1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hạ Long - Quảng Ninh: Có thể bạn chưa biết

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Hạ Long' bởi HuongSoai, 09/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. HuongSoai

    HuongSoai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0
    Hạ Long - Quảng Ninh: Có thể bạn chưa biết

    +) Bạn có biết Quảng Ninh, thành phố Hạ Long được thành lập từ ngày tháng năm nào ??
    +) Tại sao tỉnh ta có tên là tỉnh Quảng Ninh ?? .. ý nghĩa
    +) Tại sao, vì sao thế này mà không là thế kia ??
    Để chuẩn bị chất liệu tốt cho bài viết giới thiệu về BOX, về chúng ta, chào mừng 40 năm thành lập tỉnh Quảng Ninh 10 năm thành lập thành phố Hạ Long, Tớ xin tí đất để hỏi và đáp tất tật từ A đến Z, từ tại sao lại gọi là hòn Gà Chọi, Núi Bài Thơ, từ cảnh đẹp tới con người vùng Than cho tới, ăn gì uống gì, tìm "hàng" ở đâu ngon nhất, bèo nhất .
    Có câu :" Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà tổ tông" nói hẹp lại QN phải biết QN đẹp ở đâu, mạnh ở đâu, tự hào chỗ này chỗ kia, thía mới có cái vốn mà phổng mũi, mà làm bàn đạp tiến lên ....yên tâm là tất cả các câu hỏi Củ chuối hay Rẩm rít đến mấy cũng sẽ có câu trả lời nhanh nhất, hiện tớ gần cái thư viện cũ rích (tại thường ra đó nhậu nhet, bia bọt ). Nếu không kiếm được ngồn nào tớ sẽ hỏi anh Hà Hiền và anh Quynh cho ke ke
  2. Lazycat

    Lazycat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    839
    Đã được thích:
    0
    Ha ha, hay quá. Đang định vận động Hương Soái nhào vào cái vụ này thì hắn đã tự lò dò vào đây rùi. Thanks nha! Mọi người đâu hết cả rồi ấy nhỉ? Viết về quê hương mình đây mà. Khungchuot chuyên văn làm 1 bài trước đê. Tus đâu, LeThoa đâu, e nờ người khác nữa đâu rồi.... Cố lên Chiaki!

    ------------------------------
    Lazycat
  3. HuongSoai

    HuongSoai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ, bắt đầu với 2 câu đầu tiên nhé :
    ngày 30/10/1963 đế ch biết là thứ 6 máu hay thứ 7 máu nữa Quảng Ninh ra đời là sự hợp nhất giữa 2 tỉnh Hồng Quảng và Hải Ninh ?? tai sao lại thía ?? -- hê he nghe các cụ có râu biểu
    Quảng có nghĩ là rộng lớn bao la ...
    Ninh nghĩa là yên ổn bền vững ..
    Quảng Ninh có nghĩa là cả 1 vùng rộng lớn thái bình, yên ổn :: ai cũng biết chúng ta giáp anh cu Tàu rất thâm hiểm luôn giã tâm bành trướng, nên các cụ đặt thía cho nó kinh sợ luôn
    mà tớ còn nghe truyền miệng kể rằng thì là :: Bọn nó có Quảng Đông , Quảng Tây mình chơi luôn Quảng Ninh cho nó bằng vai bằng vế, ngày mình mới độc lập nó kinh mình lắm, luôn nên mặt đàn anh. Nói gì thì nói, chúng ta phải là những người đứng vững xứng đáng là nơi địa đầu Tổ Quốc. chúng nó mà chơi mình bằng gậy ta không có gậy thì cũng phải dùng đến nắm đấm chứ nhi

