1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hà Nội một thời??? (ôn nghèo kể khổ tý)

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi Rookie, 18/05/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. fantasyIX

    fantasyIX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2003
    Bài viết:
    844
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài viết của bác hay quá, vote cho bác 5* luôn. Em cũng đang ở châu Âu cũng có rất nhiều suy nghĩ về cuộc sống của người việt ơ châu Âu và cuộc sống của dân mình ở nhà. Tiếc là đọc bài này cuabác Roockie hơi muộn.
    Được fantasyIX sửa chữa / chuyển vào 01:30 ngày 13/01/2004
  2. fantasyIX

    fantasyIX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2003
    Bài viết:
    844
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài viết của bác hay quá, vote cho bác 5* luôn. Em cũng đang ở châu Âu cũng có rất nhiều suy nghĩ về cuộc sống của người việt ơ châu Âu và cuộc sống của dân mình ở nhà. Tiếc là đọc bài này của bác Rookie hơi muộn.
    Được fantasyIX sửa chữa / chuyển vào 01:31 ngày 13/01/2004
  3. fantasyIX

    fantasyIX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2003
    Bài viết:
    844
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài viết của bác hay quá, vote cho bác 5* luôn. Em cũng đang ở châu Âu cũng có rất nhiều suy nghĩ về cuộc sống của người việt ơ châu Âu và cuộc sống của dân mình ở nhà. Tiếc là đọc bài này của bác Rookie hơi muộn.
    Được fantasyIX sửa chữa / chuyển vào 01:31 ngày 13/01/2004
  4. connectoriam

    connectoriam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2003
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã mất bao thời gian đi tìm bài viết này, giờ lại thấy nó ở đây, rất vui mừng. Ngày trước, khi đọc những dòng tự sự của Rookie, tôi cũng đã vote cho anh 5* dưới nick Connector, bây giờ lại muốn vote tiếp. Tôi nhớ đây là bài viết chia tay TTVN của Rookie, đọc thấy vô cùng cảm động.
    Không biết bây giờ Rookie ra sao vì anh cũng ít vào diễn đàn, những người cùng thời với anh như Timothy, Hector, hoahongxanh123, Linly.... cũng không quay trở lại nữa. Các bạn đâu hết rồi ạ?
    Được Connectoriam sửa chữa / chuyển vào 09:05 ngày 13/01/2004
  5. connectoriam

    connectoriam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2003
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã mất bao thời gian đi tìm bài viết này, giờ lại thấy nó ở đây, rất vui mừng. Ngày trước, khi đọc những dòng tự sự của Rookie, tôi cũng đã vote cho anh 5* dưới nick Connector, bây giờ lại muốn vote tiếp. Tôi nhớ đây là bài viết chia tay TTVN của Rookie, đọc thấy vô cùng cảm động.
    Không biết bây giờ Rookie ra sao vì anh cũng ít vào diễn đàn, những người cùng thời với anh như Timothy, Hector, hoahongxanh123, Linly.... cũng không quay trở lại nữa. Các bạn đâu hết rồi ạ?
    Được Connectoriam sửa chữa / chuyển vào 09:05 ngày 13/01/2004
  6. dbp

    dbp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài bác Rookie lần này là lần thứ mấy rồi chẳng nhớ nữa. Lần nào cũng thấy hay quá, cứ như bác kể chuyện hộ mình vậy. Cái cảm xúc tuổi thơ thấy y hệt. Đồng cảm quá nên ký ức cứ trực trào hết cả ra. Mấy lần kìm lại vì nghĩ mình văn dốt chữ nát, viết ra người ta chê cười. Nhưng hôm nay cóc nhịn được nữa, lại đang rỗi rãi nên cứ post bừa lên. Bác nào không thích thì bỏ qua cho nhé.
