1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hà Nội ơi, mỗi khi lòng xác xơ, tôi vội vã trở về ... Nơi dành cho những người có trái tim hướng về

Chủ đề trong '7X Đà Nẵng' bởi sutubienbong, 22/06/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. emilydang

    emilydang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/01/2006
    Bài viết:
    423
    Đã được thích:
    0
    Thấy tò mò về công việc của bạn quá. Trái ngược không gian và thời gian như thế chắc cũng rất bất tiện trong sinh hoạt đời thường. Những dòng tâm sự của bạn rất thật, và 7X ĐN luôn chào đón những người bạn chia sẻ những suy nghĩ thật vào đây. Những lời sáo rỗng giả dối đã gặp quá nhiều rồi, quá chán ghét rồi. Thay mặt mọi người , Emily chúc bạn, mẹ bạn và gia đình bạn giáng sinh vui vẻ.
  2. pthuy

    pthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2003
    Bài viết:
    759
    Đã được thích:
    0
    Tôi làm nghề gì ư, thật vui nếu tôi kể được cho bạn.
    Noel năm đó rét, tôi ở vùng ngoại ô Hà Nội. Lần trước về nhà bố tôi bệnh đang nằm trên giường,ông xua tay bảo
    - Con về quê đi, mảnh đất này không hợp với con. Về quê với ông Tài, bố nói chuyện với ông cả rồi. Con cứ về làm cùng ông , lấy vợ ở quê.
    Nhà tôi ở gần chợ Đồng Xuân, ngay cạnh phố Trần Nhật Duật, thời ấy loạn vô cùng. Dân giang hồ tù tội kéo nhau lập bến bãi suốt một dải từ cầu Long Biên đến Bách Cổ. Các anh hùng trấn giữ từng khoảnh làm nghề bốc vác, thực sự là cướp của. Một thùng hàng bé tẹo chục klg tính đến 5 nghìn đồng. Dân buôn và hành khách è cổ ra trả không dám ho he. Những tay anh chị mặc áo Mỹ đi xe wyn đỏ vê ga ầm ầm lượn như cá vàng. Những cái tên Khánh Trắng, Thành Xăm, Hiền Đen, Thọ Lột, Dân Chấn, Bình Còm làm kinh sợ bao người. Xế bên trong con phố Đào Duy Từ bán thuốc phiện cả dãy đến thành danh là đảo Xi Xin. Xóc đĩa bày công khai trên hè phố. Những con nghiện vật vờ mắt trắng dã, sểnh ra là trộm vặt.
    Tôi yêu mảnh đất tôi sinh ra, không sung sướng gì khi giãi bầy những tăm tối nơi chôn rau, cắt rốn. Nhưng sự thực của những năm đầu thập kỷ 90 là vậy. Tôi kiếm tiền tiêu vặt bằng đủ ngón, trấn của bọn nghiện, cướp của bọn đánh bạc và hớt tay trên của bọn cửu vạn. Có lần một gã đàn anh trưởng bến đứng cùng lũ đàn em vây quanh tôi chỉ mặt chửi, hỏi biết nó là ai. Tôi giơ bàn tay che mắt nói. Bàn tay tôi che mắt tôi *** thấy mặt trời đâu. Tôi rút dao kề vào sườn gã nói. Dù cho đàn em ông đông nhưng lúc này không nhanh bằng tôi. Gã trưởng bến xua đàn em tản ra, kéo tôi vào quán giọng vui vẻ như chỗ thân tình. Gã nhận tôi làm em và cho 1,5 triệu. Tôi mua con xe 78 màu mắm tôm chạy phành phạch khắp phố. Đôi khi tôi đi chém thuê,không nhiều lời. Tôi rình con mồi và xả theo hợp đồng. Khâu bao nhiêu mũi tuỳ tay dao và yêu cầu. Nhưng tính tôi cũng thuơng người, chẳng qua vì đồng tiền mà phải làm. Tôi chém những đường dao sợt trên đầu con mồi đủ để lật làn da, vào viện khâu dăm mũi. Mấy hôm là lành. Khách hàng thấy con mồi đi viện vui vẻ thanh toán chẳng thắc mắc.
    Bố tôi gọi tôi vào khóc nói
    - Từ nhỏ con là người ham đọc sách, hiểu hơn các anh chị. Bố rất tin tưởng vào con thành người.Thôi con nghe bố về quê, nhà mình phải có ai đó sinh sống ở quê. Con thương bố thì nghe lời bố, bố không còn sống bao lâu nữa đâu.
    Nhảy xe ôm đi có 15 cây về đến quê, ông Tài hình như đã được bố tôi nói trước, sắp cho tôi chỗ ở và công việc. Hàng chiều tôi đi mua lợn ở các làng lân cận với chú Chính, sáng sớm đậy phụ chú mổ lợn cho chủ các sạp hàng mọi nơi đến lấy.
    Nghề lái lợn phải thật điêu, cũng vì dân bán lợn cũng gian. Trước khi bán họ cho lợn ăn no. Chú Chính sai tôi bắt, tôi vụng về lóng ngóng làm lợn xổng chạy tứ tung, bao giờ con lợn ỉa *** vung vãi, thở hồng hộc tôi mới bắt được. Lúc ấy nó cũng hao đi vài cân. Chú Chính cưởi bả lả với người bán
    - Thằng cháu mới ở Hà Nội về chơi, cho nó học nghề, đúng là dân thành thị chả được tích sự gì.
    Các mác thành thị và màn kịch không biết tóm lợn cũng có ích. Buổi sáng làm thịt lợn, tôi tóm đuôi con lợn nặng tạ kéo sềnh sệch, ra đến sàn mổ láng xi măng, tóm cẳng vật uỵch một cái, đè nghiến cho chú chọc tiết.
  3. pthuy

    pthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2003
    Bài viết:
    759
    Đã được thích:
    0
    Tôi hoà nhập nhanh với cuộc sống, buổi tối ra cánh đồng ngửi mùi hương lúa thơm ngát, đứng ở sân đình trêu gái làng. Mỗi lần tôi ba hoa, gái ở làng tròn xoe mắt nhìn. Tập hợp đủ thứ tạp nham từ cuộc sống tạp nhạp và mớ sách hay đọc, tôi làm khối thiếu nữ quê cha tôi háo hức lắng nghe. Đã thế tôi lại còn kéo bè cánh. Đây là sở trường của tôi , ở đâu tôi cũng kết bè cánh được. Thế là tôi và đám trai làng cha tôi sang làng bên tán gái. Cứ thế tôi sống mà không hề thấy nhớ Hà Nội, bố tôi mừng vì tôi đã quen thuộc với quê hương.
    Đêm ấy là Noel. Tôi đi ngủ sớm, ở quê không ai chơi Noel. Bỗng nhiên có tiếng xe máy ở sân, ông Tài gọi tôi xuống. Tôi đứng trên gác nhìn thấy anh tôi. Tim tôi thót lại. Giữa đêm hôm rét cóng thế này, anh về đây làm gì.?
    Ông Tài đợi tôi xuống sân nói
    - Mặc áo về nhà đi con, bố con mất rồi.
    Ai đó đưa tôi áo, tôi mặc và đi ra đầu ngõ chỗ bờ ao. Mọi người hỏi chuyện anh tôi , tiếng nói vọng ra câu được câu mất. Gió lạnh buốt tai, tôi ngồi khóc bên bờ ao. Tôi lờ mờ nhận thấy cuộc đời tôi sẽ không còn êm đềm nữa .
    Tang bố xong họp gia đình, mọi người hỏi tôi sẽ làm gì. Tôi biết làm gì, nghề không, vốn liếng không, học hành dang dở.Nhưng lòng tự trọng của thằng đàn ông tuổi hai mươi đã khiến tôi bình thản trả lời
    - Tôi lo được thân tôi
    Từ ấy tôi đi vào một quãng đời cho đến tận bây giờ tôi vẫn thấy đau đớn. Con thú trong tôi được về với rừng, hay bản chất xấu tìm về nơi có cơ hội phát triển
  4. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    Năm ấy rét lắm! Tôi nhớ rõ là đêm ấy trời mưa, đội trần mà đi, lên sinh nhật anh. Cái thuở mà Admin của cái mạng này to như bố cụ, hoành tráng lắm. Anh chơi với toàn những thằng tai to mặt lớn, nào là Giáo Hoàng T3, nào là Hoà Thượng thích Đủ thứ, nào là thằng Hải béo gian hùng, nào là...Các em Mod Min xinh tươi của cái mạng này.
    Trong câu chuyện đêm ấy, anh bảo tôi: Bao giờ phá được mười cái trinh tao mới lấy vợ. Vậy mà cũng phải đến năm thứ 32, anh tuổi Tý, năm ấy được. Anh mới phá được 7 cái thì đã bị trói. Anh bảo đời tao thế là hết rồi.
    DCM cái đất HN lắm trò! Nhớ anh, nhớ bạn, nhớ mọi người, cả những đứa đêm nào đấy ôm ấp, mơn trớn, ve vãn, cả những thứ ngọt đến lự người, hoặc cay đắng có thể khóc được. Thèm khóc!
    Năm ấy rét, nhưng tình người ấm hơn bây giờ, không có chuyện lên chơi với nhau: đêm mặc mẹ chúng mày! ân cần và chân tình lắm.
    Năm ấy rét! Năm nay rét hơn, quay đi quay lại cũng mấy năm rồi. Tự nhiên thấy rằng được cười chút nào đó về những ngày Hn xưa ấy.
    Tự nhiên thèm cái cảm giác Lâm châu một ngày. Sũng sĩnh và ướt át!
    Được anhdialan sửa chữa / chuyển vào 12:48 ngày 24/12/2006
  5. pthuy

    pthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2003
    Bài viết:
    759
    Đã được thích:
    0
    Vì là dịp giáng sinh lên tôi được nghỉ ngơi vài ngày. Tôi ra ga bắt chuyến tàu đi Lào Cai lúc 10 giờ tối, không có hành lý mang theo như mọi người. Len lỏi mãi mới tìm được số ghế của mình, hai cô cậu có dáng sinh viên được nghỉ tết Tây trên đường về nhà. Họ đang rủ rỉ trên phần ghế của tôi. Chẳng lẽ xua họ dậy, đằng nào tôi cũng đi kiếm vé nằm, kệ cho họ bên nhau. Tôi đi xuống toa nằm qua tám toa khác chật ních người. Chỉ một phút thoả thuận với nguwòi trực toa, tôi leo lên giường nằm có chăn gối, ngủ một giấc đến nửa đêm , lúc hai giờ sáng thì mò đi ăn. Chén xong bát mỳ ở toa phục vụ, tôi làm chén trè nóng của người bán rong nhấp nháp và nhìn ra cửa sổ, nơi màn đên thun thút, gió lạnh quất vào mặt. Bao nhiêu năm qua rồi nhỉ ? Văn Chấn, Ngã Ba Kim, Mù Cang Chải những địa danh với hình ảnh của chúng liên tiếp xuất hiện trong đầu. Tôi định xuống ga Yên Bái để đi Văn Chấn, nhưng nghĩ loanh quanh tôi lại đi tiếp lên Phố Lu. Đến nơi trời đã sáng rõ, sương mù giăng kín, lúc này hơi thở ra đã ngưng thành làn khói. Vớ người xe ôm gần nhất, chúng tôi đi thêm vài chục cây số nữa. Mọi cái thay đổi đã nhiều, đường xá, cầu cống hai nơi tôi đến họ đã chuyển đi. Một nơi họ không nhận ra tôi, bà bán hàng tạp hoá giờ đã gần 90. Cho dù tôi cố nhắc lại những cái mà tôi nghĩ bà sẽ nhơ ngay, bà vẫn ù ờ. Bà hỏi tôi vợ con chua, làm gì. Tôi biếu bà một triệu làm người xe ôn từ nãy vẫn đang tò mò xem tôi là ai, đi có việc gì giật mình. Chào bà cụ, lúc lên xe tôi nói với người xe ôm
    - Hồi xưa bà cụ bao sẽ về Hà Nội thăm mình, chắc chẳng bao giờ cụ về được.
    Để người xe ôm bên ngoài đường, tôi đi lên ngôi nhà ở lưng chừng cái núi nhỏ ven đường. Mua mấy cân măng khô, mật ong có vẻ dại khiến tôi đổi ý không mua. Bà bán hàng lúc nhận tiền bảo
    - Trông chú quen quen
    Tôi cười, định nói mình từng ở đây rất lâu lại thôi. Một vài mối tri ân của tôi không còn ở đây nữa, người đã chuyển vào Nghệ An, một người chuyển về Thường Tín. Tôi bảo xe ôm đưa lại ga tàu. Hơn 10 giờ hôm qua tôi về đến Hà Nội, kết thúc một chuyến đi về gần 800klm để mua ba cân măng khô và một bộ quần áo may bằng vải thổ cẩm
  6. sutubienbong

