1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hà Nội - Một Góc Nhìn Mới!!!

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi massimohanoi, 16/02/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rainrain5th

    rainrain5th Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2004
    Bài viết:
    829
    Đã được thích:
    0
    Dù thế nào vẫn không thể không cảm thấy yêu HN. Nhưng đúng là có nhiều, rất nhiều cái mới khó mà tiêu hoá được. Đôi lúc cứ tự mong giá mình vẫn thích vẽ và có thể vẽ, giá mình đã có thể theo học Kiến trúc, ngành trùng tu (hihi, không biết có dùng đúng từ không vì mình biết nước ngoài có ngành này nhưng ở Việt Nam thì không chắc ) thì...
  2. giangnam_hynb

    giangnam_hynb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2004
    Bài viết:
    381
    Đã được thích:
    0
    Cũng là HN mới:
    Hà Nội: Cảnh báo sự xuống cấp văn minh đô thị
    Đi trên bất cứ con đường nào của thành phố Hà Nội hiện nay, người ta đều có thể dễ dàng bắt gặp những đống rác bị đổ một cách vô tội vạ, bã kẹo cao su nhổ tứ tung. Không chỉ có thế, chợ cóc, chợ tạm mọc tràn lan và sự xuống cấp trầm trọng của những nhà vệ sinh công cộng... đã khiến văn minh đô thị của thành phố bị xâm hại nghiêm trọng.
    Hàng hóa bày bán tràn lan trên đường Nguyễn Trãi

