1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hà nội Phố , Làng, Con đường và Phố Hàng

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi hoangtutrau, 05/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Đường Hoàng Quốc Việt
    Hoàng Quốc Việt (1905 - 1992) tên thật là Hạ Bá Cang, quê ở Đáp Cầu, huyện Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh, xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước.
    Năm 1925, khi học trường Kỹ nghệ Thực hành Hải Phòng, ông đã bị đuổi học vì tham gia bãi khoá đấu tranh đòi thực dân Pháp trả tự do cho nhà yêu nước Phan Bội Châu. Năm 1928, ông tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và theo chủ trương vô sản hóa của Hội, ông đi làm công nhân mỏ than Thái Nguyên, Quảng Ninh, nhà máy Cơ khí Carông Hải Phòng. Đầu năm 1930, trên đường từ Nam ra Bắc dự Hội nghị hợp nhất Đảng, ông bị thực dân Pháp bắt rồi bị kết án đày ra Côn Đảo cùng với các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng. Năm 1936 ông được trả tự do rồi về Hà Nội cùng các đồng chí Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Trần Huy Liệu hoạt động báo chí công khai.
    Ông từng giữ nhiều trọng trách của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể: Uỷ viên Thường vụ Đảng cộng sản Đông Dương, Chủ nhiệm - Bí thư Tổng bộ *********, Uỷ viên Ban chấp hành TW ********************** khoá I đến khoá V (1930 - 1986), Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khoá II đến khoá VII (1955 - 1987).
    Tháng 7 năm 1996, HĐND Thành phố Hà Nội đã ra Nghị quyết đặt tên ông cho con đường đi từ đầu dốc Bưởi qua Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đến đường Phạm Văn Đồng, dài 2.700m, rộng 25m. Đây là con đường mới hình thành khi xây dựng khu chung cư Nghĩa Tân ở xã Nghĩa Đô và được mở rộng thêm từ cuối năm 1996, vốn là đất của xã Nghĩa Đô và Cổ Nhuế (huyện Từ Liêm), nay thuộc phường Nghĩa Đô, Nghĩa Tân quận Cầu Giấy và xã Cổ Nhuế huyện Từ Liêm.
  2. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Trong chủ đề như thế này mình cũng xin đi lạc chủ đề chút để nói về "Cột cờ Hà Nội" :

    -Cột cờ Hà Nội
    Đứng sừng sững, uy nghi ngay bên dãy đường chẵn của đường Điện Biên Phủ thuộc quận Ba Đình - Hà Nội, di tích cột cờ được xây dựng từ năm 1805 trên phần đất phía nam của Hoàng thành Thăng Long.
    Thực ra, phải gọi là Kỳ đài mới đủ nghĩa (kỳ: cờ, đài : nhà làm cao để có thể nhìn xa, nhìn rộng được). Thêm vào đó, trong hệ thống phòng thủ của thành nhà Nguyễn, kỳ đài còn có chức năng là vọng canh, vì theo trục bắc - nam, kiến trúc này chỉ cách Đoan Môn khoảng 300m, điện Kính Thiên 500m và cửa Bắc chừng gần 1000m. Từ trên đỉnh của kỳ đài có thể quan sát cả một vùng khá rộng trong và ngoài khu thành cổ.
    Nhìn tổng thể thì cột cờ (kỳ đài) gồm những khối lăng trụ xếp chồng nhau, cao thót dần từ dưới lên trên . Bố cục cân đối ấy đã tạo lên những đường nét thẳng, khoẻ khoắn, vững vàng. Đứng dưới chân cột cờ, dù cảm thấy đỉnh cao ngất, nhưng không hề có cảm giác nặng nề, mà trái lại, vẻ dáng của nó hài hoà, thanh thoát giữa các tam cấp, thân cột và vọng canh. Ở mỗi cấp, tường xây được trang trí bằng những hoa văn khác nhau, tuy đơn giản nhưng lại tạo ra những đường nét mềm mại và vẻ đẹp riêng cho từng cấp. Đáng chú ý là ở cấp thứ ba bố trí 4 cửa theo hướng đông, tây, nam, bắc. Những cửa này thông với nhau qua cửa tò vò tạo nên nhiều phòng nhỏ có trần vòng cuốn. Tại trần nhà cửa hướng bắc có hai lỗ thông lên mặt sân thượng, có thể đó là ống truyền âm từ trên xuống (dạng loa miệng). Trừ cửa hướng bắc, các cửa khác đều có tên riêng. Cửa hướng đông tên là Nghênh Túc (đón ánh sáng ban mai) cửa hướng tây tên là Hồi Quang (nhìn về hoàng hôn), cửa hướng nam tên là Hướng Ninh (trông theo ánh mặt trời). Việc đặt tên cho mỗi cửa có ý nghĩa trong việc lợi dụng triệt để ánh sáng tự nhiên trong kiến trúc mà ông cha ta thường quan tâm chú ý. Cửa đông giúp cho công trình này có được ánh sáng buổi sớm cửa tây đón ánh sáng buổi chiều, còn cửa nam tiếp nhận ánh sáng ở những thời điểm mà hai cửa kia không tiếp nhận được, hoặc để đón ánh sáng ỏ khoảng trung gian. Như ta đã biết, do trái đất quay xung quanh mặt trời và trục trái đất nghiêng theo chiếu bắc ?" nam, vì thế cửa hướng nam nhận được nhiều ánh sáng nhất trong ngày, nhưng ánh sáng đó có chiều xiên chứ không trực tiếp thẳng như cửa đông và tây.
    Ở cửa hướng bắc được bố trí hai cầu thang lên sân thượng phía bên phỉa và trái, mỗi cầu thang gồm 14 bậc, có tay vịn bằng sắt. Sân thượng được bao quanh bằng lan can gỗ cùng với tường hoa trổ những hình lục giác có hình vuông ở giữa, được đan ***g với nhau trông tựa hình mạng nhện.
