1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

HÀ GIANG - cẩm nang ăn và chơi !

Chủ đề trong 'Hà Giang' bởi congaichipheo, 09/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. congaichipheo

    congaichipheo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/08/2004
    Bài viết:
    1.355
    Đã được thích:
    0
    HÀ GIANG - cẩm nang ăn và chơi !

    Đọc một loạt bài về du lịch Hà Nội, mình chợt nghĩ đến Hà Giang mình. Có lần mình không biết dẫn bạn đi đâu cho biết Thị Xã, cho biết Hà Giang. Hay là mỗi người đóng góp vài bài về các chỗ chơi, chỗ ăn của Hà Giang mình, cho mọi người Hà Giang biết quê hương mình có gì đã, sau đó cũng tốt cho những người đang tìm hiểu hoặc chuẩn bị lên HG chơi. Mình lập Topic rồi, ai xung phong viết bài nào?
  2. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Về Lũng Cú
    Lũng Cú mà tôi đứng đây là một bãi đất rộng lớn được bao bọc xung quanh những quả núi, trong đó có ngọn núi, nơi lá cờ Tổ quốc đang kiêu hãnh tung bay trong gió
    Chúng tôi đến Đồn biên phòng Lũng Cú vào khoảng hơn 5 giờ chiều. Theo quy định ở đây, sau 6 giờ không ai được phép lên cột cờ vì một số lý do.
    Từ Đồn biên phòng lên cột cờ ở nơi địa đầu của Tổ quốc còn khoảng trên 12 km nữa, theo tính toán của mọi người thì phải hơn một tiếng sau mới tới nơi và lúc đó chắc chắn hơn 6 giờ chiều.
    Tuy nhiên, sau trình bày của anh hướng dẫn viên và nhìn thấy cả đoàn chúng tôi trong bộ dạng rất háo hức nên đồng chí Phó đồn trưởng Đồn biên phòng cũng vui vẻ đồng ý.
    Đúng như dự đoán, hơn 6 giờ chiều chúng tôi mới đến chân cột cờ. Nếu tưởng tượng của tôi về những địa danh như Cổng trời Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc dường như không khác xa là mấy so với thực tế chúng tôi đến thăm thì Lũng Cú đã gây cho tôi một ấn tượng mạnh.
    Lũng Cú chính là địa danh được thể hiện làm bối cảnh trong bộ phim ?oDưới chân núi trắng? nói về chiến công của lực lượng bộ đội biên phòng Việt Nam đập tan âm mưu phản cách mạng của một số phần tử xấu vào những năm 80 của thế kỷ trước.
    Sau khi xem xong bộ phim này, Lũng Cú trong tôi luôn đầy vẻ huyền bí với những mỏm đá tai mèo sắc nhọn, những hang động sâu thăm thẳm, tối om và tiềm tàng đầy bí hiểm.
    Thế nhưng, Lũng Cú mà tôi đứng đây là một bãi đất rộng lớn được bao bọc xung quanh những quả núi, trong đó có ngọn núi, nơi lá cờ Tổ quốc đang kiêu hãnh tung bay trong gió. Ngoài trụ sở trạm biên phòng, một ngôi trường tiểu học và vài căn nhà xây, hình như là uỷ ban nhân dân xã, xa xa còn một số ngôi nhà thưa thớt của đồng bào dân tộc.
    Mặc dù đã gần sang tháng tư song những dư âm của mùa Xuân vẫn còn quanh quẩn đâu đây. Chút nắng vàng nhẹ cuối buổi chiều rọi trên những cây đào rừng, cây mai xanh mướt trước cửa trạm biên phòng làm cho chúng tôi cảm nhận được sự ấm áp nơi miền biên ải này. Sau một vài lời xã giao với các chiến sĩ tại trạm biên phòng, chúng tôi vừa định trèo lên núi thì lại nhận được tin báo phải dừng lại do một đơn vị cho nổ mìn làm đường.
