1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

HÀ NỘI! CÒN CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ?

Chủ đề trong '1984 Hà Nội' bởi nguyen_anh_quan, 03/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyen_anh_quan

    nguyen_anh_quan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2003
    Bài viết:
    148
    Đã được thích:
    0
    HÀ NỘI! CÒN CHÚT GÌ ĐỂ NHỚ?

    Ngày nay Hà nội đang phát triển với một bước tiến thật dài để hoà nhập vào nền kinh tế của thế giới. Nhưng đâu đó tôi vẫn nhìn thấy những hình ảnh của hà nội xưa, và những con người ở vào cái tuổi xưa nay hiếm kể về một thời của HN. Một HN với truyền thống ngàn năm văn hiến, một Hà Nội còn rất nhiều những điều lo âu trong cuộc sống nhưng con người HN xưa vẫn giữ được những niềm tự hào, những thú vui. Giờ còn đâu những mùi hoa sữa phảng phất mà chi khi đi trên con phố Nguyễn Du chúng ta mới thấy nhưng giờ đây đâu đâu tôi cũng có thể ngửi thấy mùi hoa sữa nó đã mất đi cái đặc biệt của HN xưa, còn đâu những căn gác cổ, những ngôi nhà theo kiểu kiến trúc Pháp mà thay vào đó là những ngôi nhà theo kiểu hiện đại đua nhau mọc lên với những hình thù tưởng như bắt mắt nhưng nó lại làm thay đổi cả một thời kì lịch sử, cả một niềm tự hào của người HN. Còn đâu 36 phố phường ngõ nhỏ, phố nhỏ cùng những con người cứ sáng sáng một bên cặp sách, một bên cặp ***g mang cơm đi đến chỗ làm trên những chuyến tầu điện lenh keng. còn rất ít những hình ảnh những bà bán hàng bún, bánh cuốn với trên vai gánh hàng cùng những đôi dép đã mòn vì những con đường rất dài mà họ đã đi, những giọt mồ hôi lăn trên gò má để kiếm những đồng những hào trang trải cho cuộc sống. Mà thay vào đó là các hàng quán đua nhau mọc lên với những của hiệu khang trang. Đã có những lần ngồi nghe ông tôi kể chuyện về một thời của Hà Nội, con người HN ngày xưa sống thật giản dị, chất phác, mà mang đậm tình yêu thương. Họ sống với nhau như những người ruột thịt, tắt lửa tối đèn có nhau không như bây giờ...
    Còn đâu những hình ảnh những người ở vào cái tuổi "thất thập cổ lai hy" ngồi đánh cờ, đi dạo với nhau quanh hồ Gươm. Hồ Gươm hay còn gọi là hồ hoàn kiếm là một điều đặc biệt và là biểu tượng của thành phố HN khác với các thành phố khác trên thế giới, cũng là niềm tự hào của người HN khi nói về thành phố của mình, trước đây chúng ta có thể tự hào nói với người các thành phố khác hay người ở các nước khác rằng:" Đây là hồ Gươm niềm tự hào của chúng tôi với một câu chuyện lịch sử rất hào hùng". Nhưng than ôi! giờ đây cái niềm tự hào này đã không còn giữ được cái vẻ sạch trong của nó nữa.
    Vẫn còn đó những tiếng rao, những người mang trong mình niềm tự hào của con người HN xưa, những con phố nhỏ, ngõ nhỏ....Vẫn còn đó ...nhưng ít quá. Bao giờ trở lại thời đó...Hà Nội ơi!!!
    ƠI THĂNG LONG! HÙNG THIÊNG DẤU XƯA CÒN IN NƠI ĐÂY
    ƠI ĐÔNG ĐÔ! NGÀY XƯA CHIẾN CÔNG RẠNG DANH NON SÔNG.
    HÀ NỘI MẾN YÊU CỦA TA! THỦ ĐÔ MẾN YÊU CỦA TA!
    LÀ NGÔI SAO MAI RẠNG RỠ......!
  2. m3o