    Muốn lên được vọng canh phải qua được cửa tò vò, hai bên có hai cầu thang được xếp cân đối, mỗi cầu thang có 54 bậc, bề ngang chỉ vừa một người đi. Tuy thế, nhờ có các lỗ thông hơi chạy xung quanh thân cột nên ánh sáng tự nhiên và không khí lúc nào cũng được thông thoáng. Vọng canh có cấu trúc như một lầu gác, trên có mái che và tương ứng với 8 diện tường là 8 cửa sổ, có thể đủ cho 5-6 người đứng quan sát. Phần mái nhìn giống như hình nón đội, xương mái làm bằng bê tông cốt thép, lợp ngói và giữa đỉnh mái có cột sắt cùng với ròng rọc để treo cờ. Theo các nguồn sử liệu cho biết thì Gia Long cho phá thành Thăng Long để xây thành mới kiểu Vô-băng với sự tận dụng triệt để nguyên vật liệu cũ. Gạch vồ thời Lê đã được sử dụng chủ yếu vào việc ốp tường tam cấp. Còn sự có mặt của những loại nguyên liệu xi măng, sắt thép ở đây chứng tỏ cột cờ đã qua nhiều lần tu sửa sau này.
    Vào những ngày lễ, Tết cổ truyền, cột cờ HN lại được trang hoàng lộng lẫy trong ánh điện lung linh, tôn thêm lên lá cờ đỏ sao vàng của Tổ Quốc đang ***g lộng tung bay trên vẻ rêu phong cổ kính của kỳ đài.
  3. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Tên đường phố theo dòng lịch sử
    Trong từ điển tiếng Việt "phố" nguyên nghĩa là một nơi bán hàng. Nhiều nơi bán hàng hợp thành một dãy ở hai bên đường cũng được gọi chung là một phố. Khó có thể nói phố xuất hiện chính xác vào thời gian cụ thể nào ở Hà Nội. Nhưng phố có liên hệ mật thiết với phường vì phường nghề, phường thợ chính là nơi tạo ra sản phẩm cho "phố" trao đổi, mua bán.

    Hà Nội là thành phố sông - hồ, với sông Hồng - sông Tô làm trục và Hồ Tây - Hồ Gươm là điểm Trung tâm. Từ đặc điểm ấy, đường phố bắt đầu theo hướng thượng lưu sông Hồng đến hạ lưu, hoặc theo hướng từ bờ sông đi vào nội địa. Do đó các đường phố đều bắt đầu từ phía Bắc hay phía Đông, và nhà số lẻ ở bên trái, nhà số chẵn ở bên phải. Cũng do quy hoạch uốn theo đặc điểm địa lý của một đô thị sông - hồ, nên phố xá Hà Nội thường không thẳng và có quy mô không lớn lắm. Hà Nội bắt đầu có vóc dáng một thành phố với yếu tố cấu thành là các đường phố khi người Pháp bắt tay vào việc làm đường, mở phố từ năm 1883. Họ lấy đất các làng ở ven hồ Hoàn Kiếm để tạo ra phố Hồ (nay là Đinh Tiên Hoàng), phố Thợ Khảm (nay là các phố Tràng Tiền - Hàng Khay), phố Bài Lá (nay là Hàng Bài).
    Cho đến trước thời điểm hình thành các quận mới trong vài năm gần đây, nội thành Hà Nội nhìn chung được bao bọc bởi sông Hồng ở mặt đông, còn các mặt kia thì bắt đầu từ đê sông Hồng (chỗ dốc Nhật Tân) chạy dọc theo bờ phía tây của Hồ Tây qua chợ Bưởi, Cầu Giấy, Ngã Tư Sở, Ngã Tư Vọng rồi nhập vào đê sông Hồng ở Vĩnh Tuy. Ngày nay với sự xuất hiện thêm quận Cầu Giấy, quận Thanh Xuân và có thể còn thêm những quận mới khác nữa thì đương nhiên nội thành Hà Nội sẽ mở rộng hơn xưa, theo đó các đường phố mới cũng sẽ phát triển nhiều hơn trước, và với hướng quy hoạch đô thị hiện đại, chắc hẳn còn xuất hiện những đường phố có qui mô bề thế hơn nhiều.
    Theo dòng lịch sử, mỗi thời kỳ, tên đường phố lại được đặt với ý nghĩa riêng .Thời phong kiến, phố phường được đặt tên theo ý nghĩa nghề nghiệp của địa phương như : Trích Sài (Kiếm Củi), Nghi Tàm (Chăn Tằm)..., hoặc đặt tên theo đặc điểm địa lý như Bích Câu (ngòi biếc), Hòa Nhai (đường trồng cây hòa) ... Có phố phường được đặt tên theo các cơ quan, di tích như Công Bộ (tên một bộ thuộc lục bộ của Nhà nước phong kiến), Báo Thiên (tên một ngôi tháp) ...
    Lại có phố phường được đặt tên mang nghĩa đẹp (mỹ tự), như : Nhật Chiêu (Sáng Sớm), Phúc Lâm (rừng Phúc) ...
    Riêng về phố thì thường được gọi theo tên một nghề cổ truyền nào đó, như Hàng Bạc, Hàng Mắm, Hàng Muối ... để chỉ ra các phố đó có những cửa hàng bán các loại hàng hoá ấy.
    Thời Pháp thuộc, hàng loạt tên đường phố mang ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng chế độ thực dân. Đó là những đường phố mang tên các tướng lĩnh xâm lược Việt Nam và các viên quan cai trị thực dân hoặc tên một số người Việt Nam cộng tác với chính quyền Pháp, tên một số địa phương ở nước ta và một số công trình được xây dựng ở đường phố. Ngoài ra cũng có một tỷ lệ rất nhỏ những đường phố mang tên danh nhân khoa học của nước Pháp (như Pasteur, Yersin). Một số danh nhân lịch sử của Việt Nam cũng được đặt tên phố, như Đinh Tiên Hoàng, Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng, nhưng lại được đặt ở những đường phố nhỏ hẹp, xa Trung tâm thành phố. Có lẽ điều để lại đáng kể nhất là các phố mang tên nghề cổ truyền được dịch sang chữ Pháp, dù chưa được chuẩn xác lắm.