    Hỏi ra mới biết, địa phương đang đầu tư làm đường ôtô lên cột cờ để giúp cho khách tham quan thuận tiện hơn. Trong khi chờ đợi, tôi làm quen với một cán bộ của trạm biên phòng, anh giải thích rằng: Lũng Cú trong tiếng Mông có nghĩa là ?oThung lũng ngô? vì ở đây cứ đến mùa, ngô được trồng bạt ngàn từ dưới chân núi cho đến đỉnh.
    Anh cũng cho biết thêm, vào khoảng tháng 11, 12 âm lịch hàng năm, tuyết rơi trắng xoá cả vùng và như có một chút thoáng buồn, anh nói, vài năm gần đây, mọi người đổ xô lên Sapa để xem tuyết rơi, vậy mà đã 19 năm ở vùng này, năm nào anh cũng thấy có tuyết nhưng không thấy ai để ý tới!.
    Hơn ai hết, tôi hiểu được những trăn trở của người lính biên phòng. Công bằng mà nói, Hà Giang có những danh lam thắng cảnh đẹp ít nơi nào có được, song giao thông vẫn là trở ngại lớn nhất. Ngoài 320 km đường bộ từ Hà Nội đến Thị xã Hà Giang, thêm 160 km đường núi ngoằn ngoèo với tần suất cao, các khúc cua ?otay áo? nữa mới nhìn thấy cột cờ Lũng Cú, trong khi chỉ 38 km từ Lào Cai là du khách đã tới được Sapa...
    Tạm biệt các chiến sĩ trạm biên phòng, chúng tôi đứng trước hai sự lựa chọn, hoặc phải leo theo đường tắt, dốc dựng đứng hoặc đi đường vòng, xa. Sau một hồi, cả đoàn quyết định trèo theo đường tắt.
    Càng lên tới đỉnh, tiếng lá cờ bay phần phật, phần phật càng lúc càng to. Theo như giới thiệu, lá cờ đặc biệt này có diện tích khoảng hơn 100m2, và cứ khoảng 1 tuần đến 10 ngày, các chiến sĩ biên phòng lại phải thay lá cờ mới do sức gió ở trên này rất mạnh.
    Đứng dưới chân cột cờ, có thể nhìn toàn bộ một vùng rộng lớn của cao nguyên Đồng Văn, những đỉnh núi thấp thoáng của khu Mèo Vạc hay đỉnh Mã Pì Lèng có độ cao hơn 2.000 m so với mặt nước biển.
    Theo tay chỉ của Đức ?" anh chàng hướng dẫn viên du lịch của Hà Giang, qua bên kia một chút là nước bạn Trung Quốc với địa hình chẳng khác gì bên này. Lúc đó đã là vào khoảng 6 giờ 30 tối.
    Mọi vật dần đi vào im lặng. Tiếng mõ trâu, tiếng chó sủa cũng đã thưa thớt, đâu đó lấp loáng ánh lửa bếp của bà con vừa đi nương, rẫy về. Đức nói với chúng tôi rằng, mặc dù đã rất nhiều lần đưa khách lên đây song mỗi lần lại có một cảm giác khác nhau. Bên cạnh sự thiêng liêng nơi địa đầu của Tổ quốc đã trường tồn, thiên nhiên và con người ở đây thay đổi hàng ngày.
    ?oRất tiếc là các anh đến đây quá muộn, nếu sớm hơn sẽ thấy một khung cảnh không kém những thị trấn dưới xuôi. Trường học ở dưới kia tuy cơ sở vật chất chưa được tốt song lượng học sinh đến trường hiện tại gấp hàng chục lần so với thời điểm cách đây 5,6 năm. Nhiều cán bộ, giáo viên, bộ đội biên phòng đã chọn đây là quê hương thứ hai của mình?.
    Xuống núi khi toàn bộ cảnh vật, con người đã được bao phủ bởi màn đêm đen xậm, chúng tôi lên xe về Đồng Văn. Chỉ có tiếng động cơ ô tô và ánh đèn pha loang loáng quét những vệt dài trên vách núi âm u.
