1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hà nội những năm tuổi thơ

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi idiot60, 24/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. idiot60

    idiot60 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2002
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Hà nội những năm tuổi thơ

    Tôi tuổi Giáp Thìn 1964. Ông bà nội tôi là dân Từ sơn Bắc ninh về Hà nội lập nghiệp đầu thế kỷ 20. Ông ngoại là con một gia đình quan lại người Thừ thiên Huế được bổ về Hà thành làm quan đến đời mẹ tôi khoảng 5 đời gì đó. Bà ngoại tôi là dân tiểu thương ở chợ Đồng xuân. Đến nay trong lý lịch của tôi vẫn khai: Quê quán - Bắc Ninh, Quê quán mẹ Hà nội.Tôi sinh ở Hà nội tại nhà hộ sinh Cây đa nhà bò.
    Những hình ảnh đầu tiên mà tôi luôn nhớ trong tuổi thơ của mình không phải là Hà nội. Năm 1967, tôi theo truòng của mẹ tôi sơ tán bom Mỹ ở vùng Cổ miếu Đông Anh Hà nội. Mẹ con tôi ở trong một cái nhà tranh vách đất ở chân đê sông Cà lồ. Bó tôi lúc đó công tác tại Hà nội. Cạnh nhà mẹ con tôi cũng là một gia dình nữa 1 mẹ và một con. Hai bà mẹ Giáo viên và hai dứa bé 4-5 tuổi ở biệt lập cách xa những khu nhà khác. Cạnh nhà chúng tôi ở là nmột gian lớp học ban ngày là lớp học buổ tối là nơi sinh hoạt họp tập thể của thày và trò. Vào nhưng buổi lớp học trống các học sinh hay lên đó học bài. Hôm đấy vào buổi sáng một ngày tháng 6 năm 1967, mẹ tôi cắp cái chậu Liên xô ra giếng giặt quàn áo. Tôi ở nhà được gửi cho cô giáo Yến đang bị mệt bên cạnh nhà. Ngồi trên cái giường của hai mẹ con và nghịch mấy cái ô tô gỗ bố mang về nhân lễ 1/6, tôi bỗng nghe thấy tiếng máy bay gầm rú cùng những tiếng nổ. Như những đứa trẻ thời chiến khác tôi chui tọt vào cái hầm mà bố tôi đã đào cho hai mẹ con ở gầm giường. Cái hầm ấy là một thế giới nhỏ của tôi với cái ngách đào lõm vào đặt một ngọn đèn dầu, đây là nơi tôi giấu những chú dễ mà mình bắt được. Thỉnh thoảng một bác cóc to xu lại nhảy xuông hầm và điềm nhiên chén hết những chú dễ nhỏ. Lần ấy chưa bao giờ tôi thấy tiếng máy bay gầm rú to đến thế, tiếng bom ầm ầm rung rinh mặt đất. Tôi cũng chảng nhớ tôi đã đã sợ và khóc thét lên như thế nào. Cô giáo Yên ở bên cạnh nghe tôi khóc vội bò sang hầm của tôi bế tôi chạy sang hầm bên nhà cô giáo nhưng cái hầm nhỏ quá cô lại phải đưa tôi sang cái hầm cá nhân gần đấy. Mỗi lần tôi chạy ra khỏi hầm lại thấy những chiếc máy bay gầm rú lao xuông ngôi truòng bé nhỏ của mẹ tôi ném bom vào dãy nhà học sinh, lớp học, xuởng thực tập và phòng thí nghiệm. Những thay trò chay đi chạy lại cứu các đồ dùng giảng dạy và những người trúng bom. Tôi ngồi tròng cái hầm cá nhân, nóc có đạy một cái nắp tết bằng rơm bông thấy cái gì đỏ sập xuống nóc hầm và khói nồng nặc. Tôi ho sặc sụa, rồi lửa cú cháy trên nóc hầm, nóng và ngiột ngạt, tôi chảng còn nhớ gì nữa.
    Sau này mẹ tôi kể lại, lúc đấy mẹ tôi chạy đi cứu phòng thí nghiệm đến lúc sực nhớ nhìn về nhà thì không thấy nhà đâu nữa chỉ thấy một đám cháy . Mẹ tôi vội chạy về nhà lao vào cái đống đất cát, và tranh tre ấy bới thì chẳng thấy tôi đâu, trên những xà tre đổ sập là những ruột gan quần áo của mấy học sinh học bài trong lớp học bị trung bom vắt lòng thòng. Đinh ninh rằng tôi đã chết mẹ tôi gào khóc cô giáo Yến khi ấy mới bò từ hầm của mình ra và chỉ cho mẹ tôi chỗ cô đã dấu tôi. Nhấc cái nắp hầm cháy xem ra thì tôi đã ngất xỉu từ kúc nào và quần áo bị cháy xém.
    Hình ảnh đầu tiên mà tôi nhớ khi tỉnh dậy là mẹ tôi ôm ghì lấy tôi trong một cái hố cá nhân nông choèn trên bờ đê sông Cà lồ. Đầu mẹ đội một cái mũ rơnm cháy xém một nửa. Khu truờng của mẹ tôi đang bốc cháy vá lốp bốp tiếng nhưngc quả bom bi nổ chậm còn sót. Tôi chẳng cảm giác gii chỉ thấy hơi đau bên sườn chỗ mà tôi bị hai viên bi bắn phải khá nông nên mẹ tôi đã nặn được viên bi ra. Cách hai mẹ con tôi độ mấy mét là hai mẹ con cô giáo Yến. Tôi co tiếc gì trong ngồi nhà cháy đó không? Có lẽ là mấy cái ô tô gỗ và đàn dế
    Đến nay tôi đã sang Mỹ làm việc một vài lần, con cái tôi thích uống Coca-Cola. Tôi đã thấy được sự giàu có của Nước Mỹ nhưng ấn tượng lần đầu tiên tiếp xúc với văn hoá Mỹ của tôi là không đổi. Gia đình cô giáo Yến và Gia đình tôi trở thành hai gia đình thân thiết hơn ruột thịt. Tôi gọi cô là Mẹ và cô em gái tôi ra đời sau sự kiện này cũng gọi Mẹ Yến.
    ================================================​