    Thời Nhật thuộc, Thị trưởng Trần Văn Lai - một nhân sĩ yêu nước có tư tưởng quốc gia đã chỉ đạo một cuộc đổi tên phố với qui mô khá lớn. Ưu điểm lớn nhất của đợt đổi tên này là bên cạnh việc hoàn nguyên các tên phố cổ, thì những đường phố trước đây mang tên người Pháp, hoặc những người thân Pháp, đã được thay thế bằng những danh nhân trong lịch sử Việt Nam. Tên đường phố thường được phân bố theo từng khu vực và có liên quan với nhau. Ví dụ : ở bờ sông Hồng là tên các chiến công của thủy quân thời cổ, như : Bạch Đằng, Vạn Kiếp, Vân Đồn và các tướng chỉ huy như Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Nguyễn Khoái ... Cách làm này đã tạo ra sự ổn định tên đường phố và đi vào tiềm thức của nhân dân.
    Từ sau cách mạng Tháng 8 năm 1945 đến nay, việc thay đổi và điều chỉnh lại tên đường phố như một tất yếu lịch sử, nhằm thể hiện đúng đắn quá trình phát triển của một thành phố lâu đời và cổ kính, phản ánh được sự nghiệp đấu tranh cách mạng và xây dựng cuộc sống mới của nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng. ở thời gian đầu, những danh nhân của thời kỳ cận - hiện đại chưa được xem xét đặt tên đường phố một cách thỏa đáng. Chỉ ít năm gần đây (từ 1986), do nhiều đường phố ở Hà Nội mới được hình thành, mở rộng, nên vấn đề đặt, và đổi tên đường phố lại trở nên cần thiết cả về nhu cầu giao dịch của nhân dân và về mặt văn hoá. Bên cạnh việc bảo lưu được những địa danh lâu đời bằng cách đặt các tên phố Cầu Đông, Hồ Giám, Đống Mác ... nhiều danh nhân thuộc các lĩnh vực, chính trị, văn hoá, khoa học thời kỳ cận - hiện đại đã được đặt tên cho đường phố, làm tăng thêm sự phong phú, đa dạng và phần nào giảm đi sự chênh lệch về tỷ lệ danh nhân thời xưa với thời nay. Hà Nội cũng đã thay tên tất cả các đường phố mang tên chữ số (215, 226, 356 ...) bằng những tên địa danh hoặc danh nhân cho phù hợp với tâm lý và truyền thống dân tộc, đã sửa lại tên gọi chính xác cho một số đường phố trước đây vẫn ghi nhầm trên biển tên đường phố.
    Tuy nhiên : trong thực tế là vẫn còn những bất hợp lý của việc đặt tên đường phố. Về khái niệm Đường, Phố, ngõ, người Pháp quan niệm phố (Rue) là đường giao thông mà hai bên có nhà ở; ngõ (Ruelle) là dạng phố nhỏ hẹp; Đại lộ (Boulevard) là phố rộng mà hai bên đường có trồng cây tạo bóng mát; Đường (Route) là những đường hướng ra ngoại ô, để đi từ tỉnh này sang tỉnh khác. Qua nhiều biến đổi của thời gian, những khái niệm về đại lộ, phố lớn, đường, ngõ và những tên cũ của nó cũng phát sinh những bất hợp lý, cần được điều chỉnh.
    Dựa vào đặc điểm của đường phố và thực trạng của việc đặt tên từ trước tới nay chính quyền thành phố đã đề ra những nguyên tắc và tiêu chí đặt tên đường phố ở Thủ đô. Nguyên tắc đó là :
    Tất cả những con đường đã hình thành mà chưa có tên, kể cả đường qua những khu chung cư, có đủ điều kiện về hạ tầng cơ sở, đều được đặt tên.
    Đặt là Đường cho những con đường rộng lớn, những đường có nhiều công sở, công trình công cộng, không có hoặc có ít nhà dân trong nội thành, những đường vành đai quanh nội thành hoặc đường liên tỉnh.
    Đặt là Phố cho những con đường mà hai bên có nhiều nhà dân, cửa hiệu, xen lẫn với công sở, công trình công cộng và có qui mô nhỏ hơn đường.
    Đặt tên là Ngõ cho những đường nhỏ hẹp từ đường phố dẫn vào khu dân cư nằm ở hai bên số nhà chẵn và lẻ của đường phố đó, có thể là ngõ cụt hoặc ngõ thông giữa hai đường phố.
    Đối với những con đường trong các khu chung cư, chỉ đặt tên trục đường chính. Những đường nhánh trong nội bộ khu nhà được gắn biển chỉ dẫn theo địa chỉ khối nhà này đến khối nhà khác với định hướng Bắc - Nam, Đông - Tây. Ví dụ : trong khu chung cư X có các đường nhánh B1-B9. X hoặc C10-C2. X ...
    Tùy từng trường hợp cụ thể mà sử dụng địa danh, tên di tích danh thắng, những sự kiện lịch sử hoặc danh nhân để đặt tên đường phố.
    Nếu là địa danh thì tên gọi đó phải được sử sách công nhận, in sâu trong tiềm thức của nhân dân và phải là địa danh của chính nơi đường, phố đó đi qua.
    Tên di tích - danh thắng dùng để đặt cho tên đường, phố phải là những di tích danh thắng có giá trị lịch sử và quen thuộc trong nhân dân.
    Những sự kiện lịch sử đặt tên đường phố cũng phải nổi bật, góp phần đáng kể vào sự phát triển lịch sử của thủ đô cũng như của cả nước.
