1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hà Nội - ĐBP trên không (cái nhìn từ hai phía)

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi cuongnsls, 13/05/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cuongnsls

    cuongnsls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    1
    Hà Nội - ĐBP trên không (cái nhìn từ hai phía)

    Mỹ huy động tối đa cho chiến dịch tập kích chiến lược đg không vào Hà Nội , Hải Phongcuối tháng 12/1972. Máy bay chiến lược B52 :193/400 chiếc = 48,25% .Thực tế xuất kích 663 lần chiếc.
    Máy bay chiến thuật 1077/3041 chiếc = 35,41% >thực tế xuất kích 3920 lần chiếc.
    50 máy bay tiếp dầu trên không và một số lượng lớn máy bay phục vụ như máy bay gây nhiễu điện tử, trinh sát có người lái và không người lái, máy bay chỉ huy,dẫn đường,cấp cứu....
    6/24 tàu sân bay = 25%.
    Cùng nhiều tàu chỉ huy,dẫn đường,khu trục,tàu tên lửa,ra da,tàu hộ vệ,cấp cứu,sửa chữa...của hạm đội 7 ở Thái Bình Dương.
    Các kiểu loại máy bay Mỹ sử dụng trong cuộc tập kích chiến lược đường không vào Hà Nội , Hải Phòng. từ 18- 29/12/1972.
    - Máy bay chiến lược; B52D,B52G.
    - MB chiến thuật: F111A, F4D,J,E( Thay F4C,F8), F 105G( Thay F105D), A4E,A6A, A7( Thay A4).
    - MB Gây nhiễu điện tử: EA6A, EB6B-C-D, EC121.
    -MB tiếp dầu: KC135.
    - MB trinh sát không người lái tầng thấp: 147SC.
    -MB trinh sát tầng cao: BQM 34A.
    Vũ khí- Trang bị kĩ thuật:
    - Tên lửa không đối đất: SHRIKE AGM 45, STANDARD AGM 78.
    - Tên lửa nhử mồi :GREEN QUAIL ( Phóng từ đuôi B52 để thu hut tên lửa K13 của Mig 21).
    - Thiết bị gây nhiễu điện tử :AKQ 87, ALQ 100, ALQ 101, ALE 29, ALR 18, QLT 13, ALQ 76.
    Hệ thốnh điều khiển bom lade ZOT,KNAI.
    Căn cứ xuất phát:
    B52 cất cánh ở UTAPAO( XIEM LA) ,Anderson ( GUAM).Bộ chỉ huy lâm thời đặt ở Utapao ( TL).
    Mb chiến thuật cất cánh từ 6 SB (Udon, Ubon,Taklee, Korat, Nakhon, Phanon, Nậm phong) và từ 6 tàu Sb Enterprise, America, Ranger, Kytti hawk, Oriskan và Station Yankee ở biển Đông.
    Căn cứ hậu cần: ở Clark( Phi luật Tân) và Okinawa.
  2. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Tham khảo link này:
    -Hãy đọc báo về trận chiến thắng B52 1972
    http://5nam.ttvnol.com/f_533/137741.ttvn
    -[topic]596057[/topic]
  3. cuongnsls

