1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hà nội Phố , Làng, Con đường và Phố Hàng

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi hoangtutrau, 05/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Làng Kim Sơn

    "Làng Then nọ rành rành thửa trước
    Bảng vàng ghi hai tướng năm hiền"
    (Kinh Bắc phong thổ diễn quốc sự)
    Làng Kim Sơn, tên Nôm là làng Then cùng với 3 thôn (làng) khác là Giao Tất (làng Keo), Giao Tự (làng Chè) và Linh Quy (làng Vụi) hợp thành xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn thuộc phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc.
    Kim Sơn nằm ven sông Đuống, sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi từ xưa là nghề chính của dân làng, ngoài ra có buôn bán nhỏ. Xưa kia, bến sông ở làng Giao Tự là nơi buôn bán sầm uất, với những mặt hàng từ biển mang đến như: mắm, muối, cá, tôm, cua; những bè tre, lá gồi, nứa, gỗ từ trên rừng xuôi về, người bán kẻ buôn tấp nập, trên bến dưới thuyền.
    Dưới thời phong kiến, làng Kim Sơn nổi tiếng có truyền thống hiếu học và khoa bảng. Câu ngạnn ngữ : "Phú Thị chi nhất hạng tứ thượng thư, Kim Sơn chi ngũ hiền nhị vị tể tướng" (làng Phú Thị đứng hàng đầu với 4 thượng thư, làng Kim Sơn có 5 người hiền, 2 tể tướng). Năm vị Tiến sĩ của làng là :
    1- Nguyễn Mậu Tài (1615 - 1688): đỗ Tiến sĩ khoa Bính Tuất, niên hiệu Phúc Thái, đời Lê Chân Tông (1646), làm quan đến Tham tụng (Tể tướng). Năm Quí Sửu niên hiệu Dương Đức (1673), được cử làm chánh sứ sang nhà Thanh, làm quan hơn 40 năm, vẫn thanh khiết như kẻ hàn sĩ.
    2- Nguyễn Mậu Dị (1622 - ?), là em Mậu Tài, đỗ Tiến sĩ khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Vĩnh Thọ, đời Lê Thần Tông (1659), làm quan đến chức Lễ khoa Đô cấp sự trung.
    3- Nguyễn Mậu Thịnh hay Mậu áng (1668 - ?), là cháu nội Nguyễn Mậu Tài, đỗ Tiến sĩ khoa Tân Mùi, niên hiệu Chính Hòa, đời Lê Hy Tông (1691), Phó Đô ngự sử, tước Nam. Năm ất Mùi (1715), được cử làm Phó sứ sang nhà Thanh.
    4- Nguyễn Duy Viên (1662 - ?), đỗ Tiến sĩ khoa Giáp Tuất, niên hiệu Chính Hoà, đời Lê Hy Tông (1694), làm quan đến chức Thiêm Đô Ngự sử.
    5- Nguyễn (Phạm) Khiêm ích (1679 - 1741), là cháu nội Nguyễn Mậu Tài, sau làm con nuôi Tiến sĩ Ohạm Công Thiện ở làng Bảo Triện (Bắc ninh) nên đổi làm họ Phạm, đỗ Thám hoa khoa Canh Dần, niên hiệu Vĩnh Thịnh, đời Lê Dụ Tông (1710), làm quan đến Binh bộ, Lễ bộ Thượng thư, Thiếu bảo, Bồi tụng. Năm Bính Ngọ (1726), ông làm Chánh sứ sang nhà Thanh, đúng vào kì thi Hội của nhà Thanh, ông vào ứng thí. Bài Văn sách của ông đáng đỗ Trạng nguyên, song các quan đình thần nhà Thanh cho ông đỗ Thám hoa. Vì thế, người đời sau gọi ông là ?oLưỡng quốc Thám hoa?.
    Là một làng nông nghiệp, nhưng cơ cấu tổ chức của làng Kim Sơn trước Cách mạng tháng Tám 1945 không dựa vào thiết chế giáp mà lấy lớp tuổi để phân bổ thực hiện việc làng. Đây là một hiện tượng rất hiếm trên vùng châu thổ Bắc Bộ.
    Làng Kim Sơn hiện còn ngồi đình, gồm nhà tiền tế 3 gian nối với đại đình 5 gian, bằng toà phương đình. Đình thờ Cao Điền và Cao Đô - hai vị tướng có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước. Sau khi dẹp yên 12 sứ quân, 2 ông được ban thực ấp ở Gia Lâm, thấy Kim Sơn là mảnh đất sơn thuỷ hữu tình, đã lập doanh trại ở đây.
    Hội làng tổ chức từ ngày 10 đến 19 - 3 hàng năm.
  2. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Làng Kim Lũ
    Qua Ngã tư Sở khoảng hơn 1 cây số, rẽ về tay trái vào đường ?oKhương Đình? dọc sông Tô Lịch, qua các làng Thượng - Hạ Đình, khu tập thể Kim Giang là 3 làng cùng mang tên Nôm ?oLủ? là Lủ Cầu (Kim Giang), Lủ Trung (Kim Lũ) và Lủ Văn (Kim Văn) thuộc xã Đại Kim, huyện Thanh Trì (nay là phường Đại Kim, quận Hoàng Mai), xưa thuộc tổng Khương Đình, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng.



