1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hà nội Phố , Làng, Con đường và Phố Hàng

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi hoangtutrau, 05/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Hàng Đào
    Tên một phố dài 260m, nối từ phố Hàng Ngang chỗ ngã tư Hàng Bạc - Hàng Bồ đến đầu phố Hàng Gai (nơi gặp nhau của phố Cầu Gỗ, phố Đinh Tiên Hoàng), Lê Thái Tổ (quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục), giữa phố có chỗ rẽ vào phố Gia Ngư, quận Hoàn Kiếm.
    Ngày xưa, phường này chuyên nghề nhuộm tơ tằm với các màu đỏ, hồng (đào, điều). Cho tới trước thời Pháp thuộc, nơi đây tập trung bán tơ lụa. Hai bên phố là những cửa hàng bán đủ loại mặt hàng dệt bằng tơ tằm, the, lĩnh...Cũng tại đây mỗi tháng hai phiên chợ họp trên đường phố, người làng la Khê, La Cả ra bán the, người làng Mỗ ra bán đũi, người Vạn Phúc, Kẻ Bưởi đem bán lĩnh. Đầu thế kỷ XX có một số người Ấn Độ tới mở hiệu bán vải vóc, tơ lụa, len dạ.

    Thời Pháp thuộc, Hàng Đào có tên là phố Tơ Lụa (Rue de la Soi). Ngày nay, phố Hàng Đào vẫn là nơi tập trung buôn bán vải võ, quần áo may sẵn..., một trong những phố trung tâm buôn bán sầm uất của thành phố Hà Nội.

    Phố này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc hai phường Đồng Lạc (phía Bắc) và Đại Lợi (phía Nam), tổng Tiền Túc (sau đổi là Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương. Trước đây, sau dãy nhà bên số lẻ có một cái hồ gọi là Hồ Thái Cực hay hồ Hàng Đào, chảy thông sang hồ Hoàn Kiếm, sau đó hồ đã bị lấp để xây dựng nhà cửa (khoảng giữa thế kỷ XIX). Di tích cũ còn sót lại là miếu Đồng Lạc ở số nhà 31 (không rõ thời ai), đình Đồng Lạc ở số nhà 38, thờ Bạch Mã, Linh Lang và Cao Sơn. Đền Đại Lợi còn có tên là đền Bạch Bổ, ở số nhà 47, thờ thần Bạch Mã. Đình Đại Lợi trước đây ở cuối phố giáp Hàng Gai, do mở đường nên đã dời vào Gia Ngư, nay ở số nhà 50 cũng thờ Bạch Mã, Linh Lang, Cao Sơn. Tại nhà số 90A phố này còn có đình Hoa Lộc do dân làng Đan Loan ở huyện Bình Giang (Hải Dương ngày nay) thờ thành hoàng là Triệu Xương, vợ là Phương Dung và thờ ông tổ nghề nhuộm.

  2. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Chùa Vua
    Chùa mà lại thờ vua thì chỉ duy nhất Hà Nội mới có. Đó là chùa nào và vị vua nào vậy?
    Ngôi chùa mang cái tên rất lạ ấy nằm ở giữa khu vực ?ochợ giời? náo nhiệt, mang biển số nhà 17 phố Thịnh Yên. Tượng Đế Thích trong chùa đội mũ miện, mặc áo cổn, vì ông chính làthần Indra của đạo Bà la môn được coi là vua của các vị thần. Đạo Phật đã đưa Indra vào thần điện của mình, được tạc tượng như một vị vua, ngồi một bên Phật Thích Ca mới chào đời, bên kia là Phạm Thiên tức Brahma. Tuy nhiên cũng có nơi thờ riêng Đế Thích vì coi vị vua - thần này ở gần gũi thế gian hơn. Đặc biệt ở Việt Nam, Đế Thích còn được gắn thêm cho một quyền năng là đánh cờ siêu đẳng và có thể cải tử hoàn sinh. Vì thế, mùng 9 tháng giêng hàng năm, chùa Vua vẫn mở hội cờ. Chùa nhìn ra phố Thịnh Yên nhưng bên cạnh phía đông có con đường thời Pháp thuộc gọi là đường 332. Sau năm 1954 vẫn giữ tên cũ này, đến năm 1994 mới đặt tên là phố Chùa Vua dài 260 mét, đi từ phố Trần Cao Vân cắt ngang qua phố Thịnh Yên đến đường Trần Khát Chân.

