1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

H? Xuân Huong, bà chúa tho Nôm

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi Jennie, 29/04/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Jennie

    Jennie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/03/2001
    Bài viết:
    697
    Đã được thích:
    0
    H? Xuân Huong, bà chúa tho Nôm

    Tài tình của bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương là với nghệ thuật sử dụng tiếng Việt thuần thục, những câu nói ấy đã được gắn kết vào thơ bà trong những câu thơ hoàn chỉnh, chuẩn mực cả về ý tưởng lẫn nghệ thuật

    Không ai ngạc nhiên trước một đặc điểm nghệ thuật thơ Nôm Hồ Xuân Hương là có rất nhiều câu thành ngữ, tục ngữ hài hoà nhuần nhị trong thơ bà. Bởi một lẽ giản dị, như nhà thơ Xuân Diệu đã vinh danh bà là Bà Chúa thơ Nôm, hiểu nôm na là bà dùng ngôn ngữ thuần Việt để biểu đạt tình cảm, ý tưởng mà một trong những đặc điểm của ngôn ngữ thuần Việt, người xưa gọi nôm na, có rất nhiều thành ngữ: đấy là những câu nói chuẩn mực ý tức và đăng đối, giàu hình tượng, dễ nhớ, hình thành trong quá trình phát triển ngôn ngữ lâu dài của dân tộc.

    Bài Mời trầu có câu:

    Có phải duyên nhau thì thắm lại
    Đừng xanh như lá bạc như vôi.

    Người ta dễ nhận ra thành ngữ "xanh như lá", "bạc như vôi" trong cách nói quen thuộc của người Việt.

    Viện dẫn thêm bài Bánh trôi nước cũng rất quen thuộc có câu:

    Thân em vừa trắng lại vừa tròn
    Bẩy nổi ba chìm với nước non

    "Bảy nổi ba chìm" là một câu thành ngữ chỉ người có số phận không may mắn và từng trải nhiều thăng trầm ở đời.

    Đọc ngót 40 bài thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, điều dễ nhận ra là có khi bà sử dụng toàn bộ câu thành ngữ, như trường hợp "Xanh như lá, Bạc như vôi, Bảy nổi ba chìm"; nhưng cũng có khi bà chỉ sử dụng ý tưởng và một phần của thành ngữ, người am tường thuần phục tiếng Việt cũng dễ thấy nét nghệ thuật tinh tế này. Ví như bài Tự tình có câu:

    ấy ai thăm ván cam lòng vậy
    Ngán nỗi ôm đàn luống tấp tênh.

    Hai chữ "thăm ván" là một phần câu thành ngữ "Thăm ván bán thuyền". Bài Khóc ông Tổng Cóc có câu:

    Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
    Ngàn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.

    Nếu như không hiểu câu thành ngữ "Gọt gáy bôi vôi" chỉ người con gái thời phong kiến "không chồng mà chửa", mở rộng nghĩa vết vôi như vết tội đồ trên số phận con người thời ấy thì khó có thể cảm thấy nghệ thuật biểu đạt hai câu thơ của bà. Còn "Nòng nọc đứt đuôi" là câu thành ngữ nguyên dạng.

    Đặc biệt bài Làm lẽ rất đậm đặc thành ngữ:

    Năm thì mười hoạ hay chăng chớ
    Một tháng đôi lần có cũng không
    Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm
    Cầm bằng làm mướn, mướn không công.

    Người ta dễ nhận ra "Làm mướn không công", "Cố đấm ăn xôi" là những câu thành ngữ quen thuộc.

    Trong đời sống thường nhật, người Việt rất hay dùng thành ngữ và tục ngữ. Đương nhiên những "câu nói chuẩn mực" ấy cũng chỉ là một thành phần của "lời quê", của tiếng mẹ đẻ nôm na trong thời kỳ phong kiến dài dằng dặc người ta trọng "chữ thánh hiền" đến mức thi hào Nguyễn Du cũng phải khiêm cung nhận rằng truyện Kiều của mình chỉ là "lời quê chắp nhặt dông dài". Tài tình của bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương là với nghệ thuật sử dụng tiếng Việt thuần thục, những câu nói ấy đã được gắn kết vào thơ bà trong những câu thơ hoàn chỉnh, chuẩn mực cả về ý tưởng lẫn nghệ thuật./.


    <font size="4" color="red">Jennie</font>

Chia sẻ trang này