    cuongnsls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    1
    LINEBECKER II
    PHI CÔNG MỸ NHỚ LẠI
    Mục tiêu của chiến dịch:
    .............Đến ngày 17/12/1972, 50% phi công trong căn cứ Anđecson (Guam) phán đoán là họ chuẩn bị sẵn sàng về nhà dự lễ Giáng sinh. Nhưng đến sau buổi họp chiều hôm đó (17/ 12) họ mới biết rõ là sẽ bay đi miền bắc Việt Nam với mục tiêu là Hà Nội - hải Phòng và lực lượng máy bay B52 sẽ đc sử dụng đúng vai trò mà người ta đã dự định dành cho nó.
    Tấn công vào hai mục tiêu đó quả không dễ dàng! Chúng tôi bieét rằng chúng tôi sẽ chịu nhiều thiệt hại!
    Tổ hợp mục tiêu Hà Nội - Hải Phòng là một trong những khu vực có lưới lửa phòng không khủng khiếp nhất thế giới! Tổng số tên lửa đất đối không , máy bay chiến đấu và súng cao xạ bao quanh khu vực mục tiêu đã vượt qua mọi cái mà ngươi ta đã từng trải qua.
    Sức ép nặng nề xuất hiện ngay khi bắt đầu chiến dịch.Và sức ép nặng nề đó đã lên đến đỉnh điểm.
    Chiến dịch tấn công tổng lực này mang tên "Linnebecker II"do BCH cùng BTM chiến dịch đặt tại Andecson( Guam) thực hiện với một mật lệnh mà không ai có quyền làm sai là: " Lấy bóng và dắt bóng chạy không ngừng cho tới khi ghi bàn !"
    Ý định ban đầu của chiến dịch như đã đc BTM liên quân vạch ra là ném bom suốt ngày đem 18/12/1972 khu vực Hà Nội- Hải Phòng.
    - máy bay chiến thuật và lực lượng máy bay cường kichtừ không đoàn 7( 7 AF) và các máy bay từ hạm đội 7 sẽ tấn công ban ngày ,còn B52 sẽ tấn công ban đêm.
    - Những lần xuất kích đầu tiên sẽ bao gồm : 54 B52 G và 33 B52D tứ Andecson(Guam) cùng với 42 B52D từ Utapao ( TL).
    Cộng là 129 chiếc, sẽ bay thành 3 đợt khác nhau , khoảng cách giữa 2 đợt từ 4- 5h.
    Ngày thứ 2 : Tổng số máy bay là 93 chiếc.
    Ngày thứ 3: Tổng số máy bay là 99 chiêc.....
    Chiếc B52 đầu tiên bị hạ
    Chiếc B52 đầu tiên bị hạ trong "chiến dịch Linebecker II" đã đưa đén một trong những câu chuyện " thương tâm và bi thảm".
    Những câu chuyện đó là một phần đặc biệt của chiến tranh.
    Trung tá DonalL.Rissi và đội bay của anh ta từ căn cứ không quân Blytheville,Ankansas lúc đầu đc dự định luân phiên vê nước vào ngày 4/12 để nghỉ 1 tháng.Đội bay thay thế họ đã bị kẹt lại ở căn cứ không quân Lorring Maine.Cuối cùng , khi đội bay đến thì họ lại thiếu 2 nhân viên phi hành chính.Điều này đòi hỏi phải luyện tập gánh vác thêm nhiệm vụ.Sự luyện tập này đã làm trượt ngỳa về của Rissi.Đến ngày 18/12 dự định bay về hướng đông thì anh ta phải bay về hướng tây.
    Hoa tiêu của Donal Rissi, đại uý Bob Cetain kể lại một cảnh trước khi cất cánh của đợt 1, một cảnh vừa hài hước vừa đáng
    ngại:
    Trong khi các động cơ khởi động , Rissi nhận xét một cách vô tư rằng : '''' Nếu tất cả các máy bay đc dàn thành hàng và đồng thời tăng công suất của chúng thì chúng có thể làm phần cuối của đảo GUAM này đứt rời''''.