    Kim Lũ (nghĩa là sợi dây vàng, tức sự giàu sang) chỉ sự ước vọng của người làng Lủ và trên thực tế, kinh tế của làng cũng khá phát đạt. Ngoài nông nghiệp còn buôn bán và các nghề làm bỏng, làm kẹo, làm cốm, làm chè lam, làm bánh đa khoai, làm quạt.
    Lủ là vùng đất còn in đậm các dấu tích lịch sử. Cổng Tường quang làng Lủ Trung tương truyền là nơi sinh ra Lê Duy Ninh, sau được Nguyễn Kim và các tôn thất nhà Lê đưa lên ngôi vua , tức Lê Trang Tông mà dân gian thường gọi là Chúa Chổm. Tại làng còn vết tích của điện Kim Long (hay Đền vua Lê) tương truyền do Vua Lê Thần Tông dựng để thờ cụ nội là Lê Anh Tông (do Anh Tông từng có thời kỳ lập hành tại ở đây, sau Anh Tông bị Trịnh Tùng giết hại năm 1572). Quanh điện Kim Long vẫn còn một số di tích như: Ao chầu, Vườn pha (viên phủ), Mả quan. Hàng năm cứ đến ngày 22 tháng giêng, các bô lão ba làng Lủ cùng tổ chức làm giỗ, kinh phí lấy từ hoa mầu ruộng giỗ (do Vua Lê cấp).
    Kim Lũ cũng là vùng đất phát đạt về học hành. Làng Lủ Văn có Nguyễn Nhân Chính đỗ Tiến sĩ năm 1634). Làng Lủ Trung có Tiến sĩ Hồng Hạo (đỗ năm 1710) và 4 Tiến sĩ cùng thuộc một họ là Nguyễn Công Thái (1715), Nguyễn Văn Siêu (Phó bảng, 1838), Nguyễn Tuyên (hay Nguyễn Trọng Hợp, 1865) và Nguyễn Sĩ Cốc (1910). Họ Hồng từ khi Tự Đức lên ngôi đổi thành họ Cung,Nguyễn Công Thái (1684 - 1758) làm quan đến Tham tụng (Tể tướng) kiêm Tế tửu Quốc Tử Giám. Năm 1728), ông được điều lên Tuyên Quang nhận đất và lập mốc giới tại khu vực sông Đồ Chú mà nhà Thanh trả lại cho nước ta. Ông cùng các quan xông pha lăn lộn những nơi hiểm trở, nhận đúng chỗ sông Đồ Chú mà thổ ty phủ Khai Hoá (nhà Thanh) chỉ sai để ăn chặn, rồi dựng bia ở nơi giáp giới.. Ông là một trong 5 vị ?oPhụng thị ngũ lão? (về hưu rồi lại được ra nắm triều chính) của triều Lê - Trịnh.
    Nguyễn Văn Siêu (1799 - 1872) là nhà văn hoá lớn, có công trong việc xây dựng, tu bổ khu đền Ngọc Sơn (đài nghiên, tháp bút, cầu Thê Húc); có nhiều tác phẩm có giá trị như Phương Đình thi tập, Phương Đình dư địa chí, Địa dư toàn biên v. v... Năm 1849, được cử làm Phó sứ sang nhà Thanh. Sau ông cáo quan về nhà dạy học, dựng nhà hình vuông, gọi là Phương đình. Học trò theo học rất đông, có nhiều người thành đạt.
    Nguyễn Trọng Hợp (1834 - 1902) làm quan đến Thượng thư bộ Lại, Đại thần Cơ mật viện, Văn minh Điện đại học sĩ, 3 lần đảm nhận việc ngoại giao, thương thuyết với thực dân Pháp. Ông còn là nhà văn, nhà thơ, nhà sử học, để lại các tác phẩm: Kim Giang văn tập, Kim giang thi tập, Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập ?
    Làng Kim Lũ còn có nhiều người đỗ trung khoa (họ Hồng có 8 người, họ Nguyễn có 10 người, trong số họ có cha, con và em của Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hợp)
    Các làng Lủ đều có đình, đền riêng, song chung chùa, bệ thờ Thần nông và đặc biệt là văn chỉ. Hiện còn một tấm bia Văn chỉ lập vào ngày lành tháng 7 năm Đồng Khánh thứ 2 (1887) đề cao đạo học của người làng Lủ. Làng Lủ Trung còn có Nhà thờ của các danh nhân : Nguyễn Công Thái, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Trọng Hợp, Nhà thờ họ Hồng, những dấu tích của một làng quê cổ kính và văn vật.
  3. MAGICSTAR

