trong kho tàng âm nhạc cổ truyền có biết bao nhiêu nhà nghệ nhân, nghệ sĩ lão thành...mà đã có rất nhiều đóng góp cho nền âm nhạc cổ truyền như Nhạc sĩ Cao Văn Lầu, NSND Tám Trống, NSND Tám Danh, NSND Phùng Há....

    Yenmusic thiết nghĩ trong box ANDT của chúng ta cũng nên có một topic để giới thiệu về những gương mặt này để tỏ lòng tôn kính và giúp giới trẻ hiểu hơn về những người đã góp công đưa nền cổ nhạc nước nhà bền vững qua thời gian....

    Yenmusic
  2. yenmusic

    yenmusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    3
    Nghệ sĩ Nhân dân Tám Danh - Cây đại thụ của nghệ thuật cải lương

    Đài truyền hình TPHCM vừa thực hiện chương trình Những cánh chim không mỏi (NCCKM) dành cho NSND Tám Danh.
    NSND Tám Danh tên thật là Nguyễn Phương Danh, sinh năm 1901, tại Cần Thơ. Ông mất năm 1976, khi đất nước vừa thống nhất. Đó điều đau xót cho một người con của cái nôi cải lương chưa kịp trả nợ với quê hương... và là điều tiếc rẻ cho vùng đất Nam bộ. Bởi vì, ông là một cây đại thụ của nghệ thuật sân khấu cải lương nhưng học trò của ông đa số là học sinh miền Nam tại đất Bắc hoặc học sinh miền Bắc mới có diễm phúc để ông truyền nghề.
    Chương trình NCCKM nói về NSND Tám Danh như một thước phim ?oquay ngược?, vì các cô-cậu học trò ngày ấy... bây giờ đã ?orăng long đầu bạc, công thành danh toại? như: Công Thành, Tú Lệ, Lê Thiện, Ca Lê Hồng, Thanh Vy, Thanh Hạp, Xuân Hiểu, Hoàng Khanh...
    NSƯT Tú Lệ nói: ?oHồi bác Tám Danh còn ở miền Bắc, tôi gầy nhom, ai cũng gọi tôi là con Xẩm, còn anh Công Thành cứ trêu tôi là con Xẩm khùng. Buồn lắm à nhen. Thấy tôi tội nghiệp, bác Tám Danh gọi tôi đến dạy hát cải lương và cho vào vai Võ Thị Sáu, đó là vai diễn đầu tiên của tôi. Sau này giọng tôi yếu quá nên chuyển sang kịch nói Nam Bộ?. NSƯT Thanh Vy vốn là một cô gái Bắc nhưng hát cải lương rất thành công, khi vô Nam đã từng ?olàm mưa làm gió? với Nàng Xê Đa cùng với ngôi sao giải Thanh Thanh Tâm-Phương Quang trên sân khấu cải lương miền Nam. Thời gian ở miền Bắc, NSƯT Thanh Vy đã có diễm phúc học hát cải lương với thầy Tám Danh và nhờ vai Võ Thị Sáu mà chị đã được Bác Hồ mời diễn cho Bác xem. Đến với chương trình NCCKM của NSND Tám Danh, dù ở vào cái tuổi lục tuần vậy mà diễn vai Võ Thị Sáu tung tăng hái hoa, bắt ****, bỗng dưng nghe tiếng ngựa xổng chuồng, Võ Thị Sáu vội chạy theo bắt chú ngựa lại... với lối vũ đạo mềm mại, uyển chuyển, NSƯT Thanh Vy đã diễn đạt đến tuyệt vời, người xem nhìn chị diễn mà cứ ngỡ đang bắt ngựa thật. Diễn trích đoạn xong, chị mệt phờ và chỉ kịp nói: ?oĐó là vũ đạo của thầy Tám Danh đã dạy cho tôi dùng cho tuồng xã hội...?.
    Thầy giáo Xuân Hiểu cũng là chàng trai miền Bắc nhưng học ca bằng giọng Nam, lúc nói chuyện giọng Bắc, lúc hát giọng Nam nên ai cũng cười, vì ông hát ?okhá? quá. Nhưng khá hơn là lúc ông dùng vũ đạo diễn đạt vai con hạc trong vở cải lương ?oHạc trắng? mà ngày xưa thầy Tám Danh đã dạy... Cô học trò trường CĐ.SK&ĐẢ diễn vai hạc trắng không ra, ông phải thị phạm lại cho mọi người xem. Mái tóc bạc đốm bạc nhưng từng nét vũ đạo thật điêu luyện, tuyệt vời. Ông nói: ?oHồi chúng tôi học, làm gì biết đến ba lê nhưng thầy Tám Danh đã biết dạy cho chúng tôi múa con hạc trắng cho giống Việt Nam, không phải thiên nga. Nghĩa là: dù hạc biến thành người nhưng lúc diễn thỉnh thoảng phải lộ cốt hạc bằng ?ochiếc mỏ? và ?ođôi cánh?. Lúc hạc bị thương thì phải vỗ nhè nhẹ vào đôi vai, lúc đi trong đau đớn đôi chân phải kéo về phía sau và bấu xuống sàn diễn như gà bới, vì đó là hạc Việt Nam?. Những hình ảnh mà NSND Tám Danh truyền đạt cho học trò của mình chính là những điều ông gặt hái từ sự quan sát thiên nhiên quanh ông ta, quả là bậc nhân tài. Những năm đầu của thế kỷ 20, làm gì sân khấu của chúng ta có điều kiện tiếp cận với sân khấu thế giới, vậy mà thầy Tám Danh lại soạn ra được một chuyên đề để dạy cho bộ môn cải lương và chúng ta dùng nó ở trường đại học sân khấu Hà Nội cho đến cao đẳng trong Nam. Những danh từ thầy tám Danh dạy như: diễn có thần sắc, bây giờ người ta gọi là tâm lý-hình thể bên trong và bên ngoài, bế chiến là chú ý... Vậy mà từ xưa thầy đã nói nôm na để cho học trò hiểu, còn bây giờ thì khoa học ngôn từ nên thấy khác chứ thật ra là một. Năm 1966, ông còn đề xuất cách tân cải lương bằng cách kết hợp âm nhạc, vũ đạo, nội dung để tạo ra hình thức mới cho cải lương đã tạo nên một cuộc tranh luận dữ dội giữa các nghệ sĩ chuyên môn trong bộ môn cải lương như Út Du. Cuối cùng mọi người yêu cầu dựng thể nghiệm vở Ánh lửa, câu chuyện chưa ngã ngũ thì có lệnh sơ tán đi chiến đấu chống Mỹ... và việc cải cách cải lương cũng bỏ lửng từ đó. Điều này đang được UBND TPHCM chỉ đạo ngành chức năng đưa ra dự án nâng cấp cải lương.
