1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hà nội Phố , Làng, Con đường và Phố Hàng

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi hoangtutrau, 05/06/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Làng Nghĩa Đô
    Phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy) nay gồm hai xã Nghĩa Đô và Đoài Môn cùng phường Bái Ân thời phong kiến, trong đó xã Nghĩa Đô gồm bốn thôn (làng) cũ là : Tiên Thượng (làng Tân), Trung Nha (làng Nghè), Vạn Long (làng Dâu) và An Phú (không có tên Nôm) thuộc tổng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây; từ năm 1831 thuộc phủ Hoài Đức tỉnh Hà Nội, từ năm 1904 trở đi thuộc tỉnh Hà Đông. Từ tháng 12- 1942, tách thuộc Đại lý đặc biệt Hà Nội.
    Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, xã Nghĩa Đô chia thành hai xã Nghĩa Đô Thượng (gồm làng Tân và làng Nghè) và Nghĩa Đô Hạ (làng Dâu và làng An Phú) thuộc khu Đại La, ngoại thành Hà Nội.
    Trong kháng chiến chống Pháp, Nghĩa Đô thuộc quận Quảng Bá, Đại lý Hoàn Long do địch kiểm soát. Còn với chính quyền kháng chiến, Nghĩa Đô nhập với xã Đoài Môn cũ thành xã Nghĩa Môn thuộc quận IV, sau đổi là huyện Trấn Tây ngoại thành Hà Nội.
    Sau khi giải phóng Thủ đô (10 - 1954), Nghĩa Đô sáp nhập với xã An (Yên) Thái (gồm cả phường Bái Ân cũ ) thành xã Thái Đô, quận V. Đến năm 1961 cắt làng An Thái thuộc quận Ba Đình, còn lại xã Nghĩa Đô thuộc huyện Từ Liêm. Ngày 31- 10- 1982, thị trấn Nghĩa Đô thành lập được thành lập, bao gồm xã Nghĩa Đô và các khu tập thể thuộc huyện Từ Liêm. Đến năm 1992, các khu tập thể được tách ra thành lập một đơn vị hành chính mơí là thị trấn Nghĩa Tân thuộc huyện Từ Liêm. Khi quận Cầu Giấy được thành lập (tháng 9 - 1996), Nghĩa Đô trở thành một phường của quận này.
    Nghĩa Đô xưa có đường giao thông thuỷ, bộ đi lại thuận tiện, gắn bó chặt chẽ với các phố phường trong nội thành. Theo đường thuỷ có thể ngược sông Thiên Phù ra sông Hồng đi các nơi; ngược sông Tô Lịch qua Cửa Bắc vào khu phố cổ nội thành, xuôi sông Tô xuống các huyện Thanh Trì, Thanh Oai. Đường bộ có thể vào nội thành, ngược lên Nhật Tân, Xù Gạ (Phú Thượng)? hay đi xuôi xuống Cầu Giấy, Ngã Tư Sở, Hà Đông?
    Nghĩa Đô kề cận với Bưởi, là nơi buôn bán sầm uất các loại gia cầm, gia súc và đồ dùng sinh hoạt cho nhân dân cả vùng phía Tây Bắc và dân nội thành Thăng Long. Điều kiện tự nhiên trên đây làm cho các làng thuộc xã Nghĩa Đô cũ, nay là phường Nghĩa Đô quận Cầu Giấy phát triển về nhiều mặt, mang những sắc thái riêng
  2. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Hàng Thiếc

