1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hà Nội một thời??? (ôn nghèo kể khổ tý)

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi Rookie, 18/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chuckle_over

    chuckle_over Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    1.635
    Đã được thích:
    0
    Hahhaaha đúng rồi, hồi xưa em chúa thích chơi cái trò đó, may mà chưa bị dính chưởng lần nào, chứ hội trẻ con trong cùng khu tập thể thì.... vô khối. Nhưng bị ăn chửi cũng te tua lắm.
    ..yêu Hà Nội cháu yêu Hà Nội..
  2. CANDYEYEZ

    CANDYEYEZ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2003
    Bài viết:
    540
    Đã được thích:
    0
    Tình cờ CanDyEyez đọc được trên báo một bài viết rất hay về "Hà Nội một thời" , post lên cho mọi người cùng thưởng thức nhé ...

    Hà Nội - mùa hoa Cúc 1972



    "Nhà ai sơ tán quên gài cửa/Để giò cúc muộn trắng lan can" (Thơ Thái Giang)
    Phóng sự của Hải Như
    Mùa hoa cúc của Hà Nội năm 1972, theo tôi, là một mùa hoa cúc mãi mãi đáng ghi nhớ trong lòng người Hà Nội. Đúng giữa mùa hoa cúc thì Hà Nội phải đương đầu với hàng đoàn B-52 Mỹ kéo vào ném bom rải thảm định san bằng, định xoá bỏ Hà Nội, ở đó có những làng hoa chuyên trồng cúc cho ngày Tết cổ truyền của một thủ đô đã ra đời ngót 10 thế kỷ.
    Năm nào cũng vậy, bước vào mùa hoa cúc từ cuối thu, những gia đình trồng hoa ở các làng hoa ngoại thành Hà Nội, đã nhằm chọn sẵn những khóm, những chậu cúc quý, cúc lạ, cúc đẹp đem để riêng. Các nhà chuyên môn trồng hoa ấy dùng kỹ thuật cổ truyền "hãm" ngày "khai hoa" lại, chờ giáp Tết mới mang ra chợ hoa, dành cho người Hà Nội mua về đón chào một mùa xuân mới.
    Trong những năm vừa qua, chưa có một năm nào Hà Nội lại được mùa cúc - mùa cúc lại nở nhiều, lại nở đẹp như năm 1972. Không riêng một tôi có nhận xét trên. Các anh chị em trong tổ trồng hoa Tết của Công ty công viên, các xã viên những hợp tác xã trồng hoa ở ngoại thành, các bạn yêu hoa, các nhà văn, nhà thơ tôi quen chỉ chuyên chơi cúc đều cùng một nhận xét. Cúc nở nhiều, nở đẹp làm sao, cúc vàng to, cúc vàng mỡ gà, cúc đại đoá, cúc "hoàng kim tháp", cúc vàng nhỏ, cúc trắng, cúc tím sẫm, cúc tím nhạt, cúc đỏ tía, cúc màu gạch, cúc "bạch mi", cúc "hồng mi", cúc tiền chinh vàng, cúc tiền chinh tím, cúc chi... ở các vườn Thống Nhất, Điện Biên, ở bờ Hồ, ở các gia đinh và ở cả trên các ụ pháo, trên các nóc hầm đều đua nhau nở đẹp.
    Già nửa dân số thủ đô đã sơ tán ra đi nhưng nhiều gia đình có người ở lại. Đó là những người có nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu, trong hoàn cảnh nào cũng không rời bỏ thủ đô. Có nhiều người ngày thường ít chú ý đến hoa nhưng những ngày này, tự nhiên tôi lại thấy cắm những bông cúc đại đoá ở giữa nhà. Hỏi ra mới biết người Hà Nội năm nay đón Tết sớm. Hoa cúc mua về cắm ở nhiều gia đình Hà Nội trong những ngày này là hoa mừng chiến thắng, hoa của Tết mừng công. Không một đêm nào "pháo đài bay" không lực Mỹ bay vào Hà Nội mà lại không bị sứt mẻ đội hình, lại không bị tên lửa của ta hạ chí ít cũng là hai chiếc, vậy thì phải cắm hoa, phải mua cúc về cắm chứ! Còn hơn một tháng nữa mới đến ngày Nguyên đán nhưng với những bông cúc vàng tươi sáng rực nhà, không khí của Tết cổ truyền đã đến nhiều gia đình Hà Nội. Người Hà Nội chơi cúc trong những ngày phải chiến đấu ác liệt với Nixon, trận này còn mang một ngụ ý riêng.