    THANH TÚ
    u?c temely s?a vo 11:01 ngy 21/09/2005
  3. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Ta có thể bắt gặp đâu đó những bài viết , những chương trình tôn vinh , nhưng còn các Nghệ sỹ khác thì sao ?
    Họ là những :
    _ Ba Du : Nghệ sỹ Nhân dân ( Nsnd )
    _Sỹ Tiến :nsnd
    _Ngọc Thạch : Nsnd
    _Ba Vân : Nsnd
    _ Ái Liên : Nghệ sỹ ưu tú ( nsưt )
    _Thanh Loan : ( nsưt )
    _Lệ Thanh : nsưt
    _Tuấn Sửu : Nsưt
    _ KIm Xuân : Nsưt
    _Mạnh Tưởng : Nsưt
    _ Thanh Hùng :....
    _ Ngọc Hoa :...
    _Sĩ Hùng:.........
    _Khắc Tí .......
    _Ngọc Dung ....
    _ Thuý Vinh ....
    _Bích Ngọc ....
    _ NGọc Đan Thanh
    _ Mỹ Châu
    _ KIm Thanh
    _Thanh Vy :nsưt
    _Thanh Thanh Hiền....
    _Phương Khanh
    _ KIm THoại
    _Đỗ Quyên
    _Kim Lan .....
  4. yenmusic

    yenmusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    3
    Ý Bác là sao - Mình hổng hiểu?.... Topic này lập ra để các bạn đóng góp bài vở sưu tầm được về tất cả các nghệ nhân, nghệ sĩ Cổ nhạc chứ đâu có bó hẹp ở phạm vi, vùng, hay cá nhân nào đâu á! Ai biết thì post lên cho mọi người cùng xem....
    Mong được sự hưởng ứng và đóng góp của các bác....
    Yenmusic
  5. yenmusic

    yenmusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    3
    Nghệ sĩ Út Trà Ôn
    Nghệ sĩ Út Trà Ôn xuất thân từ gia đình mấy đời làm ruộng, cha mẹ mất sớm khiến ông phải cày sâu cuốc bẩm ngay từ tuổi 13. Làn hơi ngọt ngào thiên phú của cậu Mười Út ?" tức Út Trà Ôn ?" đã giúp xóa tan nỗi cực nhọc của bạn bè trong làng quê, nhất là sau mỗi mùa gặt.
    Giọng tốt đặc biệt ấy cũng được Ban Nhạc lễ trong làng chiếu cố, nhờ ông Út xướng danh cho các hương chức, hội tề nhân Hội cúng Kỳ Yên. Từ đó, các nhạc sư trong ban nhạc này dần dần dạy cho ông Út 20 bài bản tổ của Cổ nhạc, mở đường cho ông nổi danh trong giới đờn ca tài tử quận Trà Ôn, và rồi trôi dạt lên Sàigòn lập nghiệp.
    Sọan giả lão thành Viễn Châu từng sáng tác hơn 50 tuồng cải lương nổi tiếng và trên 2000 bài vọng cổ ăn khách ?" đa số do Út Trà Ôn ca ?" có lần nhận xét, như Gia Minh trình bày sau đây:
    Tôi nhớ như in ngày đầu tiên gặp anh Út, đó là một nghệ sĩ mộc mạc, sống rất khiêm tốn?Anh đã đi lên từ một nghệ sĩ nhà nông, có năng khiếu nhưng ca không ỷ vào đó mà bỏ bê tập luyện thêm về kỹ thuật biểu diễn.
    Soạn giả Viễn Châu:?oTôi nhớ như in ngày đầu tiên gặp anh Út, đó là một nghệ sĩ mộc mạc, sống rất khiêm tốn?Anh đã đi lên từ một nghệ sĩ nhà nông, có năng khiếu nhưng ca không ỷ vào đó mà bỏ bê tập luyện thêm về kỹ thuật biểu diễn.
    Dấu ấn anh để lại cho đời chính là phong cách ca cổ chân phương, chắc nhịp và nhiều vai diễn xuất sắc, khắc họa hình ảnh người nông dân như bản thân anh từ cuộc sống đời thường với tay lấm, chân bùn, đã bước lên thánh đường sân khấu?.
    Nghệ sĩ Út Trà Ôn, khi còn sinh tiền, đã bày tỏ cảm kích về những bài vọng cổ của Viễn Châu đã giúp đưa ông lên đỉnh cao danh vọng: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
    Được biết khi đề cập tới thời vàng son của mình, danh ca Út Trà Ôn luôn nhắc tới bản vọng cổ Tình Anh Bán Chiếu của sọan giả Viễn Châu, được hãng dĩa Hồng Hoa phát hành hồi năm 1954, khiến tên tuổi Út Trà Ôn trở thành đệ nhất danh ca vọng cổ.
    Trở thành đệ nhất danh ca vọng cổ
    Sọan giả lão thành và hàng đầu trong nền cổ nhạc Việt Nam, ông Nguyễn Phương, nhận xét về giọng ca của nghệ sĩ Út Trà Ôn:
    Giọng ca của Út Trà Ôn có hơi đồng trầm ấm, phong cách ca ngâm khoan thai, chững chặc?Giọng ca của Út Trà Ôn không chân phương quá, cũng không luyến lái kỹ thuật quá, nhưng từng lời từng chữ rõ ràng, truyền cảm. Út Trà Ôn được xem là bực thầy về cách sắp chữ, hành văn, câu nhiều chữ nghe vẫn hay, câu ít chữ kéo dài ra cũng rất duyên dáng.