    sutubienbong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2006
    Bài viết:
    1.630
    Đã được thích:
    0
    Anh à, Hà Nội hôm nay lạnh lắm! Em như loài chim, đầu mùa đông đã "vội vã" bay về phương Nam tránh rét. Ở phương Nam, em tưởng được ấm áp. Thế mà em không chịu nổi nhiệt! Cái nóng cứ như muốn thiêu đốt, nuốt chửng em. Em lại nhớ Hà Nội, nhớ mùa đông, lại "vội vã trở về" đối diện với từng đợt gió mùa đông bắc, cắt da, cắt thịt...
    Nhưng em biết, một mình, em sẽ đi qua hết từng con phố ở Hà Nội, đi qua mùa đông lạnh lẽo nơi này...
    Tất cả rồi sẽ qua... Hết đông, mùa xuân sẽ về...
  7. pthuy

    pthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2003
    Bài viết:
    759
    Đã được thích:
    0
    Chiều mưa biên giới anh đi về đâu
    Sao còn đứng ngóng mây giang đầu..
    Tôi xách chiếc túi rời khỏi quán nước, đi chuyến xe cuối cùng trong ngày về thị xã Tiên Yên. Cô hàng nước địa đầu Móng Cái cũng lụi cụi dọn hàng. Một toán bộ đội biên phòng hết giờ trực mặc quần áo lót rủ nhau ra sông tắm, bãi tắm ngay dưới chân cây cầu xi măng cũ kỹ. Xe ô tô chuyển bánh để lại đám bụi màu trắng khiến cô hàng nước vội vàng giơ tay bịt mặt. Về đến Tiên Yên, tôi xuống xe vào quán ăn chén một bụng cơm no căng, rồi châm thuốc lá ra ngã ba thị trấn cách đó vài bước chân hoà vào mấy người đợi xe đi Lạng Sơn theo đường Đình Lập. Một chiếc xe tải lùa hết chúng tôi lên thùng sau. Và dường như khi thu tiền xong, tài xế xe tải đã quên bẵng là trên thùng xe có đám người hỗn tạp. Chiếc xe lao chồm chồm trên con đường gập gềnh đầy đá sỏi, ô trâu ,ổ gà. Làm đám khách đằng sau liêu xiêu, dúi dụi vào nhau. Tôi ôm chiếc túi nhỏ vào lòng, cố không để ai chạm vào nó. Cuối cùng vì quá mệt mỏi, đám káhch cũng ngả ngiêng dựa dẫm vào nhau gà gật. Một chị phụ nữ chừng ba mươi áp mà dựa vào lưng tôi ngủ ngon lành. Chiếc xe chạy hết đêm không nghỉ.
  8. pthuy

    pthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2003
    Bài viết:
    759
    Đã được thích:
    0
    Sẽ chẳng bao giờ Lạng Sơn hỗn loạn như những năm đầu thập kỷ 90. Người tứ xứ kéo nhau về mảnh đất chật chội này theo tiếng gọi của đồng tiền. Cái đồng tiền nó có mùi như mật khiến ruồi bu kịt lại. Và tiền thì dễ kiếm hơn bao giờ hết. Chỉ mua hàng đầu chợ bán cho khách dưới xuôi ở bãi đậu xe cuối chợ là kiếm ngon lành trăm bạc. Trộm cắp khắp nơi kéo về lượn như rươi. Các anh chị Lạng Sơn vốn có máu mặt nay ở đất nhà gặp thời, gặp vận. Chỉ cần xua đàn em ra làm bến bãi,chuyển hàng thu hàng triệu. Đô La Găng chích một ngày một mũ cối, tiền dày cả gang tay, gái lúc nào cũng hai ba em lượn lờ quanh nhà phục vụ hậu cần. Họ có tiền, có tay chân, có công việc thu lợi nhuận hàng ngày. Nhưng họ cần cái mà tôi mang đến, không có nó họ không thể yên tâm hay thoả mãn được. Nó làm họ tăng thêm sức mạnh, khiến cho đám khác phải nể nang. Chùn bước nếu có ý gây sự, đấy là thanh thế, tiếng tăm mà tay anh chị nào cũng cần.
    Đáng lẽ tôi phải bán hết 5 con K54 trong túi, nhưng chỉ cần bốn con thì số tiền đã đủ cả gốc và số lãi tôi mong muốn. Thế là còn một khẩu K54 nguyên cơ số đạn, tôi dắt vào bụng mình rời khỏi đất Lạng sơn , nếu như ngày hôm đó của năm 1993 nể lời năn nỉ của tay nọ mà bán quách nốt thì tốt hơn. Nhưng cuộc sống mà nói chữ nếu thật vô cùng.
  9. pthuy

    pthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2003
    Bài viết:
    759
    Đã được thích:
    0
    Như tôi đã nói ở trên, quanh khu tôi ở là hang ổ của những động thuốc phiện. Bất kể người dân bình thường nào ở đây cũng dễ dàng thành một chủ lò thuốc phiện. Trao đổi, môi giới mua lẻ, bán buôn đơn giản như thuốc lá trao tay. Ảnh cả tôi vẫn được bàn bè cùng quân ngũ thỉnh thoảng mang về dăm cân bán cho mấy nhà buôn quanh đó. Tôi ngồi chơi với cháu thì thấy anh chị cãi nhau, anh chửi chị vì ai đó không trả tiền hai klg thuốc. Tôi lờ mờ hiểu là một tay nào đó thấy anh chị tôi hiền lành đã ăn quỵt số hàng kia. Giờ người bán đòi tiền, anh chị chưa xoay đâu ra trả lên cãi nhau. Tôi hỏi tên thằng đã mua và đi.
    Với khuôn mặt non choẹt của tuổi 21 cùng với họng súng lạnh ngắt dí vào đầu, tay giang hồ hiểu rằng ở lứa tuổi như tôi thì không có suy nghĩ sợ sệt hay cân nhắc điều hơn thiệt. Duy có điều con đàn bà vợ hắn vì quá sợ hãi đã lẻn đi báo công an từ lúc nào. Tôi lấy tiền mang về cho anh chị mình xong, quay ra cửa thì cả một tiểu đội công anh mặc thường phục đã nhảy bổ vào đè sấp, kháo tay đưa lên xe ô tô trong chớp nhoáng. Tôi vẫn hình dung ngày nào đó tôi sẽ bị như thế này, nhưng không phải ở cái tình cảnh vớ vẩn vì chuyện từ đâu dắt dây ra thế này
  10. pthuy

    pthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2003
    Bài viết:
    759
    Đã được thích:
    0
    Công an dán tờ giấy niêm phong khẩu súng lại, trong người tôi có200 nghìn họ thu nốt cho vào phong bì. Cho tất vào túi nilon dán mảnh giấy trên miệng bảo tôi ký vào đó.
    Qua nhiều cuộc hỏi cung thì hồ sơ hoàn tất. Tại vì con vợ kia khai tôi cầm súng dí vào đầu chồng nó bắt đưa tiền. Còn vì sao nó không biết, tay kia thì không dại gì mà nhận là tiền gì, còn tôi, tất nhiên tôi cũng không thể nói sự thật đầu đuôi. Tôi khai rằng hắn nợ tôi món tiền nhỏ lúcđánh bạc. Tôi đến đòi. Sau gần nửa năm xét đi hỏi lại không hơn gì. Khẩu súng tôi nhặt được. Không còn gì hơn, công an chuyển hồ sơ sang viện kiểm soát. Viện kiểm soát chuyển ra toà. Vào một ngày đẹp trời của mùa thu Hà Nội, lúc từ trại giam đến toà qua khe cửa của xe chở pham nhân bịt sắt kín mít. Tôi nhìn thấy đường phố Hà Nội nắng hanh vàng rải trên đường nhựa, những đôi nam nữ chở nhau đi với nét mặt tươi roi rói. Hà Nội thật thanh bình.
    Cái tội đòi nợ thành tội cưỡng đoạt tài sản, cộngh thêm dùng vũ khí nguy hiểm uy hiếp, thêm tội tàng trữ vũ khí quân dụng, cộng thêm tội ngoan cố không chịu thành khẩn khai báo. Hnàh vi của tôi là nguy hiểm cực kỳ cho xã hội, cần phải cách ly giáo dục thời gian dài, công tố viên nói vậy

Chia sẻ trang này