    CHỢ CÓC, CHỢ TẠM MỌC TRÀN LAN...
    Trên địa bàn thành phố Hà Nội có hơn một trăm chợ cóc, chợ tạm; trong đó có khoảng mười chợ tạm, còn lại là chợ cóc. Chợ tạm là những chợ họp trên các đường phố, vỉa hè, có ban quản lý chợ, được đầu tư ở mức độ tương đối. Người kinh doanh ở chợ tạm được cấp đăng ký kinh doanh, có đóng thuế, được kiểm soát của các cơ quan chức năng. Còn chợ cóc là tụ điểm mà người mua, người bán tự họp lại, không có hạ tầng, không có ban quản lý. Người kinh doanh ở chợ cóc trốn được nhiều khoản thuế và phí đồng thời nằm ngoài sự quản lý của nhiều cơ quan chức năng... Tuy khác nhau đôi chút, nhưng nhìn chung cả hai loại chợ này đều gây những bức xúc về vệ sinh môi trường, trật tự giao thông và trật tự đô thị.
    Chợ Nguyễn Cao (phường Ô Đống Mác, quận Hai Bà Trưng) là một trong những chợ tạm hoạt động khá lâu, khoảng 30 năm nay. Trong chợ, các ngành hàng không được sắp xếp, quy hoạch hợp lý, chủ kinh doanh tiện ai nấy ngồi. Hàng tươi sống như cá, gia cầm ngay cạnh hàng thực phẩm chín rất mất vệ sinh. Chợ không có hệ thống dẫn nước sạch và hệ thống thoát nước đến từng quầy hàng. Đường đi trong chợ tuy không lầy lội nhưng lúc nào cũng ẩm ướt. Phân, lông gà, vịt, vẩy, lòng cá đổ lênh láng trên đường đi, hôi nồng nặc. Chị Lan - chủ một quầy bán thịt lợn ở chợ thừa nhận: ?oChợ bẩn và chật chội quá. Vì phải kiếm sống nuôi gia đình nên tôi đành bám trụ ở đây?.
    Chợ tạm này nằm trên phố Nguyễn Cao, con đường chỉ dài vài trăm mét nhưng có đến hơn ba trăm hộ kinh doanh cố định đủ tất cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, phục vụ nhu cầu mua bán của nhân dân các phường trong khu vực. Các hàng quán được bố trí ở dưới lòng đường và hai bên vỉa hè của phố, chỉ để lại hai lối đi nhỏ chừng 1m ở hai bên. Diện tích các quầy hàng rất nhỏ, chừng 1 - 2m2 cho mỗi hộ kinh doanh. Chợ chật đến nỗi ngay cả trụ sở tổ quản lý chợ cũng được bố trí trên tầng 2 của nhà vệ sinh công cộng được dựng tạm trên hè phố.
    Người bán, người mua đã khổ nhưng các gia đình sinh sống ở phố chợ còn khổ hơn nhiều. Một người dân khu vực này cho biết: ?oNgoài việc đi lại khó khăn thì môi trường sống rất kém. Trẻ con không có chỗ vui chơi, người già không được nghỉ ngơi, thư giãn vì chợ luôn ồn ào. Mỗi khi mở cửa ra là hứng đủ tanh hôi từ chợ ùa vào?.
    Hà Nội cũng đang đau đầu vì chợ cóc tự phát mọc lên ở khắp mọi nơi. Nếu như chợ tạm thường gây những bức xúc về vệ sinh môi trường thì chợ cóc lại là thủ phạm chính gây nên tình trạng ùn tắc giao thông trên các đường phố, khu dân cư. Ở chợ cóc cuối đường Nguyễn Trãi, đoạn giáp ranh với thị xã Hà Đông (Hà Tây) là một thí dụ. Vài năm trở lại đây, cũng với sự bùng nổ về dân cư, lượng sinh viên các trường đại học ngày càng tăng khiến khu vực này là địa điểm lý tưởng để kinh doanh, buôn bán. Thực phẩm tươi sống như rau xanh, thịt, cá, đồ khô... đến quần áo, giày dép... đều được mang ra đây bán. Người mang trên xe thồ (cả xe đạp lẫn xe máy), kẻ lại tòn ten trên quang gánh, xe đẩy... tụ họp lại trên đoạn đường dài vài trăm mét ngày hai buổi sáng tối không lúc nào là không huyên náo.
    Mặc dù trên địa bàn có chợ Phùng Khoang (đã được qui hoạch làm nơi kinh doanh chung), song nhiều người vẫn chiếm cả vỉa hè lẫn lòng đường trên đường Nguyễn Trãi để buôn bán. Người bán chỉ việc rải mảnh giấy, bao tải xuống mặt đường, xếp hàng hóa trên đó. Người mua đỗ xe lại, chọn, mặc cả rồi đi tiếp, khỏi mất công gửi xe, đi lại lòng vòng. Sau mỗi buổi chợ họp là rác rưởi, nước thải gia súc... tràn ra đường, gây ô nhiễm nặng nề. Bên cạnh đó còn tiềm ẩn nguy cơ về tai nạn giao thông rất cao. Không ít những vụ va chạm đã diễn ra giữa người đi đường với những người buôn bán ở đây.
    Trên phố Phúc Xá (phường Phúc Xá, quận Ba Đình) cũng có một chợ cóc đã hoạt động nhiều năm, gây nhức nhối về an ninh trật tự. Dù trên địa bàn phường đã có chợ Long Biên với diện tích rộng hàng nghìn mét vuông, nhưng từ mười năm nay, chợ cóc hoạt động tấp nập trên phố này, cản trở giao thông. Theo quy định, các hàng quán ở chợ được bố trí trên hè phố. Nhưng hè phố chỉ rộng chừng 70 - 80cm, không đủ chỗ bày hàng, cho nên người bán thường lấn ra, bày hàng dưới lòng đường. Mọi việc đi lại, mua bán của khách hàng đều diễn ra dưới lòng đường rất lộn xộn. Vào giờ cao điểm, xe đạp, xe máy đi qua đây đã khó, ôtô càng khó đi hơn và rất dễ gây tai nạn vì người đi bộ mải mua bán, không chú ý quan sát.
    Chợ cóc họp trên đường phố không có hệ thống cấp nước, thoát nước thải. Một chậu nước rửa hàng chục con cá sau khi mổ được hắt luôn ra đường là xong. Nạn cân điêu, nói thách, bán hàng kiểu chụp giật diễn ra khá phổ biến ở các chợ cóc vì tính chất tạm bợ của kiểu chợ này. Chợ cóc cũng không nằm trong sự kiểm soát của các lực lượng chức năng về công tác kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy...