    Ông Nguyễn Phương:"Giọng ca của Út Trà Ôn có hơi đồng trầm ấm, phong cách ca ngâm khoan thai, chững chặc?Giọng ca của Út Trà Ôn không chân phương quá, cũng không luyến lái kỹ thuật quá, nhưng từng lời từng chữ rõ ràng, truyền cảm. Út Trà Ôn được xem là bực thầy về cách sắp chữ, hành văn, câu nhiều chữ nghe vẫn hay, câu ít chữ kéo dài ra cũng rất duyên dáng."
    Nói tới giọng ca Út Trà Ôn, chúng tôi nhớ tới từng tập nhỏ gồm sáu câu vọng cổ được bày bán hồi cuối thập niên 50, hay đầu thập niên 60, như Mồ Em Phượng, Gánh Nước Đêm Trăng?mà có lẽ chỉ có chỉ có giọng hát của đệ nhất danh ca Út Trà Ôn mới thật sự làm xúc động lòng người.
    Qua những bài vọng cổ bất hủ, từ Tôn Tẩn Giả Điên, Thái Sư Văn Trọng, Trụ Vương Thiêu Mình, Viếng Tần Thủy Hòang, Nguyễn Trải Thụy Lộ Hận Tình, Tình Anh Bán Chiếu, Ông Lão Chèo Đò cho tới Gánh Chè Khuya, Thư Xuân Ngòai Chiến Tuyến?, giọng ca Út Trà Ôn vẫn mãi sâu đậm trong tâm hồn giới mến mộ.
    Nghệ sĩ Út Trà Ôn cũng nổi tiếng qua các vai diễn trên sân khấu từ đầu thập niên 40 cho tới một thời gian ngắn sau năm 1975, từ vai Tôn Tẩn trong vở tuồng Bàng Quyên-Tôn Tẩn trên sân khấu Tân Thinh, vai Hòang Tử Thủy Tề của gánh Hề Lập, vai Thái Sư Văn Trọng trong tuồng Mổ Tim Tỷ Can và vai Trụ Vương trong vở Hỏa Thiêu Bá Lạc Đài trên sân khấu Tiến Hóa?
    Cho tới các vai trên sân khấu Thanh Minh qua những tuồng Biên Thùy Nổi Sóng, Chiếc Lá Giữa Dòng của sọan giả Nguyễn Phương, tuồng Hồi Trống Vân Lâu, Núi Liểu Sông Bằng của Thiếu Linh, Đồ Bàn Di Hận của Lê Khanh, Tình Tráng Sĩ của Mộc Linh, và Thiên Thần Trên Thiết Mã của Ngọc Huyền Lan ?" cũng là lúc mà Út Trà Ôn được vinh danh Vua Vọng Cổ.
    Riêng gánh Kim Thanh-Út Trà Ôn chỉ hoạt động khỏang 3 năm thì giải tán kể từ khi được thành lập hồi 1956.
    Điểm đáng lưu ý là trong những vở tuồng cải lương ấy, đêm nào không có Vua vọng cổ Út Trà Ôn thì khán giả đòi trả vé.
    Thưa quý vị, một thời gian ngắn sau năm 1975, nghệ sĩ Út Trà Ôn bắt đầu hướng về đạo pháp, đi ca trong những dịp cúng chùa, lễ Phật.
    Thưa quý vị, vào ngày 13 tháng 8 năm 2001, vì tai biến mạch máu não, nghệ sĩ Út Trà Ôn đã về với cõi vĩnh hằng trong sự tiếc thương của ca trường, nhạc giới và những người mến mộ.
    Thanh Quang RFA
    Source: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2005/08/08/conhac_UtTraOnKingOfVongCo_TQuang/
  6. yenmusic

    yenmusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    3
    NSND Bảy Nam mất lúc 12g50 ngày 18-8-2004, lễ viếng bắt đầu sau 9g sáng 19-8 tại nhà riêng (số 9 Hoàng Diệu, Q.Phú Nhuận); lễ truy điệu lúc 6g, sau đó là lễ động quan lúc 8g sáng thứ bảy 21-8, an táng tại nghĩa trang TP.HCM.
    [​IMG]
    Trong căn biệt thự của NSƯT Kim Cương có một tấm ảnh đẹp phóng to, chụp cảnh hai bà Bảy - hai vị tổ sống còn lại của sàn diễn cải lương Nam bộ - NSND Phùng Há và NSND Bảy Nam quây quần mừng đứa cháu thế hệ thứ tư của bà Bảy Nam tròn 1 tuổi. Một trong hai vị tổ sống này, bà Bảy Nam, vừa qua đời, thọ 91 tuổi.
    Tên thật Lê Thị Nam, sinh ngày 10-7-1913 tại Mỹ Tho, Tiền Giang, trong gia đình có chín người con thì đến bảy người đã trở thành nghệ sĩ sân khấu; trong đó có đến hai nghệ sĩ nhân dân: NSND Năm Phỉ và bà - NSND Bảy Nam. Đi hát từ năm 14 tuổi (khoảng 1926, 1927), với nghệ danh cực kỳ chân chất: Bảy Nam, bà lập nên vô số kỷ lục: là nữ bầu gánh đầu tiên trong lịch sử cải lương (19 tuổi đã lập gánh hát - gánh Nam Hưng), nữ tác giả kịch bản đầu tiên của Sài Gòn với vô số kịch bản: Nỗi đau lòng mẹ, Người đàn bà VN, Gươm vàng máu đỏ, Điều Tam Xuân, Tiêu Anh Phụng, Phấn hậu cung...