    Danh nhân được lựa chọn đặt tên đường phố phải được lịch sử công nhận và quần chúng ngưỡng mộ, bao gồm danh nhân tiêu biểu của cả nước và Thủ đô Hà Nội. Những danh nhân được lựa chọn đặt tên đường phố thuộc mọi lĩnh vực hoạt động : chính trị, văn hoá, khoa học, quân sự ... và được sự nhất trí của các Hội, Ban, Ngành hữu quan. Chỉ đặt tên đường phố sau khi danh nhân đã mất 10 năm, trừ trường hợp đặc biệt.
    Chỉnh lý lại các tên gọi không rõ lai lịch, không có ý nghĩa văn hóa, không ghi đúng cách gọi Đường, Phố, Ngõ hoặc những bất hợp lý về dạng hình học và điểm đầu - điểm cuối đường phố.
    Những đường, phố, ngõ đã đặt tên cổ có ý nghĩa văn hoá thì nhất thiết không thay đổi. Với nguyên tắc và tiêu chí đặt tên ấy, đường phố Hà Nội sẽ trở thành cuốn sách giáo khoa và lịch sử và văn hoá với những sự kiện, những tên tuổi không thể nào quên của Thủ đô và của đất nước theo dòng thời gian.
    (Sưu Tầm)
    Được hoangtutrau sửa chữa / chuyển vào 21:33 ngày 06/06/2004
  4. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phường xưa ở Hà Nội
    Đã từ lâu, câu nói ?oHà Nội 36 phố phường? đã đi sâu trong lòng mỗi người dân Thủ đô. Vậy các phường ấy của HN xưa đóng vai trò gì trong đời sống cư dân đô thị cổ ?
    Ngoài nội dung chỉ những tổ chức của những người làm cùng một nghề nào đó, ví như phường chèo, phường thợ, phường thời xưa còn là những khu vực địa lý được coi là đơn vị hành chính cấp cơ sở của kinh thành Thăng Long. Sử cũ cho biết : Thăng Long thời Trần có 61 phường, thời Lê gộp lại còn 36 phường và đến thời Nguyễn thì đã chia ra thành hàng trăm phường.
    Những phường của Thăng Long ?" Hà Nội xưa bao gồm 3 loại : Phường làm nghề nông, phường làm nghề thủ công và phường buôn bán. Các phường làm nghề nông thường giữ nguyên tên gọi và địa giới cho tới thời gian gần đây, trong đó có nhiều nơi vẫn quen thuộc với người dân bây giờ với những cái tên như : Nghi Tàm, Quảng Bá, Tây Hồ, Xã Đàn, Thịnh Quang ... Các phường buôn bán và thợ thủ công thường ở đan xen vào nhau, tập trung quanh nơi hợp lưu các con sông Hồng, sông Tô, ví như phường Giang Khẩu nằm ở cửa sông Tô Lịch, nay là khu vực nằm giữa phố Nguyễn Siêu và Hàng Buồm. Những phường thủ công được phân bố theo dạng biệt lập riêng từng ngành nghề hoặc ở xen kẽ với các phường buôn. Bái Ân, Trích Sài dệt lụa, dệt gấm; Yên Thái, Hồ Khẩu làm giấy; Võng Thị nấu rượu kiêm trồng hoa ... cùng với những nghề : đúc bạc, tiện, giầy dép, nhuộm ... được phân bố dày đặc ở khá nhiều phường buôn bán của Thăng Long ?" Hà Nội xưa.
    (Sưu tầm )
  5. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Làng Hòe Thị
    Làng Hoè Thị (còn gọi là Canh Chợ), nối tiếp làng Thị Cấm, trên con đường cổ từ kinh thành Thăng Long - Cầu Giấy - Cầu Diễn vào bến đò Cổ Sở ven sông Đáy (bến Giá, nay là xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây).

    Ngoài nông nghiệp, làng Hòe Thị còn có hai nghề thủ công tương đối nổi tiếng trong vùng là nghề ren và nghề hàn thiếc.Từ xa xưa, thợ rèn làng Hòe Thị mang lò, bễ đi các nơi để rèn dao, kéo, liềm cuốc, xẻng. Cuối thế kỷ XIX, khi Thành phố Hà Nội được mở rộng, thợ rèn và cả thợ thiếc Hòe Thị ra phố Sinh Từ (nay là phố Nguyễn Khuyến) và phố Lò Rèn để làm nghề. Riêng phố Lò Rèn, tập trung chủ yếu người làng Hòe Thị. Họ lập cả ngôi đình ở trên gác nhà số 1 để người làng hành nghề ở đây và các phố khác ở Hà Nội đến làm lễ. Sản phẩm của nghề rèn là các loại dao kéo, đục chàng, bản lề, móc cửa, kìm?; còn sản phẩm của nghề thiếc là các loại thùng, bình đựng nước?
    Làng Hòe Thị có ngôi đình thờ Phan Tây Nhạc - bộ tướng của Hùng Vương thứ 18, nằm ven đường Thiên lý, gần Ngã tư Canh. Tương truyền, đình là nơi đóng của đội Trung quân của Phan Tây Nhạc (tiền quân đóng ở làng An Trai xã Vân Canh bên cạnh, hậu quân đóng ở làng Thị Cấm). Sau khi chiến thắng giặc trở về, Phan Tây Nhạc đưa gia đình đến ở và lập dinh thự tại đó. Khi Ngài mất, dân làng lập miếu thờ, sau sửa sang, mở rộng thành đình thờ Ngài. Đình có kết câu ?oTiền Nhất, hậu Đinh? (tiền tế theo kiểu chữ ?oNhất?, hậu cung theo kiểu chữ ?oĐinh?). Trong đình còn lưu giữ 29 đạo sắc của các triều vua phong cho Phan Tây Nhạc và hai bà vợ của ông là Tả công chúa và Hữu công chúa. đặc biệt, trong đình còn lưu bức hoành phi ?oHộ quốc tý dân? (giúp nước cứu dân) của tướng Hoàng Kế Viêm cung tiến, khi ông đóng quân tại đình để tiến ra Cầu Giấy tiêu diệt tướng Pháp F. Gác - nhi - ê và đội quân xâm lược, tháng 11 - 1873.
