1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

HÀ NỘI - Những Khoảnh Khắc Kỳ Diệu( P4)/ HOA XƯA /SƯA - Không phải hoa sữa

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi esheep, 15/04/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chip_hoi

    chip_hoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    831
    Đã được thích:
    0
    Chụp à? Cuối tuần à? Cho em đi với...lâu quá rồi em chả được đi đâu chị Cừu ơi.....
    ý mà còn nhớ tới em không chị Cìu?
  2. slough

    slough Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    529
    Đã được thích:
    0
    Một cây cầu qua chuyến đi về miền Trung
    Người dân Huế vẫn thường coi Trường Tiền là cây cầu định mệnh của Huế. Tình yêu chưa bước sóng đôi qua cầu là tình yêu chưa chín. Hận thù chưa giải được trên cầu thì thù hận chưa nguôi. Uy vũ chưa tuyệt lộ trên cầu thì chưa phân thắng bại. Đến Huế mà chưa đứng trên cầu là chưa vô tới Huế, chỉ mới tạt qua Huế mà thôi. Phải chăng vì thế mà từ ngày có mặt, tuy nằm yên một cõi, Trường Tiền đã mang những vết hằn lịch sử sâu nặng nhất của một xứ Huế thăng trầm theo thế sự.
    Và tôi đã quyết định chọn Huế như một điểm đến ?ocũ người mới ta? trong chuyến du hý mùa hè này đế bổ sung Trường Tiền vào bộ ảnh cầu của tôi.
    Bỏ lại sau lưng chuyện phiền toái khuấy động trong tôi suốt mấy tuần liền, bỏ lại sau lưng những mệt mỏi sau một hành trình dài ngồi trên tàu, nhận xong phòng nghỉ ngay trên phố Trần Quang Khải cách ngã 6 của trung tâm thành phố chỉ vài con dao quăng, tôi hăm hở xách ?osúng đạn? rồi nhảy xích lô hùng hục đi về phía Trường Tiền. Gió chiều la đà đang dần khép lại một ngày nóng nực và oi ả của mùa hè miền Trung. Hôm nay người dân ngùn ngụt đổ về hai bên bờ sông Hương và ngay dưới chân cầu để được hưởng thụ khoảnh khắc đẹp và lãng mạn nhất của thành phố. Từng đôi bồ câu ngồi tỉ tê trò chuyện. Nhấp nhô một vài hàng quán cóc bán cho du khách trong mùa lễ hội. Thấp thoáng lũ trẻ con nô đùa trên triền cỏ rộng xa xa. Cô hàng nước vồn vã buộc từng túi nước mía để sẵn sàng bán cho khách bộ hành. Những chiếc ghế thấp lè tè như viên gạch, nằm xúm xít vây quanh bà chủ bán chè búp. Nhà hàng ngay trên dòng sông Hương trang hoàng ánh điện rực rỡ để phục vụ bữa tối cho du khách giới thượng và trung lưu. Thời khắc vẫn lừng lững trôi, mọi người vẫn mải miết làm công việc của mình, chỉ một điều đặc biệt là họ ngồi đâu, làm gì,? nhưng tầm nhìn thì vẫn luôn hướng về cây cầu Trường Tiền uốn lượn vắt qua dòng sông Hương.
    [​IMG]
  3. slough

    slough Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    529
    Đã được thích:
    0
    Dáng chiều tà phả xuống mặt sông vẫn còn lấp ló, thì cây cầu đã trở mình và bắt đầu tỏa sáng?
    [​IMG]
    Được slough sửa chữa / chuyển vào 21:02 ngày 14/06/2006
  4. slough

    slough Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    529
    Đã được thích:
    0
    Và thêm rực rỡ với ánh sáng nhiều màu sắc chạy dài trên suốt các nhịp cầu.
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. slough

    slough Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    529
    Đã được thích:
    0
    Đầu tiên cứ mỗi nhịp lại một màu ánh sáng (đỏ, vàng, lục, lam, da cam, trắng), sau đó chùm sáng lại đổi mầu theo từng 3 nhịp cầu một. Rồi toàn bộ cầu chuyển hết về một sắc màu. Cứ như thế lặp đi lặp lại, lúc chậm rãi, lúc lại giữ màu thật lâu, và không bao giờ thay đổi đột ngột. Mặt sông vẫn phẳng lặng như tờ, thỉnh thoảng lắm mới thấy một vài con đò dọc ngang trở khách du ngoạn trên sông.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  6. slough