    -Phố hàng thiếc
    Là tên một phố dài 136m thuộc quận Hoàn Kiếm, nối tiếp với phố Thuốc Bắc, cắt ngang phố Hàng Bồ và Bát Đàn. Cuối phố Hàng Thiếc được nối vuông góc với phố Hàng Nón và phố Hàng Quạt. Phố Hàng Thiếc là một trong 36 phố phường làng nghề của Hà Nội.
    Trước đây phố này chuyên làm các mặt hàng đúc, tráng, trám bằng thiếc, như giá nến, lư hương, chóp nón, nên gọi là phố Hàng Thiếc. Thời Pháp thuộc, phố này có tên là Rue des Ferblanciers (phố Thợ Thiếc). Ngày nay, khi tôn, kẽm, sắt tây đã được sử dụng phổ biến thì phố này chuyên sản xuất các mặt hàng gia dụng từ tôn, nhôm, i-nốc như khuôn làm kem, bánh, bình tưới, hòm xiểng? đến thuyền nhỏ cho dân vùng đất bãi sông Hồng.
    Nghề làm gương kính cũng chiếm vị trí quan trọng ở đây, nhất là khi nhu cầu làm tủ bày hàng, cửa với vật liệu nhẹ như khung nhôm kính phát triển thì phố này bận rộn suốt ngày đêm với các công trình lớn nhỏ. Đây là một trong số ít các phố nghề của 36 phố phường Hà Nội còn giữ được nghề gia truyền. Khách du lịch trong nước và nước ngoài thường thích đi du lịch vòng quanh phố nghề Hà Nội bằng xe xích lô.
    Phố Hàng Thiếc nằm trên nền đất xưa thuộc thôn Yên Nội, tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương. Ở số nhà 2 phố Hàng Bông còn đền thờ ông tổ nghề tráng gương, mặt hàng quen thuộc của phố Hàng Thiếc trước đây.
    Được hoangtutrau sửa chữa / chuyển vào 22:39 ngày 05/06/2004
  3. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Hàng Giầy
    --Phố Hàng Giầy
    Xin đừng nhầm phố Hàng Giầy với phố Hàng Giấy. Phố Hàng Giấy và Hàng Giầy tuy cùng nằm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm (tổng Hậu Túc trước đây), và cũng khá gần nhau, nhưng phố Hàng Giấy nối với phố Đồng Xuân, chợ Đồng Xuân, còn phố Hàng Giầy lại đi từ ngã tư phố Hàng Chiếu nối phố Nguyễn Thiện Thuật đến phố Lương Ngọc Quyến, cắt ngã tư Ngõ Gạch - Nguyễn Siêu và ngã tư Hàng Buồm.
    Phố Hàng Giấy dài 228m, trước kia là hai phố: đoạn Hàng Chiếu đến Ngõ Gạch là phố Hàng Màn (tên tiếng Pháp là Rue Lataste) và và đoạn phố Hàng Giầy, còn có tên là phố Nguyễn Duy Hàn, tên một tuần phủ Thái Bình. Sau 1945, đổi là phố Tán Thuật. Đến 1947 đổi lại thành phố Hàng Giầy (cũng là tên mặt hàng kinh doanh chủ yếu lúc bấy giờ) và vẫn giữ nguyên tên gọi này cho đến ngày nay. Ngày nay, phố này không còn buôn bán giầy mà chỉ còn những cửa hàng bán bánh kẹo và hàng vặt. Đoạn Hàng Màn trước đây là phần đất thôn Cổ Lương, tổng Hậu Túc (sau đổi là tổng Đồng Xuân), huyện Thọ Xương, nằm trên bờ Bắc sông Tô Lịch. Phần Hàng Giầy là đất thôn Hài Tượng, thuộc tổng Đông Thọ, huyện Thọ Xương.
    Ngày nay giữa phố Hàng Giầy ở số nhà 30 còn giữ lại được một ngôi đền là Nội Miếu của thôn Hài Tượng. Đền này sau đã bán cho dân các phường Hàng Bạc làm nơi thờ vọng về Trâu Khê (vào năm 1895).
  4. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Hàng Bún
    --Phố Hàng Bún
    Tên một phố dài 484m đi từ đường Yên Phụ cắt các đường: Nguyễn Khắc Nhu, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Trường Tộ, Quán Thánh, đến phố Phan Đình Phùng, thuộc quận Ba Đình. Thời Pháp thuộc cũng gọi là phố Hàng Bún (Rue des Vermicelles).
    Từ xưa đến nay phố này đều có tên là Hàng Bún. Đây cũng có thể coi là ranh giới phía Bắc của các "phố phường" xưa có chữ "Hàng"