    Ngay sau đó , trong khi đanh tăng tốc,một cú điện thoại khẩn cấp từ đài diều khiển gọi tới:
    " Tất cả máy bay B52 ngừng tăng tốc! Đang sảy ra động đất nhỏ ! Đỉnh núi lửa cũ lại giở trò thông thường của nó , gây ra những chấn động nhẹ giữa những tiếng ồn !''''...Tuy sảy ra trong thời gian ngắn nhưng đó không phải là một trong những tín hiệu ma người ta hi vọng trong tình trạnh klhẩn trương này.
    Trung tá Donal Rissi, người đc biết nhiều nhất đáng lẽ đã dc về nhà , thì hai tuần trước đã chết vì 1 quả tên lửa nổ chỉ vài giây trước khi bay qua điểm thả bom ở qua đg sắt Yên viên - Hà Nội, xạ thủ súng máy MSgt- Walt Fergunson bị chết cùng anh ta.Phi công phụ :1/Lt Bob Thomas đc xếp vào danh sách những người mất tích.
    Hoa tiêu rada , thiếu tá jonhson Richard Edgar đc thấy trên một tờ báo quốc tế:''Exposure" qua bức ảnh anh ta đanh bị giải đi trong bộ quần áo lót qua các phố của Hà Nội, Ở đó anh ta nhập bọn với Bob Certain và sĩ quan chiến tranh điện tử (EW) đại uý Simon như những người tù binh chiến tranh....
    Ngày tổn thất cao nhất
    ......Ngày 20/12 chứng kiến nỗ lực phòng thủ mãnh liệt nhất của Bắc Việt Nam chống lại các máy bay B52 và đó là ngày tổn thất cao nhất của '''' Chiến dich Linebecker II".
    Trong đêm đó , đối phương đã phóng hơn 200 tên lửa SAM trong suốt 3 đợt tấn công. Lưới lửa đc tổ chức và điều khiển rất khôn ngoan. Đôi khi quân Bắc Việt không tấn công biên đội đầu tiên mà dùng nó để xác định đg bay và các điểm lượn vòng, sau đó các biên đội tiếp sau phải hứng chịu những loạt đạn mãnh liệt gần các điểm thả bom , nơi mà họ có đg bay ổn định và trên đg rút ra khỏi mục tiêu.....
    Đêm 20/12 : quả là cả địa ngục nổ tung!:
    - Biên đội mang mật danh" Quilt 3" bị bắn hạ trong lúc chuyển hướng rút ra khỏi mục tiêu.
    - Biên đội "Gold" và "Wine" cũng bị bắn rơi! Tiếp theo là biên đội "Brass" và "Brass 2" cùng với các biện pháp đối phó điện tử không đảm bảo cũng bị trúng đạn trong quá trình ném bom đã phải quay lại Thái Lan , nhưng trước khi đến căn cứ không quân Lorring Maine đội bay đã phải từ bỏ nó!
    Với các biên đội B52D "Snow'''' và "Grape" đã vượt qua lưới lửa , theo sau là biên đội " Orange" nhưng "Orange 3" bị trúng 2 tên lửa SAM chỉ vài giây trước khi thả bom và bị nổ tung.... 4 nhân viên phi hành của căn cứ không quân Wetové do thiếu tá John Stuart chỉ huy trở thành những người mất tích trong chiến đấu.
    Tổng kết chung trong ngày tấn công thứ 3 thật khủng khiếp ! 4 B52G và 2 B52 D bị bắn rơi- với 1 B52 D bị hư hỏng.
    Thiếu tướng Harry N.Cordes, phó chỉ huy trưởng ban tham mưu tình báo đã thú nhận :'''' Giờ đen tối nhất ở Guam và Utapao cũng chính là giờ đen tối ở sở chỉ huy SAC".... và những làn sóng kinh hoàng lan đến nửa vòng trái đất......
    trích dịch" Linebecker II"
    Trung tướng James R.Mc cathy, trung tá Goerge B,Alison và đại tá robert E.Rayfield.
  4. trung_cadan