    Đối diện với đình làng là chùa Hương Đỗ, mới được dựng lại năm 1928. Chùa nhìn ra con ngòi rộng từ cánh đồng Trầm (làng Hậu Ái, xã Vân Canh) chảy sang. Con ngòi này do Thái uý Đỗ Kính Tu (người làng Hậu Ái) cho quân lính đào trong một ngày đêm (năm 1210) để tiêu nước cho đồng các làng Canh. Sau có kẻ đố kỵ, cáo giác Đỗ Kính Tu đào ngòi để làm phản, nên ông phải tự vẫn ở sông Hồng, tại bến Thượng Cát.
    Chính Hội làng Hòe Thị diễn ra vào ngày 12 tháng Hai. Trong hội có tục thổi cơm thi, diễn theo sự tích Phan Tây Nhạc đến vùng Canh chiêu mộ quân sĩ đi đánh giặc, đã tổ chức cho luyện thổi cơm thi để tuyển người vào phục vụ quân sĩ, giống như hội làng Thị Cấm.
    Hòe Thị nằm trong vùng Canh, vùng đất có truyền thống học hành thành đạt của huyện Từ Liêm xưa ?oTừ Liêm tứ qúy : Mỗ - La - Canh - Cót?. Theo Từ liêm Đăng khoa lục thì làng có 11 Hương cống thời Lê và 01 Cử nhân thời Nguyễn, rất nhiều Sinh đồ, Tú tài. Theo một số tài liệu khác thì Tiến sĩ Nguyễn Nhân Uyên (đỗ năm 1565) cũng là người làng này.
    Thời cận đại, vào năm 1907, đình Hoè Thị là nơi tuyên truyền cho tư tưởng duy tân của Đông Kinh nghĩa thục. Phan Chu Trinh đã có lần về Hoè Thị để diễn thuyết, cổ vũ tinh thần yêu nước cho nhân dân. Làng Hòe Thị là quê hương của đồng chí Xuân Thủy (1912 - 1984), nhà hoạt động cách mạng, nhà thơ lớn của đất nước.

  6. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Làng Giàn - Cáo Đỉnh
    Giàn là tên Nôm của làng Cáo Đỉnh, thời phong kiến là một xã thuộc tổng Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm. Thời Lê Trung Hưng, làng có tên chữ là Khang Cáo, sang thời Nguyễn đổi thành Cáo Đỉnh. Trong kháng chiến chống Pháp, làng hợp cùng làng Xuân Tảo thành xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm.
    Làng Giàn có từ lâu đời. Trên các cánh đồng làng trước đây đã phát hiện được các ngôi mộ Hán ở núi Hình nhân. Cổng của làng được xây bằng loại gạch Hán chứng tỏ điều đó.
    Trước Cách mạng Tháng Tám, Cáo Đỉnh là làng ít dân (chừng trên 100 hộ), nhưng lại có rất nhiều ruộng (525 mẫu), mỗi trai đinh được chia tám sào ruộng công và được cày cấy trong ban năm, nên có câu ?~?TĐất làng Giàn, quan Kẻ Vẽ?T?T (làng Giàn nhiều ruộng đất, giống như làng Vẽ Đông Ngạc nhiều người làm quan). Cũng có ý kiến cho rằng ?~?TĐất làng Giàn?T?T phải hiểu là thế đất của làng rất đẹp, trên cánh đồng bằng phẳng của làng nổi lên nhiều gò đất mà dân làng quen gọi là ?~?Tnúi?T?T, như núi Chiêng, núi Trống, núi Thái Hòa, cao nhất là núi Ngự. Theo truyền thuyết thì vào thời chúa Trịnh nắm quyền, có ông Dương Uẩn là người làng, là Quận công cùng ông Thượng Cáo (tức Nguyễn Công Cơ, làng Xuân Tảo) cùng làm quan trong triều, có lần mời chúa Trịnh về làng chơi. Chúa Trịnh thấy cảnh làng đẹp đã sai quân lính đắp thành các gò đống và đặt tên cho từng gò.Từ đó, các chúa Trịnh và các quan thường xuyên về làng du ngoạn.
    |
    Làng Cáo Đỉnh có họ Dương là lớn nhất. Ngoài ra còn có họ Đặng Trần. Tục truyền rằng, đầu thế kỷ XVI, Trần Tuân ở Bờt Bạt (Sơn Tây) nổi dậy chống triều đình Lê Tương Dực, đem quân về đóng ở làng Giàn, Vẽ, Cáo, nhưng bị Trịnh Duy Sản bất ngờ tập kích nà, đổi thành họ Đặng Trần.
    Dân làng Cáo Đỉnh xưa chuyên sống bằng nghề trồng lúa, ngô, đậu. Đậu tương làng Giàn ngon có tiếng trong vùng. Tuy có nhiều ruộng, nhưng vì không có vốn để sản xuất và đồng ruộng không có hệ thống thủy lợi, nên nền nông nghiệp ở đây không phát triển được. Tr]ớc Cách mạng, đời sống nhân dân rất khổ cực.
    Làng Cáo Đỉnh có ngôi đình được dựng vào giữa thế kỷ XVIII, hiện còn tấm bia dựng năm đầu niên hiệu Cảnh Hưng (1740) nói về việc này. đình đã qua nhiều lần tu bổ. Đình thờ Lý Phục Man, quê ở làng Giá (Yên Sở, Hoài Đức, Hà Tây), một tướng tài của Lý Bí có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Lương và ngăn chặn các cuộc xâm lấn của nước Chăm Pa (thế kỷ VI).
