1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hà Nội, cảm xúc về những điều vặt vãnh...

Chủ đề trong '1982 - Hội cún Hà Nội' bởi bonjourtinhyeu, 02/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bonjourtinhyeu

    bonjourtinhyeu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    567
    Đã được thích:
    52
    [​IMG]
    <Một hình ảnh về thành cổ HN>
    Có khi nào bạn cưỡi con xế nổ của mình thong dong trên đường Hoàng Diệu không? Bạn cảm thấy thế nào?
    Có khi nào bạn đi ngang Phan Đình Phùng, đi ngang qua những hàng sấu, ngang qua cổng thành Hà Nội lỗ chỗ vết đạn pháo? Bạn cảm thấy thế nào?
    Tớ đã từng nghe nhiều người nói với tớ rằng, họ thích đi qua đó, phần nhiều là những tâm hồn lãng mạn, hoặc là để quên đi khói bụi và kẹt xe, ...
    Tớ không phải là người có sở thích lãng mạn đó, tớ đi qua đó, điềm nhiên trong cái mát mẻ bởi cây cối xung quanh.
    Tớ, đi ngang qua PĐP, tớ nhìn thấy cổng thành HN, với những vết lõm sâu mà trên đó xanh của rêu và đỏ nâu của gạch xen lẫn nhau, to lớn và cổ kính, mang dáng dấp của một lịch sử lớn lao, và tớ nghĩ đến câu chuyện về vị tổng đốc Hoàng Diệu, con người mà lịch sử đó mang tên, một người vốn không sinh ra ở HN
    <Năm 1882>
    Khi mà vua Tự Đức chấp nhận mất miền Bắc để giữ an toàn cho ngai vàng trước sức ép của thực dân Pháp, có một người đã không làm theo mệnh lệnh ấy đó là vị tổng đốc Hoàng Diệu.
    Tàu chiến của quân đội Pháp dưới sự chỉ huy của Henri Rivière đã đóng ở bờ Bắc sông hồng cách HN 5km nhằm uy hiếp HN. Sau khi yêu sách của chúng không được người đứng đầu thành HN đáp ứng tàu chiến của giặc bắt đầu nổ súng và cho quân tấn công thành Hà Nội. Thế nhưng quân giặc đã chịu tổn thất đầu tiên sau khi gặp phải sự chống trả của quân và dân thành Hà Nội dưới sự chỉ huy của tổng đốc Hoàng Diệu, và buộc phải rút lui. Và một điều không may là kho thuốc súng của ta đã bị nổ và cháy lớn, thừa cơ, quân Pháp phá được cổng phía tây và ùa vào thành và có kẻ nao núng, có kẻ tháo chạy trước giặc Pháp. Trong tình thế đó, Hoàng Diệu đã bình tĩnh chỉ huy quân dân thành HN kiên cường chống trả quân địch mặc dù lực lượng đã dần suy yếu.
    Cuối cùng thì thành Hà Nội rơi vào tay giặc, Hoàng Diệu một mình vào Võ miếu, dùng khăn bịt đầu treo cổ tự vẫn. Ông để lại tờ di biểu tạ tội cho vua Tự Đức viết bằng máu cắt ra từ ngón tay:
    "Thành mất không sao cứu được, thật hổ với nhân sĩ Bắc thành lúc sinh tiền. Thân chết có quản gì, nguyện xin theo Nguyễn Tri Phương xuống đất. Quân vương muôn dặm, huyết lệ đôi hàng..."
    ------------------
    - Ông không phải là người HN vì ông sinh ra tại Quảng Nam năm 1829,
    - Bài này đưa vào box "cảm xúc về những điều vặt vãnh" nhưng viết về một con người có khí tiết hiếm thấy.

Chia sẻ trang này