1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hà nội Phố , Làng, Con đường và Phố Hàng

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi hoangtutrau, 05/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Hà nội Phố , Làng, Con đường và Phố Hàng

    Mình đã thấy có rất nhiều topic nói về Hà Nội , cảm nghĩ về các con phố nhưng mà chưa nói và miêu tả về các con phố , những ngôi Làng ,những Con đường, những Phố Hàng trong khu phố cổ để mọi người có thể hiểu hết và chúng , về Hà Nội . Có thể có những Ngôi Làng , nhưngx khu Phố , những Con đường nằm trong lòng thủ đô nơi các bạn đang sống mà nghe tên vẫn lạ , chưa biết hết .Các bạn nào biết về chúng thì hãy viết để cho mọi người ở Hà Nội chưa biết , du khách đã ,đang và sắp ghé thăm được biết nhé .





    Được hoangtutrau sửa chữa / chuyển vào 16:33 ngày 06/06/2004
  2. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Quán Sứ :

    Tên một phố dài 740m đi từ phố Hàng Bông đến phố Trần Hưng Đạo. Phố này cắt ngang qua các phố: Tràng Thi, Hai Bà Trưng, Thợ Nhuộm, Lý Thường Kiệt, thuộc quận Hoàn Kiếm. Thời Pháp thuộc, đây là phố Riso (rue Richaud). Sau 1945, phố được đặt lại là phố Quán Sứ. Trên phố này có chùa Quán Sứ, một trong những ngôi chùa lớn nhất Hà Nội, Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam ở số nhà 58 và Bệnh viện K, cuối phố trông sang Cung Văn hoá Hữu Nghị
    Phố này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc thôn Yên Tập và Hội Vũ, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi là tổng Vĩnh Nghiêm), huyện Thọ Xương. Tại đây thời Lê Sơ (thế kỷ XV) đã lập một khu nhà gọi là Quán Sứ để tiếp đón sư thần các nước.
    Được hoangtutrau sửa chữa / chuyển vào 21:49 ngày 05/06/2004
  3. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Hàng Dầu
    Tên một phố dài 184m, đi từ ngã tư Hàng Thùng, nối với Hàng Bè tới phố Đinh Tiên Hoàng, đoạn trước đền Ngọc Sơn thuộc quận Hoàn Kiếm. Phố này trước đây có bán các thứ dầu thảo mộc (dầu lạc, dầu vừng, dầu bông..) dùng để ăn và thắp đèn, do đó có tên Hàng Dầu
    Hồi Pháp thuộc có tên là phố Bên Hồ (Rue du Lac). Từ sau 1945 đổi lại thành Hàng Dầu. Phố này hiện nay chuyên bán các loại giày dép. Ở số nhà 47 là Sở Văn hoá và Thông tin Hà Nội
    Phố này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc thôn Nhiễm Thượng, tổng Hữu Túc (sau đổi là Tổng Đông Thọ), huyện Thọ Xương. Cho tới những năm 20 của thế kỷ XX, đoạn phố sau đến Bà Kiệu (chỗ có tượng đài hiện nay) có đền thơ công chúa Huyền Trân, con vua Trần Anh Tông (1293 - 1314). Đền này được lập vào khoảng năm 1557, nay không còn.
    Được hoangtutrau sửa chữa / chuyển vào 22:05 ngày 05/06/2004
  4. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Làng Quảng Bá :
    Làng Quảng Bá có tên cũ là Quảng Bố, đất rộng, dân đông hơn hai làng Nghi Tàm và Tây Hồ, là một phường của Kinh đô Thăng Long từ thời Lý ?" Trần. Trước đây làng có hơn 100 mẫu ruộng, cả trong đồng và ngoài bãi để trồng rau, hoa, trong đó hoa và quất là những loại cây nổi tiếng. Đất làng còn rất phù hợp với cây ổi, quả ngon. Ngoài ra, dân làng còn có nghề đánh cá ven hồ.