    Xưa kia phố Hàng Bún thuộc đất của hai thôn Yên Ninh và Yên Thành, tổng Yên Thành, huyện Vĩnh Thuận. Ở bản đồ Hà Nội năm 1831 có vẽ phố này và chỗ nối giáp với đê Yên Phụ là cửa ô Thạch Khối. Di tích cũ ở đây còn hai ngôi đền: Đền Anh ở số nhà 15, thờ bách linh (người chết vô thừa nhận) và đền Thuỷ Thiên Quang, thờ Châu Nương, ở số nhà 34.
    Sở dĩ có tên Hàng Bún bởi vì xưa dân thôn Yên Ninh ở đây có nghề làm bún sợi nhỏ và trắng nổi tiếng.
  5. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Hàng Rươi
    Tên một phố dài 108m, đi từ Hàng Khoai, qua chợ Đồng Xuân, đến ngã ba Hàng Lược - Hàng Chai - Hàng Mã là bắt đầu của phố Hàng Rươi, thuộc quận Hoàn Kiếm ngày nay.
    Phố này có tên phố Hàng Rươi vì trước kia nơi đây là bến sông Hồng, hằng năm cứ vào mùa rươi (khoảng từ tháng 9 âm lịch) thì có nhiều người mang rươi đến đây bán. Thời Pháp thuộc, phố đã mang tên là Hàng Rươi (Rue des Vers Blancs). Từ sau 1945, tên Hàng Rươi được đặt chính thức.
    Phố này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc các thôn Vĩnh Trù và Yên Phú, tổng Hậu Túc (sau đổi là tổng Đồng Xuân), huyện Thọ Xương. Đình Vĩnh Trù nay ở số nhà 59 phố Hàng Lược và đình Yên Phú rất lớn ở số 17 phố Hàng Rươi, nhưng không rõ thờ ai.
    Phố Hàng Rươi ngày nay không còn là phố kẻ chợ nữa, sông Hồng cũng đã lùi ra xa, nơi đây cũng không còn là chợ bán rươi nữa, nhưng hằng năm, cứ vào mùa rươi, các đường phố Hà Nội lại rộn ràng tiếng rao: "Ai mua rươi ra m....u....a" với âm điệu, tiết tấu đặt biệt mà chỉ những người bán rươi mới có.
  6. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Hàng Đậu
    -Phố Hàng Đậu
    Đi từ đường Trần Nhật Duật (dưới chân cầu Long Biên phía nam) đến phố Phan Đình Phùng (vườn hoa Vạn Xuân) là một con phố dài 272m có tên là phố Hàng Đậu. Phố này là chỗ gặp nhau là giao điểm của các phố: Hàng Giấy, Hàng Than, rẽ sang phố Hồng Phúc, cắt ngang Nguyễn Thiếp, thuộc quận Hoàn Kiếm, phường Đồng Xuân.
    Phố này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc thôn Phúc Lâm, tổng Tả Túc (sau đổi là tổng Phúc Lâm) và thôn Nghĩa Lập, tổng Hậu Túc (sau đổi là tổng Đồng Xuân). Dấu vết của thôn này là các đình, miếu cũ: Đình Phúc Lâm, ở nhà số 2 phố Gầm Cầu. Đình và đền Nghĩa Lập ở số nhà 32 phố Hàng Đậu. Tại ngã tư phố Hàng Đậu - Nguyễn Thiếp xưa có một cửa ô, gọi là ô Phúc Lâm. Dân chúng quen gọi là ô Hàng Đậu. Nơi đây không còn dấu tích của cửa ô Hàng Đậu - một trong năm cửa ô của Hà Nội xưa nữa.
    Ở đây cuối thế kỷ XIX còn có một trường học nổi tiếng, dạy chữ Hán, của tiến sĩ Nguyễn Đình Diên, cũng có tên là trường Cúc Miên (tên cửa hiệu của ông) nay là số nhà 39. Từ bấy đến nay, hơn một thế kỷ, tuy qua nhiều lần sửa chữa nhưng quy mô, kiểu cách thì vẫn y như ngày mới xây dựng và đây cũng chính là nơi thờ Cúc Miên.
    Sở dĩ có tên là phố Hàng Đậu vì nơi đây xưa kia có nhiều cửa hàng bán đậu xanh, đậu nành, đậu đen?, những sản vật của dân đất bãi sông Hồng và các tổng xung quanh. Thời Pháp thuộc phố này có tên gọi là phố Rue des Graines (phố Hạt). Ngày nay, con phố này đã được mở rộng, đẹp hơn xưa. Các quầy hàng bán đỗ cũng được quy hoạch chuyển sang phố Trần Nhật Duật.
  7. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Hàng Giấy