    Nhà tớ ở ngay gần hồ Gươm, đi bộ vài phút là ra đến hồ. Mùa hè thì hoa phượng đỏ rực cả hai bên, lại soi bóng xuống mặt nước xanh, đẹp không thể tả. Nhớ lại mỗi sáng hè, vào lúc 5 giờ rưỡi lại có loa của phường gọi trẻ em đi tập thể dục. Thỉnh thoảng tập xong lại được các anh chị phụ trách cho đi xem phim ở cung thiếu nhi (cũng ngay gần hồ, trên đường Lý Thái Tổ). Có một giai đoạn, đi tập thể dục về, nếu ?otiện? thì bọn tớ ghé qua tòa báo Nhân dân ở 71 Hàng Trống. Số là thời đó hòm thư của tòa báo để ngoài đường mà lại bị hỏng cho nên người đi đường cũng mở lấy được thư ở trong. Trẻ con dại dột chả biết gì, toàn mở ra tìm tranh biếm họa của các tác giả gửi đến đăng báo. Tranh biếm họa phần lớn là đả kích bọn bành trướng TQ, đế quốc Mỹ và lũ diệt chủng Khơ me đỏ. Đôi lúc có cả lũ cực hữu Thái Lan, quân phiệt Nhật Bản. Ngoài ra cũng có tranh đả kích phe phẩy, đầu cơ và làm ăn cá thể trong nước (bây giờ ta gọi là các doanh nghiệp tư nhân). Lũ trẻ con bọn tớ mang tranh về, vẽ thêm đủ thứ lăng nhăng vào, rồi dán phong bì bỏ lại vào thùng! Sau đấy cứ chờ dài cổ mà không thấy báo đăng tranh ?ocủa mình?. Giờ nghĩ lại thấy buồn cười.
    Chiều đến thì cả lũ lại gọi nhau đi đá bóng. Ít người thì đá gôn tôm (trông gôn bằng chân), đông thì gôn bắt (bắt bằng tay). Vừa đá vừa phải ngó chừng các chú công an, bảo vệ và các anh lớn hơn. Nói chung là gặp bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mất bóng như chơi! Bóng rơi xuống hồ mà bị trôi ra xa thì cũng mất. Tối đến, ăn cơm xong lại rủ nhau chơi trốn tìm hoặc ném ống bơ (Nếu bác nào không biết thì xin giải thích vắn tắt thế này: cả lũ cầm dép ném vào một cái ống bơ (lon) đặt ở giữa, bắt một thằng làm ?oma? phải đi nhặt ống bơ và đuổi theo cho đến khi chạm được vào một đứa khác để bắt vào làm ?oma? thay mình. Thằng nào phải làm ?oma? lâu thì gọi là bị ?ohầm?). Rồi cũng cá chọi, quay, đủ cả. Tùy theo mùa, và tùy theo ?omốt? của năm đó - đúng như bác Rookie nói, cứ rộ lên từng đợt như ?odịch? vậy.
    Đúng là năm 84 mưa lớn. Nước hồ dâng ngập hết mặt đường, làm cho hồ với phố cứ trắng xóa cả một mảng mênh mông. Người lớn vất vả nhưng với trẻ con thì đấy là thiên đường. Vừa được nghỉ học, vừa được lội nước và câu tôm câu cá. Hàng xóm tớ có một nhà mấy anh em câu rất thiện nghệ nên tớ toàn bám càng đi theo. Chỉ vòng quanh bờ hồ mà lần nào cũng có cá chép, cá rô và tôm tăng gia. Sau khi nước rút thì mấy bác đấy còn trò câu lươn. Chỉ cần buộc mẩu giun vào đầu dây cước, thò xuống cái lỗ, ngoáy ngoáy dây một lúc rồi rút uỵch một cái thật mạnh là được một chú lươn đen bóng nhẫy. (Câu lươn giữa trung tâm thủ đô - bác nào nhận xét HN tiến lên từ cái làng đúng quá). Tớ cũng mầy mò bắt chước nhưng không bao giờ được cả, thế mới cú! Sau này ngẫm lại mới đoán là mấy bác ý có kinh nghiệm biết lỗ nào khả nghi có lươn, lỗ nào không, và cách rút lên cũng quan trọng. Thế mới biết ?otri thức? (hay ?ocông nghệ?) tạo sự khác biệt. ?oKinh tế tri thức? là đó chứ ở đâu?