    Ổi và cá là hai trong số những đặc sản có tiếng của đất Thăng Long xưa, đã đi vào ca dao :
    Ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây,
    Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người.
    Làng Quảng Bá có ngôi đình thờ Bố Cái đại vương. Tương truyền, vào cuối thế kỷ VIII, Phùng Hưng ở Đường Lâm (Sơn Tây) cùng sáu vị tướng của ông đã tập kết quân tại đây để tập kích vào thành Tống Bình (thành Đại La sau này), đánh đuổi quân đô hộ nhà Đường, giải phóng đất nước. Đình gồm hai tòa song song, được dựng từ thời Lê, qua nhiều lần tu sửa, lần sửa gần đây nhất là vào năm 1936. Trước đây, trong đình có tấm bia soạn năm đầu đời Thiệu Trị (1841) khắc nguyên văn bản thần phả về sự tích Phùng Hưng tập kết quân tại đây để đánh vào thành Đại La. Trong đình còn lưu 16 đạo sắc của Nhà nước phong kiến ban cho thần.
    Làng có chùa Long Ân. Tuơng truyền, lúc đầu, đây là một am thờ Phật có từ thời Lý. Về sau, công chúa Nguyễn Thị Ngọc Tú là con gái chúa Nguyễn Hoàng, vợ chúa Trịnh Tráng tu sửa thành chùa vào năm Vĩnh Tộ thứ 10 (1628). Sau đó, chùa đã qua nhiều lần tu bổ. Năm Giáp Thân (1824), Vua Minh Mạng trong chuyến tuần du ra Bắc Thành đã đến thăm chùa, cho đổi tên thành Sùng Ân. Đến năm Tân Sửu (1841), Vua Thiệu Trị cũng đến thăm chùa, đã cho nhà chùa 200 quan tiền để sửa chữa; đồng thời cho đổi thành chùa Hoàng Ân, song nhân dân vẫn quen gọi là chùa Long Ân hay chùa Quảng Bá. Chùa từng được Nhà thơ Vũ Tông Phan - Tiến sĩ khoa Bính Tuất đời Minh Mạng (1826) đề thơ, ca ngợi sự đồ sộ, cao ráo và cảnh đẹp bên hồ, coi là ?~?Tmột lầu thế giới?T?T. Trong chùa có tượng của bà Ngọc Tú, Thái tổ Gia dụ Hoàng đế, tức chúa Nguyễn Hoàng (thân sinh bà Ngọc Tú), Triệu tổ Nguyễn Kim (cha Nguyễn Hoàng). Chùa còn thờ vị Hòa thượng Từ Dĩnh, tương truyền là người làng Thượng Cát (huyện Từ Liêm) từng đỗ khoa trường Nho học nhưng không ra làm quan, mà đi tu tại đây. Trong chùa còn quả chuông lớn, co tới 1, 5 mét, đường kính miệng 0, 8 mét, được đúc năm Cảnh Hưng thứ tư (1743).
    Quảng Bá còn lưu có hai di tích quan trọng khác. Đó là trường thi Hương Thăng Long (phủ Phụng Thiên), dành cho sĩ tử của hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận. Di tích còn lại là trại nuôi dạy voi của triều đình Lê.
    Ven làng có một hồ sâu, vốn là một vực thông giữa sông Hồng với Hồ Tây, gọi là hồ Quảng Bá. Với vị thế ven hồ, có đình chùa, Quảng Bá có không khí trong lành, vừa có cảnh đẹp. Vào mùa hè, du khách đến đây để nghỉ ngơi, vãn cảnh và thưởng thức các đặc sản. Nơi đây đã xây dựng nhiều nhà an dưỡng lớn của Trung ương và Hà Nội.
    Vào đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước, Quảng Bá nổi tiếng toàn miền Bắc, trở thành xã kiểu mẫu về phong trtào vệ sinh phòng bệnh. Làng Quảng Bá và xã Quảng An khi đó đã balần được Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm (vào các ngày 29 - 2, 14 - 8 và 29 - 9 - 1962).