    4What4​
    Được HuongSoai sửa chữa / chuyển vào 17:36 ngày 09/09/2003
  4. chickenquay

    chickenquay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0
    Khà khà, cái này thì mình nhớ lơ mơ khoảng T5 năm 1992. Hôm đó đi xếp chữ kỷ niệm thành lập TP. Từ trường Quang Trung tít tận dưới cột 5 đi xe đạp của thằng bạn ra ngoài sân vận động, ngồi trên sân nóng gần chết. Chờ các bác lãnh đạo nhà ta phát biểu khai mạc mà sốt hết cả ruột. Đến phiên các em học sinh biểu diễn xếp chữ, mỗi thằng được phát cho một tấm bìa đỏ. Khi nào có ám hiệu thì giơ tướng lên. Mịa, mình giơ cho thiên hạ xem chứ có biết là xếp chữ gì đâu. Đã thế lúc về lạc mất thằng bạn phải đi bộ mất vài cây số. Đến giờ vẫn chưa hiểu là hồi đó mình xếp cái chữ gì nữa. Bà con có ai biết ko nhỉ ????
  5. Tus

    Tus Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    349
    Đã được thích:
    0
    Nè, cho hỏi, ông vua nào đã đề thơ lên núi bài thơ dzậy?
    ---------------------
    Anh chính là con đưòng, là kẻ lữ hành và là những cánh buồm dẫn về biển cả !
  6. HuongSoai

    HuongSoai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0
    "Hồng Gai có núi Bài Thơ
    Có hang Đầu Gỗ, có chùa Long Tiên"
    Tại sao có tên gọi núi Bài Thơ ??
    trước núi có tên là núi Rọi Đèn, hay núi Truyền Đăng !! - vì đây là một ngọn núi cao, chênh vênh :: với đỉnh cao nhất tầm 170 m, là một vọng gác tiền tiêu, kinh có giặc xâm lăng, từ trên núi quân ta có thể đốt lửa làm hiệu cho Kinh thành Thăng Long (ngày xưa chắc có Mobi rùi nhưng trên đó không có điện - hết PIN)Tớ còn nghe nói một đợt kề cà rượu chè say xỉn, giặc đến không kịp cấp báo, các chú phải đốt cả một vùng lau sậy ngút ngàn - và từ đó có cái tên Bãi Cháy
    Năm 1468, vào dịp mùa xuân, năm Quang Thuận thứ 9, đời vua Lê Thánh Tông - cháu nội của Lê Lợi - đưa quân đi tuần ở vùng biển Đông Bắc, có dừng thuyền ở chân núi Truyền Đăng, phía giáp với Vịnh Hạ Long, để uống rượu ngâm thơ.
    Xúc động trước cảnh đẹp sơn thủy hữu tình của thiên nhiên, nhà thơ - nhà vua Lê Thánh Tông đã cho khắc một bài thơ lên vách đá tạm dịch như sau:
    Nước lớn mênh mông, trăm sông chầu vào
    Núi non, la liệt rải rác như quân cờ, vách đá liền trời
    Có tráng trí, nhưng lúc mới dựng nghiệp vẫn theo người, như quẻ Hàm hào cửu tam (đã định)
    Nay một tay mặc sức tung hoành, quyền uy như thần gió
    Phía bắc, bọn giặc giã như hùm beo đã dẹp yên
    Vùng biển phía đông, khói chiến tranh đã tắt
    Muôn thuở trời Nam, non sông bền vững
    Bây giờ chính là lúc giảm việc võ, tu sữa việc văn.​
    261 năm sau, vào năm 1729 chúa An đô vương Trịnh Cương, một nhà thơ có tiếng thời Lê - Trịnh, cũng đem quân đi tuần qua đây. Ông cho đóng quân đồn trú dưới chân núi Truyền Đăng. Đọc thấy bài thơ của vua Lê, chúa Trịnh bèn họa lại bằng một bài thốt ngôn bát cú
    Bản dịch thơ như sau:
    Biển rộng mênh mang, nước dâng đầy
    Núi chìm xuống nước, nước tràn mây
    Bàn tay tạo hóa sao khéo dựng
    Cảnh đẹp thần tiên một chốn này.
    Mùi tanh giặc thác còn đâu đó
    Cỏ hoa sương khói vẫn còn đây
    Ba quân tướng sĩ đều vui vẽ
    Bữa tiệc biển khơi chén rượu đầy.​
    Bài thơ được khắc theo lối chữ hành, trên một vách đá nghiêng xuống đất, nếu tránh được hủy hoại của nước mưa, đến nay còn rõ nguyên, rất dễ đọc. Đến đầu thế kỷ này nhiều tao nhân, mặc khách đi du ngoạn vùng Hạ Long, gặp bài thơ này lại cho khắc 7 bài thơ nữa, có bài chữ Hán, có bài chữ Quốc Ngữ trên những vách đá lân cận. Tổng số bây giờ có 9 bài thơ còn lưu truyền trên vách đá, và nghe nói sắp có một bài nữa của HS ke ke - mỗi tụi chưa biết là thơ - chờ nhé.
    Do có nhiều thơ trên vách núi, dân chúng mới đổi tên núi Truyền Đăng thành núi Bài Thơ. Ngày nay, phố Lò Vôi (cũ) được mang tên mới là phố Bài Thơ.
    Theo thông tin quán nước vỉa hè, vài năm nữa chúng ta sẽ có một con đường ven biển chạy vòng quanh núi Bài THơ từ phía bến phà vòng qua Bến Đoan, Núi Bài THơ, sang phía đài Liệt Sĩ;
    Sẽ có một con đường Thượng Sơn đàng hoàng, bi giờ khó đi quá. AH, ai muốn ghi thêm bài thơ nào lên núi thì liên hệ với Tui, hoặc Post vào TOPIC - Lãng đãng dòng thơ buồn - Viết thơ đê" - nhanh chân không có đường nên nó cấm đấy
  7. HuongSoai