    Tớ cũng còn nhớ mang máng hồi 79. Nhà tớ có cái đài xách tay vỏ da bố mua ở Sài gòn sau giải phóng, thường để ngay đầu giường. Vì thế cứ sáng sáng là tớ nghe oang oang bài ?oTiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới?. Chắc bác nào trẻ con hồi đó cũng đều nhớ bài hát này. Hồi ấy tòa nhà bưu điện HN chưa xây xong thì phải. Hình như là tiến độ chậm do chuyên gia Trung Quốc rút về nước. Về sau Liên Xô viện trợ cho làm nốt.
    Tối mùa hè, điện chỉ đủ đỏ dây tóc bóng đèn. Nóng nực vô cùng. Khổ cho các cụ phải quạt cho hai anh em tớ rã tay. Nóng quá thì cả nhà lại vác chiếu ra bờ hồ nằm. Nói chung là ra đến nơi thì thường thấy cả phố cũng kéo ra đấy cả, chiếu trải dọc theo chu vi hồ, phải đến cả vạn người mỗi tối. Trẻ con vô tư, mấy thằng cứ nằm nhìn trời sao, thấy cái nào di chuyển thì đinh ninh là vệ tinh Liên Xô. Đến chớm đêm trời mát rồi thì lại cuộn chiếu đi về nhà.
    Tết với trẻ con thì thích nhất là pháo rồi, khỏi phải nói. Bác gì kể chuyện cắm pháo vào c*t, tớ cũng có được chứng kiến! Tuy nhiên chưa có gan đốt thử lần nào. Ngoài ra đôi lúc nghịch ngợm nhét quả pháo tép vào lõi pháo cối (to bằng bắp chân), rồi châm ngòi vứt ra giữa đường, chủ yếu là nhằm mấy chị phụ nữ để dọa. Cũng khối lần hú vía vì có chị đi cùng chồng hay bạn trai mà lũ bọn tớ không để ý thấy. Tối đến thì tụ tập ở đầu phố, nhét pháo đùng xuống dưới ống bơ rồi đốt. Cả lũ thi xem pháo của thằng nào làm ống bơ bay cao nhất.
    Ngoài ra còn có trò mua pháo dây (là mấy cái dây màu hồng, trong có thuốc, đốt thì cháy xì xì và phun lửa ra để cho đẹp). Bọn tớ cuộn nó lại thành vòng, bọc giấy bạc bên ngoài thành hình cái nón, chỉ để thò ra đoạn dây mồi. Khi đốt thì dây cháy xì theo vòng tròn, làm cái nón bạc quay tít và hơi nhấc khỏi mặt đất. Đốt buổi tối thì trông như đĩa bay, rất đẹp.
    Còn một trò ?othâm? nữa, đó là làm mìn nổ chậm. Bẻ một đoạn hương, buộc vào ngòi quả pháo đùng, đốt hương rồi giấu vào một góc nào đó. Khi mẩu hương cháy chạm vào ngòi pháo thì pháo sẽ nổ. Người nào không biết thì chỉ nghe tiếng nổ bất ngờ mà không thấy ai châm ngòi pháo cả. Bọn tớ nấp một góc đứng nhìn người ta giật mình, cười rất khoái chí. Mấy lần suýt toi vì cái vụ mìn nổ chậm này, vì cả ?oquân ta? lẫn ?oquân nó? đều dễ mắc bẫy. Lại là một trò nghịch dại nữa.
    Tóm lại là có rất nhiều trò xung quanh quả pháo. Bọn trẻ con bây giờ không được chơi pháo, an toàn hơn nhưng cũng hơi tiếc.
    Được dbp sửa chữa / chuyển vào 05:50 ngày 14/01/2004
  7. dbp

    dbp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài bác Rookie lần này là lần thứ mấy rồi chẳng nhớ nữa. Lần nào cũng thấy hay quá, cứ như bác kể chuyện hộ mình vậy. Cái cảm xúc tuổi thơ thấy y hệt. Đồng cảm quá nên ký ức cứ trực trào hết cả ra. Mấy lần kìm lại vì nghĩ mình văn dốt chữ nát, viết ra người ta chê cười. Nhưng hôm nay cóc nhịn được nữa, lại đang rỗi rãi nên cứ post bừa lên. Bác nào không thích thì bỏ qua cho nhé.
