1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hà Nội có bao nhiêu phố bắt đầu bằng chữ "Hàng"

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi Vulnerable0202, 30/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Vulnerable0202

    Vulnerable0202 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    350
    Đã được thích:
    0
    Hàng Chiếu
    Phố Hàng Chiếu dài 276 mét, đi từ cửa ô Quan Chưởng tới phố Đồng Xuân. Đây nguyên là đất thôn Thanh Hà, tổng Hậu Túc (sau đổi là tổng Đồng Xuân), huyện Thọ Xương cũ. Đình của thôn này, cho tới những năm đầu thế kỷ XIX, ở vào chỗ gần kề cửa ô Quan Chưởng. Đến năm 1817 sửa chữa cửa ô này, mở rộng thêm đường nên đình phải dỡ, được dời vào chỗ nay là số nhà 77 phố Hàng Chiếu (nhưng mặt chính lại quay ra phố Ngõ Gạch, chỗ số nhà 10). Đình thờ ông gọi quen là phố Mới, tức dãy phố mới được mở mang uấn nắn lại.
    Đối với lịch sử Thủ đô hiện đại, phố này cũng chứng kiến một sự kiện đặc biệt. Trong những ngày đầu của cuộc Toàn quốc kháng chiến phố Hàng Chiếu là trung tâm của Liên khu I và đứng vững cho tới đêm ngày 17-2-1947 là đêm Trung đoàn Thủ đô được lệnh rút ra ngoài thành phố.
    [/black]
    "Inter is a lovely illness which leaves forever scars"
    [/black]
  2. Vulnerable0202

    Vulnerable0202 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    350
    Đã được thích:
    0
    Hàng Dầu
    Phố Hàng Chiếu dài 276 mét, đi từ cửa ô Quan Chưởng tới phố Đồng Xuân. Đây nguyên là đất thôn Thanh Hà, tổng Hậu Túc (sau đổi là tổng Đồng Xuân), huyện Thọ Xương cũ. Đình của thôn này, cho tới những năm đầu thế kỷ XIX, ở vào chỗ gần kề cửa ô Quan Chưởng. Đến năm 1817 sửa chữa cửa ô này, mở rộng thêm đường nên đình phải dỡ, được dời vào chỗ nay là số nhà 77 phố Hàng Chiếu (nhưng mặt chính lại quay ra phố Ngõ Gạch, chỗ số nhà 10). Đình thờ ông gọi quen là phố Mới, tức dãy phố mới được mở mang uấn nắn lại.
    Đối với lịch sử Thủ đô hiện đại, phố này cũng chứng kiến một sự kiện đặc biệt. Trong những ngày đầu của cuộc Toàn quốc kháng chiến phố Hàng Chiếu là trung tâm của Liên khu I và đứng vững cho tới đêm ngày 17-2-1947 là đêm Trung đoàn Thủ đô được lệnh rút ra ngoài thành phố.
    [/black]
    "Inter is a lovely illness which leaves forever scars"
    [/black]
  3. Vulnerable0202

    Vulnerable0202 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    350
    Đã được thích:
    0
    Hàng Mành
    Phố Hàng Mành dài 152 mét, đi từ phố Hàng Nón tới phố Hàng Bông. Đây nguyên là đất thôn Yên Thái vàthôn Kim Bát thượng, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương cũ. (Tới giữa thế kỷ XIX thôn Kim Bát này hợp với thôn Cổ Vũ thành ra thôn Kim Cổ, tổng Tiền Túc cũng đổi ra là Thuận Mỹ).
    Phố Hàng Mành ra đời khoản trên một trăm năm nay, do một số người dân làng Giới Tế (thuộc huyện Yên Phong, tỉnh Hà Bắc ngày nay) di cư đến lập nghiệp. Làng Giới Tế là một làng chuyên làm mành, đã có tên nôm là "Rừng Mành".
    Hiện nay ở phố này vẫn có một số nhà làm mành. Đối với lịch sử cách mạng Thủ Đô, phố Hàng Mành có một ngôi nhà mà vào khoản cuối năm 1938 đã từng là cơ sở bí mật của đồng chí Hoàng Văn Thụ. Đó là ngôi nhà số 1 khi đó là hiệu cắt tóc do đồng chí Nguyễn Bá Song mở ra, làm nơi liên lạc của đảng bộ Hà nội. Đồng chí Hoàng Văn Thụ lúc ấy lấy bí danh là Tôn, đóng vai một người kéo quạt thuê.
    [/black]
    "Inter is a lovely illness which leaves forever scars"
    [/black]
  4. Vulnerable0202