    Hoa cúc là một thứ hoa gần như của người phương Đông, nói một cách khác, người phương Đông thích chơi hoa cúc. Người Việt Nam chúng ta, kể cả người Nhật Bản rồi đến người Trung Quốc, hầu hết đều thích "đánh bạn" với cúc. Họ cúc thuộc loại họ lớn gồm 1.000 giống với trên hai vạn loài phân bổ rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Hoa cúc trong thơ của nhiều nhà thơ cổ được biểu hiện thành hoa của người ẩn dật, những người có tâm hồn cao thượng thời đó muốn xa lánh chốn đô hội phồn hoa. Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803) - một nhà tư tưởng lớn của thế kỷ thứ 18 và là người cộng tác thân thiết của Nguyễn Huệ trong trận đại phá 20 vạn quân xâm lược Mãn Thanh ở Thăng Long (30.1.1784) - đã nhìn hoa cúc theo cách nhìn riêng không theo người trước. Trong "Yên đài thu tập" ở một bài thơ tứ tuyệt, Ngô Thì Nhậm ca ngợi là hoa dấn thân: "Dẫu cho trời rét vẫn nở đầy núi" và "vượt hẳn các loài hoa khác để trang điểm mùa thu". Cũng giống Ngô Thì Nhậm, người Hà Nội trong những ngày đánh trả hàng đoàn B-52 của không lực Mỹ, đã nhìn hoa cúc theo cách nhìn rất riêng của người Hà Nội.
    Đã từ lâu, người Hà Nội trân trọng hoa cúc theo sự suy nghĩ độc lập của mình. Người Hà Nội coi hoa cúc là một loài hoa tượng trưng cho tình nghĩa thuỷ chung, nhớ cội, nhớ nguồn. Theo người Hà Nội, hoa cúc là một thứ hoa mà "diệp bất ly thân" tức: Lá cho dẫu héo vẫn bám chặt trên cành cùng héo với cành chứ không chịu lìa cành. Và "hoa bất lạc địa" tức: Hoa cho dẫu tàn mà cánh hoa vẫn gắn bó chặt chẽ với đài, chẳng chịu rời đài, không rơi lả tả xuống mặt đất như nhiều loài khác.
    Người Hà Nội chơi cúc trong những ngày này, theo tôi là để mượn cúc nói lên ý chí kiên cường sau trước thuỷ chung của mình với thủ đô yêu dấu. Ngắm màu vàng tươi, màu vàng rực, màu vàng lộng lẫy của hoa cúc ban ngày, người Hà Nội liên hệ đến màu vàng da cam, màu vàng đỏ của tên lửa ban đêm các chiến sĩ Hà Nội phóng lên bắn rơi B-52. Người Hà Nội sẽ mãi mãi biết ơn các chiến sĩ tên lửa Việt Nam đã bắn tan "một pháo đài bay" của không lực Mỹ ngay ở giữa làng hoa Ngọc Hà, ngoại thành Hà Nội. Những mảnh xác B-52 nát vụn rơi dưới chân những luống cúc ở làng hoa Ngọc Hà, nói với muôn đời sau chiến công hiển hách của Hà Nội hôm nay và cũng là những vật chứng đời đời về tội ác ghê tởm của Nixon, Nixon không thể nào hiểu nổi: Người Hà Nội bảo vệ Hà Nội là bảo vệ thủ đô của đất nước nhưng cũng là bảo vệ cái đẹp chơi hoa cúc - hoa của tình nghĩa thuỷ chung - trong những ngày Tết cổ truyền. Hà Nội kiên cường bảo vệ một nếp sống văn hoá mang rõ rệt tính lạc quan yêu đời, yêu cái đẹp của dân tộc Việt Nam.
    Đứng ở chân lễ đài từ quảng trường Ba Đình sáng hôm Hà Nội hạ một B-52 của Mỹ ở trước làng hoa Ngọc Hà, tôi đã vô cùng xúc động khi nghe hai công nhân, một nữ và một nam của tổ chăm sóc các vườn công khu Ba Đình nói với tôi về quyết tâm của tổ. Trong trường hợp giặc Mỹ có đánh phá ác liệt đến đâu thì một ngọn cỏ, một bông hoa của quảng trường Ba Đình vẫn sớm chiều có công nhân của tổ liền bên để tưới bón, chăm sóc. Dưới chân lễ đài lịch sử có hai vạt hoa cúc vàng rực rõ - hai "lạt ban hoa" - từ chuyên môn của tổ thiết kế các vườn hoa chỉ những vườn nhỏ hình chữ nhật chạy dài. Cúc ở hai vạt hoa dưới chân lễ đài là cúc "kim tiền" cả đơn và kép, nguyên sản của Châu Âu. Kim tiền là tên của ta đặt, tên tiếng Pháp là "susi" (souci) có nghĩa là tư lự, hoa "tư lự". Xin cảm ơn hai đồng chí công nhân sáng đó đã tặng tôi năm bông cúc "kim tiền", năm đoá hoa "tư lự" để tôi đem về cắm ở bình hoa trên bàn viết.