    Không ai nói với ai câu nào. Có lẽ, mỗi người đều đang theo đuổi những tâm tư, tình cảm riêng về mảnh đất này.
    Nhớ lại ý tưởng xây dựng tuyến du lịch sinh thái Hà Giang của chị Huỳnh Hồ Long Vân ?" Giám đốc Công ty Thương mại, quảng cáo và Hội chợ V & T- trước chuyến đi, tôi tin vào một triển vọng, cho dù là không thể một sớm, một chiều.
    Tạm biệt Lũng Cú, ngày mai chúng tôi lại tiếp tục hành trình để khám phá những điều mới mẻ của miền đất này- nơi chúng tôi hi vọng sẽ được trở lại trong một tương lai không xa để được tận mắt chứng kiến những đổi thay mà con người nơi đây hằng ấp ủ.
  3. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Đồng Văn-
    Đồng Văn là một huyện vùng cao biên giới của Hà Giang. Độ cao vùng này khoảng 1.000 m so với mặt biển, địa hình hầu như chỉ thấy núi đá. Huyện lỵ cách thị xã Hà Giang 146 km nhưng giao thông rất khó khăn. Huyện có 19 xã thì 9 xã có đường biên giới với Trung Quốc. Mùa đông nhiệt độ có lúc xuống đến 1 oC, nhưng mùa hè nóng nhất chỉ khoảng 24 oC.
    Bầu trời hầu như quanh năm mưa và mù nên ở đây người dân có câu: "thấy nhau trong tầm mắt, gặp nhau mất nửa ngày" và "đất không ba bước bằng, trời không ba ngày nắng". Đồng Văn có điểm cực Bắc của Việt Nam tại Lũng Cú. Người ta nói rằng nếu chưa lên Lũng Cú thì coi như chưa đến Đồng Văn, bởi Lũng Cú là "nóc nhà của Việt Nam" nơi mà "cúi mặt sát đất, ngẩng mặt đụng trời".
    Đồng Văn nổi tiếng về trái ngon: đào, mận, lê, táo, hồng... về cây dược liệu quý: tam thất, thục địa, hồi, quế... Đồng Văn còn nổi tiếng về phong cảnh như núi non, hang động, những rừng hoa đủ sắc màu... Chính nơi đây đã tạo cho các nghệ sỹ nguồn cảm hứng sáng tác nên những tác phẩm hội họa, nhiếp ảnh có một không hai trên thế giới về thiên nhiên: núi rừng, ruộng bậc thang...
    Đến với Đồng Văn là dịp để thử lòng can đảm của bạn bởi đèo cao vực thẳm, nhiều khi phải đi bộ. Nhưng đổi lại, bạn được những ngày đắm mình với thiên nhiên hùng vĩ, sống bên những con người còn nghèo khó nhưng vẫn tràn đầy niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống. Bạn cũng sẽ được thả hồn trong tiếng khèn, tiếng sáo. Biết đâu nó sẽ làm bạn phải ngẩn ngơ khi rời chốn xa xôi này.
    Cổng trời Quan Bạ
    Cách thị xã Hà Giang khoảng 40 km về phía Bắc. Đây là một vùng núi non trùng điệp, có truyền thuyết về núi Cô Tiên đầy thơ mộng. Khí hậu mát mẻ quanh năm rất tốt cho việc nghỉ dưỡng.
  4. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Mùa xuân trên đỉnh Lũng Cú - Hà Giang

    Nếu bạn là người thích du lịch, ưa khám phá hãy làm một cuộc hành trình về cao nguyên đá Lũng Cú - Đồng Văn, đắm mình trong chốn thiên nhiên hùng vĩ, giữa những vách đá cao sừng sững được tô điểm bởi những nếp nhà sàn xinh xắn, những ô ruộng bậc thang đan xen chênh vênh sườn núi, thấp thoáng bóng các cô gái dân tộc Mông trong những bộ váy áo rực rỡ đang cần mẫn làm nương...