    Nhà tớ ở ngay gần hồ Gươm, đi bộ vài phút là ra đến hồ. Mùa hè thì hoa phượng đỏ rực cả hai bên, lại soi bóng xuống mặt nước xanh, đẹp không thể tả. Nhớ lại mỗi sáng hè, vào lúc 5 giờ rưỡi lại có loa của phường gọi trẻ em đi tập thể dục. Thỉnh thoảng tập xong lại được các anh chị phụ trách cho đi xem phim ở cung thiếu nhi (cũng ngay gần hồ, trên đường Lý Thái Tổ). Có một giai đoạn, đi tập thể dục về, nếu ?otiện? thì bọn tớ ghé qua tòa báo Nhân dân ở 71 Hàng Trống. Số là thời đó hòm thư của tòa báo để ngoài đường mà lại bị hỏng cho nên người đi đường cũng mở lấy được thư ở trong. Trẻ con dại dột chả biết gì, toàn mở ra tìm tranh biếm họa của các tác giả gửi đến đăng báo. Tranh biếm họa phần lớn là đả kích bọn bành trướng TQ, đế quốc Mỹ và lũ diệt chủng Khơ me đỏ. Đôi lúc có cả lũ cực hữu Thái Lan, quân phiệt Nhật Bản. Ngoài ra cũng có tranh đả kích phe phẩy, đầu cơ và làm ăn cá thể trong nước (bây giờ ta gọi là các doanh nghiệp tư nhân). Lũ trẻ con bọn tớ mang tranh về, vẽ thêm đủ thứ lăng nhăng vào, rồi dán phong bì bỏ lại vào thùng! Sau đấy cứ chờ dài cổ mà không thấy báo đăng tranh ?ocủa mình?. Giờ nghĩ lại thấy buồn cười.
    Chiều đến thì cả lũ lại gọi nhau đi đá bóng. Ít người thì đá gôn tôm (trông gôn bằng chân), đông thì gôn bắt (bắt bằng tay). Vừa đá vừa phải ngó chừng các chú công an, bảo vệ và các anh lớn hơn. Nói chung là gặp bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mất bóng như chơi! Bóng rơi xuống hồ mà bị trôi ra xa thì cũng mất. Tối đến, ăn cơm xong lại rủ nhau chơi trốn tìm hoặc ném ống bơ (Nếu bác nào không biết thì xin giải thích vắn tắt thế này: cả lũ cầm dép ném vào một cái ống bơ (lon) đặt ở giữa, bắt một thằng làm ?oma? phải đi nhặt ống bơ và đuổi theo cho đến khi chạm được vào một đứa khác để bắt vào làm ?oma? thay mình. Thằng nào phải làm ?oma? lâu thì gọi là bị ?ohầm?). Rồi cũng cá chọi, quay, đủ cả. Tùy theo mùa, và tùy theo ?omốt? của năm đó - đúng như bác Rookie nói, cứ rộ lên từng đợt như ?odịch? vậy.
    Đúng là năm 84 mưa lớn. Nước hồ dâng ngập hết mặt đường, làm cho hồ với phố cứ trắng xóa cả một mảng mênh mông. Người lớn vất vả nhưng với trẻ con thì đấy là thiên đường. Vừa được nghỉ học, vừa được lội nước và câu tôm câu cá. Hàng xóm tớ có một nhà mấy anh em câu rất thiện nghệ nên tớ toàn bám càng đi theo. Chỉ vòng quanh bờ hồ mà lần nào cũng có cá chép, cá rô và tôm tăng gia. Sau khi nước rút thì mấy bác đấy còn trò câu lươn. Chỉ cần buộc mẩu giun vào đầu dây cước, thò xuống cái lỗ, ngoáy ngoáy dây một lúc rồi rút uỵch một cái thật mạnh là được một chú lươn đen bóng nhẫy. (Câu lươn giữa trung tâm thủ đô - bác nào nhận xét HN tiến lên từ cái làng đúng quá). Tớ cũng mầy mò bắt chước nhưng không bao giờ được cả, thế mới cú! Sau này ngẫm lại mới đoán là mấy bác ý có kinh nghiệm biết lỗ nào khả nghi có lươn, lỗ nào không, và cách rút lên cũng quan trọng. Thế mới biết ?otri thức? (hay ?ocông nghệ?) tạo sự khác biệt. ?oKinh tế tri thức? là đó chứ ở đâu?
