1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hà nội Phố , Làng, Con đường và Phố Hàng

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi hoangtutrau, 05/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Đồng Xuân
    DongXuan10.jpeg
    -Phố Đồng Xuân-

    Tên một phố dài 168m nối tiếp phố Hàng Giấy chỗ ngã tư Hàng Khoai, cắt qua ngã tư Hàng Chiếu, Hàng Mã, qua Ngõ Gạch đến phố Hàng Đường, hướng ra hồ Hoàn Kiếm, thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm. Thời Pháp thuộc, phố có tên là phố Hàng Gạo (Rue du Riz). Sau 1947, đặt tên là Đồng Xuân. Đây là phố hẹp nhưng rất đông đúc. Hai bên đường đều là những gian đầy ắp các loại hàng hoá. Nửa phố về phía Đông Bắc là Chợ Đồng Xuân, ngày nay đã được xây dựng lớn, vừa bán buôn vừa bán lẻ.

    Phố này được xây dựng trên nền đất xưa thuộc hai thôn: Đồng Xuân ở bên lẻ, Nhiễm Trung ở bên số chẵn, đều thuộc tổng Hậu Túc (sau đổi là tổng Đồng Xuân), huyện Thọ Xương. Đến giữa thế kỷ XIX thôn Nhiễm Trung hợp với thôn Hoa đán thành thôn Phương Trung. Phố Đồng Xuân có đình Phương Trung ở số nhà 18, thờ Uy Phủ đại vương còn đình Đồng Xuân lại ở số nhà 83 phố Hàng Giấy, thờ Bạch Mã. Chợ Đồng Xuân nguyên là hai chợ cổ của Thăng Long xưa: Chợ Bạch Mã và chợ Cầu Đông. Chợ Bạch Mã ra đời năm 1035, lúc đầu gọi là chợ Cửa Đông, đến thời Trần đổi là Bạch Mã vì ở gần đền Bạch Mã (nay ở số 76 phố Hàng Buồm), chợ Cầu Đông ở cạnh chùa Cầu Đông (nay ở 38b phố Hàng Đường), xưa cả hai đều nằm trên bờ sông Tô Lịch. Nằm ven theo sông Tô còn có Chợ Gạo, Chợ Hàng Cá. Năm 1889, thực dân Pháp lấp sông Tô Lịch ở đoạn này, mở phố xá mới và đồn 2 chợ Bạch Mã và Cầu Đông nói trên tới bãi đất trống cạnh đình Đông Xuân (Hàng Giấy), lập thành một chợ mới và từ đó tới nay đều gọi là Chợ Đồng Xuân, khánh thành năm 1890. Lúc đầu chợ Đồng Xuân được rào bằng tre nứa, về sau được thay bằng khung sắt, mái tôn. Đêm 14 rạng 15/7/1995, chợ đã bị hoả hoạn, thiêu cháy ba tầng lầu, gây thiệt hại nặng, sau đó đã được xây dựng lại chợ mới với hệ thống phòng chống hoả hoạn và các gian hàng đẹp, hiện đại
  2. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Đào Duy Anh
    DaoDuy.jpeg
    Phố Đào Duy Anh
    Tên một phố, lập năm 1995, dài 610m, đi từ ngã tư Kim Liên vào khu tập thể Kim Liên, Trung Tự rồi đến phố Phạm Ngọc Thạch. Phố này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc phường Kim Hoa (sau đổi là Kim Liên), tổng Tả Nghiêm, huyện Thọ Xương. Nay phố thuộc phường Kim Liên, quận Đống Đa.

