1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hà nội Phố , Làng, Con đường và Phố Hàng

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi hoangtutrau, 05/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Lý Quốc Sư

    Con phố dài 244m đi từ ngã tư Hàng Mành ?" Hàng Bông đến phố Nhà Thờ, có chỗ rẽ vào ngõ Huyện và phố Ấu Triệu, trước mặt Nhà Thờ lớn, thuộc phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm. Thời Pháp thuộc phố có tên là phố Lămbơlô (Rue Lamblot).
    Ngay từ đầu thế kỷ XIX, đây đã là một phố Phủ, rồi phố Huyện, nơi có làng Tiên Thị là phủ lỵ Hoài Đức, có đền Tiên Thị sau là phủ đường. Đến năm 1833, phủ lỵ này chuyển về Dịch trước ở thôn Văn Hương (Hàng Bột, nay là Tôn Đức Thắng) được dời về đây. Ở giữa phố Lý Quốc Sư, ngoài đền Lý Quốc Sư (nhà số 50) còn có ngôi đền cổ tên là Phù ủng (nhà số 25), thờ vọng Phạm Ngũ Lão, được dựng từ thế kỷ XIX.
    Phố mang tên Lý Quốc Sư, một vị Quốc Sư đời Lý. Ông có tên là Nguyễn Chí Thành (1066 -1141), người Điềm Xá (nay thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Ông còn được gọi là Không Lộ hoặc Nguyễn Minh Không. Trước đây ông trụ trì ở chùa Keo (nay ở huyện Vũ Thư, Thái Bình). Năm 1136, ông được mời về Thăng Long và đã chữa khỏi bênh lạ cho vua Lý Thần Tông, nên được vua phong Quốc Sư và được ban cho một Tịnh Xá, nay chính là khu đền Lý Quốc Sư (nhà số 50 nói trên). Ông còn được coi là tổ nghề đúc ở Việt Nam, nên còn được thờ ở đình Ngũ Xã (ở 13 phố Mạc Đĩnh Chi, quận Ba Đình) và ở Chùa Tổ Ong, phố Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng

  2. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Lò Đúc

    Tên một phố dài 1160m, đi từ ngã năm (Phan Chu Trinh - Hàn Thuyên - Hàm Long - Lê Văn Hưu) đến đường Trần Khát Chân, cắt ngã tư Hoà Mã - Phạm Đình Hổ, ngã tư Nguyễn Công Trứ; tạo ngã ba với Trần Xuân Soạn, Yersin, Nguyễn Cao, dốc Thọ Lão, thuộc quận Hai Bà Trưng.
    Tên Lò Đúc có xuất xứ từ đời Hậu Lê (thế kỷ XVIII). Ở làng Đức Bác có nhiều người tới đây mở lò đúc đồng. Dấu vết của phường thợ đúc là chùa Tổ Ong, nay ở ngõ 79 phố Lò Đúc, có tên chữ là Linh ứng tự, thờ Nguyễn Minh không, ông tổ nghề đúc đồng. Phường đúc này sau kéo lên nhập với phường đúc Ngũ Xã, ở đó có chùa Thần Quang, thờ tổ nghề đúc. Hồi Pháp thuộc, phố có tên là Lò Lợn (Rue de l''Abattoire), một thời gian sau gọi là Đại lộ Ácmăng Rutxô (Boulevard Armand Rousseau), sau 1945 đổi lại là Lò Đúc.
    Trên phố này hiện có Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin. Đoạn giữa, chỗ ngã tư Nguyễn Công Trứ là Bộ Lâm Nghiệp, quãng dưới dốc Thọ Lão là Bệnh viện sản khu Hai Bà (vẫn được gọi là nhà hộ sinh Cây đa nhà bò, vốn là trại bò của Ấn Độ ngày xưa), có lối rẽ vào khu tập thể trường Đại học Tổng hợp, nơi ở của các giáo sư, giảng viên trường. Mặt phía Tây là các nhà dân có cửa hàng buôn bán, nhà hàng cỡ nhỏ?Không có buôn bán đặc chủng; ở đoạn gần cuối có dốc Thọ Lão rẽ vào khu tập thể, trong đó có tập thể Đại học Dược.
    Phố này được xây dựng trên nền đất xưa thuộc các thôn: Hữu Vọng, Hương Thái, Đức Bác, Yên Hội, Thọ Lão, tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương. Chỗ ngã năm còn là một phần của hồ Hữu Vọng, nguyên là một hồ nối liền với hồ Hoàn Kiếm ngày nay. Tới giữa thế kỷ XIX, các thôn: Hữu Vọng, Hương Thái, Đức Bác hợp với một số thôn khác thành thôn Hương Viên, còn các thôn Yên Hội, Thọ Lão và các thôn khác hợp lại thành thôn Cảm Hội và tổng Hậu Nghiêm được đổi là tổng Thanh Nhàn. Đình Phương Viên nay nằm ở đầu phố Trần Xuân Soạn (gần Lò Đúc). Đoạn cuối phố Lò Đúc nguyên là một cửa ô, dân gian gọi là ô Đống Mác, (Ông Mạc, ô Thanh Lãng, Yên Lãng). Đây là cửa ô Đông Nam toà thành đất vòng giữa, bao quanh khu đông dân cư của kinh thành Thăng Long xưa.