    m3o Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2003
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    Gõ Kiến dạo này lại có nhiều hứng thú viết về Hà Nội thế hehe lạ quá cơ
  3. xixi_simple

    xixi_simple Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2004
    Bài viết:
    243
    Đã được thích:
    0
    đọc xong lại thấy xao xuyến thế............nhớ Hà Nội ghê .........
    Nhớ cái cảm giác dạo bước dưới mưa phùn..........cảm giác được hít 1 hơi thật dài trong cơn gió mùa đông bắc đầu tiên........
  4. nguyen_anh_quan

    nguyen_anh_quan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2003
    Bài viết:
    148
    Đã được thích:
    0
    HÀ NỘI 36 PHỐ PHƯỜNG ​
    Mọi nước trên thế giới này họ đều có niềm tự hào về thủ đô của mình như Pari của người Pháp, London của người Anh hay...Ngay cả trong sách vở, trên các trang báo, họ nói đến thành phố của mình hết sức trìu mến và rất đỗi yêu thương... Bạn đã bao giờ nghe người nước ngoài nói về thủ đô của mình chưa? Chỉ có nghe họ nói chúng ta mới hiểu được sự yêu quí ấy đến thế nào!
    Nhưng chúng ta, những con người của Hà Thành cũng đang sống trên một nơi như vậy. Chúng ta cũng có niềm tự hào của chúng ta, đó là chúng ta có Hà Nội! Một thành phố có rất nhiều vẻ đẹp bởi Hà Nội đẹp thật chính cũng vì chúng ta yêu Hà Nội. Yêu mến Hà Nội với chính một tâm hồn của người Hà Nội, cũng như người Parisien chính hiệu yêu mến Paris...
    Hà Nội có một sức quyến rũ với các người dân ở nơi khác. Ở những hang cùng ngõ hẻm của làng xa, hay ở những nương mật thẳm trong rừng núi, ban chiều vẫn có nhiều người ngóng về một phương trời để cố trông những ánh sáng mờ của Hà Nội chiếu trên nền mây. Để có những người mong ước kinh kỳ ấy, và để cho những người ở Hà Nội, những còn người Hà Thành chính gốc càng yêu mến Hà Nội hơn, chúng ta nói đến tất cả những vẻ đẹp của Hà Nội, khiến mọi sự đổi thay của 36 phố phường đều có tiếng vang ra khắp mọi nơi...
    ĐÂY LẮNG HỒN NÚI SÔNG NGÀN NĂM
    ĐÂY THĂNG LONG! ĐÂY ĐÔNG ĐÔ! ĐÂY HÀ NỘI!
    HÀ NỘI MẾN YÊU!!!
  5. Damn_cold_night