    Ngày nay, với các di tích lịch sử văn hóa của cha ông để lại, với nhiều khách sạn mọc lên ven hồ, Quảng Bá trở thành điểm du lịch hấp dẫn ở phía Bắc nội thành Thủ đô.
  5. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Làng Quan Nhân
    Trước Cách mạng Tháng Tám, Quan Nhân là làng đông dân nhất trong các làng Mọc với 2329 nhân khẩu, sống tại 7 xóm, gồm 4 xóm bên trong là: Cầu Ba, Ninh Phúc, Ao Nghè, Lẻ và 3 xóm bên ngoài là: Chùa, Vườn Điều và Cổng Hậu. Trai đinh của làng được chia thành 5 giáp: Đan Hội, Hương Bào, Tân Khánh, Dục Khánh, Xuân Thụy. Các dòng họ đén lập cư sớm tại làng đến nay còn biết được là họ Trương, họ Trần Quốc vốn là tôn thất nhà Trần, họ Nguyễn Đình; họ Lưu Đình (sau đổi thành Lê Trọng)...
    Trước Cách mạng Tháng Tám, trong các làng Mọc thì làng Mọc Quan Nhân có ít ruộng đất nhất (theo Địa bạ Gia Long - 1805, làng chỉ có 207 mẫu). Cũng như các làng Mọc khác, dân làng ít làm ruộng, mà chủ yếu đi làm viên chức (trong đó một số lớn là quan lại các cấp) và buôn bán, làm hàng xáo. Vì vậy, đời sống nhân dân trong vùng tương đối khá giả. Câu ngạn ngữ ?~?TTiền làng Mọc, thóc Phùng Khoang?T?T hay ?~?TLắm quan Kẻ Mọc, lắm thóc Mễ Trì?T?T xuất phát từ đó.
    Thời phong kiến, làng Mọc Quan Nhân có một số người đỗ đạt, gồm một Tiến sĩ (Lê Trọng Điền, đỗ khoa ất Mùi niên hiệu Cảnh Hưng - 1775) và 6 Hương cống, Cử nhân. Hiện làng vẫn còn Văn chỉ để thờ các vị tiên hiền.
    Làng Quan Nhân xưa có ngôi đình ở ngoài đồng, đến năm Chính Hòa thứ 22 (1701), ông Nguyễn Đức Kinh là người làag, làm quan Đô lại đã đứng ra hưng công chuyển đình về chỗ hiện nay. Đình xây theo kiểu chữ ?~?TCông?T?T, thành hai đình : Đình Trong và Đình Ngoài. Trong đình còn bức ván bằng đồng, soạn năm Tự Đức thứ sáu (1853), ghi lại sự tích vị thần được thờ ở đình. Đây là một trong hai bản thần phả được khắc trên ván đồng của Thủ đô ta (một bản ở làng Gia Quất, phường Thượng Thanh, quận Long Biên). Vị thần được thờ là Trung Nghĩa đại vương Hùng Lãng công, là hậu duệ của Vua Hùng, đã chiêu tập dân làng đánh giặc Nam Chiếu và lập được nhiều chiến công (năm 863). Đây là một trong số rất ít vị tướng chống quân Nam Chiếu được nhân dân tôn thờ. Đình còn phụ thờ phu nhân của ông là Trương Mỵ nương (người làng Quan Nhân), đã tự vẫn sau khi nghe tin chồng hy sinh. Hội làng diễn ra vào ngày mồng 10 tháng Hai.
    Cứ 5 năm một lần, làng Quan Nhân cùng với các làng: Chính Kinh, Cự Lộc, Giáp Nhất và Phùng Khoang lại mở hội chung, gọi là hội vùng Mọc, trong ba ngày: 10, 11, 12 tháng Hai, để nhớ lại chiến tích dân trong vùng theo Hùng Lãng công đánh giặc Nam Chiếu cuối thế kỷ IX. Đây là hội lớn nhất của vùng phía Tây huyện Thanh Trì xưa.