    trung_cadan Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2006
    Bài viết:
    559
    Đã được thích:
    21
    Trận đó thì tuyệt với rồi, chỉ đau xót vụ Khâm Thiên
  5. trung_cadan

    trung_cadan Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2006
    Bài viết:
    559
    Đã được thích:
    21
    Trận đó thì tuyệt với rồi, chỉ đau xót vụ Khâm Thiên
  6. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Không tính Bạch Mai à
    Ga Yên Viên
  7. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Không tính Bạch Mai à
    Ga Yên Viên
  8. cuongnsls

    cuongnsls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    1
    Trận ĐBP trên ko ta noi bắn rơi 34 chiếc B52, còn Mỹ nói chỉ rơi 16 chiếc.
  9. cuongnsls

    cuongnsls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    1
    Trận ĐBP trên ko ta noi bắn rơi 34 chiếc B52, còn Mỹ nói chỉ rơi 16 chiếc.
  10. cuongnsls

    cuongnsls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2007
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    1
    Trong chiến dịch Lain-béc-cơ 2 (từ 18 đến 29-12-1972), đế quốc Mỹ đã sử dụng hơn 700 lượt chiếc pháo đài bay B-52 và hơn 1000 chiếc máy bay tiêm kích- bom các loại, ném hơn 20.000 tấn bom xuống Hà Nội, Hải Phòng... Tư lệnh không quân chiến thuật của Mỹ nói: ?oLần đầu tiên B-52 được sử dụng với lực lượng lớn như vậy để phát huy toàn bộ sức mạnh của không quân. Nhưng đối với các phi công của Mỹ thì đó lại là một cơn ác mộng khủng khiếp?: Ngay trong đêm đầu (18-12) 129 chiếc B-52 chia làm 3 đợt đánh thẳng vào Hà Nội và Hải Phòng thì 3 chiếc B-52 bị thiêu cháy, 2 chiếc khác bị bắn hỏng. Kíp bay của chiếc B-52G do trung tá Hen-xlây R.Con-nơ chỉ huy bị trúng tên lửa SAM-2 vài giây trước khi nó cắt bom, cố điều khiển được ?ocon chim? lửa, đó bay tiếp 200 dặm về đến biên giới Thái Lan rồi nhảy dù ra thoát chết. Chiếc B-52G kia ít may mắn hơn, viên chỉ huy và xạ thủ đều chết, 3 thành viên rơi xuống Hà Nội và bị bắt, còn người thứ 6 mất tích...
    Ông viết tiếp: Đêm thứ hai, rồi đêm thứ ba: ngay đợt đầu, 3 chiếc B-52 lại bị bắn rơi và 1 chiếc bị bắn hỏng. Đại úy Rôn-lan Xcốt thoát chết, kinh hãi kể lại: ?oTên lửa nổ làm rung chuyển cả chiếc B-52 của tôi. Tôi thấy một quả cầu lửa lớn bùng lên vài dặm phía trước, từ từ quay sang phải và rơi xuống... Sau này tôi được biết đó là chiếc Quilt-3 bốc cháy. Thật đáng kinh ngạc! May mà 4 người trong kíp bay còn sống sót. Chiếc Brass-2 của tốp thứ tư cũng là loại B-52G bị bắn trúng sau khi cắt bom đang quay về. Máy bay hư hỏng nặng nhưng kíp bay còn điều khiển được. Nó vượt biên giới rồi đâm đầu xuống đất Thái Lan, trước khi nhảy dù. Còn chiếc Orange-3 là loại B-52D bị trúng đạn ngay mấy giây trước khi cắt bom nên bị nổ tung phía trên mục tiêu...?. Tờ Phran-phuốc (CHLB Đức) hồi đó đã viết: ?oCác đơn vị phòng không của nước Việt Nam đã làm cho phi công của Bộ tư lệnh không quân chiến lược Mỹ (SAC) kinh hồn khiếp vía?. Tin tức về các tổn thất này của B-52 như một làn sóng xung kích dội nhanh, mạnh về căn cứ An-đéc-xơn, U-ta-pao và sở chỉ huy SAC. Có nên tiến hành tiếp các đợt ném bom hay thu quân?
    Tướng Giôn C.Mây- lúc đó là Tư lệnh SAC vẫn quyết định tiếp tục đánh! Nhưng đợt này chỉ nhằm vào các mục tiêu quân sự được ưu tiên cao. Lại thêm một cơn ác mộng: đầu tiên, một B-52D trúng đạn ngay khi bay ngoặt để rời khỏi khu vực mục tiêu. Kíp bay cố gắng bay về phía bắc Lào, trước khi nhảy dù. Chỉ 8 phút sau một B-52G lại trúng đạn, trung tá Gim Na-ga-hi-rô và hoa tiêu, đại úy Lin Bin-xơ bị bắt. Trung tá Kít Hơ-ghim, chỉ huy phó cuộc oanh tạc, đi trên máy bay này bị thương nặng, sau đó đã chết. Các thành viên khác của kíp bay đều chung số phận. Cơn ác mộng vẫn chưa chấm dứt: một B-52G mật danh Tan-3 trở thành mồi của SAM-2. Chỉ một thành viên của kíp bay là thượng sĩ nhất Gim Giôn-la sống sót và bị bắt làm tù binh... Lại một đêm kết thúc với cái giá phải trả không thể chịu đựng được: 4 B-52G và 2 B-52D bị bắn rơi, 1 B-52D bị bắn hỏng. Thật là địa ngục!