    Damn_cold_night Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2003
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Có 1 chút tài liệu về Hà Nội, đóng góp chút cho vui
    Cửa ô Hà Nội....những cái tên ....
    Ô Quan Chưởng :Cửa ô Quan Chưởng là một trong 21 cửa ô, ở về phía Đông của toà thành đắt bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng năm 1749, nay nằm ở đầu phố Hàng Chiếu.
    Cửa ô còn nguyên một cửa chính và hai cửa phụ hai bên. TRên tường có gắn một tấm bia đá do Hoàng Diệu cho làm năm 1881, ghi lệnh cấm quân canh không được sách nhiễu dân qua lại cửa.
    TRên cổng có chữ lớn "Thanh Hà môn", bởi đây nguyên là đất thôn Thanh Hà, tổng Hậu Túc (sau đổi là Đồng Xuân), huyện Thọ Xương cũ, nhưng dân gian vẫn quen gọi là Ô Quan Chưởng. Tương truyền rằng, ngày 20-11-1873, giặc Pháp gây hấn đánh thành HÀ Nội. Từ trên tàu chiến ở bến sông Hồng, Pháp kéo lên, xông vào cửa ô, đã gặp sự chống cự mãnh liệt của quân ta, do một viên quan Chưởng Cơ chỉ huy 100 quan lính. Cuộc chiến đấu kéo dài từ sáng đến gần trưa. Viên quan Chưởng Cơ và quân lính đều anh dũng hy sinh. Từ đó cửa ô này trở thành một chứng tích về thinh thần bất khuất của người Thăng Long. Để tỏ lòng cảm phục vị quan chưởng dũng cảm, nhân dân gọi cửa ô này là Ô Quan Chưởng. Theo một tấm bia hiện còn trong đình Thanh Hà ( số 77 Hàng Chiếu) thì năm Đinh Sửu (1817) đã làm lại cửa ô này, để mở rộng đường đi. Như vậy kiến trúc cửa ô hiện nay là lối kiến trúc thời Nguyễn. Từ kiến trúc vọng lâu, cũng như gạch sử dụng xây cửa đã cho thấy điều đó. Và ngày nay, chỉ duy nhất cửa ô này là vẫn còn nguyên.
    ....................Long Thành bao quản nắng mưa...........................
    ...............Cửa ô Quan Chưởng bây giờ còn đây.........................
    Nhìn từ Tây sang Nam đến Đông Nam CÁC CỬA Ô (ranh giới nội đô và ngoại đô) có thể kể như sau:
    1.Ô Cầu Giấy (thời Lý Trần gọi là cửa Tây Dương).
    Sâu vào trong một chút trên đường từ xứ Đoài vào Kinh/Thủđô là các cửa ô Thanh Bảo, Bảo Khánh (vùng Kim Mã cuối "đường Sơn Tây" (tên đường phố Hà Nội) và vùng Bảo/Ngọc Khánh hiện nay.
    Hai trận chiến giết tướng giặc Tây Dương Francis Garnier và Henri Rivière cuối thế kỷ XIX do quân triều đình và "quân Cờ Đen" kéo từ Sơn Tây xuống là ở vùng không gian này.
    Chưa kể từ thời Ngô-Đinh-Lý-Trần-Lê (X-XVIII) các khởi nghĩa quân của Phâm Sư Ôn, Trần Tuân....từ xứ Đoài kéo xuống hay quân của "triều đình" Ngô Xương Văn kéo lên đánh hai thôn Đường -Nguyễn và Đinh Bộ Lĩnh kéo lên đánh các sứ quân xứ Đoài (3 sứ quân Kiều một họ lớn xứ Đoài), Ngự Man Vương thời Tiến Lê lên Tam Nông, đều qua cái không gian lắn ranh nội-ngoại đô này. Trước cuối thế lỷ XIX từ cửa này rẽ trái, qua đường Mọc (7 làng Mọc) hay từ cửa ô chợ Dừa cũng qua làng mọc, qua Cầu Đơ mà lên đường "thượng đạo" qua Chương Mỹ-Hoà Bình xuống phía Nam sau được "nắn lại" qua "Cầu Mới" thành quốc lộ 6 cũng qua Cầu Đơ ( Hà Đông) mà lên Chương Mỹ-Lương Sơn (Hoà Bình). Hiện vẫn còn dấu vết con đường cũ phía sau (Mọc) Thượng Đình, trước đây mấy năm còn rải đá.