    Từ Hà Nội bạn đi về hướng Bắc theo quốc lộ 2, vượt qua trùng điệp những ngọn đồi xanh ngút ngàn của những rừng cọ, đồi chè để đến với thị xã Hà Giang. Từ thị xã Hà Giang đến cao nguyên Đồng Văn còn phải đi 146km. Con đường chạy men theo các triền núi đá, nay được trải nhựa qua nhiều dốc và đèo cua gấp liên tục, bên thì vách đá dựng đứng, bên thì vực sâu thăm thẳm, càng đi con đường càng trở nên kỷ diệu dẫn bạn vào một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ đẹp như tranh. Đỉnh cổng trời gần như quanh năm chìm trong sương, qua đây bạn có cảm giác như lạc vào một mê cung huyền ảo, không phải chỉ có một dốc cổng trời Quản Bạ mà còn nhiều dốc cao khác: Pắc Sum, Na Khê, Mã Pí Lèng. Đến với Đồng Văn dẻo cao vực thẳm là dịp để thử lòng can đảm của bạn. Nhưng đổi lại bạn có được những ngày tuyệt vời không gì sánh được. Ngoài phong cảnh, Đồng Văn còn có cả một kho tàng văn hóa truyền thống của 22 dân tộc anh em chung sống trên vùng đất cực Bắc của Tổ quốc. Điều đó đã tạo ra một nét đẹp riêng cho vùng du lịch sinh thái đầy tiềm năng này. Đặc biệt, thiên nhiên ưu đãi cho vùng nơi đây khí hậu á nhiệt đới quanh năm mát mẻ, rất thích hợp để phát triển các loại cây ăn quả: lê, táo, mận... và đào Lũng Cú quả to, dày cùi, đã giòn lại ngọt nên trở thảnh dặc sản của vùng cao và là cây trồng chủ lực trong kinh tế địa phương.
    Quả thật, đến Hà Giang ai cũng mong một lần được lên cao nguyên Đồng Văn, được đặt chân trên mỏm đất Lũng Cú - nơi địa đầu của Tổ quốc. Từ Đồng Văn đến đỉnh chóp Lũng Cú triền miên núi đá, núi trập trùng từng lớp ken nhau, đường đi cheo leo bên vách đá, bên vực sâu nhìn lên cao hoặc nhìn xuống thung lũng đều xa ngút tầm mắt. Đứng trên đường nhìn xuống sông Nho Quế, dòng sông chỉ còn như sợi chỉ mong manh. Bạn có thể đi trên sông Nho Quế bằng thuyền độc mộc, vừa ngắm cảnh vừa nghe người lái đò kể truyền thuyết bí ẩn vùng núi cao. Dễ hiểu tại sao Lũng Cú lại hút hồn và níu chân du khách đến thế!
    Lũng Cú - Đồng Văn, núi đá chất ngất lưng trời. Ba phần tư diện tích tự nhiên là đá. Cây ngô tựa vào hốc đá mà lên, cây đậu, cây rau nảy mầm đơm hoa trong vách đá. Đến các giường nằm, cái bếp lò của người Mông cũng kê vào tảng đá, rồi tường bao quanh nhà, chuồng bò, chuồng ngựa tất cả đều xếp bằng đá, vì vậy mùa đông trên cao nguyên đá này chỉ có một màu đá xám mênh mông. Bây giờ là mùa xuân, hoa mận nở trắng rừng Lũng Cú, xen lẫn những hạt tuyết còn sót lại long lanh dưới tia nắng mặt trời. Dưới thung lũng hoa đào rực lên trong sương sớm, thấp thoáng nhưng dải sa mộc bạt ngàn như hàng ngàn chiếc ô vươn lên bất chấp sương, tuyết, gió lạnh.