    MAGICSTAR Public HN Moderator

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    2.394
    Đã được thích:
    23
    Một cách khác,nếu muốn tra cứu về đường phố,bạn nên mua quyển "Từ điển đường phố Hà Nội".Giá bìa là 65.000VNĐ.Quyển này nhìn khá đẹp và hay.Có thêm các hồ của HN và một số món nổi tiếng....
  4. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Cù Chính Lan
    -Phố Cù Chính Lan -
    Tên một phố đi từ đường Trường Chinh cạnh Công ty xe buýt Hà Nội đến phố Hoàng Văn Thái, dài 600m, rộng 6m, thuộc quận Thanh Xuân
    Phố mang tên anh Cù Chính Lan (1930 - 1952) quê ở xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Anh xuất thân từ gia đình nông dân nghèo, mẹ mất sớm, ở với bố và năm em nhỏ. Anh sớm tham gia cách mạng, kháng chiến, làm tiểu đội trưởng. Trong chiến dịch Quang Trung, anh đã anh dũng bắt giặc, được thưởng Huân chương chiến công. Năm 1951, anh tham gia chiến dịch Hoà Bình, cùng đồng đội cũ bắn cháy bốn xe tăng của địch. Sau đó, anh dùng lựu đạn, tiểu liên chiến đấu với xe tăng địch, trở thành "Anh hùng đánh xe tăng, anh hùng đường số 6". Năm 1952, anh cùng đồng đội đánh đồi Cô Tô của địch. Anh bị gãy tay nhưng nói "Mình còn chân, vẫn còn đánh giặc được". Anh bị bom đạn giặc cưa cụt chân vẫn nói: "Tôi còn mồm còn chỉ huy chiến đấu được". Đồn giặc bị hạ, nhưng anh không may bị hy sinh, khi đó anh mới 23 tuổi. Tên anh được ghi ở đầu bản danh sách các Anh hùng toàn quốc dự Đại hội chiến sĩ thi đua toàn quốc 5-1952, được Bác Hồ tổ chức việc mặc niệm tại Hội trường Đại hội này.

  5. tuntunmeo68

    tuntunmeo68 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2003
    Bài viết:
    1.640
    Đã được thích:
    0
    ơ hay quá, nhà iem ở đây nè !!! có bác nào cũng ở trong khu này không ?

Chia sẻ trang này