  3. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Đường Vũ Trọng Phụng
    -Đường Vũ Trọng Phụng-
    Tên của một đường lập tháng 7/1996, dài 530m đi từ khu Quan Nhân đến đường Nguyễn Trãi. Đường này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc đất hai thôn Giáp Nhất và Quan Nhân, thuộc tổng Khương Đình, huyện Thanh Trì, sau 1954 thuộc xã Nhân Chính, quận VI ngoại thành. Từ năm 1961 thuộc huyện Từ Liêm, nay thuộc phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân.
    Vũ Trọng Phụng (1912- 1939) quê ở làng Hảo, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên. Ông là một nhà văn thuộc dòng "hiện thực phê phán" trước năm 1945. Ông mất năm 28 tuổi nhưng đã để lại những tác phẩm nổi tiếng như "Số Đỏ", "Giông tố", "Vỡ đê" (1936), "Cơm thầy cơm cô" (1936), "Kỹ nghệ lấy Tây" trước đó (1934)?Một số tác phẩm nay được đưa vào làm phim, dạy học và có tuyển tập văn chương của ông. Ông cũng là nhà báo viết phóng sự xuất sắc trong làng báo Việt Nam. Ông để lại 16 tác phẩm có giá trị văn học là "Vua phòng sự đất Bắc" như đương thời bạn đọc đã tôn vinh
  4. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Đường Đại Cồ Việt
    -Đường Đại Cồ Việt
    Tên một đường đi từ phố Huế, chỗ Ô Cầu Dền nối đường Trần Khát Chân, gặp các đầu phố: Mai Hắc Đế, Bà Triệu, đến đường Giải Phóng, chỗ gặp nhau của đường Lê Duẩn, Kim Liên, dài 1045m, thuộc quận Hai Bà Trưng. Thời Pháp thuộc, Đại Cồ Việt gồm các đường 202, 164, 222 (Voie 202, 164. 222). Năm 1993 đường Đại Cồ Việt đã được mở rộng, gồm 4 làn đường, có bồn hoa ở giữa. Trên đường này có Trường Đại học Bách Khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    Đường này được xây dựng trên nền đất xưa vốn là một đoạn của bức tường phía Nam thuộc vòng giữa thành Thăng Long (còn gọi là La Thành). Ở bản đồ Hà Nội năm 1831, dãy phía Nam của đường Đại Cồ Việt là sông Kim Ngưu, bấy giờ thuộc phường Hồng Mai (sau đổi là Bạch Mai), còn dãy phía Bắc là các thôn Yên Thọ, Phúc Lâm Tiểu, Hậu Phong Vân và Long Hồ, thuộc tổng Tả Nghiêm (sau đổi là tổng Kim Liên), huyện Thọ Xương. Hiện nay, ở số nhà 14 đường này còn có ngôi đình của thôn Phúc Lâm Tiểu ngày xưa.
    Đường mang tên Đại Cồ Việt là một quốc hiệu của nước Việt Nam thời Đinh Tiên Hoàng (968). Nay có ý kiến cho rằng quốc hiệu là Đại Việt, chữ Cồ người sau thêm vào.
  5. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Đường Hoàng Hoa Thám
    -Đường Hoàng Hoa Thám -
    Tên một đường dài 3320m, chạy dài tiếp nối phố Phan Đình Phùng, giáp phố Mai Xuân Thưởng đến giáp đường Bưởi, tạo những ngã ba với các phố: Ngọc Hà, Dốc Tam Đa, phố Đốc Ngữ, đường Lạc Long Quân chỗ nối đường Bưởi thuộc quận Ba Đình.