    2.Ô Cầu/Chợ Dừa (Đại Việt sử lược thế kỷ XIV chép là Da(= Dừa) Thị (=chợ). Cuối thế kỷ XVIII Hải Thượng Lãn Ông từ Hương Sơn theo "thiên lý lộ" đến quãng Đuôi Cá (bến xe Nam Hà Nội nay) rẽ qua Khương Thượng cho học trò lạy mừng rồi "thượng kinh" qua Ô Cầu Dừa vào Thăng Long chữa bệnh cho chúa Trịnh Sâm và thế tử Trịnh Cán (xem Thượng Kinh Ký Sự, Lãn Ông tả khá kỹ ô chợ Dừa và quãng đường đê La Thành ở đó.
    3.Ô Cầu Dền: Đại Việt sử lược chép là Triền(=Dền) Kiều(=Cầu). "Thiên lý lộ" (đại thể là Quốc lộ 1 nay xuyên dọc Bắc-Nam) được xây dựng từng phần từ Tiền Lê rồi hoàn chỉnh "nắn nót" dần qua Lý-Trần-Lê-Nguyễn trước đó trên quãng Đuôi Cá thì (từ Nam lên) rẽ sang phải theo đường Trương Định-Hoàng Mai (trước đó có cửa ô Trung Hiền phía chợ Mơ). Văn học dân gian Hà Nội cổ có câu ca dao:
    Sống thì canh cửa Tràng Tiền
    Chết làm bộ hạ TRung Hiền-Kẻ Mơ.
    (Ở cửa ô Trung Hiền cho đến thời Nguyễn có đền thờ "Dâm thần") qua Bạch Mai mà vào kinh qua ô Cầu Dền. Vị quan chức do Huy quận công Hoàng Đình Bảo si đi đón Hải Thượng Lãn Ông, giã từ Lân Ông ở Cầu Tiên-Đuôi Cá theo đường theo đường này vào phủ chúa tâu việc đón cụ Lãn Ông, trước khi Lãn Ông vào phủ Chúa (điều này Thượng Kinh ký sự cũng đã ghi).
    4.Ô Đồng Lầm (quãng ngã tư Kim Liên-Đại Cồ Việt và ĐH Bách khoa), có muộn hơn do nửa cuối thế kỷ XIX, nhà cầm quyền lại nắn "thiên lý lộ"- Quốc lộ 1 thẳng từ Đuôi Cá qua đường Giải Phóng - đường Lê Duẩn hiện nay qua cửa ô này mà vào Hà Nội, xẻ đôi hồ 10 mẫu thành hồ Ba mẫu (nay thuộc quận Đống Đa) và hồ Bảy mẫu (trước thuộc tổng Kim Liên, nay thuộc quận Hai Bà Trưng - còn có tên gọi Công viên Thống Nhất rồi công viên Lê-nin dưới chế độ mới của Thủ đô HàNội).
    Ca dao Hà Nội XIX có câu:
    Đồng Lầm có vải nâu non
    Có hồ cá rộng, có con sông bồi.
    (Sông ở đây là sông Kim Ngưu.....)
    5.Ô Đống Mác-Thanh Nhàn
    Đây là cử ô Đông NAm nối Thăng Long - Hà Nội với Sơn Nam Thượng-Thanh Trì Hà Đông (cũ). Thanh Trì vốn là huyện Thanh Đàm phủ Thượng Phúc ( đến đời vua Lê Thần Tông Duy Đàm, do kỵ huý tên nhà vua mới đổi từ Đàm (=Đầm) sang TRì (= Ao)).
    Bàn về tên cửa ô, có người bảo là gọi chệch từ ô Đống Rác mà ra (trước sau 1954 - từ cuối đường phố Lò Đúc đ4ến Thanh Nhành, là một đống rác thải khổng lồ của nội thành), là ô đã xảy ra chiến tranh từ ngoại đô xâm xâm nhâpj, từ nội đô đánh ra (có thể cuối thế kỷ XVII) nên nơi này chất đống giáo mác..v.v...Dễ dàng nhận thấy đây là một sự suy tưởng kiểu từ nguyên học dân gian ( Ethymologie populaire). Giả thuyết có nhẽ đáng tin cậy hơn là cuối đường Lò Đúc thời Lý Trần (theo Thiền Uyển tập anh ngữ lục) có một phường gọi là phường Ông Mạc (có người cho đây là nơi ở của Mạc Hiển Tích đời Lý hay MẠc Đổng Thi) và ngôi chùa cổ là chùa Ông Mạc, nay ở đường Lò Đúc có chùa Tổ Ông mà dân Hà Nội gọi chệch là chùa Tổ Ong. Cách gọi chệch của người HÀ Nội như thế còn có thể kể ra nhiều ví dụ khác, viết nhièu quá e... lạc đề.
  6. Damn_cold_night