    Tớ cũng còn nhớ mang máng hồi 79. Nhà tớ có cái đài xách tay vỏ da bố mua ở Sài gòn sau giải phóng, thường để ngay đầu giường. Vì thế cứ sáng sáng là tớ nghe oang oang bài ?oTiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới?. Chắc bác nào trẻ con hồi đó cũng đều nhớ bài hát này. Hồi ấy tòa nhà bưu điện HN chưa xây xong thì phải. Hình như là tiến độ chậm do chuyên gia Trung Quốc rút về nước. Về sau Liên Xô viện trợ cho làm nốt.
    Tối mùa hè, điện chỉ đủ đỏ dây tóc bóng đèn. Nóng nực vô cùng. Khổ cho các cụ phải quạt cho hai anh em tớ rã tay. Nóng quá thì cả nhà lại vác chiếu ra bờ hồ nằm. Nói chung là ra đến nơi thì thường thấy cả phố cũng kéo ra đấy cả, chiếu trải dọc theo chu vi hồ, phải đến cả vạn người mỗi tối. Trẻ con vô tư, mấy thằng cứ nằm nhìn trời sao, thấy cái nào di chuyển thì đinh ninh là vệ tinh Liên Xô. Đến chớm đêm trời mát rồi thì lại cuộn chiếu đi về nhà.
    Tết với trẻ con thì thích nhất là pháo rồi, khỏi phải nói. Bác gì kể chuyện cắm pháo vào c*t, tớ cũng có được chứng kiến! Tuy nhiên chưa có gan đốt thử lần nào. Ngoài ra đôi lúc nghịch ngợm nhét quả pháo tép vào lõi pháo cối (to bằng bắp chân), rồi châm ngòi vứt ra giữa đường, chủ yếu là nhằm mấy chị phụ nữ để dọa. Cũng khối lần hú vía vì có chị đi cùng chồng hay bạn trai mà lũ bọn tớ không để ý thấy. Tối đến thì tụ tập ở đầu phố, nhét pháo đùng xuống dưới ống bơ rồi đốt. Cả lũ thi xem pháo của thằng nào làm ống bơ bay cao nhất.
    Ngoài ra còn có trò mua pháo dây (là mấy cái dây màu hồng, trong có thuốc, đốt thì cháy xì xì và phun lửa ra để cho đẹp). Bọn tớ cuộn nó lại thành vòng, bọc giấy bạc bên ngoài thành hình cái nón, chỉ để thò ra đoạn dây mồi. Khi đốt thì dây cháy xì theo vòng tròn, làm cái nón bạc quay tít và hơi nhấc khỏi mặt đất. Đốt buổi tối thì trông như đĩa bay, rất đẹp.
    Còn một trò ?othâm? nữa, đó là làm mìn nổ chậm. Bẻ một đoạn hương, buộc vào ngòi quả pháo đùng, đốt hương rồi giấu vào một góc nào đó. Khi mẩu hương cháy chạm vào ngòi pháo thì pháo sẽ nổ. Người nào không biết thì chỉ nghe tiếng nổ bất ngờ mà không thấy ai châm ngòi pháo cả. Bọn tớ nấp một góc đứng nhìn người ta giật mình, cười rất khoái chí. Mấy lần suýt toi vì cái vụ mìn nổ chậm này, vì cả ?oquân ta? lẫn ?oquân nó? đều dễ mắc bẫy. Lại là một trò nghịch dại nữa.
    Tóm lại là có rất nhiều trò xung quanh quả pháo. Bọn trẻ con bây giờ không được chơi pháo, an toàn hơn nhưng cũng hơi tiếc.