    Thời Pháp thuộc, đường này gọi là Đê Pa-rô Đi-gơ Pa-rô (Digue Parreau), dân chúng gọi là Đường Thành. Theo bản đồ Thăng Long đời Hồng Đức (1470 - 1497) thì đây chính là một trong hai dãy tường thành phía Bắc (tường kép) của toà thành Thăng Long. Đường đi qua khu vực văn phòng Thủ tướng Chính phủ, chỗ giáp với đường Phan Đình Phùng, vườn Bách Thảo, Cục Điện ảnh, Xí nghiệp phim thời sự, Nhà máy bia Hà Nội, Viện chống lao trung ương. Bên phía số lẻ, đoạn giữa là phía sau Xí nghiệp tàu điện (cũ), Xí nghiệp thuộc da và gần phần tiếp giáp đường Bưởi là Xí nghiệp sản xuất ngói fibro - ciment.
    Đường này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc nhiều thôn làng cổ. Đầu phía Đông là thôn Xuân Sơn, tiếp đến thôn Hữu Tiệp, phía Tây là thôn Vĩnh Phúc. Trừ thôn Xuân Sơn thuộc tổng Yên Thành, còn các thôn khác đều thuộc Tổng Nội, huyện Vĩnh Thuận cũ. Tại các thôn xóm cũ đều có đình, chùa. Đình Hữu Tiệp thờ Huyền Thiên Hắc Đế. Đình Vĩnh Phúc thờ Thái tể họ Hoàng. Chùa Vĩnh Khánh ở thôn Vĩnh Phúc, có quả chuông đúc năm Bảo Thái thứ 7 (1726).

    Đường mang tên Hoàng Hoa Thám (1845 - 1913), còn gọi là Đề Thám, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế, còn gọi là "Hùm thiêng Yên Thế" (Bắc Giang). Ông tên thật là Trương Nghĩa, quê làng Dị Chế, huyên Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Ông đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế, căn cứ ở Bắc Giang từ năm 1887 đến năm 1913. Vợ và con trai ông cũng là những tướng giỏi. Cuộc khởi nghĩa kéo dài trên 10 năm, sau bị thực dân Pháp đàn áp, ông bị sát hại trong khu rừng Yên Thế. Hoàng Hoa Thám là vị anh hùng dân tộc, yêu nước, bất khuất trong lịch sử Việt Nam. Con gái ông là Hoàng Thị Thể có thời ở Pháp, sau về Hà Nội và quê hưong trước 1973.
  6. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Đường Thanh Niên
    Con đường dài 992m đi từ đường Yên Phụ tới phố Quán Thánh, ở giữa Hồ Trúc Bạch với Hồ Tây, thuộc quận Tây Hồ. Trước đây đường có tên gọi là Cổ Ngư, thời Pháp thuộc gọi là đường thống chế Lyôtây (Marechal Lyautey).
    Ngày trước, đường này rất hẹp và thấp. Từ năm 1958 - 1959, thanh niên, học sinh thủ đô đã lao động cải tạo, mở rộng thành đường đôi và tạo thành một công viên khá hấp dẫn. Nếu thăm thắng cảnh Hồ Tây, mọi người đều qua đây. Ngày nay, trước sự đổi mới của thủ đô Hà Nội, Hồ Tây có nhiều biến đổi. Những nhà nổi, du thuyền càng tôn thêm cho phong cảnh của đường Thanh Niên. Và thanh niên Hà Nội càng không thể quên món bánh tôm Hồ Tây nằm ở đầu đường này.
    Đường nằm trên đất trước đây thuộc ba làng: Yên Phụ, Trúc Yên, Yên Quang. Khoảng năm 1620, ba làng này cùng đắp một con đập để chặn giữ cá gọi là đập Cổ Ngự, sau này dần dần đọc chệch là Cổ Ngư. Hai bên đường Thanh Niên nay còn ba di tích cổ là chùa Trấn Quốc (bên Hồ Tây), đến Cẩu Nhi và đền Quán Thánh (bên hồ Trúc Bạch). Ngoài ra ở đầu đường Yên Phụ còn có đền An Thọ (số nhà 12) thờ bách linh, đình thôn Nghĩa Dũng (số nhà 20), thờ tứ vị Hồng Nương.
  7. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Đường Trần Duy Hưng

    Con đường lập tháng 1/1999, dài 1600m, từ cầu Trung Kính đến ngã tư Nhà máy gạch ốp lát Hà Nội. Đường này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc xã Trung Hoà, huyện Từ Liêm, nay thuộc phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy.
    Trần Duy Hưng (1912 - 1988) là một bác sĩ, tham gia cách mạng từ 1945. Sau tháng 8-1945, ông được cử làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính đầu tiên của Thành phố Hà Nội. Năm 1947, ông được cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ, năm 1954 là Thứ trưởng Bộ Y tế. Tháng 10-1954 ông là Phó chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội, dẫn đại quân vào tiếp quản Thủ đô, sau đó được cử lại làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính Thành phố Hà Nội cho đến năm 1977. Ông là đại biểu Quốc hội từ khoá 1 (1946) đến khoá VIII (1987).
  8. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Đường Liễu Giai