    Người làng Mọc Quan Nhân cùng các làng Mọc khác trong vùng sớm có truyền thống yêu nước, chống các giặc ngoại xâm, như giặc Nam Chiếu (thế kỷ IX), giặc Minh (thế kỷ XV), Thanh (cuối thế kỷ XVIII). Đầu thế kỷ XX, Quan Nhân là một điểm tuyên truyền của Đông Kinh Nghĩa thục. Năm 1913, ông Nguyễn Văn Diếc là người làng, tham gia Việt Nam Quang phục hội, đã chế tạo ra quả bom để Nguyễn Khắc Cần đánh vào khách sạn Con Gà vàng ở phố Tràng Tiền, ông bị bắt và đày đi Côn Đảo. Từ năm 1930, cơ sở cách mạng đã hình thành ở làng. Trong các cuộc kháng chiến, 48 người con của làng đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc. Trong sự nghiệp xây dựng hòa bình, người làng Quan Nhân tiếp tục truyền thống học hành thành đạt của cha ông, với 15 người có học hàm, học vị (tính đến đầu năm 1997).

  6. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Đốc Ngữ
    Tên một phố lập năm 1986, từ phố Đội Cấn đến đường Hoàng Hoa Thám, dài 580m, thuộc phường Ngọc Hà và phường Cống Vị, quận Ba Đình, chạy xuyên qua cánh đồng các làng: Cống Vị, Liễu Giai, Đại Yên.
    Phố chạy qua cổng bệnh viện 354 (Bệnh viện Quân đội) và giáp tường phía sau Viện chống lao Trung ương. Phố mang tên Đốc Ngữ, một trong những tướng giỏi của phong trào khởi nghĩa rộng lớn ở Tây Bắc Bắc Kỳ (1885 - 1892), do Nguyễn Quang Bích lãnh đạo. ông có tên thật là Nguyễn Đức Ngữ, quê xã Xuân Phú (nay thuộc huyện Phúc Thọ, Hà Tây). Đốc Ngữ là thủ lĩnh nghĩa quân vùng hạ lưu sông Đà, nghĩa quân hoạt động ở vùng Hoà Bình, Sơn Tây, lan cả vào Thanh Hoá và có những căn cứ ở Ba Vì, Chợ Bờ, Yên Lãng. Ông mất năm 1892.

  7. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Ô Quan Chưởng
    Tên một phố dài 80m đi từ đường Trần Nhật Duật đến cửa ô Đông Hà giáp phố Hàng Chiếu và phố Thanh Hà, thuộc quận Hoàn Kiếm. Thời Pháp thuộc phố được gọi là "phố Chiếu Cói" (Rue des Nattes en Jonc).
    Phố này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc tường phía Đông toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long. Toàn thành được đắp từ năm 1749. Căn cứ vào các di tích còn trong đình Thanh Hà ở nhà số 77 phố Hàng Chiếu thì năm 1817 cửa ô đã được làm lại để mở rộng đường đi. Ngày xưa sông Hồng còn chảy sát bờ đê. Ô Quan Chưởng kề bên sông. Lúc đầu ở đây bán nhiều chiếu cói, nên có tên phố Chiếu Cói, dần dà các hàng bán chiếu lui vào phía trong, chỗ phố Hàng Chiếu ngày nay

  8. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Lò Sũ --
    Phố Lò Sũ
    Tên một phố dài 316m đi từ đường Trần Quang Khải, cắt ngang ngã tư Hàng Vôi - Hàng Tre và cắt ngã tư Nguyễn Hữu Huân - Lý Thái Tổ, qua phố Hàng Dầu, đến phố Đinh Tiên Hoàng, thuộc quận Hoàn Kiếm. Thời Pháp thuộc, phố này có tên phố Puiannơ (Rue Pouyanne). Đa số dân phố Lò Sũ là người quê ở các làng Liễu Viên, Phương Dực (huyện Thường Tín, Hà Tây) đến đây lập nghiệp đã khoảng 200 năm.