  3. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Huế

    Đây là con phố dài 1166m, đi một chiều theo hướng Nam Bắc, nối tiếp phố Hàng Bài. Nếu kể theo hướng Bắc Nam, trục dọc Bờ Hồ - Bạch Mai thì phố này đi từ ngã tư phố Hàm Long, cắt các ngã tư Lê Văn Hưu - Nguyễn Du, Trần Xuân Soạn - Trần Nhân Tông, Hoà Mã - Tuệ Tĩnh, Nguyễn Công Trứ - Tô Hiến Thành và tạo các ngã ba với phố Đoàn Trần Nghiệp và các phố: Thái Phiên, Thịnh Yên đến ngã tư Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân, thuộc quận Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng.
    Thời Pháp thuộc phố này đã được gọi là Đường Huế (Route de Huế). Sau 1945, phố Huế đổi thành phố Duy Tân. Sau 1954, phố được chính thức đặt là phố Huế. Phố này có tên nôm là Dốc Hàng Gà Chợ Hôm. Dựa vào phần đất xưa thì phố này chạy qua các thôn (theo chiều Bắc ?" Nam): Phục Cổ, Giáo Phường, Đông Hạ và Yên Thọ. Tất cả đều thuộc tổng Tả Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ.
    Đây là một phố có nhiều trung tâm buôn bán. Gần ngã tư Trần Xuân Soạn là Chợ Hôm - Đức Viên vốn là chợ cổ, mới được xây dựng lại với quy mô 3 tầng, một trong những chợ lớn ở Hà Nội. Đoạn cuối phố là các cửa hàng buôn bán đồ điện, phụ tùng xe đạp, xe máy. Gần cuối phố chỗ rẽ vào phố Thịnh Yên có một cái chợ chuyên bán các đồ cũ, có tên là ?oChợ Giời? hay là chợ Hoà Bình (gọi từ sau 1954). Đoạn từ cuối Trần Xuân Soạn đến Nguyễn Công Trứ có nhiều nhà hàng đặc sản, thu hút nhiều khách trong và ngoài nước.
    Trên phố này có đình Giáo Phường ở số nhà 83B phố Huế; đình Đông Hạ ở số nhà 133, đình Yên Nhất ở số nhà 260?
    Chỗ nối tiếp với phố Bạch Mai là Ô Cầu Dền. Đây là một cửa ô mở qua toà thành đất vòng giữa. Đây cũng là điểm nối với con đường Thiên Lý đi vào phía Nam nước ta trước đây. Theo bản đồ Hà Nội năm 1831, thì cửa ô này có tên là Yên Ninh. Theo bản đồ Hà Nội năm 1866 thì phố này lại đổi là Thịnh Yên. Nhưng dân chúng thì vẫn gọi là Ô Cầu Dền (còn ?oYên Ninh?, ?oThịnh Yên? là các ngõ phố nằm trong khu vực Chợ Giời)


  4. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Trấn Vũ

    Con đường viền quanh hồ Trúc Bạch, đi từ số nhà 9 đường Thanh Niên qua đầu phố Nguyễn Biểu, Đặng Dung vòng đến phố Lạc Chính, dài 1800m, rộng 8m đã được HĐND thành phố chính thức đặt tên là phố Trấn Vũ từ năm 2001.