    Bà cũng là nữ nghệ sĩ Sài Gòn đầu tiên được Hãng Intermondial Film (Pháp) mời đóng trong bộ phim Mort en fraude của đạo diễn Marcel Camus bên cạnh các nam nữ tài tử Pháp... Và một kỳ tích khác không thể quên nhắc: bà đã sinh cho đời người con gái tài sắc mà sau này sẽ cùng với bà làm nên một dòng kịch riêng đậm chất Nam bộ: kịch Kim Cương.
    Nhận xét trong hồi ký của bà, giáo sư Hoàng Như Mai viết: ?oNghệ sĩ sân khấu, nếu thật sự là nghệ sĩ tài năng, là bảo vật vô giá của nhân loại, không vàng ngọc nào sánh được. Nghệ sĩ Bảy Nam là một trong số quí hiếm ấy?.
    Quí hiếm, trước hết vì bà luôn giản dị. Có lẽ, những cốt cách lớn thì luôn giản dị vì tài đức đã đầy, không cần ?otô vẽ? thêm lên, nhưng đặc biệt nghiêm túc: "Nghề hát không phải là một nghề như buôn bán, và nếu nhờ đi hát mà có cơm ăn áo mặc thì cũng chỉ là chuyện thứ yếu mà thôi... Riêng tôi cảm nhận một tiếng rất hợp lòng mình, đó là cái nghiệp?. Nếu gọi là có ?otuyên ngôn?, thì tuyên ngôn của bà về cái nghiệp mà ?ovinh quang và cay đắng thường quyện chặt vào nhau? là như thế.
    Mới cách đây chưa đầy tháng, NSƯT Kim Cương cùng hai đạo diễn Tất My Loan và Đoàn Khoa làm lại cuốn phim tài liệu về mẹ để tặng HTV, chị có mời một số phóng viên tới nhà cùng xem lại. Chứng kiến bà cụ nhỏ thó, mỏng mảnh trên giường bệnh nhưng vẫn rất tỉnh táo và dí dỏm, không ai không khỏi xúc động, kính phục.
    65 năm theo nghiệp, mọi biến cố của cuộc đời từ sinh nở, con mất, chồng qua đời đều trên đường lưu diễn, trong chiến tranh loạn lạc một mình phải gồng gánh cả đoàn hát nghèo, có những đêm cùng đoàn lưu lạc tận trong rừng cao su, vừa hát dưới trời mưa vừa đầm đìa nước mắt..., bà đều đã trải qua và nuốt mọi cay đắng vào trong.
    Cạnh bà, bên giường bệnh còn lại những hình ảnh của những vai diễn bất tử: Lý Nhu, Quan Công, bà mẹ trong Lá sầu riêng và Nhân danh công lý... Vậy mà xem phim tài liệu, đoạn bà kể cho con gái nghe chuyện ngày xưa ?ođấu tranh? với người anh hai khó tính cấm không cho bà đi hát, bà cười tỉnh queo. Những lời dọa nạt không cấm nổi cơn nghiện hát đã ?olỡ? ăn vào máu cô em gái mê cải lương, để đến ngày nay, nghệ sĩ lão thành Bảy Nam tóc bạc trắng rưng rưng: "Nếu được sống thêm một lần nữa, tôi vẫn muốn đứng trên sân khấu hát cho những khán giả đã thương mến mình...?.
    Xin kính cẩn nghiêng mình trước bà, một nghệ sĩ tài năng - một nhân cách lớn!
    (Theo TTVN )
  7. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Gặp những người giữ "kho vàng" quan họ
    Khách đến Bắc Ninh sẽ lấy làm lạ khi chứng kiến nhiều người từ các làng quê khác nhau tìm đến nhà một cụ già để được nghe cụ hát dân ca Quan họ. Khi cụ cất giọng hát tất cả đều lặng im, xung quanh các băng hi âm bật lên, một số lúi húi ghi chép... Cụ già có thể hát cả ngày mà lời chưa cạn, tuy không biết chữ, nhưng nhưng cụ thuộc khoảng 500 bài dân ca quan họ... Những người như thế ở vùng Kinh Bắc không nhiều và trước khi được Nhà nước phong tặng là nghệ nhân quan họ thì từ lâu họ đã thành linh hồn của dòng nhạc dân gian độc đáo này.
    Ký ức Quan họ của hai "cây cao bóng cả"
    Chúng tôi về "Bên kia sông Đuống" tìm đến nhà nghệ nhân Nguyễn Thị Nguyên, ở làng Khả Lễ, xã Võ Cường, thị xã Bắc Ninh. Cụ Nguyên đang ở trên chùa dạy hát quan họ cho lớp trẻ trong làng. Trò chuyện, có cảm giác rằng tuổi tác dường như chỉ làm cho cái "kho" quan họ của cụ đầy đặn, nhuần nhị, sâu lắng hơn. Cụ đã đưa chúng tôi về một kí ức quan họ mượt mà , diễm tình vừa gần lại vừa xa.
    Gia đình vốn có truyền thống hát quan họ, nên khi chào đời, quan họ đã thấm vào cô bé Nguyên cùng sữa mẹ. Mới 12 tuổi giọng hát của cô đã có "nhan sắc" được trong làng ngoài xã trầm trồ, 15 tuổi cô đã lên Đáp Cầu hát đối đáp với các liền anh. Đó là một hình thức "đối kháng" rất khó, nếu bên này hát một mà bên kia không hát đối lại được, coi như thua.Vì thế càng thuộc nhiều bài, cơ hội thắng càng cao. Hồi đó, cô bé Nguyên đã nhanh chóng được coi là một "cao thủ" khiến nhiều bậc lão làng quan họ cũng phải kiêng nể. Đã có những lần hát đối đáp kéo dài từ 2 giờ chiều đến tận khuya, phía liền anh phải viện đến các bô lão trong làng, nhưng cuối cùng cũng "cạn vốn" xin "khất" lần sau. Có khi ba, bốn năm sau mới đối lại được, đó là trường hợp của liền anh Nguyễn Văn Thà ở làng Đào Xá, xã Phong Khê, huyện Yên Phong. Anh Thà đối đáp với cô Nguyên từ chiều đến chập tối mà bất phân thắng bại "số phận của trân đấu" được quyết định khi cô Nguyên hát "Mấy vạn năm nay vẫn hãy còn; cớ sao khi khuyết lại khi tròn; ba mươi, mồng một đi đâu vắng; hay có tình riêng với nước non; có yêu nhau thì bảo rằng cùng?". Đó là một bài dân ca mà dường như không có bài nào để đối lại. Anh Thà chấp nhận thua, hẹn ngày tái ngộ. Về tìm tòi mãi, 3 năm sau anh Thà mới tìm ra bài "Bánh trôi" để hát đối lại: "Thân em thì trắng phận em tròn; bảy nổi ba chìm với nước non..".