    Ice Ice Baby
  3. CANDYEYEZ

    CANDYEYEZ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2003
    Bài viết:
    540
    Đã được thích:
    0
    Tình cờ CanDyEyez đọc được trên báo một bài viết rất hay về "Hà Nội một thời" , post lên cho mọi người cùng thưởng thức nhé ...

    Hà Nội - mùa hoa Cúc 1972



    "Nhà ai sơ tán quên gài cửa/Để giò cúc muộn trắng lan can" (Thơ Thái Giang)
    Phóng sự của Hải Như
    Mùa hoa cúc của Hà Nội năm 1972, theo tôi, là một mùa hoa cúc mãi mãi đáng ghi nhớ trong lòng người Hà Nội. Đúng giữa mùa hoa cúc thì Hà Nội phải đương đầu với hàng đoàn B-52 Mỹ kéo vào ném bom rải thảm định san bằng, định xoá bỏ Hà Nội, ở đó có những làng hoa chuyên trồng cúc cho ngày Tết cổ truyền của một thủ đô đã ra đời ngót 10 thế kỷ.
    Năm nào cũng vậy, bước vào mùa hoa cúc từ cuối thu, những gia đình trồng hoa ở các làng hoa ngoại thành Hà Nội, đã nhằm chọn sẵn những khóm, những chậu cúc quý, cúc lạ, cúc đẹp đem để riêng. Các nhà chuyên môn trồng hoa ấy dùng kỹ thuật cổ truyền "hãm" ngày "khai hoa" lại, chờ giáp Tết mới mang ra chợ hoa, dành cho người Hà Nội mua về đón chào một mùa xuân mới.
    Trong những năm vừa qua, chưa có một năm nào Hà Nội lại được mùa cúc - mùa cúc lại nở nhiều, lại nở đẹp như năm 1972. Không riêng một tôi có nhận xét trên. Các anh chị em trong tổ trồng hoa Tết của Công ty công viên, các xã viên những hợp tác xã trồng hoa ở ngoại thành, các bạn yêu hoa, các nhà văn, nhà thơ tôi quen chỉ chuyên chơi cúc đều cùng một nhận xét. Cúc nở nhiều, nở đẹp làm sao, cúc vàng to, cúc vàng mỡ gà, cúc đại đoá, cúc "hoàng kim tháp", cúc vàng nhỏ, cúc trắng, cúc tím sẫm, cúc tím nhạt, cúc đỏ tía, cúc màu gạch, cúc "bạch mi", cúc "hồng mi", cúc tiền chinh vàng, cúc tiền chinh tím, cúc chi... ở các vườn Thống Nhất, Điện Biên, ở bờ Hồ, ở các gia đinh và ở cả trên các ụ pháo, trên các nóc hầm đều đua nhau nở đẹp.
    Già nửa dân số thủ đô đã sơ tán ra đi nhưng nhiều gia đình có người ở lại. Đó là những người có nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu, trong hoàn cảnh nào cũng không rời bỏ thủ đô. Có nhiều người ngày thường ít chú ý đến hoa nhưng những ngày này, tự nhiên tôi lại thấy cắm những bông cúc đại đoá ở giữa nhà. Hỏi ra mới biết người Hà Nội năm nay đón Tết sớm. Hoa cúc mua về cắm ở nhiều gia đình Hà Nội trong những ngày này là hoa mừng chiến thắng, hoa của Tết mừng công. Không một đêm nào "pháo đài bay" không lực Mỹ bay vào Hà Nội mà lại không bị sứt mẻ đội hình, lại không bị tên lửa của ta hạ chí ít cũng là hai chiếc, vậy thì phải cắm hoa, phải mua cúc về cắm chứ! Còn hơn một tháng nữa mới đến ngày Nguyên đán nhưng với những bông cúc vàng tươi sáng rực nhà, không khí của Tết cổ truyền đã đến nhiều gia đình Hà Nội. Người Hà Nội chơi cúc trong những ngày phải chiến đấu ác liệt với Nixon, trận này còn mang một ngụ ý riêng.