    CHUYỆN Ở NHỮNG ?oCHỖ KHÓ NÓI?
    Xin được giải thích rằng, ?ochỗ khó nói? ở đây chính là những nhà vệ sinh công cộng (NVSCC) trên địa bàn thành phố. Cả Hà Nội hiện chỉ có 25 NVSCC cố định và 9 NVSCC lưu động phục vụ khách vãng lai tại các khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm và một số tuyến phố chính, trong đó nhiều NVSCC đang quá tải, xuống cấp, nhiều nơi không có biển chỉ dẫn...
    Trời nắng cũng như mưa, đêm cũng như ngày, chỉ cần đi đến đầu ngách 13 ngõ 241 phố Khâm Thiên, phường Thổ Quan đã thấy mùi khai khú bốc lên nồng nặc. Đi sâu vài chục mét nữa, nhiều người phải bịt mũi, chạy thật nhanh. Nhà vệ sinh công cộng tại ngách này nằm ngay trên đường đi từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh cho người dân. Những ngày ?otrở trời? hoặc mỗi khi cống tắc, người dân quanh khu vực đều phải tìm cách ?olánh nạn?. Thời gian gần đây, con ngõ này còn bị ngập nước liên miên. Nước mưa hòa lẫn nước thải của NVS tạo thành một thứ mùi cực kỳ khó ngửi.
    Bác Nguyễn Gia Thiện - Bí thư chi bộ phường Thổ Quan - bộc bạch: ?oNgười lớn còn đỡ, trẻ con hàng ngày phải lội qua khu vực này thì đều bị nước ăn chân, da thịt lở loét rất đáng thương?. Anh Nguyễn Phi Trường ở sát NVSCC này cũng tỏ ra vô cùng bức xúc: ?oĐã cả chục năm nay nhà anh phải chịu nỗi khổ không nói ra thì không ai biết. Bên cạnh sự mất vệ sinh, sự ô nhiễm môi trường, khu NVSCC này từ lâu đã trở thành địa điểm lý tưởng để các con nghiện ra vào hút chích. Cứ đôi ba ngày anh lại phải dọn hàng chục ống kim tiêm vứt lên nóc nhà. Mặc dù trong số hơn 30 hộ ở khu vực này, chỉ có hai hộ là chưa có NVS riêng, song đã không ít lần tổ dân phố kiến nghị giải tỏa hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng cho khu NVSCC đã ?ohết thời? này, vẫn không thấy hồi âm?.
    Hầu hết NVSCC nào trong thành phố cũng bị ô nhiễm bởi... rác thải ma túy này. Nhà vệ sinh ở Ga Hà Nội, ở phố Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, phố Hàng Khay... đã từ lâu trở thành điểm đến thường xuyên của con nghiện. Ngay cả ở những nơi sang trọng, được quản lý nghiêm nhặt như Trung tâm thương mại Tràng Tiền Plaza, nhưng khu nhà vệ sinh thỉnh thoảng vẫn thấy vương vãi ống tiêm. Điều này đã làm không ít người dân hoảng sợ và e ngại khi bước vào.
    Con nghiện lẻn vào nhà vệ sinh cũng đồng nghĩa với nạn trấn lột, chôm đồ, xin đểu lộng hành mà nạn nhân chính tất nhiên là những khách đang cần ?ogiải quyết?. Lợi dụng khách vào thường sơ ý hoặc hay để túi ở ngoài, bọn chúng thừa cơ móc túi lấy tiền và tư trang. Nhiều tên khi lên cơn thèm thuốc còn liều lĩnh đe dọa, trấn lột người ra vào.
    Sự nguy hiểm này nhân lên gấp bội ở những NVSCC không có người bảo vệ, lại nằm ở chỗ khuất ít người qua lại, vì vậy cơ hội làm ăn của bọn trộm cắp càng lớn.
    Nạn trộm cắp, ?oxin đểu? thường tập trung ở những khu nhà vệ sinh nữ vì bọn lưu manh nắm được điểm yếu là đàn bà chân yếu tay mềm, thần kinh lại yếu, nên dễ bề kiếm chác.
    Nếu như các chị em sợ bị đe dọa trấn lột thì phái mạnh cũng chẳng sung sướng gì khi họ bị những người gay (đồng tính nam) nhòm ngó. Nhiều người rất dè dặt khi phải bước vào những buồng vệ sinh công cộng vì lo ngại phải chạm trán những người đồng tính. Anh Thắng, sinh viên trường ĐH Bách khoa kể lại, có lần khi đang ?ogiải quyết? thì anh bị một tên đứng gần đó nhìn săm soi. Hắn tiến lại buông giọng nhớt nhoẹt: ?oĐi chơi với anh nhé!?. Hoảng hồn, Thắng vội vàng chuồn luôn, ?onỗi buồn cần giải quyết? dường như cũng biến mất.
    Nhà vệ sinh công cộng bây giờ đầy rẫy những hiểm họa. Ngay cả những người quản lý, bảo vệ ở những chốn ấy cũng phải thừa nhận rằng họ không thể nào ngăn cản nổi việc bọn nghiện hút ra vào. Hàng ngày có hàng trăm khách qua lại nên bảo vệ cũng không thể biết chủ nhân của những mũi tiêm kia là ai.
    Có thể thấy hiện trạng văn minh đô thị của thành phố HN hiện nay thật đáng báo động. Nếu không có biện pháp chấn chỉnh kịp thời thì thật khó để thành phố có thể là nơi lý tưởng cho khách du lịch trong và người nước cũng như xứng với đất Thăng Long ngàn năm văn vật.

    MINH TIẾN
    nguồn: http://www.baocongantphcm.com.vn/detail_news.php?a=art05767&b=2
  3. LongKing

    LongKing Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    -Thứ nhất là do trình độ quản lý
    -Thứ hai là do dân trí
    -Thứ ba là tiền
    Để được như Paris, Rome .... ư? Hic Có lẽ còn lâu lắm, rất có thể jamais ... chán quá, nói ra mà thêm buồn....hic, những thành phố đó đã phát triển trước chúng ta quá lâu...
    Được LongKing sửa chữa / chuyển vào 07:24 ngày 05/06/2005

Chia sẻ trang này