    HuongSoai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0
    Cái này đúng là chuối thật, cậu không biết là giơ cái gì ra à , hớ hớ ngày ấy chưa có mẹt ở Hạ Long, để xem có tài liệu nào viết không. Ai đi vụ đó trả lời cái đê
  8. lovelyguy

    lovelyguy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2002
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Eh này cho hỏi một tí. Tôi ở Cẩm Phả mà chả hiểu sao nó nhiều Cẩm đến thế: Cẩm Bình, Cẩm Thành, Cẩm Sơn....nói tóm lại là rất nhiều Cẩm. Mà không hiểu dân Cẩm Phả có thể hỏi ở Box HL không nhảy? :D

    Nơi ta đang sống-thế giới nghiêng
    Thế giới tình yêu ít hơn tiền
    Thế giới bom rơi và nước mắt
    Thế giới hận thù thế giới điên
  9. Lazycat

    Lazycat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    839
    Đã được thích:
    0
    Quảng Ninh của chúng ta từ lâu đã nổi danh là vùng đất mỏ vàng đen của Tổ quốc. Nay lại có Vịnh Hạ Long được 2 lần công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới và đang trên đà xét duyệt công nhận lần 3. Nhưng không phải mỗi người con Quảng Ninh chúng ta đều hiểu biết về lịch sử phát triển của quê hương mình. Tài liệu có thể rất nhiều nhưng rải rác mỗi nơi một ít. Hơn nữa không phải ai cũng có điều kiện và thời gian để tìm hiểu về chúng. Tôi nghĩ rằng các bạn cũng như tôi, cũng muốn biết nhiều hơn, rõ hơn về quê hương của mình cũng như những bạn yêu quý vùng đất mỏ này. Vì vậy tôi và các bạn, chúng ta hãy cùng nhau trao đổi những thông tin mà mỗi chúng ta có được với nhau. Chúng ta hãy cùng tập hợp những thông tin đó về đây để cùng làm dày thêm sự tích luỹ của mình cũng như giúp những người yêu quý vùng đất này có thêm những hiểu biết mới một cách tập trung hơn.
    ---------------------------------------------------------------------------------
    LỊCH SỬ QUẢNG NINH
    Thời tiền sử và sơ sử