    -Phố Hàng Giấy

    Đi từ phố Hàng Than xuôi xuống, từ Hàng Đậu, Phan Đình Phùng, Hàng Khoai rẽ sang, nơi gặp nhau của các con phố đó chính là phố Hàng Giấy. Đoạn phố dài 208 mét này nối với phố Đồng Xuân, chợ Đồng Xuân thuộc quận Hoàn Kiếm. Thời Pháp thuộc, phố này đã có tên là phố Hàng Giấy (Rue de Papier).
    Phố này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc phường Đồng Xuân, tổng Hậu Túc (sau đổi là tổng Đồng Xuân), huyện Thọ Xương. Hiện nay, tại số nhà 83 chính là đình Đồng Xuân thờ Bạch Mã xưa kia.
    Phố này xưa kia đã bán các thứ giấy do làng Bưởi, làng Cót làm ra từ đó mà thành tên phố. Trước các tòa nhà cổ vẫn còn những chữ đắp nổi tên các cửa hiệu buôn giấy nổi tiếng trước kia.
    Ngày nay phố này không còn chuyên bán giấy mà bán nhiều mặt hàng khác nhau nhưng tên "Phố Hàng Giấy" thì vẫn còn trong lòng những người Hà Nội xa quê, gợi nhớ về một phố nghề Hà Nội.
  8. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Hàng Chai
    Giữa ngã ba các phố Hàng Lược - Hàng Rươi - Hàng Cót (thuộc quận Hoàn Kiếm - Hà Nội) có một ngõ phố ngang khoảng 80 mét có tên là phố Hàng Chai. Thời Pháp thuộc, ngõ phố này có tên là phố Ngõ Ngang. Sau đó đổi tên thành Hàng Chai vì thời Pháp thuộc ở đây có bán những chai lọ và bao chè cũ. Phố này rất hẹp và ngắn.
    Lịch sử phố này trước kia là đất thôn Tân khai nằm bên bờ tây sông Tô Lịch (đoạn này sông Tô gần trùng với phố Hàng Lược ngày nay). Thôn này thuộc tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ.
    Cho tới những năm 30 của thế kỷ XX, ở giữa còn có một cái đình thờ vị tổ hát Ả đào. Đình ở phía sau nhà số 7. Tương truyền, tổ nghề này là vợ chồng Đinh Dự (con của Đinh Lễ). Tại làng Lỗ Khê, thuộc xã Liên Hà, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội, hiện còn đền thờ hai vợ chồng Đinh Dự, có thần tích và tượng của hai vợ chồng. Đình Hàng Chai là nơi thờ vọng, nhưng trước đây hàng năm, các ả đạo tụ về đây giỗ Tổ, hát chầu thánh tổ, múa bài bông.

  9. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Hàng Bút
    Đó là tên một con phố dài 68m cắt ngang phố Thuốc Bắc và phố Bát Sứ (phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm - Hà Nội). Phố này trước kia tên là phố Hàng Mụn vì chuyên mua mụn vải thừa từ các nhà may để may quần áo, mũ, tất trẻ em, đặc biệt là khâu các bùa túi trẻ em đeo vào các dịp tết Trung Thu.
    Thời Pháp thuộc, phố có tên là phố Côngbanez (Rue Combanère), chuyên bán giấy vở, bút mực, bút lông cho học sinh. Sau năm 1945, phố này được đổi thành phố Hàng Bút (thực ra phố Hàng Bút trước đây ở đoạn cuối phố Thuốc Bắc, đoạn này được sáp nhập vào phố Thuốc Bắc). Khu phố này được xây dựng trên nền đất thôn Đông Thành, tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương). Ngôi đền của thôn Đông Thành cũ có cửa chính ở nhà số 7 phố Hàng Vải, còn cổng sau của đình là nhà số 6 phố Hàng Bút.

  10. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0

    Phố Dã Tượng
    - Phố Dã Tượng
    Tên một phố, dài 192m, đi từ phố Lý Thường Kiệt đến phố Trần Hưng Đạo, thuộc quận Hoàn Kiếm. Hồi giữa thế kỷ XIX, đây là đất thôn Phụ Khánh (do hợp nhất hai thôn: Nam Phụ và Nguyên Khánh, tổng Vĩnh Xương, huyện Thọ Xương mà thành). Thời Pháp thuộc, phố có tên là Lăm-be (Rue Lambert).
    Phố mang tên Dã Tượng là một gia tướng của Trần Quốc Tuấn, đã có nhiều công trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên (1285 và 1288), cùng gia tướng Yết Kiêu hai người đều nổi danh tài bơi lặn thuỷ chiến đục thủng thuyền giặc

Chia sẻ trang này