    Tục lệ làng Cáo Đỉnh thời phong kiến rất nặng nề. Việc cưới xin, ngoài các lễ vật và tiền cheo thông thường, nhà trai còn phải nộp nhà gái thách vài trăm cái bánh dày đủ chia cho mỗi gia đình trong làng một chiếc, giống như tục chia cau ở các làng khác. Người đi viếng đám ma không được ngồi trên giường mà phải ngồi dưới đất.
    Ngày nay, làng Giàn - Cáo Đỉnh đang trở thành một làng ven đô, có nghề trồng hoa, cây cảnh phục vụ cho nội thành.

  7. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Làng Vạn Long
    Vạn Long (tên Nôm là làng Dâu) thời phong kiến là một thôn của xã Nghĩa Đô, huyện Từ liêm, nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy. Làng nằm ven sông Tô Lịch, có vùng bãi rộng, màu mỡ, thuận tiện cho việc trồng dâu nuôi tằm, đi kèm với dệt lụa, là những nghề sống chính của dân làng xưa kia. Tên Nôm của làng là ?oDâu? cũng có nguồn gốc từ đó.
    Nghề dệt lụa là nghề phổ biến của các làng vùng Bưởi, do một người họ Thái ở Trung Quốc sang truyền nghề đầu tiên ở làng Bái Ân, rồi sang Vạn Long, Trung Nha, Trích Sài?Sản phẩm của nghề dệt là lĩnh trơn, lĩnh hoa, lụa trơn và lụa hoa. Hàng năm, Vạn Long cùng các làng khác trong vùng Bưởi làm lễ giỗ tổ nghề dệt vào ngày 18 tháng Giêng.
    Trước Cách mạng Thángg Tám 1945, Vạn Long chỉ là một làng nhỏ, chừng trên 40 hộ với trên 100 suất đinh, thuộc các dòng họ : Nguyễn, Đoàn, Bùi, Hoàng, Ngô Trịnh, trong đó, họ Nguyễn Đức vốn gốc từ Linh Đàm (huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Hoàng liệt, quanạ Hoàng Mai) chuyển lên vào đầu thế kỷ XVII; họ Đoàn của tiến sĩ Đoàn Nhân Thục (đỗ năm 1502) từ làng Trung Nha chuyển sang.
    Làng Vạn Long có chung một ngôi đình với làng An Phú thờ quan Thái giám, Chi hậu nội nhân là Nguyễn Bông. Chuyện kể rằng thời Vua Lý Thánh Tông trị vì (1054 - 1072), một hôm quân cấm vệ trong kinh thành đem voi của nhà vua ra chăn ở xã Nghĩa Đô, không may voi ăn lá có kiến gió, lăn ra chết. Tướng chỉ huy quan cấm vệ xin trị tội dân Nghĩa Đô vì đã đầu độc voi của nhà vua. Lý Thánh Tông sai quan Chi hậu nội là Nguyễn Bông điều tra. Qua xét hỏi, Nguyễn Bông thấy rõ sự thự, bèn làm sớ xin bãi bỏ việc trị tội dân xã Nghĩa Đô và được Vua Lý Thánh Tông y cho. Về sau, vào năm 1063, Nguyễn Bông bị một số quan trong triều vu khống là đã làm điều vô lễ với Nguyên phi ỷ Lan, khi Nguyên phi cùng vua Lý Thánh Tông đi cầu tự tại chùa Thánh Chúa (xã Dịch Vọng). Nguyễn Bông bị chém ở cánh đồng trước cửa chùa nên về sau cánh đồng này có tên là đồng Bông. Nhân dân xã Nghĩa Đô vừa thương tiếc, vừa biết ơn Nguyễn Bông, đã xin đem xác và đầu ngài về chôn trên cánh đồng làng, xây lăng gọi là quán Mả Giang. Sau Nguyên Phi ỷ Lan sinh ra Thái tử là Càn Đức, tức Vua Lý Nhân Tông (1072 - 1128). Nhà vua biết sự thật câu chuyện về Nguyễn Bông, nên đã hạ chỉ minh oan và sắc phong cho ngài là "Đô Thiên Quảng Đức Cương Nghị hùng đoan"? "Đương cảnh thành hoàng thượng đẳng thần Đại Vương", cho nhân dân Nghĩa Đô phụng thờ.
    Làng Vạn Long có chùa Phúc Ân, theo văn bia còn lưu thì chùa là ?odanh lam cổ nhất của làng, có thời Trần?. Chùa đã bị cháy trong năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1947). Đến năm 1954, nhà sư Quang Khách vận động dân ba làng Vạn Long, An Phú và Trung Nha dựng lại chùa nên kiến trúc chàu hiện tại rất đơn giản. Song trong chùa còn quả chuông đúc vào tháng Sáu năm Quý Mão đời Thiệu Trị (1843).
    Xưa làng Vạn Long có nền nếp sinh hoạt nên được vua phong biển ?oMỹ tụ khả phong?, cùng với làng An Phú mở hội từ mồng 10 đến 14 tháng Hai và có tục rước giảo hiếu với các làng bên. Ngày 11, cùng với làn An Phú rước sắc và biển ?oMỹ tục khả phong? (từ đình của mỗi làng) lên đình làng Trung Nha (làng Nghè). Ngày 13, tiếp đón cuộc rước bài vị của làng Trung Kính Thượng (xnay thuộc phường Trung Hòa) lên rồi lại cùng rước lên đình làng An Phú. Ngày 14, làng lại cùng làng An Phú rước bài vị thần xuống làng Trung Kính Thượng. Sở dĩ có tục này là do Nguyễn Bông quê ở Trung Kính Thượng và quan Tá Lý công thần, Hoàng giáp Nguyễn Nhật Tráng là tổ chi họ Nguyễn làng An Phú được làng Trung Kính thượng thờ làm thành hoàng ở ngôi miếu trên bờ sông Nhuệ.
    Những năm thật phong đăng hòa cốc thì mở đại hội, có thêm cuộc rước từ đình ra Mả Giang, tế lễ, trong tế lễ có tục gọi đầu, với ý nghĩa tưởng nhớ Nguyễn Bông bị chém bêu đầu.