    Phố mang tên Đào Duy Anh (1904 - 1988) là nhà văn hoá, chuyên gia nghiên cứu văn học, sử học, ngôn ngữ học, Hán Nôm. Ông đã viết các sách từ điển Pháp - Vịêt, Hán - Việt, từ điển Truyện Kiều. Ông từng làm thư ký toà soạn báo Tiếng Dân do cụ Huỳnh Thúc Kháng lập. Năm 1927, ông vào Đảng Tân Việt, mở Quan hải tùng thư. Sau 1945, ông dạy học ở các trường Đại học Sư phạm, Tổng hợp, công tác ở Bộ Giáo dục, Viện Sử học.
  3. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Làng Phú Xá

    Làng Phú Xá, tên Nôm là làng Sù, vốn là xóm Cựu Quán, gồm phần lớn dân buôn bè từ Thanh Hóá ra cư ngụ, lệ thuộc xã Phú Gia. Năm ất Mùi niên hiệu Vĩnh Thịnh (1715), tại xóm này có ông Nguyễn Kiều đỗ Tiến sĩ, vinh quy về làng Phú Gia, nhưng dân làng này không đón. Sau khi làm quan đến Phó Đô Ngự sử, Nguyễn Kiều đã cho mở rộng xóm, đồng thời xin tách xóm Cựu Quán thành làng, và cũng là một xã riêng.
    Cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn, Phú Xá thuộc tổng Phú Gia, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, trấn Sơn Tây (từ 1831 thuộc tỉnh Hà Nội, đầu thế kỷ XX, trực thuộc phủ Hoài Đức, thuộc tỉnh Hà Đông). Năm 1956, Phú Xá thuộc xã Phú Thượng, quận V, năm 1961, xã Phú Thượng thuộc huyện Từ Liêm, từ 199.97, Phú Thượng trở thành một phường của quận Tây Hồ.
    Phú Xá nằm ven sông Hồng, cách trung tâm nội thành khoảng 12 km. Xa xưa, làng nằm cạnh sông Thiên Phù, là một nhánh của sông Hồng từ làng qua Quán La, xuống Nghĩa Đô, hợp lưu với sông Tô Lịch, nên việc đi lại của dân làng tương đối thuận tiện. Ngoài nghề trồng dâu nuôi tằm trên đất bãi, dân làng còn buôn bán đường sông, nhiều người giàu có, vì thế có ngưòi giải thích rằng, tên làng Sù xuất phát từ đó.
    Làng Phú Xá trước đây có ngôi đình dựng năm Canh Ngọ niên hiệu Cảnh Hưng (1750), vốn là một tòa nhà trong cung điện của vua, do thợ mộc cắt sai mực nên phải bỏ, được ông Nguyễn Kiều xin về cho dân sửa lại làm đình.
    Làng Phú Xá không chỉ nổi tiếng bởi có ông Nguyễn Kiều đỗ Tiến sĩ, từng đi sứ sáng nhà Thanh, mà còn vì ông có người vợ kế là Thi sĩ Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748). Truyền rằng, khi ông Kiều đang tuần thú ở Nghệ An, bà Điểm vào thăm, tìm đến 20 ngày mới gặp thì bà lại bị cảm, mất tại nhiệm sở của chồng, sau mộ được đưa về táng tại ven đường gần Xí nghiệp bao bì xuất khẩu hiện nay và được bảo vệ cẩn thận.
    Làng Phú Xá còn có ông Mai Khắc Cung, bố mất sớm, nhà nghèo, nhưng kiên trì học tập, đến 60 tuổi mới đỗ Cử nhân khoa Mạu Thân đời Tự Đức (1848), sau ong làm quan đến chứa Giáo thụ rồi cáo về.
    Làng Phú Xá sớm có truyền thống cách mạng. Từ giữa năm 1942, Phú Xá là một điểm trong An toàn khu của Trung ương, là cơ sở hoạt động của nhiều đồng chí Trung ương. Bến đò Phú Xá là đầu mối giao thông của An toàn khu Trung ương ở hai bờ sông Hồng. Cây gạo ở bờ sông là nơi gặp gỡ của cán bộ giao thông Trung ương với cán bộ Xứ uỷ Bắc Kỳ, là nơi đặt ám hiệu an toàn cho cán bộ mỗi khi qua lại. ?~?TBằng Có công với nước?T?T. Đặc biệt, chính tại bến đò này, vào chiều ngày 24 - 8 - 1945, đã được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về, trú tạm tại trụ sở của đội tụ vệ làng; buổi tối, Người chuyển sang làng Phú Gia. Mười gia đình có công nuôi giấu, bảo vệ cán bộ cách mạng trong thời kỳ bí mật đã được tặng ?~?TBằng Có công với nước?T?T.
    Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước, Phú Xá có 42 người con hy sinh vì nền độc lập dân tộc.
    Ngày nay, Phú Xá đang trở thành một làng giàu, với nghề trồng hoa, quất, đào và cây cảnh, vừa bảo lưu những nét truyền thống của một làng ven đô, vừa mng dáng dấp của một đô thị.