    Sau đêm thứ ba, SAC không thể tiếp tục nhiệm vụ nếu để mất mỗi đêm 6 chiếc B-52, thậm chí 3 chiếc thôi. Nhưng, chỉ thị từ Oa-sinh-tơn là chiến dịch phải được tiến hành không hạn định. Do đó, lực lượng ở Gu-am được nghỉ trong mấy ngày để củng cố. Đêm thứ tư và thứ năm đánh Hà Nội, mỗi đêm chỉ do 30 chiếc B-52 từ U-ta-pao thực hiện. Còn B-52 từ Gu-am đến nam Việt Nam để huấn luyện các kíp bay mới. Nhưng đêm ấy, trung tá Bin Côn-li dẫn đầu tốp Blue hoảng hốt nói với đại úy Đê-vơ Đrăm-mơn khi vào Hà Nội: Chúng ta đã giẫm chân lên SAM rồi!. Ông ta nói đúng: Tên lửa nổ tung giữa tốp Blue khi gần đến điểm cắt bom. Máy bay của Côn-li tan tành, 4 thành viên kíp bay bị thương nặng và bị bắn ra ngoài. Trung tá Côn-li rơi xuống. Anh ta nghĩ chỉ có một mình ở đây, nhưng chẳng mấy chốc một toán người vây quanh. Anh ta được đưa vào sân ngôi nhà mà anh ta phát hiện đó là khách sạn Hin-tơn Hà Nội...
    Từ bài học những đêm trước, SAC cho thay đổi đường bay, độ cao, đưa nhiều máy bay đến mục tiêu trong thời gian ngắn hơn... Đêm 26 ấy là đêm Oa-sinh-tơn ra lệnh ?onỗ lực tối đa? chống Hà Nội. Đêm thứ tám này có tới 7 đợt gồm 120 B-52 được hoạch định đánh 10 mục tiêu, bắt đầu 22 giờ 20 có 4 đợt tiếp cận Hà Nội từ 4 hướng cùng lúc. Đại tá Mắc Ca-thy là chỉ huy trưởng trên không, bay đợt một. Lại 2 chiếc B-52 trúng đạn: một chiếc nổ tung có 4 nhân viên kíp lái bắn ra ngoài và bị bắt. Phi công của chiếc kia, đại úy Tơ-nơ lái chiếc B52 D bị thương nặng cố bay về U-ta-pao nhưng cũng nổ tung khi đáp xuống đất, chỉ có 2 trong 6 người kíp lái sống sót... Đêm tiếp theo đánh Hà Nội gồm 60 chiếc B-52 bay làm 6 đợt, lại bị tên lửa hạ thêm 2 chiếc. Đại úy Giôn Mi-dơ lái chiếc B-52D từ U-ta-pao nhớ lại: ?o...tên lửa bay lên đánh trúng máy bay. Cả 6 chúng tôi đều bị thương, tất cả 4 động cơ bên trái đều trúng đạn và hệ thống điện tử bị hỏng. Bằng số động cơ còn lại, tôi cố giữ được máy bay ở trên cao 48 phút cho đến khi vượt biên giới Lào, kíp bay nhảy dù và được cứu thoát. Thật là kinh hoàng...
    Sáng 30-12 khi chiếc B-52 cuối cùng hạ cánh xuống An-đéc-xơn, chiến dịch ?ocứu bỏng trước khung thành? Lain-béc-cơ kết thúc: ?oCái giá phải trả của cuộc chiến đường không ở Bắc Việt nam cực kỹ cao cả về mặt tài chính lẫn về mặt chính trị, buộc Ních-xơn, dưới sức ép nặng nề của công chúng và mối đe dọa hành động của quốc hội, hình như hoảng sợ, đã phải chấm dứt ?ocuộc ném bom lễ giáng sinh? trước dự định. Tiến sĩ G.Kôn-kô đã tổng kết: ?oChiến dịch đã phải trả cái giá chưa từng có: khoảng 200 B-52 (một nửa số B-52 của Mỹ lúc đó) được dùng trong các cuộc tiến công... Các nhân viên Lầu năm góc đã thừa nhận con số không chính thức rằng, số máy bay B-52 bị mất là gần con số của Việt Nam đưa ra: 34 chiếc. Điều gây lúng túng nữa cho Mỹ là 44 phi công bị bắt... Điều chắc chắn là lực lượng không quân chiến lược Mỹ không thể hoạt động lâu hơn nữa. Với những lý lẽ vững chắc, Việt Nam xem cuộc chiến đấu trên bầu trời Hà Nội là một chiến thắng vĩ đại của họ- một Điện Biên Phủ trên không. Hậu quả của thất bại về quân sự trong cuộc ném bom Lễ giáng sinh đưa lại là nước Mỹ bị cô lập về mặt chính trị và rơi vào thế phòng ngựa. 47/73 thượng nghị sĩ được hỏi ý kiến đã chống lại cuộc ném bom, 45 tuyên bố sẵn sàng ủng hộ đạo luật chấm dứt chiến tranh... Ngày 30-12 ?ođen tối? ấy Tổng thống không còn cách gì khác hơn là phải ra lệnh chấm dứt ném bom từ bắc vĩ tuyến 20... Còn với Bắc Việt Nam, thời gian là đồng minh của họ, sau hiệp định Pa-ri ký ngày 27-1-1973 quân Mỹ buộc phải rút về nước, và cuối cùng họ là người chiến thắng

Chia sẻ trang này