    Nếu bạn lên Lũng Cú vào mùa hè, bạn sẽ thấy những trái lê, táo, mận, đào quả to và thơm ngon nổi tiếng được thồ chất ngất trên lưng ngựa mang xuống bán cùng các sản vật khác tại phiên chợ Lũng Cú. Chợ thuộc loại lớn nơi địa đầu cực Bắc, từ lúc trời chưa rạng, men theo các triền núi chênh vênh mờ sương người ta hăm hở đạp trên đá tai mèo xuống chợ. Con trai đem theo khèn, con gái cõng quẩy tẩu, cắp ô, tiếng lục lạc, tiếng ngựa hý âm vang cả núi rừng, họ rảo bước để sớm có mặt ở chợ. Phiên chợ vừa là nơi trao đổi hàng hóa vừa là nơi gặp gỡ bạn bè. Nhộn nhịp nhất là các hàng bán váy áo, chỉ thêu, đám phụ nữ hớn hở khoe váy áo mới, khăn mới, đám đàn ông tụ tập thành nhóm thổi khèn lá, khèn bè, đàn môi mời gọi ********, rượu ngô trong vắt rót tràn bát để mời nhau bên những nồi thắng cố sôi sùng sục trên bếp lửa hồng. Chiều về khi bóng đã ngả dài cũng là lúc tan chợ. Tiếng vó ngựa. tiếng cười nói xa dần, đây đó chỉ còn âm vang tiếng sáo mèo dìu dặt?
    Bí thư Đảng ủy xã Lũng Cú, Lầu A Páo nói với chúng tôi: ?oLũng Cú còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc, đặc biệt là của dân tộc Mông và Lô Lô. Người Mông rất quý khách, vào nhà người Mông bạn sẽ là khách quý, là anh em, dù bạn đến cao nguyên đá lần đầu, bát rượu ngô nồng say sẽ làm ấm lòng bạn. Người Lô Lô đã có mặt ở Lũng Cú từ rất sớm, dân tộc Lô Lô có công khai hoang và trụ lại ở mảnh đất địa đầu này.
    Bộ trống cổ là bảo vật của dân tộc Lô Lô, những ngày lễ hội điệu trống của người Lô Lô âm vang một vùng núi cao". Anh Lầu A Páo còn cho biết thêm: ?oĐường vào Lũng Cú đang san ủi để nâng cấp. Khi hoàn thành công việc này Tỉnh sẽ xây dựng thêm các công trình văn hóa và cơ sở hạ tầng tại Lũng Cú để đón khách tham quan du lịch?.
    Đường từ đồn biên phòng Lũng Cú đến cột cờ dài 12 km, uốn khúc quanh co qua nhiều triền núi với khung cảnh núi rừng hùng vĩ, bao la, thung lũng Lô Lô chợt hiện ra đột ngột, phong quang và bảng lảng sương khói. Những cây đào ở bản Lô Lô vạm vỡ, gốc xù xì quả sai chĩu chịt. Thấp thoáng bóng các cô gái Mông, Lô Lô đang gieo trồng chăm bón những vạt ngô trên hốc đá. Xe vừa vòng qua hết một ngọn núi này thì ngọn núi khác cao hơn như đã ập vào mắt mình. Núi tiếp núi trùng điệp, bên là vách núi bên kia là thung lũng nhìn xuống chỉ thấy một màu xanh của ngô. Càng lên cao không khí càng mát mẻ và lạnh dần, thiên nhiên được mở ra thêm kỳ vĩ, gây cảm giác choáng ngợp bởi không gian rộng lớn và núi non quá hùng vĩ. Đường lên cột cờ Lũng Cú đang mở tương đối rộng nhưng nhìn lại chỉ như dải lụa trắng vắt qua những dãy núi, ngọn đồi. Thấp thoáng phía xa xa có thác nước len lỏi sau những vách đá, thỉnh thoảng lại thấy vài nếp nhà sàn ẩn hiện sau những bức tường xếp bằng dá. Từ rất xa đã nhìn thấy lá cờ đỏ in trên nền trời xanh bồng bềnh mây trắng, chúng tôi háo hức muốn đến ngay cột cờ trên đỉnh núi Rồng. Đồn trưởng đồn biên phòng Lũng Cú, Giàng A Ly xúc động nói: ?oLũng Cú tiếng Mông là lũng ngô, nhưng núi Rồng lại là địa danh có thật. Trên chóp đỉnh núi Rồng bao năm rồi đêm ngày phần phật tung bay lá cờ đỏ sao vàng, một biểu tượng thiêng liêng của chủ quyền đất nước và cũng là niềm tin và sức mạnh của người dân Lũng Cú đời đời gắn bó với non sông đất Việt?.