    Hoa cúc là một thứ hoa gần như của người phương Đông, nói một cách khác, người phương Đông thích chơi hoa cúc. Người Việt Nam chúng ta, kể cả người Nhật Bản rồi đến người Trung Quốc, hầu hết đều thích "đánh bạn" với cúc. Họ cúc thuộc loại họ lớn gồm 1.000 giống với trên hai vạn loài phân bổ rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Hoa cúc trong thơ của nhiều nhà thơ cổ được biểu hiện thành hoa của người ẩn dật, những người có tâm hồn cao thượng thời đó muốn xa lánh chốn đô hội phồn hoa. Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803) - một nhà tư tưởng lớn của thế kỷ thứ 18 và là người cộng tác thân thiết của Nguyễn Huệ trong trận đại phá 20 vạn quân xâm lược Mãn Thanh ở Thăng Long (30.1.1784) - đã nhìn hoa cúc theo cách nhìn riêng không theo người trước. Trong "Yên đài thu tập" ở một bài thơ tứ tuyệt, Ngô Thì Nhậm ca ngợi là hoa dấn thân: "Dẫu cho trời rét vẫn nở đầy núi" và "vượt hẳn các loài hoa khác để trang điểm mùa thu". Cũng giống Ngô Thì Nhậm, người Hà Nội trong những ngày đánh trả hàng đoàn B-52 của không lực Mỹ, đã nhìn hoa cúc theo cách nhìn rất riêng của người Hà Nội.
    Đã từ lâu, người Hà Nội trân trọng hoa cúc theo sự suy nghĩ độc lập của mình. Người Hà Nội coi hoa cúc là một loài hoa tượng trưng cho tình nghĩa thuỷ chung, nhớ cội, nhớ nguồn. Theo người Hà Nội, hoa cúc là một thứ hoa mà "diệp bất ly thân" tức: Lá cho dẫu héo vẫn bám chặt trên cành cùng héo với cành chứ không chịu lìa cành. Và "hoa bất lạc địa" tức: Hoa cho dẫu tàn mà cánh hoa vẫn gắn bó chặt chẽ với đài, chẳng chịu rời đài, không rơi lả tả xuống mặt đất như nhiều loài khác.
    Người Hà Nội chơi cúc trong những ngày này, theo tôi là để mượn cúc nói lên ý chí kiên cường sau trước thuỷ chung của mình với thủ đô yêu dấu. Ngắm màu vàng tươi, màu vàng rực, màu vàng lộng lẫy của hoa cúc ban ngày, người Hà Nội liên hệ đến màu vàng da cam, màu vàng đỏ của tên lửa ban đêm các chiến sĩ Hà Nội phóng lên bắn rơi B-52. Người Hà Nội sẽ mãi mãi biết ơn các chiến sĩ tên lửa Việt Nam đã bắn tan "một pháo đài bay" của không lực Mỹ ngay ở giữa làng hoa Ngọc Hà, ngoại thành Hà Nội. Những mảnh xác B-52 nát vụn rơi dưới chân những luống cúc ở làng hoa Ngọc Hà, nói với muôn đời sau chiến công hiển hách của Hà Nội hôm nay và cũng là những vật chứng đời đời về tội ác ghê tởm của Nixon, Nixon không thể nào hiểu nổi: Người Hà Nội bảo vệ Hà Nội là bảo vệ thủ đô của đất nước nhưng cũng là bảo vệ cái đẹp chơi hoa cúc - hoa của tình nghĩa thuỷ chung - trong những ngày Tết cổ truyền. Hà Nội kiên cường bảo vệ một nếp sống văn hoá mang rõ rệt tính lạc quan yêu đời, yêu cái đẹp của dân tộc Việt Nam.
    Đứng ở chân lễ đài từ quảng trường Ba Đình sáng hôm Hà Nội hạ một B-52 của Mỹ ở trước làng hoa Ngọc Hà, tôi đã vô cùng xúc động khi nghe hai công nhân, một nữ và một nam của tổ chăm sóc các vườn công khu Ba Đình nói với tôi về quyết tâm của tổ. Trong trường hợp giặc Mỹ có đánh phá ác liệt đến đâu thì một ngọn cỏ, một bông hoa của quảng trường Ba Đình vẫn sớm chiều có công nhân của tổ liền bên để tưới bón, chăm sóc. Dưới chân lễ đài lịch sử có hai vạt hoa cúc vàng rực rõ - hai "lạt ban hoa" - từ chuyên môn của tổ thiết kế các vườn hoa chỉ những vườn nhỏ hình chữ nhật chạy dài. Cúc ở hai vạt hoa dưới chân lễ đài là cúc "kim tiền" cả đơn và kép, nguyên sản của Châu Âu. Kim tiền là tên của ta đặt, tên tiếng Pháp là "susi" (souci) có nghĩa là tư lự, hoa "tư lự". Xin cảm ơn hai đồng chí công nhân sáng đó đã tặng tôi năm bông cúc "kim tiền", năm đoá hoa "tư lự" để tôi đem về cắm ở bình hoa trên bàn viết.