  4. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Làng Phú Gia
    Làng Phú Gia, tên Nôm là làng Gạ, cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn là một xã thuộc tổng Phú Gia, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, trấn Sơn Tây (từ 1831 thuộc tỉnh Hà Nội, đầu thế kỷ XX trực thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông). Năm 1956, Phú Gia thuộc xã Phú Thượng (gồm các làng Phú Gia, Phú Xá, Thượng Thuỵ) thuộc quận V, năm 1961 thuộc huyện Từ Liêm, từ tháng 9 - 1997, xã Phú Thượng trở thành một phường của quận Tây Hồ.

    Theo thần tích lưu ở đình thì Phú Gia xưa có tên là khi nhà Đưòng đô hộ nước ta, đổi làm An Dưỡng phường. Khi đó, có tên Thứ sử Lư Anh đóng tại đây, một đêm nằm mộng thấy một người đường bệ, áo mũ chỉnh tề, xưng là người quản lĩnh dân địa phương, bèn lập đền thờ. Làng còn có tên là Bà Già hương, nguyên do, vào thời Lý, Lý Thánh Tông đã đưa một số tù bình Chiêm Thành đến đây và đặt tên là Đa Gia Ly, sau gọi chệch là Bà Già. Chùa của làng cũng gọi kà chùa Bà Già. Thời Trần, Trần Nhật Duật từng cưỡi voi đến Bà Già hương nói chuyện với sư trụ trì ở đây. Tục truyền, họ Công (Ông) của làng này có nguồn gốc là người Chăm. Đến thời Trần, niên hiệu Thiệu Long (1258 - 1272), An Dưỡng phường đổi thành xã Phú Gia.
    Trước Cách mạng Tháng Tám, Phú Gia là làng đông dân, có đến 2527 người, vì thế có câu ?~?TĐinh Phú Gia, điền Phú Mỹ?T?T, song làng lại có rất ít ruộng (515 mẫu), bình quân mỗi người chưa được hai sào. Phần lớn đồng ruộng chỉ cấy được một vụ mùa, nên dân làng phải kiếm sốngthêm bằng các việc vớt củi trên sông Hồng, bổ củi thuê, làm các loại bánh.
    Phú Gia còn có ngôi miếu thờ 6 cái gậy; gọi là miếu Lục Tôn, tương truyền là thờ 6 người của làng đã nổi dậy chống lại triều đình phong kiến ********* (không rõ thời).
    Phú Gia có Ông Nghĩa Đạt đỗ Bảng nhãn khoa ất Mùi, niên hiệu Hồng Đức, đời Lê Thánh Tông (1475), làm quan đến Phó Đô Ngự sử, được cử đi sứ sang nhà Minh. Ông còn có công chiêu dân khai hoang, mở rộng làng ra khu vực giáp Quán La hiện nay, được dân làng thờ ở đình. Con cháu về sau có đến 9 người đỗ Hương cống, Cử nhân. Thời Tự Đức (1848 - 1883), họ Ông được đổi thành họ Công.
    Phú Gia sớm có truyền thống cách mạng. Từ năm 1941, nhà bà Hai Vẽ là cơ sở hoạt động của các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ và gần 20 ủy viên Trung ương Đảng. Từ giữa năm 1942, Phú Gia là một điểm trong An toàn khu của Trung ương, là nơi đặt co quan in báo Cờ giải phóng, nơi đồng chí Trường Chinh khởi thảo ?~?TBản Đề cương văn hóa Việt Nam?T. Tám gia đình có công nuôi giấu, bảo vệ cán bộ cách mạng đã được tặng ?~?TBằng Có công với nước?T?T. Phú Gia có vinh dự lớn là ngày 24 - 8 - 1945 được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về ở (tại nhà ông Công Ngọc Kha) trước khi Người vào nội thành lo tính những công việc lớn của đất nước trong những ngày đầu Cách mạng thành công.
    Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước, Phú Gia có 92 người con hy sinh vì nền độc lập dân tộc. Ngày nay, Phú Gia đang đổi thay mạnh mẽ trên con đường chuyển từ một làng nông nghiệp thành làng đô thị ở phía Bắc Thủ đô, có nghề trồng quất, trồng đào rất phát đạt