    Được dbp sửa chữa / chuyển vào 05:50 ngày 14/01/2004
  8. dbp

    dbp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    ***
    Thập kỷ 80 là thời loạn. Lạm phát làm giá cả tăng từng ngày. Vụ ?obù da vào xương? (bù giá vào lương) và đổi tiền như những cú gậy trời giáng đánh vào cái lưng oằn của công nhân viên chức. Lương bố mẹ tớ cộng lại chỉ đủ nuôi cả nhà trong vòng 1 tuần. Thịt thì tiêu chuẩn một vài lạng một người mỗi tháng. Gạo thì người lớn 13 cân, trẻ em 10 cân.
    Chuyện xếp hàng thì các bác nói cả rồi, thôi không kể lại nữa. Xung quanh mấy cái cục gạch đấy mà bao nhiêu là mồ hôi nước mắt, và đôi khi cả máu nữa.
    Từ độ 83, 84 bắt đầu thấy xuất hiện hàng tâm lý chiến Trung quốc. Nói thế này chắc các bác thời bây giờ ngạc nhiên: hồi đó hàng TQ có tiếng là tốt và bền. Ví dụ như phích nước TQ có vỏ sơn tráng men rất đẹp, khi thì vẽ con chim công sặc sỡ, khi thì bông hoa hồng tươi rói, mà giữ nhiệt chả kém phích Liên Xô là mấy, lại nhẹ hơn đến ba, bốn lần. Phích Rạng Đông nhà ta so với Tàu thì như nhà quê. So với xe đạp Phượng Hoàn, Thống Nhất nhà mình cũng còn lâu mới đuổi kịp.
    Thời đó nếu không phải trong một số ít gia đình có hoàn cảnh đặc biệt thì cách đổi đời duy nhất là đi nước ngoài, (chủ yếu là đi Đông Âu). Đi học, nghiên cứu sinh, đi xuất khẩu lao động, ... Bao nhiêu chuyện cười ra nước mắt xung quanh việc đi Tây, có viết ra thì chắc phải thành tiểu thuyết vài trăm trang. Đến trường, nhìn đứa nào có bố hay mẹ đi tây là biết ngay: quần áo đầy đủ lành lặn, nếu áo lông Đức càng sang, cặp da, đi giầy trẻ em Liên Xô, mặt mũi không hốc hác vì bị suy dinh dưỡng.
    Tình hình an ninh trật tự thời đó khá căng. Phơi quần áo mà không để ý thì mất như chơi. Quần đùi cũng mất . Vì ở chung đụng cho nên chuyện nghi ngờ lẫn nhau, cãi cọ xô xát là chuyện cơm bữa. Trẻ con đi học thì lúc nào cũng canh cánh sợ bị trấn lột. Tớ còn nhớ có lần chứng kiến một vụ xô xát giữa hai hội ?oquân khu?: Hôm đó có hai anh mặc may ô, quần bộ đội, đi ?ogò? Tiền phong, xách một túi dao phay đèo nhau trên xe đạp đi vào giữa phố, mắt đảo quanh như đang tìm ai đó. Bất thình lình hai anh quân khu ?ophố nhà? từ trong ngõ vọt ra, cầm gậy nện một cú thôi sơn vào gáy anh ngồi sau. Khổ thân anh này, chỉ biết ngã vật ra rồi nằm đó, máu rỉ ra từ tai. Anh còn lại cũng bị đánh đau phải bỏ chạy. Tớ hơi bị sốc! Với trẻ con như tớ thì những hình ảnh như thế cứ đọng lại mãi, không bao giờ hết được.
    Tình hình đến mức khổ cùng cực thì đổi mới. Lúc đó là năm 86. Bác Nguyễn Văn Linh ra khâu hiệu: ?oĐổi mới hay là chết?, rồi viết loạt bài chống tiêu cực dưới tên NVL. Thời đó chuyện tiêu cực đăng trên báo đảng là chuyện lạ. Sau đổi mới thì cuộc sống khác hẳn. Gạo, thịt, tuy chưa thừa mứa nhưng rất sẵn. Các bác nông dân ngoại thành mang gà, lợn, rau,.. vào bán tận cửa. Cửa hàng mậu dịch quốc doanh vắng như chùa bà đanh.