    Vulnerable0202 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    350
    Đã được thích:
    0
    Hàng Mã
    Phố Hàng Mã dài 314 mét đi từ phố Hàng Dường đến phố Phùng Hưng. Đây nguyên là đất thôn Vĩnh Thái (đoạn phía Đông) và thôn An Phú (đoạn phía tây) tổng Hậu Túc (sau đổi là tổng Đồng Xuân) Huyện Thọ Xương.
    Đình thôn Vĩnh Thái (sau đổi là Vĩnh Hanh) ở số nhà 19 Hàng Đường. Còn đình thôn An Phú thì ở số nhà 56 Hàng Mã (đình này ăn thông sang phố Hàng Rươi và là số nhà 17 phố này).
    Ở đây thời trước chuyên làm các thứ hàng mã: cành hoa, hài giấy, áo mũ giấy, nhà táng giấy... dùng trong việc thờ cúng mê tín, do đó mà thành tên.
    Trong dịp tết trung thu, ở đây cũng bán các thứ đồ chơi bằng giấy cho trẻ em: đèn xếp, đèn kéo quân, đèn cá chép hoá rồng, đầu sư tử, voi giấy, ngựa giấy, ông tiến sĩ giấyv.v..
    Thời Pháp thuộc, phố này có tên là phố Hàng Đồng (rue du Cuivre) nhưng dân chúng vẫn gọi phân biệt hai phố: phố hàng Mã (từ phố Hàng Đường đến phố đầu Chả Cá) và phố Hàng Đồng (từ đầu phố Chả Cá đến phố Phùng Hưng, vì ở đây cũng có một số cửa hàng bán đồ đồng).
    Sau cách mạng ta gọi thống nhất là phố Hàng Mã, để tránh nhầm lẫn với phố Hàng Đồng hiện tại ở phía bắc phố Bát Sứ.
    [/black]
    "Inter is a lovely illness which leaves forever scars"
    [/black]
  5. Vulnerable0202

    Vulnerable0202 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    350
    Đã được thích:
    0
    Hàng Muối
    Phố Hàng Muối dài 104 mét, đi từ đường Trần Nhật Duật đến phố Hàng Mắm. Đây nguyên là đất của một trong số mười thôn có tên gốc là Trừng Thanh thuộc tổng Tả Túc (sau đổi là Phúc Lâm), huyện Thọ Xương cũ.
    Phố này ngày trước có nhiều cửa hàng bán muối, do đó thành tên. (Thời xưa sông Hồng chảy sát ngay chân đê ngày nay, và đê cũng còn rất tháp nên phố Hàng Muối này là kề liền bến sông).
    Tên phố thời Pháp thuộc là "rue du Sel" tức dịch tên Tiếng Việt là "phố Hàng Muối". Tên hiện nay được chính thức hoá sau Cách mạng.

    "Inter is a lovely illness which leaves forever scars"

  6. Vulnerable0202

    Vulnerable0202 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    350
    Đã được thích:
    0
    Hàng Rươi
    Phố Hàng Rươi dài 108 mét, đi từ phố Hàng Lược đến phố Hàng Mã.
    Đây nguyên là đất thôn Vĩnh Trù (một đoạn phía Bắc) và thôn An Phú (phần còn lại), tổng Hậu Túc (sau đổi là tổng Đồng Xuân)) huyên Thọ Xương cũ. Đình Vĩnh Trù nay ở số nhà 59 Hàng Lược và đình An Phú ở số nhà 17 Hàng Rươi (tức số nhà 56 số Hàng Mã) chưa rõ thờ ai.
    Ngày trước phố này cứ đến khoảng tháng 9 âm lịch thì có nhiều người đến họp chợ bán rươi nên do đó mà thành tên.
    Ngày trước phố này có một ngôi nhà đáng nhớ: nhà số 4. Trên gác ngôi nhà này , vào khoảng năm 1930, đã có trụ sở của Thường vụ Trung ương Đảng **** Đông Dương. Đồng chí Trần Phú đã làm việc tại đây một thời gian sau mới dời về số nhà 90 phố Thợ Nhuộm.
    Tên phố thời Pháp thuộc là "rue des Vers blancs" tức dịch tên tiếng Việt là "phố Hàng Rươi".
    Sau cách mạng ta đã chính thức hoá tên gọi này.

    "Inter is a lovely illness which leaves forever scars"

Chia sẻ trang này