  5. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Làng Tiên Thượng

    Làng Tiên Thượng, tên Nôm là làng Tân, xưa là một trong bốn làng của xã Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy. Theo các cụ già trong làng thì xa xưa, làng chỉ là một xóm nhỏ, có bến Giang Tân ở nơi sông Thiên Phù đổ vào sông Tô Lịch, nên gọi là xóm Bến, sau phát triển thành ấp Thiên Hương.
    Có thuyết nói rằng, ấp Thiên Hương sau đó đông đúc, chia thành hai làng là Tiên Thượng và Trung Nha, song Tiên Thượng là làng nhỏ, dân ít, ruộng đất cũng ít. Các họ trong làng chủ yếu là họ Nguyễn Đức từ Linh Đàm (Thanh Trì, nay thuộc quận Hoàng Mai) chuyển lên vào đầu thế kỷ XVII, họp Đỗ, Lại, Đoàn từ các làng bên chuyển cư sang. Dân làng sống chủ yếu bằng các nghề thủ công, như dệt, làm giấy và buôn bán.

    Làng Tân có ngôi đình được dựng khá muộn, do cụ Nguyễn Đình Điều, người làng, đỗ Tú tài bốn khoa liền đứng đầu, cùng 27 cụ thuộc các dòng họ trong làng hưng công, dựng từ tháng Hai năm Kỷ Mão (1879) đến tháng Hai năm Tân Tỵ (1881) mới hoàn thành. Trước đó, làng có ngôi đình chung với làng Trung Nha. Đình làng thờ ông bà Vũ Phục, tức ông bà Hàng Dầu, theo truyền thuyết đã nhảy xuống sông Thiên Phù chịu chết để cứu vua Lý. Theo lệ xưa kia, vào ngày 12 tháng Hai, hai làng này tổ chức hội chung. Làng Trung Nha rước thành hoàng Trần Công Tích (cùng hai phu nhân) vào ngự trước ở đình, làng Tiên Thượng rước ông bà thành hoàng Vũ Phục vào sau, Sau đó, hai bên cùng tế lễ và hát ?ochúc thọ?, do Giáo phường ca trù Phú Đô (huyện Từ Liêm) diễn. Đến năm Gia Long thứ 13 (1814), làm đình riêng, ở ngay cạnh đình Nghè - Trung Nha.

    Làng có chùa Quang Ân, là ngôi chùa cổ. Theo văn bia dựng năm Cảnh Trị thứ ba (1665) thì vào thời điểm này, chùa đã được nhà vua cấp 5 mẫu 2 sào ruộng để sửa lễ thờ Phật và nuôi tăng sư; đồng thời, một nhà sư người nhà Thanh (Trung Quốc) đã đến thăm chùa và làm bài ?oVăn Thủy tán? ca ngợi cảnh đẹp của chùa. Chùa còn quả chuông đúc năm Minh Mạng thứ bảy (1826). Có thuyết nói rằng, chùa được dựng vào thời Lý. Có lần, lính nhà vua trong khi đi công vụ đã về ở chùa, thả ngựa ở bãi sau chùa, chẳng may, ngựa bị chết. Nhà sư sợ tội bỏ trốn, sau có Nguyễn Bông xin, nên làng không bị tra hỏi, lại cho họ Đỗ được trông coi chùa, nên trong quan niệm của dân làng, chàu này là chùa tư. Tại chùa này, vào cuối năm 1944, đã diễn ra Hội nghị quân sự của Thành uỷ Hà Nội bàn việc chuẩn bị khởi nghĩa.