    Quảng Ninh có người ở từ rất sớm. Rất có thể người ở từ thời đồ đá cũ. Tháng 11 năm 1976, một kỹ sư địa chất đã phát hiện ở Tấn Mài - nay là xã Quảng Ðức, huyện Quảng Hà những hòn đá có dáng công cụ thô sơ thời tiền sử. Tiếp đó nhiều nhà khảo cổ đã về đây tìm kiếm và thấy thêm nhiều hòn đá đáng nghiên cứu. Có ý kiến đoán định đây không những là một nơi cư trú cổ mà còn là một "xưởng chế tác" công cụ. Nhưng, ngược lại, còn nhiều ý kiến băn khoăn vì chưa tìm ra được tầng văn hoá khảo cổ, rất có thể những hòn đá có hình công cụ đó chỉ có những hòn đá do va đập ngẫu nhiên trong tự nhiên. Nếu di chỉ đồ đá cũ còn chưa có kết luận cuối cùng thì hàng loạt di chỉ đồ đá mới được liên tiếp phát hiện đã khẳng định trên vùng đảo và ven biển Quảng Ninh đã có người thời tiền sử sinh sống ít nhất là từ non một vạn năm trở lại đây.

    Trước hết là ở hang Soi Nhụ thuộc huyện Vân Ðồn, các nhà khảo cổ đã tìm thấy (năm 1967) trong khối vỏ ốc kết thành tầng dầy đã hoá đá những mảnh sọ, răng người, xương chi lẫn với những mảnh gốm thô, non, bàn mài, rìu đá có vai và một xương chi bò rừng. Xếp những mảnh xương người có thể thấy đấy là di cốt của 5 người: 2 nam, 3 nữ. Phân tích độ cổ vỏ của các công cụ và chất lượng đồ gốm cùng quá trình kết tầng hoá thạch lớp vỏ ốc, các nhà khảo cổ đều thống nhất đoán định rằng chủ nhân nơi này sống trong kỳ đồ đá mới, cách ngày nay từ 5 - 6 nghìn năm đến trên một vạn năm.
    Ngoài di chỉ Soi Nhụ, các nhà khảo cổ còn xếp các di chỉ sau đây: Mái Ðá - Ðồng Ðăng, hang Hà Lùng - xã Sơn Dương; Mái Ðá hang Dơi - xã Thống Nhất, huyện Hoành Bồ, hang Hà Giắt - xã Ðoàn Kết, huyện Vân Ðồn...cũng cùng thời kỳ đồ đá mới. Gần đây có ý kiến gọi tên nền văn hoá khảo cổ này là văn hoá Soi Nhụ, cũng có ý kiến gọi là "văn hoá Tiền Hạ Long".
    Nối tiếp văn hoá Soi Nhụ là một nền văn hoá thời kỳ hậu đồ đá mới hàng loạt di chỉ được các nhà khảo cổ Pháp và Thuỵ Ðiển phát hiện từ những năm 1938, 1939. Sau ngày hoà bình lập lại, trên vùng biển vịnh Hạ Long và ven bờ, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện nhiều di chỉ tương tự . Gần đây trong quá trình quản lý vịnh Hạ Long, lại có thêm nhiều hang động còn di tích cư trú của người tiền sử. Có người lấy tên di chỉ Ngọc Vừng gọi tên nền văn hoá này. Có người lấy loại công cụ đặc trưng là những chiến rìu có vai có nấc gọi tên là "nền văn hoá rìu có vai có nấc". Sau đó tên nền văn hoá được mọi người thống nhất gọi là "Nền văn hoá Hạ Long".
    Trong nền văn hoá này, các nhà khảo cổ lại chia ra làm 2 giai đoạn sớm và muộn: Giai đoạn sớm cách nay chừng 5-6 nghìn năm, gồm các di chỉ tiêu biểu: thoi giếng, thôn Mam, Gò Mừng (xã Vạn Ninh), Gò Mả Tổ, Gò Bảo Quế (xã Hải Tiến), Gò Miếu Cả, Gò Quất Ðông Nam (xã Hải Ðông), đều ở huyện Hải Ninh... Giai đoạn muộn cách nay chừng 3 - 4 nghìn năm, gồm các di chỉ tiêu biểu: Ngọc Vừng (huyện Vân Ðồn), Xích Thổ (xã Thống Nhất, huyện Hoành Bồ), Ðồng Mang (phường Giếng Ðáy), Giáp Khẩu (phường Hà Lầm), Cái Lân (phường Bãi Cháy), Cọc 8 (phường Hồng Hà)... thuộc thành phố Hạ Long.