    slough Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    529
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Dòng người trên cầu vẫn ngược xuôi qua lại. Làn trong dành cho xe gắn máy, xe đạp và xích lô nhộn nhịp, hối hả. Hai làn bên cầu dành cho người đi bộ, chốc chốc họ lại dừng bước nghỉ chân, đứng vịn vào thành cầu và đưa mắt về phía xa xa, phía núi Ngự, phía cầu Phú Xuân dành cho ô tô và phương tiện nặng, hay thôn Vĩ Dạ,? mà có khi cũng chả biết họ nhìn đi đâu.
  7. slough

    slough Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    529
    Đã được thích:
    0
    Phóng tầm mắt về phía ngược lại, nơi mình vừa đứng đó, tôi lại được ngắm thành phố từ bên này sông Hương. Đó là tháp truyền hình của VTV đang soi mình xuống nước. Đó là khách sạn Hương Giang mờ tối nằm xa hơn.
    [​IMG]
    Vùng ánh sáng xanh trong ảnh nầy phát ra từ sân khấu biểu diễn ca trù dưới nước. Ngay trước mặt vẫn còn nhìn thấy rõ hai quả vó của dân chài. Chỗ tôi đứng chụp bức ảnh nầy chính là cảnh vừa diễn ra màn trình diễn áo dài của lễ hội.
    ?
    Nhịp cầu cong cong như chiếc lược ngà vẫn đứng đó tỏa sáng. Không biết đêm nay nó sẽ sáng mãi, hay cũng phải đi ngủ sớm như cuộc sống đêm vốn dĩ ở Huế. Tôi nói sớm là so với khu đô thị như Hà Nội mà thôi. Nhưng được đi chụp toàn bộ thân cầu như thế này vẫn là chưa thoả, tôi quyết định thả mình trên triền cỏ rộng (dù hơi bẩn), mắt vẫn dõi theo từng nhịp sáng trên cầu. Tự nhiên thấy lòng hả hê lắm lắm!!!
    Tiếng ếch ộp vẫn kêu ì oạp?
  8. slough