    Trấn Vũ là tên một Quán (thường gọi là Quán Thánh) thờ Huyền Thiên Trấn Vũ - vị thần trấn giữ phía Bắc kinh thành Thăng Long, cùng với đền Kim Liên phía Nam, đền Bạch Mã phía Đông và đền Thủ Lệ ở phía Tây, trở thành Thăng Long tứ trấn trong quan niệm của người Hà Nội xưa.
    Phố Trấn Vũ ngày nay nằm rất gần với Quán Thánh, hồ Tây, hồ và phố Trúc Bạch trong một cảnh quan nên thơ và huyền thoại đã từng đi vào ca dao cổ:

    Gió đưa cành trúc la đà
    Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
    Mịt mù khói toả ngàn sương
    Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

  5. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Trúc Bạch

    Nghe tưởng đã cũ, vì phố Trúc Bạch từ lâu đã là đoạn đường đi từ phố Châu Long đến phố Ngũ Xã. Thế nhưng từ năm 2001, cùng với việc hoàn thành chỉnh trang, tu bổ hồ Trúc Bạch, một đoạn đường mới nối tiếp với phố cũ được mở ra, khang trang, sạch đẹp và cũng đã được HĐND thành phố ra nghị quyết đặt tên chung là phố Trúc Bạch. Như vậy, phố mới cộng với phố cũ sẽ đi từ số nhà 7 đường Thanh Niên qua phố Ngũ Xã đến phố Châu Long, dài 1000m, rộng 8m.
    Hồ Trúc Bạch ngày nay vốn là một phần của hồ Tây. Năm 1620, do dân các làng: Yên Phụ, Yên Quang và Trúc Yên đắp con đập để chắn giữ cá (bây giờ là đường Thanh Niên) nên phần hồ ấy đã tách khỏi hồ Tây thuộc về địa phận làng Trúc Yên. Thời chúa Trịnh, Trúc Yên có nghề dệt lụa nổi tiếng mà ca dao cổ còn lưu truyền.
    Lụa làng Trúc vừa thanh vừa bóng
    May áo chàng cùng sóng áo em...
    Trúc Bạch nghĩa là lụa làng Trúc, và vì vậy về sau người ta cũng gọi tên phần hồ nằm trên địa danh Trúc Yên là hồ Trúc Bạch.
    Phố Trúc Bạch cũ mới chỉ chạm đến hồ, còn phố Trúc Bạch ngày nay phần lớn một bên là hồ, một bên là nhà dân. Cùng với hồ xưa, phố mới Trúc Bạch như một nét chấm phá thêm vào phong cảnh hữu tình đầy quyền rũ của một thắng cảnh danh bất hư truyền ở thủ đô Hà Nội.

  6. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Lê Thạch


    Tên một phố dài 228m, đi từ phố Ngô Quyền, chỗ Ngân hàng Nhà nước, vườn hoa I. Gandhi đến phố Đinh Tiên Hoàng, thuộc quận Hoàn Kiếm. Thời Pháp thuộc phố có tên là đường Savaxio ( Avenue Chavassieux). Phía Đông Bắc là vườn hoa I. Gandhi. Phía Tây Nam phần gần phố Ngô Quyền là mé bên của Bắc Bộ phủ cũ, nay là Nhà khách Chính phủ, nối tiếp đến phố Đinh Tiên Hoàng là nơi giao bưu phẩm của Bưu điện Hà Nội.
    Phố này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc thôn Hậu Lâu, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương. Tới giữa thế kỷ XIX, thôn này hợp với thôn Hậu Bi thành thôn Cựu Lâu, tổng Đông Thọ.
    Phố mang tên Lê Thạch (? - 1421) một danh tướng nhà Lê. Ông là con trai Lê Học (anh ruột Lê Lợi), cháu gọi Lê Lợi bằng chú, hy sinh trong khi bảo vệ Lê Lợi chống một tù trưởng Ai Lao, kẻ đã định giả danh cứu viện để đánh lén nghĩa quân.