    Từ chân núi Rồng chúng tôi vịn đá, vịn cây băng qua những lùm hoa kim ngân leo lên, chừng hơn 300m thì đến cột cờ, thân cột cờ bằng bê tông, sáu mặt, cao 17m sừng sững trên đỉnh núi Rồng. Nhìn xuống, những bản làng xinh xắn, những ô ruộng bậc thang đan xen. Nhìn lên, phấp phới lá cờ đỏ sao vàng rộng 54m. Cả đoàn người lặng đi, ngắm lá cờ cuộn bay uy nghi, tất cả đã lý giải sức tồn tại mãnh liệt đến kỳ diệu của dân tộc Việt Nam bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước.
    Lũng Cú ?ochóp nón? khổng lồ, mảnh đất địa đầu của Tổ quốc luôn ở trong lòng chúng ta, gần gũi và thiêng liêng đến vô cùng.
    Được motthoang_hn02 sửa chữa / chuyển vào 16:04 ngày 09/10/2006
  5. haynhinthangvaosuthat

    haynhinthangvaosuthat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    1.485
    Đã được thích:
    0
    Lễ Hội
    Hà Giang là nơi có nhiều sản phẩm văn hóa đặc sắc từ truyền thống lâu đời của hơn 20 dân tộc, một địa danh du lịch đáng nhớ bởi cảnh quan thiên nhiên và con người ở đây. Không giống với bất kỳ một nơi du lịch nào trong nước, đến Hà Giang, du khách có thể thấy được những sản phẩm kết tinh từ truyền thống văn hóa độc đáo của đồng bào miền núi, đó là các loại khăn thêu, túi vải, áo váy với các loại hoa văn rực rỡ. Du khách sẽ tham dự những phiên chợ vùng cao đầy thơ mộng.
    Lễ mừng nhà mới dân tộc Lô Lô: Lễ mừng nhà mới kéo dài khoảng 2 ngày 2 đêm ở ngôi nhà mới của người dân tộc Lô Lô. Cả bản kéo tới ăn mừng cho ngôi nhà mới. Thầy cúng đi hát, sau đó cùng ăn uống vui chơi, hòa tấu kèn sáo và hát giao duyên nam nữ.
    Lễ hội mùa xuân: Đây là lễ hội vui xuân của dân tộc H''mông và dân tộc Dao, thường được tổ chức vào những ngày sau Tết Nguyên Đán và kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Lễ hội mang tính chất tổng hợp mừng công, cầu mưa, cầu con trai. Lễ hội có thi bắn nỏ, hát giao duyên, ném pa páo, uống rượu, mở tiệc đãi khách.
  6. congaichipheo

    congaichipheo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/08/2004
    Bài viết:
    1.355
    Đã được thích:
    0
    Ngoan!
    Chị Bạc hà ơi, giới thiệu các quán ăn đêm đi. Món cháo ấu tẩu ở chỗ nào ngon nhất nhỉ? Rượu uống đâu ổn nhỉ? Trà đá, quán hát... Chị chắc biết nhiều hơn em rùi. Nhớ cho địa chỉ và mức giá nữa chị nhá.
  7. farfar

    farfar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2006
    Bài viết:
    941
    Đã được thích:
    0
    tớ chỉ thèm ngô đồ và sắn đồ của đồng bào miền núi thui . tuy hơi khó ăn , nhưng ăn vào thì mới thấm thía cái chất mặn của mồ hôi và nước miếng . vẫn nhớ , vẫn còn thòm thèm và nhớ rất lâu

Chia sẻ trang này