    Cô Nguyên hồi đó hát hay đến nỗi khi đi làm cỏ lúa ngoài đồng, có anh Sinh tát nước gần đấy nghe cô hát nghe cô hát, nước đã cạn, gàu đã khô, trời đã chiều tà mà anh còn đắm chìm trong giọng hát, quên cả đường về. Thế rồi đến duyên, cô Nguyên "theo chồng bõ cuộc chơi" nhưng làng quan họ không phải thế mà mất đi một đứa con cưng của mình. Những năm "bom Mỹ nổ", quan họ vẫn "về xao xuyến, trong hợp tác xã của cô Nguyên, tiếng hát đã át tiếng bom... Ngày lại ngày cô chắt chiu dành dụm, góp nhặt từng lời hát, từng làn điệu dân ca còn ẩn khuất đâu đó, cứ thế, cứ thế... Cô gái ngày nào giờ đã trở thành bà cụ móm mém, nhưng tôi đã ngạc nhiên khi nhận thấy rằng bà *****n nhiên, tự nhiên và trở nên hết sức sinh động khi nói về quan họ. Trong một buổi chiều đầu xuân, giọng hát của cụ ngân lên, nghe "vang, rền, nền, nẩy", nghe mềm mại, mượt mà, nghe dội về kí ức những ngày xưa... Thế nên cách đây mấy chục năm cố nhạc sĩ Trần Hoàn, nhà thơ Cù Huy Cận đã về tận chùa Khả Lễ để được nghe cụ hát. Thế nên, bây giờ tuổi 84 nhà cụ vẫn nượp khách đủ mọi lứa tuổi, cả ta lẫn tây đến học hát, nghe hát...
    Cụ Nguyễn Thị Chích năm nay 84 tuổi ở làng Y Na phường Kinh Bắc, thị xã Bắc Ninh, tự nhận mình là tín đồ của quan họ. Khi còn tấm bé, cô Chịch đã mê quan họ hơn bất cứ thứ gì khác. "Không ăn tôi còn chịu được, không hát quan họ tôi không thể chịu được, bố mẹ thấy tôi lớn rồi mà chỉ yêu mỗi việc hát quan họ liền bắt tôi đi lấy chồng". Lấy chồng, bụng chửa vượt mặt, cô Chịch vẫn trốn nhà đi hội Lim. Bố chồng đi tìm bắt về, cô Chịch nói một câu mà giờ này hẳn nhiều người sẽ không tin: "Con lạy thầy, bỏ chồng thì bỏ chứ quan họ con không thể bỏ được". Ông bố chồng đành chịu thua trước sự đam mê quan họ và "khẩu khí" của cô con dâu.
    Cụ Chịch luôn hoài niệm cái khung cảnh trữ tình của những ngày đi hát quan họ thuở nào. Khăn xếp, áo the, ngồi tựa mạn thuyền, trai thanh gái lịch mời trầu, câu hát tặng nhau. Bây giờ những hình ảnh ấy đã vắng bóng. "Lịch sự nhất là người quan họ, khi chào nhau ra về chỉ khẽ chạm vào vành nón quai thao chứ không níu nhau cho tụt cán ô như bây giờ. Người ta quý nhau bởi câu hát, trai gái đối đáp quan họ không bao giờ yêu nhau". Cụ Chịch kể vẻ nuối tiếc. Cụ bây giờ là một cây cao bóng cả, được mời đi làm giám khảo các cuộc thi quan họ nhiều lần. Trong các cuộc thi đó, giới trẻ hát quan họ theo lời cải biên có đệm đàn Organ. Đó là điều cụ không mấy hài lòng "Ngày xưa chúng tôi hát, hai tay nâng chén rượu đào, sánh ra thì tiếc, uống vào thì say", hôm nay bọn trẻ lại hát là đổ đi thì tiếc... Âu cũng là mỗi thời mỗi khác, cái cốt yều là quan họ vẫn còn..."