  6. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Làng Thù Lỗ

    LangThuLo.jpeg
    Làng Thù Lỗ
    Thù Lỗ (tên Nôm là Giỗ Thù) là một làng nhỏ, trước Cách mạng Tháng Tám chỉ có hơn 200 dân, nhưng vào đầu thế kỷ XIX là một xã độc lập thuộc tổng Hà Lỗ, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc (từ 1831 đổi thành tỉnh Bắc Ninh). Sau Cách mạng, làng nhập với các xã Hà Lỗ, Lỗ Khê thành xã Ngũ Hà, đến tháng 5 - 1949, xã Ngũ Hà hợp với xã Hà Vĩ thành xã Liên Hà, từ tháng 5 - 1961, xã Liên Hà được chuyển về huyện Đông Anh.
    Làng Thù Lỗ nằm ven con đầm lớn, vốn là nhánh sông cụt của của sông Hoàng Giang. Tại đầu làng xưa kia có bến Thù thuyền bè khá sầm uất, hợp cùng với bức thành cao tạo ra một cảnh khá đẹp. Trong đình còn đôi câu đối khắc gỗ ca ngợi đất lành chim đậu của làng và năm tu sửa đình:
    Cưu tập ngưỡng thần công, Dần nguyệt Thân niên tu lý,
    Phượng lai chung tú khí, Thù tân Lỗ bích lưu huy.
    (Chim cưu tụ, ngưỡng công thần, tháng Dần, năm Thân đình sửa lại,
    Phượng về thêm khí đẹp, bến Thù ,thành Lỗ được nguy nga).
    Thù Lỗ được lập thành bởi 6 họ chính là Ngô Đình, Ngô Tuấn, Nguyễn Hữu, Nguyễn Thọ, Nguyễn Đức và Nguyễn Văn, trong đó họ Ngô Đình đông đinh nhất, còn họ Nguyễn Văn ít đinh nhất. Làng có 3 xóm : Đầu làng, Chỗ và Cuối làng. Trai đinh trong làng xưa được chia thành 2 giáp: Nhạc và Lễ, dân làng quen gọi theo chỗ ngồi của từng giáp ở đình là giáp Đông và giáp Tây. Mỗi giáp có 4 ông chạ (người ở tuổi 49 trở xuống) để lo việc tế lễ trong đình.
    Thù Lỗ là một làng nhỏ, nhưng lệ tục của làng xưa kia rất nặng nề. Mỗi người trai đinh ở làng từ khi vào giáp đến khi lên lão (60 tuổi) lần lượt phải gánh vác các nghĩa vụ lớn nhất là : nuôi lợn phe (phân bổ theo giáp), nuôi lợn đô (cắt theo sổ của làng), để tế thần tháng Giêng, làm cỗ chay (hay cỗ lớn), cắt cho 4 người ở trước tuổi 49. làm cỗ chầu (cắt cho những người chạ. Xưa kia nhiều người không gánh nổi nghiqx vụ với làng phải bỏ làng ra đi. Cũng theo lệ làng, những người đỗ đạt (Nho học và Tây học), quan lại hưu trí đều phải khao vọng rất nặng.