    Ice Ice Baby
  4. luckyluke42c1

    luckyluke42c1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    3.814
    Đã được thích:
    0
    Chuckle ngày xưa chơi cái trò gì mà khoái thế nhỉ? cũng là cái trò cắm pháo vào......rồi BÙM một phát ấy à? Hehehe........thảo nào ......
    And nothing else matters
    Lucky Luke
  5. luckyluke42c1

    luckyluke42c1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    3.814
    Đã được thích:
    0
    Chuckle ngày xưa chơi cái trò gì mà khoái thế nhỉ? cũng là cái trò cắm pháo vào......rồi BÙM một phát ấy à? Hehehe........thảo nào ......
    And nothing else matters
    Lucky Luke
  6. Quake3games

    Quake3games Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2003
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0

    Đọc bài của Rookie thấy hay quá, lại nhìn thấy ảnh thấy người HN leo lên tàu điện thấy sao mà nhớ HN quá. Xa HN 4 năm nay mà lòng lúc nào cũng bồi hồi nỗi nhớ. Nhớ khi giáp Tết cùng bạn bè kéo nhau ra Nhật Tân xem đào ( mà làng đào Nhật Tân sắp biến khỏi bản đồ rồi ), rồi phóng xe máy vào tận Bình Đà để mua pháo, bác Rookie là thế hệ 7x, còn em là thế hệ 8x . Mà tuổi thơ của em thì lại gắn liền với hồ 3 mẫu. Nhớ hồi nhỏ thường chạy theo mẹ ra hồ ba mẫu để giặt quần áo, bắt chuồn chuồn rồi nghịch ngắt cánh của nó đi. Thấy có người câu cá thì cũng bẻ một cành cây rồi buộc sợi chỉ rồi câu, chờ mãi mà chẳng được con cá nào . Rồi còn hái hoa dâm bụt, đi bắt ve bắt dế. Những trò đó có lẽ thế hệ HN sinh sau năm 85 không còn được thấy nữa. Rồi khi bé cứ sáng sáng dậy đứng từ tầng 2 nhìn thấy đoàn tàu hoả cách đó 1km hụ còi , chạy xình xịch, ngày nay thì sao, đứng tại chỗ tầng hai ngày xưa thì không còn nhìn thấy đoàn tàu hoả ngay xưa mà thay vào đó hàng loạt nhà 3,4 tầng kiên cố như hệ thống lô cốt, công sự. Rồi với nhịp độ xây dựng, hồ ba mẫu thu hẹp dần mà có lúc em tưởng như bị lấp hẳn. Những chỗ đất ngày xưa có cây ổi, cây dừa thì than ôi! ngày nay thay vào đó khối bê tông cốt thép kiên cố. Nhớ khi xưa ra bờ hồ nhìn tàu điện chạy rung chuông kêu leng ca leng keng. Cứ cuối tuần thì lại được bố mẹ chở ra phố Tràng Tiền ăn kem, vừa ăn kem vừa mút nước kem dây ra tay. Thời đó cuộc sống con người tuy nghèo nhưng mà tình cảm con người với nhau sao mà ấm áp quá. Nhớ ngày xưa cứ mỗi buổi sáng đi mẫu giáo, bố lại cắt cho một cái tem rồi mang đến lớp rồi đưa cho cô giáo. Rồi được ông nội chở đi mua gạo , rồi cũng đứng xếp hàng, rồi tối về ăn cơm có rưới nước mỡ và muối, thế mà mà sao hồi đó vẫn ăn khoẻ thế. Chứ còn bây giờ bảo em ăn thế thì chịu thôi.
    Thời gian trôi nhanh quá , nhớ lại từ khoảng thời gian đó đến nay thế mà cũng được gần 20 năm rồi. Thời gian đã trôi đi thì không quay trở lại.
  7. Quake3games