    Ðến thời đại kim khí, trước hết là đồ đồng, trên đất Quảng Ninh lại tìm ra nhiều chứng tích. Trên núi Ðầu Rằm thuộc xã Hoàng Tân, huyện Yên Hưng vừa phát hiện một di chỉ lớn (1998). ở đây ngoài công cụ đồ đá tinh xảo và những đồ gốm nung bền chắc còn tìm thấy nhiều công cụ binh khí bằng đồng, trong đó có những múi tên đồng, mũi dao đồng. Trên đồi chè hợp tác xã Quảng Lễ, xã Quảng Chính, năm 1965 phát hiện một trống đồng Ðông Sơn trong văn hoá thời đại Hùng Vương. Trên cánh đồng Cầu Nam thuộc xã Phương Nam, thị xa Uông Bí phát hiện 7 ngôi mộ thuyền (mỗi quan tài là một khúc gỗ lớn khoét rỗng như một chiếc thuyền độc mộc). Trong mộ có nhiều hiện vật bằng đồng, thạp đồng, rìu đồng cùng vải thô, chiếu cói và duy nhất một chiếc đục bằng sắt.
    Như vậy trên vùng đất Quảng Ninh, thời tiền sử và sơ sử đã nối tiếp có người ở. Ngoại trừ di chỉ đồ đá cũ Tấn Mài còn chưa được nhất trí khẳng định thì ít nhất từ một vạn năm lại đây, với văn hoá Soi Nhụ, văn hoá Hạ Long và văn hoá thời đại kim khí (hoặc thời đại Hùng Vương), đã chứng minh một cách chắc chắn là con người đã cư trú ở vùng Ðông Bắc này liên tục và không ngừng phát triển. Từ đó có thể khẳng định đây là một trong những vùng đất cổ của dân tộc, sau nghề săn bắn và hái lượm, tổ tiên ta đã xuống biển đánh bắt hải sản, rồi nối tiếp với nền văn minh lúa nước, khai thác vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ về nghề trông lúa nước và chăn nuôi gia súc.
    (còn nữa)

    ------------------------------
    Lazycat
  10. ke_quay_roi

    ke_quay_roi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/10/2002
    Bài viết:
    388
    Đã được thích:
    0
    Oác... oác ... không ngờ Quảng sờ Ninh lại có nhiều điều thú vị đến thế . Chưa bao giờ đọc và cũng chưa 1 lần biết đến từ xuất xứ của cái tên QN . Từ hồi cha sinh mẹ đẻ đến giờ chỉ biết QN là vùng sờ than và có 1 vài danh lam thắng sờ cảnh . Còn mấy cái vụ tên sờ tuổi và sự tích tịch tình sờ tang kia thì đây là lần đầu tiên được sờ biết .
    Không răng thì cũng chẳng mần răng
    Chỉ kém mọi người một miếng ăn
    Miễn được nguyên hàm nhai nhóp nhép
    Không răng thì cũng chẳng mần răng . ​

Chia sẻ trang này