    Damn_cold_night Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2003
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0

    Hàng Chai....Nhớ cá bò nem nướng ngô luộc wé
    Đặc trưng HN
    Nhìn mà xao xuyến
    Chả bít ngõ nào fố nào đây í nhở ?!
    Nhớ Hà Nội wá ....
  7. PhongLA

    PhongLA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2003
    Bài viết:
    1.163
    Đã được thích:
    0
    Để hôm nào thái chỉ,có hứng rùi viết vậy...hôm nay thì post tí tài liệu từng được tham khảo qua cho cả nhà xem vậy
    Từ năm 1010, từ Ninh Bình, Lý Công Uẩn - vị vua sáng lập triều Lí nhận thấy "thành Hoa Lư ẩm thấp chật hẹp, không đủ làm chỗ ở của đế vương, muốn dời đi nơi khác" nên đã rời đô ra thành Đại La và đổi thành Thăng Long. Các quan văn võ trong triều đều vui mừng nói: "Bệ hạ vì thiên hạ lập kế dài lâu, trên cho nghiệp đế được thịnh vượng lớn lao, dưới cho dân chúng được đông đúc giàu có, điều lợi như thế ai dám không theo". Cuối đời nhà Trần, năm 1379, Hồ Quý Ly ép vua Trần Thuận Tông dời đô vào Thanh Hoá, xây thành mới gọi là Tây Đô. Do đó, Thăng Long trở thành Đông Đô. Sau khi tiêu diệt nhà Hồ, giặc Minh đổi Đông Đô thành Đông Quan. Năm 1428, khi giải phóng Đông Quan, anh hùng Lê Lợi đổi lại thành Đông Kinh. Dưới thời vua Lê Thánh Tông lại đổi Đông Kinh thành phủ Trung Đô rồi phủ Phụng Thiên. Đến đời nhà Mạc rồi triều vua Lê - chúa Trịnh lại trở thành tên gọi Thăng Long. Do sự phát triển của kinh tế hàng hoá và mở rộng quan hệ ngoại thương, thế kỉ 17-18 là giai đoạn phát triển của các thành thị trên quy mô cả nước. Thăng Long lại quen thuộc trong dân gian với cái tên Kinh Kì hay Kẻ Chợ. Dưới thời Tây Sơn, do vua Quang Trung đóng đô ở Phú Xuân (Huế) nên Thăng Long được đổi thành Bắc Thành. Sau khi tiêu diệt Tây Sơn, vua Gia Long vẫn giữ tên Bắc Thành nhưng đổi phủ Phụng Thiên ra Hoài Đức. Năm 1831, vua Minh Mạng lập tỉnh Hà Nội gồm 4 phủ: Hoài Đức, Ứng Hoà, Thường Tín và Lí Nhân. Tỉnh lỵ đặt ở phủ Hoài Đức tức ngay vị trí thành Thăng Long cũ nên Thăng Long cũng được gọi là Hà Nội.
  8. xixi_simple

    xixi_simple Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2004
    Bài viết:
    243
    Đã được thích:
    0
    các pác post hộ em mấy fát ảnh .............bát fở Hà Nội cái !
    Nhớ Hà Nội thì không thể nào không nhớ đến bát fở Hà Nội.................Hà Nội trong lòng người đi xa mà.......
  9. nguyen_anh_quan