  7. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Lý Thường Kiệt
    Tên một phố dài 1763m đi từ phố Lê Thánh Tông đến đường Lê Duẩn, cắt các phố Phan Huy Chú, Phan Chu Trinh, Ngô Quyền, Hàng Bài, Bà Triệu, Quang Trung, Thợ Nhuộm, Quán Sứ, Phan Bội Châu, thuộc quận Hoàn Kiếm.
    Thời Pháp thuộc, phố có tên là Đại lộ Caro (Boulevard Carreau). Sau năm 1945 phố mang tên Lý Thường Kiệt. Trên phố, chỗ số nhà 67 trước một cái ngõ gọi là ngõ Căn Cước, đi vào khu nhà ở của những người chuyên làm căn cước, nay chính là Trụ sở công an Hà Nội. Phố Lý Thường Kiệt không phải là một phố buôn bán. Nhà cửa ở đây hầu hết là công sở, biệt thự. Trên trục đường này, theo hướng Đông - Tây có các khách sạn: Hoà Bình, Sài Gòn, Đồng Lợi; Đại sứ quán các nước: Anh, CuBa, Công ty Du lịch, Sở Du lịch Hà Nội, Thông tấn xã Việt Nam?
    Phố này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc các thôn Hàm Châu (tổng Hậu Nghiêm), thôn Vũ Thạch Hạ (tổng Tả Nghiêm), thôn Nam Phụ và Nam Hưng, (tổng Tiền Nghiêm), huyện Thọ Xương. Đến giữa thế kỷ XIX, một phần thôn Hàm Châu hợp với thôn Hàm Khánh, phần còn lại nhập với phần Hồ Hữu Vọng mới, lập thành thôn Vọng Đức và tổng Hậu Nghiêm đổi thành tổng Thanh Nhàn. Thôn Nam Phụ thì nhập với thôn Nguyên Khánh thành thôn Phụ Khánh và thổng Tiền Nghiêm đổi thành tổng Vĩnh Xương. Trước kia, đây là một phố Tây. Tại nhà số 26, nay là Thư viện khoa học, (gồm khoa học tự nhiên và khoa học xã hội), vốn năm 1898 là trụ sở của phái đoàn khảo cổ thường trực để nghiên cứu về Á Đông. Tới năm 1900 đổi tên là trường Viễn Đông bác cổ. Chỗ trường trung học phổ thông Việt Đức ngày nay, trước kia là trường dòng puy-gi-ni-ê, còn chỗ Toà án tối cao hiện nay trước là Cung công lý, được xây dựng vào năm 1906.
    Phố mang tên Lý Thường Kiệt (1019 - 1105), một danh tướng đời Lý, người ở phường Yên Xá, bên bãi sông Hồng. Ông nguyên họ Ngô, tên Tuấn, tự là Thường Kiệt, do có công quán xuyến mọi việc cung đình, được vua ban quốc tính mới đổi sang họ Lý. Ông là nhà quân sự, chính trị kiệt xuất. Sang đời nhân Tông, ông cùng Lý Đạo Thành giúp vua trẻ Lý Nhân Tông xây dựng nước Đại Việt thành một quốc gia phong kiến cường thịnh. Ông có công giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống cuối năm 1077. Ông là tác giả bài thơ "Nam quốc sơn hà nam đế cư?" được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam.