    Con đường này lập năm 1994, dài 730m, từ phố Đội Cấn đến phố Kim Mã. Đường này được xây dựng trên nền đất xưa thuộc trại Liễu Giai, một trong 13 trại ra đời từ thời Lý (thế kỷ 11) gồm các thôn: Liễu Giai, Cống Vị, Kim Mã, Thủ Lệ đều thuộc tổng Nội, huyện Vĩnh Thuận, nay thuộc quận Ba Đình. Đây là con đường đẹp, thoáng của Thành phố Hà Nội, có hai làn, giữa có dải đất rộng trồng cây cảnh.
    Đường này là tiếp nối của đường Nguyễn Chi Thanh và bây giờ lại có thêm đường Láng Hoà lạc nữa cho nên nó là 1 trong những đường đẹp nhất Hà Nội .
  9. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Đường Nguyễn Chí Thanh
    -Đường Nguyễn Chí Thanh
    Từ ngày 20/1/1998, con đường nối tiếp với phố Liễu Giai, đi từ phố Kim Mã đến đường Láng (điểm gặp cầu Trung Kính), dài 2000m, rộng 18m đã được HĐND Thành phố ra Nghị quyết chính thức đặt tên đường Nguyễn Chí Thanh. Đường này có đoạn cuối từ đường La Thành đến đường Láng vốn có tên cũ là phố Láng Trung, sau khi cải tạo mở rộng đã được nhập chung vào tên đường mới như hiện tại.
    Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1914 - 1967) quê ở Thừa Thiên Huế, tham gia cách mạng từ năm 1934, là Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên năm 1938, nhiều lần bị thực dân Pháp bắt giam. Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, đồng chí là Uỷ viên BCH Trung ương **********************, Bí thư Phân khu uỷ Bình Trị Thiên. Từ năm 1965 đến 1967, đồng chí là Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Chính uỷ Quân giải phóng, tham gia lãnh đạo và chỉ đạo cách mạng miền Nam. Đại tướng cũng từng giữ nhiều cương vị quan trọng của Đảng và Quân đội: Uỷ viên Bộ Chính trị khoá II và III, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Phó Bí thư Quân uỷ Trung ương và đã được Nhà nước ta tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh cùng nhiều Huân chương cao quý khác.
    Đặt tên đường Nguyễn Chí Thanh gần với khu vực Giảng Võ - nơi có trường võ nổi tiếng từ thời Lê, nhằm vừa đề cao truyền thống thượng võ của dân tộc, vừa là sự ghi nhận công lao của Đại tướng đối với công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước.
    Ngày nay, trong quá trình xây dựng đô thị, đường Nguyễn Chí Thanh đã trở thành một trong những tuyến đường văn minh, hiện đại và đẹp nhất của thủ đô Hà Nội
  10. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Đường Yên Phụ
    -Một góc Hồ Tây
    Tên một đường dài 1472m chạy dọc sông Hồng, từ dốc đường Thanh Niên đến chân cầu Long Biên, chỗ nối với đường Trần Nhật Duật thuộc hai quận Ba Đình và Hoàn Kiếm. Thời pháp thuộc, đường có tên là "Đê Yên Phụ" (Digue Yên Phụ). Trên đường này có các lối rẽ vào Bãi An Dương, Bãi Phúc Xá?Đoạn giữa có nhà máy nước Yên Phụ, xây dựng từ đầu thế kỷ (1906). Đoạn chạy song song với đường Nghi Tàm về phía Hồ Tây (từ Nhật Tân qua Quảng An), cũng gọi là đường Yên Phụ.
    Đường này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc các thôn Cận Hàn, Yên Ninh, Trúc Bạch và các thôn Yên Hoa, Thạch Khối, Hoè Nhai, Phúc Lâm tổng Thượng và Yên Thành huyện Vĩnh Thuận cũ. Nay thuộc hai phường là phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình) và phường Yên Phụ (quận Tây Hồ).

Chia sẻ trang này