    Truyền cho giới trẻ ngọn lửa Quan họ
    Cụ Nguyên, cụ Chịch đang sở hữu một kho vàng, đó là vốn cổ quan họ, nhưng các cụ đã không chút đắn đo chia hết kho vàng đó cho thế hệ đi sau... Cụ đã có bốn thế hệ học trò, học trò cụ có những người năm nay 70, có những người xuất sắc như NSƯT Thúy Cải... Ngồi ở nhà cụ Nguyên tôi gặp chị Nguyễn Thị Bích Thủy, từng đạt giải nhất cuộc thi hát quan họ năm ngoái. Chị Thủy là học trò của cụ Nguyên, được cụ truyền lại cho mấy trăm bài dân ca, đủ mọi làn điệu, để bây giờ chị trở thành một "ngôi sao" quan họ của làng quê Kinh Bắc. Và chị Thủy, như một lẽ tự nhiên, lại đem vốn cổ đó dạy cho lớp trẻ đi sau. Hiện nay chị đang là chủ nhiệm của CLB quan họ của làng Khả Lễ. 36 thành viên trong CLB đủ mọi lứa tuổi 50, 60 cũng có, 10 tuổi cũng có, nhưng đông đảo nhất vẫn là thanh niên. Họ hát quan họ như một nhu cầu, họ yêu quan họ như yêu những gì thân thương của quê hương. Gặp cái gì chưa biết, chưa hiểu, họ lại tìm đến cụ Nguyên. Và cụ Nguyên, cổ kính, thiêng như thành hoàng làng, giải đáp tất cả. Ở tuổi ngòai 80, cụ Nguyên vẫn thường "chạy sô" dạy quan họ cho lớp người đi sau, "chạy sô" mà không lấy một chút thù lao nào, coi đó như việc phải làm. Trong nhà cụ ngay cả đứa cháu mới học vỡ lòng, cũng đã biết dăm ba bài quan họ. Tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy em Nguyễn Phương Dũng, sinh viên trường ĐH Bách Khoa, chững chạc làm một liền anh thưc thụ, hát những bài làm cụ Nguyên cảm động. Đã không còn cái nguy cơ làm quan họ bị mai một, bị đứt gãy như báo chí từng cảnh báo. Lửa quan họ đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, mà dường nhưcàng về sau lại càng cháy lên. Cụ Nguyên, cụ Chịch... những người giữ lửa - đã thầm lặng gìn giữ, nuôi dưỡng, sáng tạo ngọn lửa lấp lánh trí tuệ và tâm hồn của cha ông đó, truyền lại cho con cháu. Chẳng có tượng đồng bia đá ghi công, tiểu sử cuộc đời họ nằm trong quan họ.
    (Theo Tiền phong) 2004
    http://www.vnn.vn/vanhoa/2004/02/46859/
  8. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Nghệ nhân Hà Thị Cầu
    ?oĐộc quyền? hát xẩm tuổi 80

    [​IMG]


    Nghệ nhân Hà Thị Cầu tháng 11/2004Bà là một kho tàng độc nhất vô nhị về làn điệu và lối hát. Nói theo cách bây giờ, bà là ?obà hoàng hát xẩm?...
    Ngày 25/12/2004 vừa qua, ở tuổi ngấp nghé 80, với ?othâm niên? gần 70 năm hát xẩm, NSƯT Hà Thị Cầu chính thức được Hội Văn nghệ dân gian VN trao bằng công nhận Nghệ nhân dân gian cấp quốc gia (cùng 2 nghệ nhân người dân tộc thiểu số).
    Bốn bức tường gian nhà nhỏ ở thôn Phố Mỹ (xã Quảng Phúc, Yên Mô, Ninh Bình) ?otrang hoàng? đầy những bằng khen, tất cả đều hạng nhất. Giọng xẩm sang sảng, tay nhị lão luyện cho đến giờ vẫn không suy xuyển. Hiện trên thị trường, có hai đĩa: Xẩm chợ của Hồ Gươm Audio và Hát Xẩm của Viện Âm nhạc, tổng cộng cũng được 12 bài.
    Đĩa Hát Xẩm tuy chỉ là ?ođĩa xanh? (chất lượng không cao) nhưng có nhiều bài đặc sắc, đặc biệt có Thập ân, bà hát liền 23 phút. Cả hai đĩa đều không ghi thời điểm phát hành, nhưng ước tính chúng phải lưu hành đến 7 - 8 năm nay. Bao nhiêu khách du lịch đã đến Việt Nam và mang tiếng hát bà đi khắp thế giới.
    Quê bà ở xã Yên Phú (Ý Yên, Nam Định). Nhà bà 3 đời hát xẩm. Bà ngồi thúng, bố mẹ gánh đi hát xẩm từ nhỏ. Lên 10 đã có thể hát lấy tiền thiên hạ. Năm 11 tuổi, bố bà qua đời. Hai mẹ con đi hát mới tới Yên Mô. Về sau bà lấy ông Mậu - Trùm phường xẩm Yên Mô - khi ấy bà 16 tuổi, ông 49. Ông tuy mù, mặt lại rỗ nhưng bầu nhị trống phách? đều giỏi và cực đào hoa.
    Bà là vợ thứ 18 (tưởng bà đùa, tôi phải hỏi lại)! Một năm 10 tháng, họ đi lưu diễn 3 người - có cả bà thứ 12 đánh trống. Bà kéo nhị, ông đàn bầu. Kiếm được không ít, đại khái mỗi buổi diễn được hai xâu tiền? Nhưng mỗi khi về Yên Mô gia tài còn lại vẫn chỉ hai cái niêu - một rang một nấu. Ông mất, bà ở vậy từ năm 33 tuổi.
    Năm Ất Dậu, vợ chồng bà dạt vào khu 4, lên ?oMường?, nhờ thế mà tránh chết đói. Vào giữa những năm 1950, có chủ trương tập hợp những người hát xẩm vào hợp tác xã để kiếm sống ?ochính đáng? bằng việc vót tăm, bện chổi. Con đường phát triển của xẩm chấm dứt từ đây. Nhưng chỗ bà Cầu ở, không có nhiều người hát xẩm đủ để lập HTX. Bà đã đầu tư quá nhiều thời gian để thành thạo một nghệ thuật là xẩm và không còn biết làm gì khác.
    Bà không phải nông dân, nên đến tận những năm 1980 mới được cấp ruộng. Khoảng những năm 1960, bà mất một người con và phải cho đi một người nữa - cũng vì đói. Nhắc lại những chuyện ấy, bà lại đưa chiếc khăn mặt vắt vai lên chấm nước mắt.
    Trong nghệ thuật hát xẩm, không biết còn có người thứ hai như bà Cầu không, nhưng việc có tiếng, được xã hội công nhận xét ra cũng không đem lại cho bà quyền lợi đáng kể gì về vật chất.
    Hiện bà không một đồng trợ cấp hay ?otác quyền?. Chị Mận là con gái út làm ruộng, chạy chợ nuôi mẹ. Bà có 3 người con, nhưng không ai theo được nghiệp xẩm. Và có thể khẳng định, bà không có đệ tử - không ai thừa hưởng hết được vốn liếng của bà hoặc có thể hát theo kiểu của bà!