    Trên phố có nhiều hiệu ăn, hiệu bán giầy, dép nhựa. Phố này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc các thôn: Sơ Trang, Tả Lâu (tổng Tả Túc) và thôn Nhiễu Thượng (tổng Hữu Túc), huyện Thọ Xương. Gọi là phố Lò Sũ vì ở đây trước kia có nhiều nhà bán hàng sũ tức là cửa hàng đóng và bán áo quan. Do đó, ở số nhà 22 có đền thờ ông tổ nghề mộc. Đình Trang Lâu của dân sở tại thì ở số nhà 30. Bên phố Nguyễn Hữu Huân cũng có đình Trang Lâu ở nhà số 77. Còn 32 Lò Sũ là đình thờ tổ lò rèn của dân Đa Hội quê bên Đông Anh đến đây từ thời Lê
  9. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Hàng Cháo
    Tên một phố dài 200m, đi chéo góc từ phố Nguyễn Thái Học sang phố Tôn Đức Thắng, gần sân vận động Hà Nội (Hàng Đẫy), thuộc quận Đống Đa. Thời Pháp thuộc, gọi phố này là "đường 206", sau đổi là phố Phan Phù Tiên, rồi phố Bảng Nhãn Đôn, sau 1947 được đổi lại là Hàng Cháo
    Thời Lê đã có tên Hàng Cháo, có thể vào thời Hậu Lê ở đây có các hàng bán cháo. Thời Pháp thuộc đã từng gọi đây là ngõ Hàng Hương, vì cách đây bảy tám chục năm, chỗ phố này là nơi sản xuất các loại nhang đen
    Đời Lê đây là thôn Cổ Thành, đầu Nguyễn thuộc thôn Cổ Giám (hợp nhất hai thôn Cổ Thành và Hậu Giám), thuộc tổng Hữu Nghiêm, huyện Thọ Xương. Nay thuộc phường Cát Linh
  10. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Hàng Chiếu Đi từ phố Trần Nhật Duật, cắt ngang phố Đào Duy Từ, rẽ vào cửa Ô Quan Chưởng, ta bắt gặp phố Hàng Chiếu. Phố Hàng Chiếu dài 276m, đi qua ngã ba phố chợ Thanh Hà, cắt ngã tư Nguyễn Thiện Thuật - Hàng Giầy tới phố Đồng Xuân, nối với phố Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
    Thời Pháp thuộc, phố có tên là Giăng Đuypuy (Rue Jean Dupuis), nhưng dân chúng vẫn quen gọi là phố Mới hoặc phố Đông Hà vì phố này có sau 36 phố cổ. Tên phố Hàng Chiếu trước đây là nơi gần bờ sông Hồng, có nhiều cửa hàng bán chiếu cói và các đồ dùng bằng cói. Sau này, mặt hàng chiếu lui dần vào phía trong phố Hàng Chiếu hiện nay. Ngày nay, phố này vẫn giữ truyền thống bán chiếu và là phố gần khu chợ Đồng Xuân nên có nhiều mặt hàng bán phong phú hơn.
    Phố này vốn thuộc đất thôn Thanh Hà, tổng Hậu Túc (sau đổi là tổng Đồng Xuân), huyện Thọ Xương cũ. Đình của thôn ở đầu Ô Quan Chưởng. Đến năm 1817 sửa chữa cửa ô, mở rộng thêm đường nên đình phải dời vào chỗ mới, nay là số 77 phố Hàng Chiếu, cửa đình quay sang phố Ngõ Gạch, chỗ nhà số 10. Đình thờ ông Trần Lưu, tương truyền ông đã có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên.

Chia sẻ trang này