  8. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Vũ Ngọc Phan
    Phố Vũ Ngọc Phan
    Đoạn đường đi từ phố Láng Hạ chạy ngang sang cuối đường Nguyên Hồng, dài 400m, rộng 5m từ đầu năm 1998 đã được Thành phố đặt tên là phố Vũ Ngọc Phan. Đây là một con đường mới hình thành khi mở phố Láng Hạ cùng với việc nhà dân xây dựng ngày một nhiều hai bên. Thoạt đầu chỉ là đường đất lầy lội, về sau được nâng cấp trải nhựa, dựng đèn cao áp, xây hệ thống cống, vỉe hè ? để bây giờ hàng quán ăn uống dần mọc lên đến tận gần Trường Tiểu học Nam Thành Công ở cuối phố.
    Nhà văn Vũ Ngọc Phan (1902 - 1987) quê ở làng Đông Cảo, huyện Gia Lương, tỉnh Hà Bắc. Ông là Tổng Thư ký đầu tiên của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp văn học nước nhà trên các lĩnh vực dịch thuật, nghiên cứu và phê bình với nhiều tác phẩm có giá trị: Truyện cổ Việt Nam, Tục ngữ và dân ca Việt Nam, Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam ?
    Cách không xa phố Vũ Ngọc Phan bây giờ là khu vực ấp Thái Hà - nơi nhà văn đã từng sống và làm việc. Đó cũng chính là lý do để chúng ta ghi lại kỷ niệm về ông bằng một tên đường phố
  9. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Hoàng Ngọc Phách

    Là con phố nhỏ, được đặt tên từ năm 1998, đi từ ngã ba Láng Hạ - Thái Thịnh đến đường Nguyên Hồng, dài 300m, rộng 5m. Mới hình thành ít năm, dãy phố ngắn này trước đây còn có mấy hàng phở, tuy chưa nổi tiếng đến mức gọi là ?oPhở Phách?, nhưng cũng đủ làm cho phố thêm đông vui. Nay bỗng dưng các hàng phở ấy không hành nghề nữa, thành ra dãy phố có phần vắng vẻ, đượm buồn, nhất là vào buổi tối?
    Nhưng dẫu sao thì cái phố nhỏ hẹp ấy cũng đã được vinh dự mang tên Nhà giáo - nhà văn Hoàng Ngọc Phách (1896 - 1975). Ông vốn người huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh), từng là học sinh trường Bưởi và tốt nghiệp với luận án nổi tiếng Gia tộc Việt Nam và ảnh hưởng luân lý của gia tộc, để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị: Thơ ca Nguyễn Công Trứ, Thơ văn yêu nước và cách mạng, Thơ văn Phan Chu Trinh ? đặc biệt là cuốn tiểu thuyết Tố Tâm có tiếng vang trên văn đàn thời bấy giờ.
    Phố Hoàng Ngọc Phách nằm kế tiếp với đường mang tên nhà văn Nguyên Hồng. Người ta bảo đặt tên phố nhà văn này nối với phố nhà văn khác như thế thì kể cũng khéo ?

  10. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Nhà Thờ
    Tên một phố dài 108m chạy từ phố Hàng Trống đến trước cửa Nhà Thờ Lớn, gặp chỗ nối nhau giữa hai phố: Lý Quốc Sư và phố Nhà Chung, thuộc quận Hoàn Kiếm. Thời Pháp thuộc, phố có tên là Avenue de la Cathédrale (đại lộ Nhà Thờ).
    Phố này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc thôn Báo Thiên Tự, tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương. Nền nhà thờ hiện nay nguyên là nền đất chùa Báo Thiên rất nổi tiếng. Ở đây có ngôi tháp gọi là tháp Báo Thiên. Ngoài ra tại phố này còn có một ngôi chùa cổ, là chùa Bà Đá. Tương truyền, vào đời Lê thành Tông ở thôn Báo Thiên Tự, có một người đào được một tượng Phật Bà bằng đá. Người đó liền lập một miếu nhỏ để thờ. Sau dân làng thấy thiêng mới xây thành ngôi chùa và gọi là chùa Bà Đá, tên chữ là Linh Quang Tự. Pho tượng đã bị mất trong một vụ cháy chùa thời Pháp thuộc. Chùa đã xây lại nhưng thiếu vẻ cổ kính xưa kia.

Chia sẻ trang này