    Về văn hóa văn nghệ thì có kịch của Lưu Quang Vũ, sau lại có truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (bắt đầu từ ?oTướng về hưu?), truyện ?oCái đêm hôm ấy đêm gì? của Phùng Gia Lộc, v.v.. gây những tiếng vang lớn. Trẻ con bắt đầu được xem Walt Disney trên truyền hình trung ương, thay vì mấy cái hoạt cảnh đại loại kiểu ?oChú thỏ trắng thông minh? do các em mẫu giáo đóng, mặt các em lúc nào cũng cau cau. ?oThỏ trắng? nói chuyện với ?osóc nâu? mà cứ như các cụ đọc diễn văn, 5 phút mới xong một câu. Có một thời kỳ, nếu thông báo chương trình ngày hôm sau của đài THVN không nói phim nước nào thì khán giả mặc nhiên tự hiểu là sẽ chiếu phim Mỹ!
    Nhìn chung là ngay sau đổi mới cuộc sống cởi mở và dễ chịu hơn rất nhiều. Thời đó cũng là lúc bọn tớ tuổi ?oteen?, bắt đầu hóng hớt chuyện người lớn (và cũng bắt đầu để ý các bạn gái). Vì thế những thay đổi của mấy năm này có tác động rất lớn.
    Vài năm sau đó tình hình có hơi khác một chút. Cuộc sống lúc này đã khá hơn nhiều, nhưng đời sống xã hội thì trầm lại. Cụm từ hay gặp trên báo chí đã chuyển từ ?oĐổi mới hay là chết? sang ?oNhờ có sự nghiệp đổi mới do Đ... đề xướng, người dân ta đã có cuộc sống ấm no hơn?. Lúc đó bắt đầu bước sang thập kỷ 90...
    Được dbp sửa chữa / chuyển vào 06:02 ngày 14/01/2004
  9. dbp

    dbp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    ***
    Thập kỷ 80 là thời loạn. Lạm phát làm giá cả tăng từng ngày. Vụ ?obù da vào xương? (bù giá vào lương) và đổi tiền như những cú gậy trời giáng đánh vào cái lưng oằn của công nhân viên chức. Lương bố mẹ tớ cộng lại chỉ đủ nuôi cả nhà trong vòng 1 tuần. Thịt thì tiêu chuẩn một vài lạng một người mỗi tháng. Gạo thì người lớn 13 cân, trẻ em 10 cân.
    Chuyện xếp hàng thì các bác nói cả rồi, thôi không kể lại nữa. Xung quanh mấy cái cục gạch đấy mà bao nhiêu là mồ hôi nước mắt, và đôi khi cả máu nữa.
    Từ độ 83, 84 bắt đầu thấy xuất hiện hàng tâm lý chiến Trung quốc. Nói thế này chắc các bác thời bây giờ ngạc nhiên: hồi đó hàng TQ có tiếng là tốt và bền. Ví dụ như phích nước TQ có vỏ sơn tráng men rất đẹp, khi thì vẽ con chim công sặc sỡ, khi thì bông hoa hồng tươi rói, mà giữ nhiệt chả kém phích Liên Xô là mấy, lại nhẹ hơn đến ba, bốn lần. Phích Rạng Đông nhà ta so với Tàu thì như nhà quê. So với xe đạp Phượng Hoàn, Thống Nhất nhà mình cũng còn lâu mới đuổi kịp.
    Thời đó nếu không phải trong một số ít gia đình có hoàn cảnh đặc biệt thì cách đổi đời duy nhất là đi nước ngoài, (chủ yếu là đi Đông Âu). Đi học, nghiên cứu sinh, đi xuất khẩu lao động, ... Bao nhiêu chuyện cười ra nước mắt xung quanh việc đi Tây, có viết ra thì chắc phải thành tiểu thuyết vài trăm trang. Đến trường, nhìn đứa nào có bố hay mẹ đi tây là biết ngay: quần áo đầy đủ lành lặn, nếu áo lông Đức càng sang, cặp da, đi giầy trẻ em Liên Xô, mặt mũi không hốc hác vì bị suy dinh dưỡng.