    Đình làng xưa có kết cấu chữ ?oNhị? gồm nhà tiền tế và đại đình. Hiện chỉ còn đại đình 5 gian hướng Tây Nam. Kiến trúc và điêu khắc đình tương đối đơn giản. Căn cứ vào hàng chữ trên câu đầu và đôi câu đối thì vào năm Nhâm Thân, đời Tự Đức (1872) đình được tu sửa lớn. Đình thờ Tản Viên Sơn Thánh, dân làng thường gọi là Thánh Trung Tản. Khi đem quân đánh lại nhà Thục phò nhà Hùng, Tản Viên đã qua làng Thù Lỗ, được các phụ lão và dân trang xin làm đệ tử và xin phụng sự về sau.
    Hội làng Thù Lỗ diễn ra từ 12 đến 21 tháng Giêng, có thi lợn, đón quan anh kết nghĩa Dâm Biểu (huyện Yên Phong), các trò chơi dân gian.
    Thù Lỗ xưa chỉ sống bằng nghề nông, không có nghề phụ, lệ tục làng xã rất nặng nề nên đời sống dân làng rất thấp kém. Từ năm 1996, nhờ công cuộc đổi mới, Thù Lỗ nhập kỹ thuật làm đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp từ Đồng Kỵ, Phù Khê. Các sản phẩm đồ gỗ của làng đã trở thành hàng hoá tiêu thụ trên một thị trường rộng lớn. Ngoài làm nghề ở quê hương, hàng chục tốp thợ mộc của làng toả đi khắp các địa phương trong cả nuớc. Thù Lỗ nay đã trở thành một làng giàu. Tính đến hết năm 2003, làng có 119 hộ thì 1 hộ có thu nhập trên 50 triệu / một năm, 45 hộ có mức thu 31 - 50 triệu, 1 hộ có mức thu 16 ?" 30 triệu, 28 hộ có mức thu 10 ?" 15 triệu, 35 hộ có mức thu 6 - 9 triệu. Đường làng ngõ xóm được bê tông hóa toàn bộ, nhà tầng, nhà máu bằng mọc lên san sát. Các tiện nghi đắt tiền được sắm ở hầu hết các gia đình.
    [
  7. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Làng Linh Đàm
    Làng Linh Đàm (hay Linh Đường) thời phong kiến hợp với làng Đại Từ thành xã Linh Đàm, từ sau hoà bình lập lại là một thôn thuộc xã Hoàng Liệt, huyện Thanh Trì cũ, nay thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai. Làng như một hòn đảo nhỏ nổi lên ở phía Nam đầm Linh Đàm.
    Linh Đàm có nghĩa là đầm cỏ thơm. Còn Linh Đường có nghĩa là hồ nước có cỏ linh chi ?" một loại cỏ dùng làm thuốc. Đầm còn được gọi là Liên Đàm, nghĩa là đầm sen, bởi đầm có nhiều hoa sen. Sử triều Nguyễn gọi là Nguyệt Kính hồ. Hồ còn nổi tiếng cả về hình dáng đẹp và sắc nước trong, nên chiếc cầu bắc qua cửa đầm gọi là Cầu Tiên.