    Một nhà nghiên cứu cho biết, bất cứ lúc nào anh cũng muốn ghi âm vì mỗi lần bà hát mỗi khác - nói theo cách bây giờ là phiêu. Khi chúng tôi đến thăm bà vào cuối tháng 11/2004, tuy vẫn được nghe bà đàn hát, phách sênh thỏa thích nhưng bà không được khỏe đã lâu. Bà phải hạ suốt nhị xuống (kiểu như giảm tông) và bẻ làn để hát. Trước đây, bà vẫn thường được vời tới các đám giỗ, mỗi ?oshow? cũng được vài trăm, ?ocát-xê? ở nông thôn như thế là cao lắm. Nhưng nay chị Mận không dám cho mẹ đi nữa? Bà chuyển sang ăn chay và phải kiêng uống rượu. Việc này không dễ?
     Bài và ảnh: Nguyễn Mạnh Hà
     
  9. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Hà Thị Cầu - người hát xẩm cuối cùng
    [​IMG]

    Nghệ nhân Hà Thị Cầu.
    Một nếp nhà ven đường ở Quảng Phúc, xã Yên Phong, huyện Yên Mô, Ninh Bình, cổng rào chả có, rộng khoảng 20m2, bên trong chẳng có gì đáng giá ngoài chiếc đài bán dẫn và một cái líu (nhị). Bát líu bịt bằng da kỳ đà (thường là da trâu bào mỏng) đã đi theo người hát xẩm chuyên nghiệp cuối cùng gần 70 năm qua.
    Có lần người ta dụ dỗ bà Hà Thị Cầu đem được cây líu ấy ra Hà Nội. Nhưng rồi cả cái năm phải kéo cây nhị mới bịt nắp bằng vỏ lon bia, bà cứ vật vã không ra bệnh gì. Sở Văn hóa - thông tin Ninh Bình phải điện lên Hà Nội đòi cái "niệm thần chú" ấy về, bà mới thôi ốm.
    Để ra mắt, mấy anh Tây mang biếu bà một chai Lúa Mới. Bà cảm động cứ úi giời: "Sao biết tôi có tính máu mê ấy thế". Tuy nhiên thời gian này bà không được khỏe, phải kiêng rượu. Bà cũng mới chuyển sang ăn chay. Bà nói: "Thầy bảo nếu qua được năm nay, tôi sẽ sống đến 90 tuổi".
    Lũ trẻ kéo đến đứng đầy ngoài cửa sổ. Bà ngồi trên giường nói ra: "Về! Lúc nào chúng mày muốn nghe thì tao ra ngã ba hát cho mà nghe?". Sau khi hai ngôn ngữ Tây - ta đánh vật với nhau một hồi, nhị và trống được đem ra. "Tôi ốm lay lắt mấy tháng nay nên hát nó cứ ai ai tiếng". Nói thế chứ bà vẫn hát một lèo 7-8 bài, thậm chí không chịu hát bài dễ. Đầu tiên là Tứ hải giao tình, rồi Bác mẹ sinh thành đệm toàn bằng bộ gõ, Cá vàng, Ngược đời, Sáng cả đêm rằm, Trương Chi?, hát say sưa cứ như chỉ chờ có người đến nghe. Chẳng biết lúc không "ai ai" thì thế nào, nhưng những gì bà hát vẫn làm người ta vui buồn theo. Tiếng nhị khi réo rắt khi nhấm nhẳn, hết bài lại nghịch ngợm nhại tiếng người. Xiết lên í ò, nghĩa là hết rồi.
    Bà Cầu không biết chữ, chỉ có rất nhiều câu cửa miệng. Chẳng hạn hỏi chuyện cát-xê khi xưa, bà buột miệng: "Bảo Đại (ý nói đồng tiền Bảo Đại?) làm hại ăn mày"; hay chuyện bà đang phải uống thuốc thì bà nói: "Thuốc nam đánh giặc thuốc bắc lấy tiền". Có một câu mà bà Cầu nhắc lại nhiều lần: "Vất vả tại số, dở dương tại giờ-ời". Cứ như cái lối bà nhấn vào chữ giời, đai ra một cách không cố ý thì đúng tại giời thật. Dường như kỹ thuật luyến và nhấn đặc trưng của xẩm đã in dấu trong từng câu bà nói. Bà Cầu có một thứ bệnh lạ đời: nói nhịu. Chẳng hạn nếu bà nói "lên giời ngồi" hay "ăn giời đi con", điều đó có nghĩa là "lên giường ngồi" và "ăn cơm đi". Còn "Ninh Bình" hay "giọt nước cánh bèo" nếu không cẩn thận thì "bình" và "bèo" đều thành ?obò? như chơi. Ấy vậy mà khi bắt đầu vào cuộc hát, hầu như tật này của bà biến mất.
    Hỏi bà biết bao nhiêu bài xẩm, bà đáp: "Hát đến đâu ra đến đấy, không đếm". Hỏi bà phải có tố chất gì mới hát được xẩm. Bà bảo: "Phải có calo trong cái họng". Xẩm cần nhất là sức lực để có thể hát cả ngày, hát bất cứ nơi đâu, lúc ốm hạ giọng vẫn hát như thường... Một vài nghệ sĩ trẻ cũng chịu khó về tận nhà bà học xẩm. Bà khen cô Hồng Ngát sáng ý: "Về nghe chốc lát vài tiếng đồng hồ hát được bài Thập ân".
    Nhưng thường mỗi cô cũng chỉ học một đôi bài lấy vốn chứ chẳng ai nghĩ đến chuyện kế thừa cả cái nghệ thuật xẩm. Xẩm có cái chất dân dã, phóng khoáng mà không phải nghệ sĩ được đào tạo chính qui nào cũng tìm lại được. Chưa kể hát lại phải kèm với nhị, bầu, trống phách? mới ra chất. Bà Cầu có biệt tài cùng lúc miệng hát, chân phách, tay sênh, tay kia gõ một lúc hai trống mảnh. Trong băng và đĩa Xẩm chợ của bà không có tiếng phách vì người chơi bộ gõ chỉ có thể dùng tay.