    nguyen_anh_quan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2003
    Bài viết:
    148
    Đã được thích:
    0
    ...PHỐ CỔ HÀ NỘI XƯA VÀ NAY...​
    Hà Nội đã có những thay đổi. Những phố cũ, hẹp và khuất khúc, với những căn nhà, căn gác thò ra thụt vào, những mái tường đi xuống từng bậc như cầu thang, những của sổ gác nhỏ bé và kín đáo, đã nhường chỗ cho những phố gạch thẳng và rộng rãi, với những dãy nhà giống nhau đứng xếp hàng. Đó chính là văn minh ư? Nhưng với tôi, với những con người Hà Nội xưa khi tản bộ đi chơi, lòng thu thả và mải tìm cái đẹp, thì phố xá mới không có gì thú vị. Không có những con đường khuất khúc dành cho ta nhiều điều bất ngờ, không có những ngọn cây hoa cỏ nhô ra sau những bức tường thấp, khiến chúng ta đoán được cả một thửa vườn nhỏ bên trong, ở đấy biết đâu lại không thướt tha một người con gái khuê các.
    Chỉ còn một vài cái ngõ con... Ngõ Phất Lộc, ngõ Trung Yên... mấy ngọn cỏ trên mảnh tường cổng Ô Quan Chưởng, là nơi còn gợi dấu vết của một Hà Nội xưa. Ngày ấy, đường phố hẹp lắm chứ không như bây giờ, cũng vì thế mà dường như hàng xóm láng ghiềng ăn ở với nhau thân mật hơn. Người cung hàng phố ai cũng quen biết nhau và sống với nhau chan hoà lắm. Trong đêm khuya, chúng ta thử dạo chơi các phố, chắc không có những ánh đén, thức hàng làm loé mắt. Lúc đó những cửa hàng mới mẻ đã đóng cả, và cái phố với căn nhà hiện lên vẻ thật của phố cổ xưa. Sự thay đổi cũng chỉ là ở tầng dưới hiếm khi lên đến tầng hai, và nếu như có một phép mầu nào đấy bỏ tằng dưới đi và dặt các tầng trên xuống, chúng ta lại có một con phố cổ cũ kỹ của ngày xưa với những hình bát quái, những mảnh gương... Một phố tưa như phố kinh kỳ xưa, hẳn là như vậy!...(to be continue)
    (Các bạn hãy viết tiếp cho tôi, tôi muốn được nhìn thấy hình ảnh của HN trong lòng các bạn!)
  10. PhongLA

    PhongLA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2003
    Bài viết:
    1.163
    Đã được thích:
    0
    Ảnh thì chụp sau,nhưng mà có mấy bài này hay hay nè.........
    Phở ăn bất cứ vào giờ nào cũng đều thấy trôi cả. Sớm, trưa, chiều, tối, khuya, lúc nào cũng ăn được. Trong một ngày ăn thêm một bát phở, cũng như lúc trò chuyện ăn giọng nhau mà pha thêm một ấm trà, cùng thưởng thức với bạn bè. Hình như không ai nỡ từ chối một người quen rủ đi ăn phở. Phở giúp cho người thanh bạch đủ điều kiện biểu hiện lòng thành theo với bầu bạn nó hợp với cái túi nhỏ của mình. Phở còn tài tình ở cái chổ là mùa nào ăn cũng thấy có nghĩa thâm thúỵ Mùa nắng, ăn một bát, ra mồ hôi, gặp cơn gió nhẹ chạy qua mặt qua lưng, thấy như giời quạt cho mình. Mùa đông lạnh, ăn bát phở nóng, đôi môi tái nhợt chợt thắm tươi lại . Trong một ngày mùa đông của người nghèo, bát phở có giá trị như một tấm áo kép mặc thêm lên người . Đêm đông, có người ăn phở xong, tự coi như vừa nuốt được cả một cái chăn bông và tin rằng có thể ngủ yên đến sáng, để mai đi làm khoẻ. Dùng những hình ảnh bình dị để nói lên mùa đông ở Hà Nội, tôi cho không gì nên thơ bằng cái hình ảnh một bếp lửa hàng phở bến ô tô nhiều hành khách quây quanh chờ đợi bát mình, vai rụt xuống một tí, người nhún nhẩy như trẻ em đang thú đời . Tết, nhà ai cũng bánh chưng, cá kho, thịt đông, nhưng vẫn rất đông người tình cờ mừng tuổi nhau ở những hiệu phở khai trương từ mùng hai Tết.

Chia sẻ trang này