    Buổi chiều hôm đó bà con ở Cổ miếu và Đào thục chạy vào giúp các cô giáo và học sinh của trường thu dọn. Tôi và anh Dũng con mẹ Yến được một toán học sinh dẫn sang Đào Thục một làng nổ tiếng với nghề rối nước. Các anh chị học sinh thương hai đứa bé vừa bế vừa cõng trên con đường qua vườn vải và nmột rặng phi lao dài rất đẹp nối hai làng Cổ Miếu và Đào Thục. Chúng tôi thì lại chẳng thích được cõng cứ đòi nhảy xuống dùng cái roi làm bằng cành phi lao vụt vào mấy bờ cỏ làm lũ châu cấu cào cào nhảy lên và vồ.
    Mẹ con tôi được bố trí ở nhà Ông Học một nghệ nhân múa rối nươc của làng. Ông Học trước đây là trung nông có một cơ ngơi to. Ông đã từng có công dấu cán bộ cách mạng trong thời kỳ kháng chiến. Ông dấu cán bộ trong một cái ngách của cái giếng trong ngay truơccúa nhà. Hàng ngày dùng gàu đưa thức ăn xuống. Khi Pháp đến tìm ông không khai và chỉ chỗ nên đã bị chúng chặt mất ngón tay cái bàn tay phải. Lúc rỗi ông vẫn dẫn tôi đến bên giếng chỉ cho cai hóc nhỏ nằm dưới bui dương xỉ nơi ông đã dấu người cán bộ.
    Cũng nhờ việc này vào thời kỳ cải cách ruộng đất Ông Học vẫn giữ được cơ ngơi của mình. Ông ở trong ngôi nhà chính cao ráo ở giữ khoảnh đất. Đầng trước nhà là một cái sân gạch to và rộng. Đằng sau nhà ông ông chia hai mảnh cho hai nguồi con trai lúc ây cũng đang tại ngũ. Xung quanh nhà ông là một mảnh vuờn rộng tôi không bao giờ quên được ánh năng lung linh trong vườn và vị hương chua ngọt của những quả chay trong vườn. Cuối mảnh vườn ông có 1 cái ao với một cái nhà gỗ bé xíu nơi ông để con rối và thình thoảng các cụ đến đây tạp múa rối nươc.. Khoảnh vườn bên kia bờ ao ông giành cho dựng một lớp học tạm cho truờng mẹ tôi.