  8. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Làng Mai Dịch
    Làng Mai Dịch có gốc gác từ làng Dịch Vọng Hậu. Giữa thời Lê, ở đầu Sở Dịch Vọng có đặt một trạm làm nơi nghỉ chân của các quan, nơi các phu dịch chuyển, tiếp nhận công văn giấy tờ trên con đường Thiên lý phía Tây về Kinh đô Thăng Long (nay là Quốc lộ 32). Dân ở các làng Dịch Vọng Hậu, Dịch Vọng Trung lên đây buôn bán, khai khẩn đất đai để sinh sống rồi lập ra làng Mai Dịch.
    Những dòng họ đầu tiên đến lập nghiệp là Nguyễn Khả, Đỗ ở Dịch Vọng Hậu và họ Bùi ở Thanh Hóa. Các dòng họ này đến nay vẫn còn nhà thờ được dựng cách đây trên 200 năm. Sau dân cư đông dần, ở tại bốn xóm là : xóm Thị (xóm lập đầu tiên, tập trung hai họ Nguyễn và Đỗ), xóm Giữa, (họ Bùi, Đoàn, Đỗ Xuân), xóm Đình (nơi dựng đình làng) và xóm Đồng Xa (cách xa khu trung tâm làng đến 1000 mét, do một nhánh họ Nguyễn lập ra). Đến đầu thế kỷ XX, làng có 1034 người, 450 mẫu ruộng, trong đó chỉ có hơn 100 mẫu ruộng công.
    Dân làng Mai Dịch xưa phần lớn làm ruộng. Ngoài lúa, từ đầu thế kỷ XX, dân làng còn giỏi nghề trồng bắp cải cùng các loại cần, hành tỏi, đặc biệt là trồng hoa huệ để dùng vào việc thờ cúng, cung cấp chủ yếu cho nội thành Hà Nội. Một bộ phận dân làng nuôi vịt trên những cánh đồng trũng, làm nghề buôn, làm viên chức ở nội thành. Làng còn có nghề chế biến thuốc cam rất nổi tiếng, gọi là thuốc cam Vòng, chữa một số bệnh cho trẻ em.
    Tuy thành lập muộn, nhưng làng Mai Dịch sớm có truyền thống học hành và khoa bảng. Vào năm Tân Mùi niên hiệu Đức Long đời Vua Lý Thần Tông (1631), làng có ông Nguyễn Văn Trạc (hay Khả Trạc) đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, sau làm quan đến Công bộ Thượng thư, tước Hầu. Hiện ở xóm Thị vẫn còn nhà thờ ông, còn lưu 14 đạo sắc phong chức tước cho ông và bức hoành phi ?oLiêm Quận công?o. Nhà thờ đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa. Một nhánh dòng họ này về sau chuyển cư ra Đông Ngạc, có ông Nguyễn Dự đỗ Tiến sĩ khoa Kỷ Mão đời Tự Đức (1879). Ngoài ra, làng còn có 6 người đỗ Hương cống thời Lê, 3 người đỗ Cử nhân thời Nguyễn, 9 người đỗ Tú tài. Trong số các Tú tài, đáng chú ý có ông Nguyễn Huy Vinh là cháu xa đời của Tiến sĩ Nguyễn Khả Trạc. Truyền rằng, mẹ mất sớm, cha đi lấy vợ khác nên Nguyên Huy Vinh cùng anh là Nguyễn Hương phải tự kiếm sống bằng cách cắm lều nuôi vịt ở cánh đồng Xa. Vừa chăn vịt, hai anh em cùng bảo nhau vừa học, sau cả hai cùng đỗ Tú tài tại khoa liền (Đinh Mùi - 1847 và Mậu Thân - 1848). Khi giấy báo đỗ truyền về, hai ông vẫn đang chăn vịt ở ngoài đồng. Vì vậy dân trong vùng gọi hai ông là ?oTú Vịt?. Sau khi thi đỗ, hai ông không ra làm quan mà vẫn ở lại đồng Xa dựng nhà, mở lớp dạy trẻ học, dạy dân làng cách làm ăn, vì thế, người ra đây ở ngày càng đông, dần dần hình thành một xóm mới, gọi là xóm Đồng Xa.
    Làng Mai Dịch có ngôi đình ở cạnh Quốc lộ 32, dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 21 (1760), gồm đại đình 5 gian và tòa phương đình 8 mái. Đình thờ Lý Phật Tử. Bên cạnh đình có đàn tế Tiên nông, đàn tế Tiên lão. Xưa kia, trong kỳ hội làng, có tục rước giao hảo với làng Dịch Vọng Hậu.
    Do từ làng gốc Dịch Vọng Hậu tách ra nên Mai Dịch chung chùa Thánh Chúa với làng này.
    Mai Dịch hiện đang trên quá trình đô thị hóa mạnh mẽ.
  9. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Làng Chèm
    Chèm là từ Việt cổ, gốc là ?~?TT?lem?T?T, sau phiên ra âm Hán - Việt là Từ Liêm. Theo bài Minh trên quả chuông đúc năm 948 ở Đông Ngạc thì xa xưa, có một thôn Thượng Từ Liêm tức làng Chèm, và thôn Hạ Từ Liêm gồm hai làng Đông Ngạc và Nhật Tảo. Theo các bậc cao niên trong làng, xưa kia, làng còn có tên chữ là Thụy Điềm (một kiểu phát âm khác của ?~?TT?T lem?T?T), sau đổi thành Thụy Hương, rồi lại đổi thành Thụy Phương. Như vậy, tên làng Chèm đã được Hán - Việt hóa để đặt cho tên cho huyện Từ Liêm được lập năm 621.