    slough Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    529
    Đã được thích:
    0
    Ngược dòng lịch sử?
    (ST)
    Trong các thế kỷ trước muốn qua lại đôi bờ, người ta phải dùng các tuyến đò ngang như bến đò Kim Long, Thừa Phủ, bến đò Cồn, v.v... Mãi đến cuối thế kỷ 19 để đáp ứng nhu cầu nối đường quốc lộ Bắc-Nam và cuộc sống của nhân dân thành phố, cầu Trường Tiền được bắt đầu kiến lập.
    Theo nhiều sử sách cho biết, cầu được hãng Eiffel (Pháp) xây dựng từ những năm 1897-1899 thì hoàn tất, và ngay lúc ấy, cầu đã được xây thành 6 vài 12 nhịp, chiều dài 401,1m, bề ngang lòng cầu 6m20 (nay 5m40), mặt cầu lúc đó chỉ mới lát bằng gỗ lim.
    Năm 1904 cầu Trường Tiền bị bão năm Thìn làm hư hỏng nặng. Sau hai năm cầu được sửa lại. Lần này lòng cầu được đúc bằng bê tông cốt thép.
    Năm 1937 cầu mới được ?ođại trùng tu? và mở thêm 2 hành lang hai bên dành cho người đi bộ, xe đạp với những vòm lan can được nới rộng ra ở 5 trụ cầu giữa hai vài để có chỗ dừng chân ngắm cảnh, không gây cản trở người đi lại. Do thiết kế lòng cầu xe cơ giới và hành lang đi bộ là một mặt phẳng liền, ranh giới ở giữa là những nhịp cầu, nên mặt cầu vừa thoáng, vừa rộng, lại thuận tiện cho việc giải toả nhanh những lúc ùn tắc. Lần sửa này chỉ có 3 tháng.
    Năm 1946 toàn quốc kháng chiến chống Pháp, cầu bị đặt mìn đánh sập 2 vài phía tả ngạn. Hai năm sau cầu được sửa tạm để đi lại.
    Năm 1953 cầu bắt đầu được tái thiết như cũ, một năm sau thì hoàn thành.
    Năm 1968 do chiến tranh cầu lại bị sụp đổ một lần nữa. Năm sau được chính quyền đương thời cho thay thế bằng một vài cầu gỗ, và cứ như vậy kéo dài mãi đến năm 1991.
    Năm 1991-1995 cầu Trường Tiền mới thật sự khôi phục sửa chữa. Ðơn vị chủ đầu tư: Sở GTVT Thừa Thiên-Huế. Ðơn vị thi công : Công ty cầu 1 Thăng Long. Lễ khai thông cầu được tổ chức ngày 19/5/1995 nhân dịp kỷ niệm 105 Ngày sinh Bác Hồ.
    Từ năm xây dựng xong cho đến nay, cầu Trường Tiền có 5 tên gọi khác nhau:
    - 1899-1907: được đặt tên Thành Thái, vì kiến trúc dưới thời Thành Thái.
    - 1914-1918: chínnh quyền thực dân Pháp đổi tên thành cầu Clémenceau, là tên của Thủ tướng Pháp lúc bấy giờ.
    - Năm 1945 chính quyền địa phương đổi tên thành cầu Nguyễn Hoàng- người có công khai phá mở mang vùng đất Thuận Hoá giữa thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 17.
    - Từ năm 1995 sau khi khôi phục sửa chữa đến nay, cầu Trường Tiền được gắn bảng đồng với tên ?oTràng Tiền?. Với tên mới này không ít người cho rằng cầu Trường Tiền nay đã khác xưa, nên phải có tên mới. Quả vậy, sau lần sửa này, cầu Trường Tiền đã biến dạng đi nhiều.
    Bốn cái tên Thành Thái, Clémenceau, Nguyễn Hoàng, Tràng Tiền người dân Huế không quen dùng mà chỉ gọi cái tên tục của nó là cầu Trường Tiền. Vì xa xưa, bên kia tả ngạn đối diện cầu, triều đình Huế có thành lập một công trường đúc tiền gọi tắt là Trường Tiền.
    Cầu Trường Tiền có dáng dấp mềm mại, uyển chuyển, thông thoáng, nhẹ nhàng rất thích hợp với tâm hồn trầm lắng, cuộc sống ung dung, thanh thản, tế nhị, dịu dàng của người dân xứ Huế. Cầu được bắc qua khúc sông thơ mộng, nhộn nhịp nhất của Huế, và qua bao lần sửa chữa vẫn giữ được màu sơn nhũ bạc. Chiếc cầu là một hình tượng nghệ thuật trắng xoá giữa dòng sông xanh, nên có người ví cầu như chiếc lược ngà cài trên mái tóc thề tiểu thư đài các. Ðây là một tác phẩm kiến trúc đặc sắc nhất của thành phố văn hóa, du lịch và di sản nhân loại.
  9. kdbubu

    kdbubu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Bài viết:
    1.679
    Đã được thích:
    0
    tiếng thở lòng khe khẽ!! hômnay hà thành bỗng nhiên trời mưa không dự trước !! gió lay động xào xạc nhưng đơn tình sắp rời!!chớp có sượt qua bầu trời không thấy rõ !! rồi có ai nói với ai!! hôm nay đặc biệt nhỉ!! lạ lòng thế!! hôm qua! trời không xoa dịu cái hồn người thấp thỏm chờ chiều bớt nắng!! để lướt hoài trên con đường thân quen!! nhìn xuống phía xa sông!! có cây cầu đang xây!! sắp tới !! chắc nó nhẹ đi không phải gồng mình như trước nữa!!! hà thành có cầu long biên!! tôi lấy nó là ý tưởng đầu trong bức tranh không bao giờ hoàn thiện!!cái sắc đỏ bao chùm lấy hơn trăm năm có lẻ!! hà nội và những cây cầu!! ngoài đời !! ai nhìn vào nó cững hình như là vững chãi!! nhưng hay đứng trên nó !! dừng lại!! bám chặt vào thành ....rung lên...gió lại lay động!! trời lại mưa!! ít ra hôm nay cũng là ngày đặc biệt hình như thế!! đừng thấy những ảo tưởng bên ngoài để tìm ra chân lý!! đừng lại lắng nghe!!!nó vụt qua!! ai là người tình cảm!!!!!!
  10. meoluoi81

    meoluoi81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2005
    Bài viết:
    579
    Đã được thích:
    0
    thôi cho tớ xin đi chết đây!!!
    cầu Tràng Tiền nhà mình hoành tráng quá, cứ tưởng bạn Sun lại chụp ở đâu đó trong bộ cầu London
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này