    Tôi, anh Dũng và các cậu bé con em giáo viên cùng với lũ trẻ cháu Ông Học suốt ngày chạy nhảy chơi trong khu vườn đấy ánh nắng cùng chay bưởi na... hoặc chạy sang những nhà hanng xóm trong những ngõ cổ dài hút với nhưng ông chó đá ngôi trước cửa. Chung toi chui ruc khắp nơi, ăn uống ở các gia đình trong lang khi thì bát cơm nguội chan nước xuýt, khi thi ăn tấm bánh đuc ngô, bánh đúc gạo
    Được sự giúp đỡ của bà con nông dân hai làng Cổ Miếu và Đào Thục việc ăn ở và hoc tập của trường mẹ tôi trỏ lại ổn định. Mẹ tôi và mẹ Yến lại đi dạy còn chúng tôi thì suốt ngày chạy nhả chơi đùa. Có những lần mẹ tôi đang dạy học tôi chạyn theo hào giao thông quanh lớp học chui qua gầm bàn mà các anh chị đang ngồi học nhô cái đầu trọc lốc đầy trốc và lở lên nhìn lên bảng. Đây có lẽ là nhung bài học đầu tiên trong đời của tôi. Tôi cung không hiểu mẹ dạy gì nhưng chỉ thấy mẹ "vẽ : lên bảng những chữ số, dấu công, số 8 nằm dọc và nằm ngang và muôn vàn hình khó hiểu nữa. Tôi chảng hiểu gì nhưng thấy các anh chị học sinh rất chănm chú tôi cung hiểu đấy là những gì rất nghiêm trọng và trân trong nên bao nhiêu nghịch ngợm chạy đâu mất hết cứ ngồi thao láo nhìn lên bảng. Phát hiện ra cậu học trò đặc biệt mẹ tôi đi từ từ xuông miệng vẫn giảng bài. Đến gần bàn mà tôi đang ngồi, mẹ tôi nó rất nhỏ nhưng dứt khoát "Con đi ra ngoài!" Lúc ấy tôi thấy mẹ mình oai lắm khác hẳn bà mẹ vấn lấy lá xoan tắm để chữa ghẻ cho tôi xót ơi là xót.

    Vậy đấy một cậu trai tạm gọi là người Hà nội, nhưng hình ảnh đầu tiên trong đời của tôi không là Hồ Gươm, không là que kem, bát phở ... mà là nhưng làng ngoại thành đẹp, hiền hoà và nhũng gia đình nông dân tót bung của hai làng Đào Thục và Cổ Miếu.-Đông Anh - Hà nội.
    Mẹ tôi và mẹ Yến đã 70 tuổi. Mẹ Yến chuyển vào Sài gòn, mẹ tôi ở Hà nội nhưng hai bà mẹ vẫn hàng tuần gọi điện thoại cho nhau kể tội của hai cậu con giai là tôi và anh Dũng cùng chuyện về những đứa cháu.

    ==========================================​

    Xin kể tiếp lần sau " về hà nội học vỡ lòng"

Chia sẻ trang này