    Đầm Linh Đàm rộng khoảng 72 ha, từ xa xưa nó giữ vai trò là trung tâm liên kết các làng xã xung quanh hồ thông qua những hình thức thờ phụng và lễ hội. Khối tâm linh đó là vị Thần của đầm, tương truyền là học trò của Chu Văn An có công giúp dân chống hạn, cứu mùa màng, được huyền thoại hóa là con vua Thủy Tề đã làm mưa cho 5 xã 7 thôn, được cả vùng thờ làm Thành hoàng.
    Làng Linh Đàm có họ Hoàng là dòng họ nổi tiếng, có 2 vị đỗ đại khoa là Hoàng Đình Tá (1816 - ?), đỗ Đình nguyên, Hoàng giáp khoa Nhâm Dần đời Thiệu Trị (1842), làm quan Tri phủ, Hoàng Đình Chuyên (1812 - ?), là anh Hoàng Đình Tá, đỗ Tiến sĩ khoa Kỷ Dậu đời Tự Đức (1849), làm quan án sát Tuyên Quang, sau làm Đốc học Tuyên Quang.
    Linh Đàm còn có họ Nguyễn khá nổi tiếng với ông Nguyễn Đình Tư, đỗ Giải nguyên thời chúa Trịnh Giang, làm Tư giảng cho cả vua Lê ý Tông và chúa Trịnh Doanh. Nguyễn Đình Tư uyên thâm Nho học, là bạn của nhiều danh sĩ đương thời, có 3 người con trai được phong Quận công và 3 người con gái đều làm vương phi trong phủ chúa Trịnh, trong đó có bà Quốc Thánh mẫu Nguyễn Thị Hoa Dung (Nguyễn Thị Khương) lấy chúa Trịnh Doanh đẻ ra Trịnh Sâm. Vì thế, Nguyễn Đình Tư được Trịnh Sâm phong là Triệu Khánh công, Thượng đẳng phúc thần. Khi Đặng Thị Huệ (vợ Trịnh Sâm) lộng quyền, bà Hoa Dung về sống ở quê Linh Đường, giúp làng sửa đình, chùa.
    Thời Nguyễn, Linh Đường có 3 vị đỗ Cử nhân, trong đó có 2 anh em Trương Điền và Trương Mãn cùng đỗ khoa Tân Tỵ đời Minh Mạng (1821).
    Một sự kiện lịch sử quan trọng khác liên quan đến làng Linh Đàm là việc Quang Toản làm mộ giả vua cha Quang Trung ở đây để sứ thần nhà Thanh đến thăm viếng vào năm Qúy Sửu (1793, theo Hoàng Lê nhất thống chí).
    Linh Đàm trước có ngôi đình được xây dựng khá quy mô vào năm Chính Hòa thứ 19 (1698), lúc đầu là đình chung với làng Đại Từ kề cận, sau trở thành tâm điểm sinh hoạt tín ngưỡng và văn hóa của chung các làng xã quanh đầm Linh Đàm, do thờ vị Thủy Thần của đầm. Đình đã bị phá hủy trong kháng chiến chống Pháp và mới được xây dựng lại theo quy mô cũ.
    Làng có chùa Linh Đàm, mới được dựng vào năm đầu đời Bảo Đại (1926) và chùa Đại Bi, là chùa chung với làng Đại Từ, được dựng từ lâu, đến năm Hoằng Định thứ năm (1604), vợ chồng Ngạn Quận công họ Trịnh đứng ra tu sửa. Sau đó, được tu sửa nhiều lần.
    Linh Đường ngày nay đã trở thành khu đô thị lớn, đẹp ở phía Nam thành phố