    Bà Cầu có ba người con nhưng không ai theo được nghề. Chưa kể họ sinh ra và lớn lên trong thời kỳ xẩm hay hát rong đều không được coi là một nghề. Nhiều nghệ nhân xẩm thượng thặng của Hà Nội cuối đời sống bằng việc vót tăm và bện chổi đót. Khi vẻ đẹp của xẩm phần nào được công nhận thì người dân đã không còn thói quen và cũng ít có cơ hội để đến với nó. Trước đây dân quanh vùng còn có dịp đón bà Cầu đến các đám ma đám giỗ, nay dù có chèo kéo đến mấy bà cũng khó lòng nhận lời vì lý do sức khỏe.
    Cầu là tên con trai cả, bà tên thật là Hà Thị Năm. Từ bé, bố mẹ bà đã bỏ thúng gánh đi, lên 10 đã hát xẩm lấy tiền. Ông cụ thân sinh ra bà đánh đàn bầu cũng bị lòa, mất năm bà 11 tuổi. Hai mẹ con từ quê Ý Yên, Nam Định ra Ninh Bình hát xẩm. Nghe nói có con bé 12 tuổi hát hay đáo để, ông Mậu - trùm xẩm Yên Mô- để ý "tạo điều kiện". Hỏi ông có dạy bà hát không, bà Cầu bảo: "Có, mà ông ấy học tôi thì có! Nhưng mà ông ấy kéo nhị những Lý giao duyên, Lý hành vân thì tuyệt vời". Ông Mậu chơi được đủ cả bầu, sáo, nhị? Phải cái mặt rỗ, mắt lòa - di chứng đậu mùa. "Tôi cũng chả xinh gái. Mắt có ve". Không nhìn thấy gì lại càng ghen. Chỉ cần bà bị khách trêu ném xu đồng vào ngực là ông đánh? "Đánh yêu hả bà?", "Vâng, đánh yêu lắm".
    Bà Cầu khăng khăng nói ông đưa bà lên Mường (Quảng Cư, Đồng Bái...) bỏ bùa bà. "Chứ không làm gì có chuyện gái 16 tuổi lấy ông 49". "Bác cháu" ăn cùng mâm, nhiều khả năng "bùa" được bỏ vào nước canh như câu: "Bùa yêu thuốc dấu không bằng mắm ngấu tra canh".
    Các cụ đã đúc kết: "Tham giàu lấy chú biện tuần/ Tuy rằng bóng bẩy nợ nần chan chan/ Thà rằng lấy chú xẩm xoan/ Công nợ không có hát tràn cung mây". Xẩm đắt vợ là vì thế! Bà Cầu nói bà là vợ thứ 18 của ông Mậu. Con gái bà gật đầu xác nhận. Ba vợ chồng, lúc ấy ông vẫn còn bà thứ 12 - người Thanh Hóa - cứ "lưu diễn" như thế: "Một năm nhờ bàn dân thiên hạ 10 tháng". Gia tài có trống phách và nồi niêu. Bữa nào ăn hàng thì chủ quán còn miễn tiền trọ, tự nấu lấy thì ngủ mất 5 xu/người. Năm Ất Dậu, ông đem bầu đoàn vào vùng Cẩm Thủy, Kim Tân, La Hoài (Thanh Hóa). Rừng thiêng nước độc, phải uống rượu vào để chống lạnh nhưng nhờ thế mà thoát chết đói. Ông mất khi bà mới 33 tuổi. "Thương ba đứa trẻ tôi cũng muốn đi bước nữa? Hồi ấy lấy ông cai thầu xây dựng giờ có phải được nhờ không", bà Cầu ngậm ngùi.
    Vợ chồng bà có mảnh đất từ trước 1945. Năm 1954 về định cư, gia tài vẫn chỉ lếch thếch hai cái niêu một rang một nấu. Ngoài hát xẩm, kéo nhị bà chẳng biết làm gì. Không được đi hát đồng nghĩa với đói. Cũng vì thế nên bà đã mất một người con sơ sinh, một người nữa phải đem cho đi. Gần đây mẹ con mới đoàn tụ? Mãi đến cuối những năm 1980 nhà bà mới được cấp ruộng, 1992 mới xây cái nhà, không có công trình phụ. Đến nay vẫn đang nợ ngân hàng 1 triệu đồng. Bà chẳng thể dưỡng già được với danh hiệu nghệ nhân hay nghệ sĩ ưu tú. Chị Mận đi chợ bán gà nuôi mẹ. Gà cúm thì chuyển sang mèo.
    Thời gian như ngừng trôi trong căn nhà của xẩm. Tường trang trí toàn những tờ lịch của năm cũ. Một dãy bằng khen giăng ngang đã bay màu, rặt những giải nhất hạng. Bằng khen năm 1998 của Đài Tiếng nói VN vẫn ghi bà là "thí sinh", Liên hoan trích đoạn tuồng chèo hay toàn quốc thì tặng giải đặc biệt cho cụ Hà Thị Cầu - "nghệ nhân hát chèo tỉnh Ninh Bình".
    Năm 1996 bà sang Trung Quốc hát xẩm. Thấy kem Bắc Kinh ngon, bà nhón một que "đem về cho con Mận", cả đoàn can không được. Về đến khách sạn, bà cứ giở khăn tay ra tìm mãi, quái lạ đã gói vào đây rồi? Đến tận bây giờ con cháu vẫn đem chuyện này ra cười với nhau. Bà chỉ chống chế: "Không, kem bên ấy ngon thật". 
    (Theo Tuổi Trẻ)
    http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/Am-nhac/2005/01/3B9DA315/
  10. FloraAtDawn

    FloraAtDawn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    5.512
    Đã được thích:
    1
    " Cuối cùng " thiệt à? Lại thêm một minh chứng cho những tài năng - tấm lòng bị hoàn cảnh chôn vùi. Nhưng .... chắc là vẫn còn .... không thể " cuối cùng " được

Chia sẻ trang này