    Làng Chèm là quê của Lý Ông Trọng, tên thật là Lý Thân, nhân vật có dáng vóc khổng lồ, sức khỏe phi thường, nổi tiếng cả ba nước : Việt Nam, Trung Quốc và Hung Nô thế kỷ thứ III tr. CN. Theo lưu truyền dan gian, ông từng giúp An Dương Vuơng đánh thắng quân xâm lược Tần, sau đó được sang sứ nhà Tần. Sang đến nơi, đúng lúc nước Tần bị quân Hung nô xâm lược, không thể địch nổi.. Tần Thủy Hoàng nghe theo lời của các quan, dùng Lý Thân đi đánh giặc Hung nô, nếu Lý Thân thua, nhà Tần sẽ mượn tay quân Hung nô khử được một tướng tài của nước Nam, còn nếu Lý Thân đánh được thì tìm cách mua chuộc ở lại Trung Quốc. Nhưng sau Lý Thân đã đánh bại quân Hung nô, được Tần Thủy Hoàng phong chức, gả con gái cho và lưu ở lại, nhưng Lý Thân một mực chối từ, xin đem công chúa về nước sinh sống tại quê. Sau đó ít lâu, quân Hung nô lại đánh vào nước Tần, tiến sát kinh đô. Quân Tần không chống cự nổi. Vua Tần phải cho người sang đất Việt triệu Lý Thân sang, nhưng Lý Thân một mực từ chối. Vua Tần phải dùng kế làm một người giả Lý Thân, dựng ở cửa thành Hàm Dương, cho người làm cử động chân tay tượng Lý Thân. Quân Hung nô tưởng Lý Thân thật, sợ hãi bỏ chạy.
    Sau khi Lý Thân mất, dân làng lập đền thờ ông, sau sửa thành đình. Tương truyền, đình Chèm được dựng từ năm 715, khi đó gọi là đền. Năm 866, Cao Biền qua đây đã cho tu sửa và tạc tượng Lý Ông Trọng bằng gỗ trầm hương. Sau đó, đình qua nhiều lần tu sửa., vào các năm : 1631, 1773, 1792, 1885, 1902, 1913. Đáng lưu ý là lần sửa vào năm 1902, đình được kiệu lên độ cao hơn hai mét bằng phương pháp thủ công để tránh nước lụt. Cuộc kiệu đình này tốn hơn 5000 đồng tiền Đông Dương. Hiệp thợ kiệu đình do ông Vương Văn Địch ở làng Văn Trì (xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm) chủ trì. Đình là công trình kiến trúc, là di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng, kiến trúc hiện tại theo kiểu ?onội Công ngoại Quốc? trên khu đất rộng chừng ba mẫu. Nổi bật nhất là tam quan ngoài, có bốn cột đồng trụ cao vút trên bờ sông Hồng.
    Hội Chèm là hội diễn ra khá muộn : từ 15 đến 17 tháng Năm, với sự tham gia của ba làng kết nghĩa: Chèm (anh cả), Hoàng Xá (anh hai) và Mạc Xá (anh ba). Tục kết nghĩa này có gốc từ việc Nguyễn Văn Chất (thành hoàng làng Hoàng Xá) từng đi sứ cùng Lý Thân và làm quản mã cho đoàn sứ bộ; còn làng Mạc Xá thờ vọng Lý Thân. Mở đầu là lễ lấy nước: trai đinh ba làng đi ba chiếc thuyền thoi, từ bến đình Chèm lên quãng sông làng Mạc Xá để lấy nước về cúng tế. Sau đó là rước, tế, các trò vui, trong đó có thả chim bồ câu. Trong hội, cả ba làng đều sửa lễ bằng trâu, lợn (tự nuôi), làm bánh hết 20 thúng gạo nếp và 40 kg mật để thờ. Tục này có mặt tốt là giúp cho người nông dân có kinh nghiệm chăn nuôi nhưng do lễ vật lớn nên người đến lượt sửa lễ rất tốn kém và vất vả.
    Được hoangtutrau sửa chữa / chuyển vào 19:40 ngày 08/06/2004
  10. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Nguyễn Thiếp
    -Phố Nguyễn Thiếp -
    Tên một phố dài 272m đi từ phố Nguyễn Trung Trực, cắt phố Hàng Đậu, phố Gầm Cầu đến phố Hàng Khoai, nối tiếp phố Nguyễn Thiện Thuật thuộc quận Hoàn Kiếm. Thời Pháp thuộc, đây là phố Đuyrăngtông (Rue Duranton). Sau năm 1945, phố đổi thành phố Nguyễn Mậu Kiến. Đến năm 1947 được đổi là phố Nguyễn Thiếp
    Phố này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc thôn Phúc Lâm, tổng Tả Túc (sau đổi là Tổng Phúc Lâm), huyện Thọ Xương. Tại nhà số 27 có chùa Bà Móc, nơi có tấm bia tạc năm 1795, Cảnh Thịnh thứ tư, ở nhà số 2 Gầm Cầu còn có ngôi đình của thôn Phúc Lâm. Vào thời Lê, khi sông Hồng còn ở phía trong đê, tại khu đất này có một cái bến gọi là bến Bà Móc (gọi theo tên Chùa)
    Phố mang tên Nguyễn Thiếp (1723 - 1804) tự là Khải Xuyên, hiệu là La Sơn Phu Tử, người làng Nguyệt áo, huyện La Sơn, nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông đỗ Hương cống, làm quan Tri huyện và Huấn đạo 12 năm, sau đó về ở ẩn ở núi Thiên Nhẫn. Được vua Quang Trung hỏi kế đánh quân Thanh, sau giao giữ chức Viện trưởng Viện Sùng Chính, chuyên phụ trách biên dịch sách kinh, truyện chữ Hán ra chữ Nôm, đồng thời uỷ quyền cho ông nghiên cứu kế hoạch xây dựng kinh đô mới ở Nghệ An. Khi cơ nghiệp Tây Sơn sụp đổ, nhà Nguyễn mời ông là ra làm quan nhưng ông từ chối. Ông mất năm 1804

Chia sẻ trang này