    Tình hình an ninh trật tự thời đó khá căng. Phơi quần áo mà không để ý thì mất như chơi. Quần đùi cũng mất . Vì ở chung đụng cho nên chuyện nghi ngờ lẫn nhau, cãi cọ xô xát là chuyện cơm bữa. Trẻ con đi học thì lúc nào cũng canh cánh sợ bị trấn lột. Tớ còn nhớ có lần chứng kiến một vụ xô xát giữa hai hội ?oquân khu?: Hôm đó có hai anh mặc may ô, quần bộ đội, đi ?ogò? Tiền phong, xách một túi dao phay đèo nhau trên xe đạp đi vào giữa phố, mắt đảo quanh như đang tìm ai đó. Bất thình lình hai anh quân khu ?ophố nhà? từ trong ngõ vọt ra, cầm gậy nện một cú thôi sơn vào gáy anh ngồi sau. Khổ thân anh này, chỉ biết ngã vật ra rồi nằm đó, máu rỉ ra từ tai. Anh còn lại cũng bị đánh đau phải bỏ chạy. Tớ hơi bị sốc! Với trẻ con như tớ thì những hình ảnh như thế cứ đọng lại mãi, không bao giờ hết được.
    Tình hình đến mức khổ cùng cực thì đổi mới. Lúc đó là năm 86. Bác Nguyễn Văn Linh ra khâu hiệu: ?oĐổi mới hay là chết?, rồi viết loạt bài chống tiêu cực dưới tên NVL. Thời đó chuyện tiêu cực đăng trên báo đảng là chuyện lạ. Sau đổi mới thì cuộc sống khác hẳn. Gạo, thịt, tuy chưa thừa mứa nhưng rất sẵn. Các bác nông dân ngoại thành mang gà, lợn, rau,.. vào bán tận cửa. Cửa hàng mậu dịch quốc doanh vắng như chùa bà đanh.
    Về văn hóa văn nghệ thì có kịch của Lưu Quang Vũ, sau lại có truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (bắt đầu từ ?oTướng về hưu?), truyện ?oCái đêm hôm ấy đêm gì? của Phùng Gia Lộc, v.v.. gây những tiếng vang lớn. Trẻ con bắt đầu được xem Walt Disney trên truyền hình trung ương, thay vì mấy cái hoạt cảnh đại loại kiểu ?oChú thỏ trắng thông minh? do các em mẫu giáo đóng, mặt các em lúc nào cũng cau cau. ?oThỏ trắng? nói chuyện với ?osóc nâu? mà cứ như các cụ đọc diễn văn, 5 phút mới xong một câu. Có một thời kỳ, nếu thông báo chương trình ngày hôm sau của đài THVN không nói phim nước nào thì khán giả mặc nhiên tự hiểu là sẽ chiếu phim Mỹ!
    Nhìn chung là ngay sau đổi mới cuộc sống cởi mở và dễ chịu hơn rất nhiều. Thời đó cũng là lúc bọn tớ tuổi ?oteen?, bắt đầu hóng hớt chuyện người lớn (và cũng bắt đầu để ý các bạn gái). Vì thế những thay đổi của mấy năm này có tác động rất lớn.
    Vài năm sau đó tình hình có hơi khác một chút. Cuộc sống lúc này đã khá hơn nhiều, nhưng đời sống xã hội thì trầm lại. Cụm từ hay gặp trên báo chí đã chuyển từ ?oĐổi mới hay là chết? sang ?oNhờ có sự nghiệp đổi mới do Đ... đề xướng, người dân ta đã có cuộc sống ấm no hơn?. Lúc đó bắt đầu bước sang thập kỷ 90...
    Được dbp sửa chữa / chuyển vào 06:02 ngày 14/01/2004
  10. connectoriam

    connectoriam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/10/2003
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Bác dbp kể chuyện thật cảm động, tôi đọc mà hình dung được cuộc sống của các anh chị thế hệ trước tôi, lại sống ở Thành Phố, cực khổ như thế nào. Tôi sinh ra ở nông thôn, ngày bé thường nhìn về phía một góc trời sáng rực và tưởng tượng cuộc sống ở đó là cảnh "thần tiên". Bố mẹ tôi bảo ở phía góc trời ấy có điện thắp cả đêm, có xe ôtô, có tàu điện ngầm, có phở.... những thứ chỉ có trong mơ của tôi mà thôi.
    Rất mong được nghe các bác kể tiếp ạ!

Chia sẻ trang này