    Quake3games Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2003
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0

    Đọc bài của Rookie thấy hay quá, lại nhìn thấy ảnh thấy người HN leo lên tàu điện thấy sao mà nhớ HN quá. Xa HN 4 năm nay mà lòng lúc nào cũng bồi hồi nỗi nhớ. Nhớ khi giáp Tết cùng bạn bè kéo nhau ra Nhật Tân xem đào ( mà làng đào Nhật Tân sắp biến khỏi bản đồ rồi ), rồi phóng xe máy vào tận Bình Đà để mua pháo, bác Rookie là thế hệ 7x, còn em là thế hệ 8x . Mà tuổi thơ của em thì lại gắn liền với hồ 3 mẫu. Nhớ hồi nhỏ thường chạy theo mẹ ra hồ ba mẫu để giặt quần áo, bắt chuồn chuồn rồi nghịch ngắt cánh của nó đi. Thấy có người câu cá thì cũng bẻ một cành cây rồi buộc sợi chỉ rồi câu, chờ mãi mà chẳng được con cá nào . Rồi còn hái hoa dâm bụt, đi bắt ve bắt dế. Những trò đó có lẽ thế hệ HN sinh sau năm 85 không còn được thấy nữa. Rồi khi bé cứ sáng sáng dậy đứng từ tầng 2 nhìn thấy đoàn tàu hoả cách đó 1km hụ còi , chạy xình xịch, ngày nay thì sao, đứng tại chỗ tầng hai ngày xưa thì không còn nhìn thấy đoàn tàu hoả ngay xưa mà thay vào đó hàng loạt nhà 3,4 tầng kiên cố như hệ thống lô cốt, công sự. Rồi với nhịp độ xây dựng, hồ ba mẫu thu hẹp dần mà có lúc em tưởng như bị lấp hẳn. Những chỗ đất ngày xưa có cây ổi, cây dừa thì than ôi! ngày nay thay vào đó khối bê tông cốt thép kiên cố. Nhớ khi xưa ra bờ hồ nhìn tàu điện chạy rung chuông kêu leng ca leng keng. Cứ cuối tuần thì lại được bố mẹ chở ra phố Tràng Tiền ăn kem, vừa ăn kem vừa mút nước kem dây ra tay. Thời đó cuộc sống con người tuy nghèo nhưng mà tình cảm con người với nhau sao mà ấm áp quá. Nhớ ngày xưa cứ mỗi buổi sáng đi mẫu giáo, bố lại cắt cho một cái tem rồi mang đến lớp rồi đưa cho cô giáo. Rồi được ông nội chở đi mua gạo , rồi cũng đứng xếp hàng, rồi tối về ăn cơm có rưới nước mỡ và muối, thế mà mà sao hồi đó vẫn ăn khoẻ thế. Chứ còn bây giờ bảo em ăn thế thì chịu thôi.
    Thời gian trôi nhanh quá , nhớ lại từ khoảng thời gian đó đến nay thế mà cũng được gần 20 năm rồi. Thời gian đã trôi đi thì không quay trở lại.
  8. tamock

    tamock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Hình như cái hồ của Quake bây giờ đẹp cực, liễu rũ, gạch đỏ, mặt hồ xao động. Hồi về phép thấy rất nhiều đôi ở đó. Ít có thành phố nào thay đổi nhanh như Hà Nội nhỉ, cả bên trong bên ngoài, cả một thế kỷ vừa rồi.
  9. tamock

    tamock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Hình như cái hồ của Quake bây giờ đẹp cực, liễu rũ, gạch đỏ, mặt hồ xao động. Hồi về phép thấy rất nhiều đôi ở đó. Ít có thành phố nào thay đổi nhanh như Hà Nội nhỉ, cả bên trong bên ngoài, cả một thế kỷ vừa rồi.
  10. fantasyIX

    fantasyIX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2003
    Bài viết:
    844
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài viết của bác hay quá, vote cho bác 5* luôn. Em cũng đang ở châu Âu cũng có rất nhiều suy nghĩ về cuộc sống của người việt ơ châu Âu và cuộc sống của dân mình ở nhà. Tiếc là đọc bài này cuabác Roockie hơi muộn.
    Được fantasyIX sửa chữa / chuyển vào 01:30 ngày 13/01/2004

Chia sẻ trang này