  8. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Làng Đại Từ

    Làng Đại Từ thời phong kiến cùng với làng Linh Đàm (Linh Đường), hợp thành Linh Đàm; từ sau hòa bình, hợp với các làng Kim Lũ, Kim Giang, Kim Văn thành xã Đại Kim, huyện Thanh Trì, nay là phường Đại Kim, quận Hoàng Mai.
    Đại Từ nằm ven một hồ nước lớn (hồ Linh Đường), còn gọi là đầm Đại, nên làng còn được gọi là làng Đầm. ?oĐại Từ? có nghĩa là đại từ bi, theo tinh thần bác ái của đạo Phật. Phải chăng, điều này đã ảnh hưởng lớn đến sự hình thành truyền thống kính già yêu trẻ, nuôi trẻ mát tay, hay ăn chóng lớn, béo khoẻ. Trước kia cũng như hiện nay đều có nhiều gia đình nhận trông trẻ thuê, không chỉ trẻ trong làng mà cả ở các làng bên, thậm chí trong nội thành. Không khí thoáng mắt mẻ bên hồ, hương sen ngào ngạt, nước giếng trong lành, lại có gò Đại Bi thờ mộng, cùng với lòng yêu trẻ đã tạo nên một nghề truyền thống như vậy.
    Thời phong kiến, làng Đại Từ có ông Nguyễn Chính (1562 - ?) đỗ Tiến sĩ khoa Nhâm Dần niên hiệu Hoằng Định đời Lê Kính Tông(1602), từng làm Phó sứ trong đoàn đi sứ sang nhà Minh, làm quan đến chức Lại bộ Tả thị lang. Ông có công truyền nghề dát thiếc cho làng Giáp Lục, xã Thịnh Liệt (nay thuộc phường Tân Mai), nghỉ hưu tại làng này nên được dân làng thờ làm thành hoàng.
    Làng Đại Từ xa xưa có ngôi đình chung với làng Linh Đàm, được dựng vào cuối thế kỷ XVII. Mãi đến cuối thế kỷ XIX, làng mới dựng đình riêng, gọi là đình Đại, thờ vị thuỷ thần, tương truyền là con Vua Thuỷ Tề, ham học. Để theo học Chu Văn An, vị hoàng tử này hàng ngày đội nước đầm Đại lên nghe giảng bài. Nhân một lần hạn nặng, Chu Văn An yêu cầu hoàng tử hoá phép lấy bút chấm vào nghiên mực và vẩy lên trời, làm bầu trời tự nhiên phủ kín mây đen, mưa xối xả. Sau, vị hoàng tử này bị Vua Thủy Tề trừng trị vì lầm lộ thiên cơ. Về sau, dân trong vùng thấy xác một con thuồng luồng nổi lên vên hồ, biết rằng đó là con Vua Thủy Tề nên đem chôn và lập miếu thờ. Thực tế, đây là câu chuyện một người có công giúp dân đào mương chống hạn, được nhân dân ghi công, sau này được truyền thuyết hóa cho linh thiêng. Đây cũng là biểu hiện của việc thờ nước, cầu mưa thuận gió hòa của người Việt.
    Làng có chùa Đại Bi là ngôi chùa chung với làng Linh Đường. Văn bia sớm nhất được dựng vào năm Hoằng Định thứ năm (1604) cho biết chùa do vợ chồng Ngạn Quận công họ Trịnh đứng ra tu sửa tòa tiền đường, thiêu hương, nhà ngang, tô 12 pho tượng Phật, hai pho Hộ pháp và cúng 5 mẫu ruộng vào chùa. Bia dựng năm Dương Hòa thứ tư (1638) cho biết chùa được mở rộng quy mô, do vợ chồng bà Trịnh Thị Ngọc Dung cúng 6 mẫu 5 sào ruộng. Bia dựng năm Chính Hòa 21 (1700) nói về bà Thị nội cung tần Trần Thị Ngọc Thúy - người làng cúng cho làng 300 quan tiền và 4 mẫu 5 sào ruộng để chi dùng việc chung và tu bổ lại chùa. Chùa hiện còn một quả chuông đồng đúc vào năm Cảnh Thịnh thứ ba (1795). Chùa này đã bị phá hủy hầu hết trong thời kì tiêu thổ kháng chiến. Ngôi chùa hiện tại mới được xây lại bằng bê tông cốt thép, nhưng mô phỏng theo kiến trúc cũ. Từ cuối thời Nguyễn, làng Linh Đàm mới có ngôi chùa riêng của mình (chùa Linh Đàm).
    Đại Từ còn có truyền thống làm ruộng, chăn nuôi giỏi. Ngày 12/10/1958, Đại Từ vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm vì có năng suất lúa cao, có trại chăn nuôi sớm nhất ngoại thành Hà Nội. Sau khi Hồ Chủ tịch qua đời, cán bộ và dân làng tạc pho tượng Người, hai tay nâng bó lúa vàng trĩu hạt, đôi mắt hiền từ nhìn đàn con cháu. Pho tượng đó hiện được đặt trong đình Đại, để nhắc đến một kỷ niệm sâu sắc với vị lãnh tụ và để giáo dục truyền thống.

  9. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Làng Sét
    LangSet10.jpeg -Làng Sét ngày nay
    Làng Thịnh Liệt tên Nôm là làng Sét. Tên cổ nhất của làng ở thế kỷ XV là Cổ Liệt. Xa xưa, Thịnh Liệt có 9 giáp, từ giáp Nhất đến giáp Cửu. Về sau, do bất đồng trong việc tổ chức đình đám, Giáp Cửu tách thành xã riêng, chính là làng Phương Liệt (Vọng). Thịnh Liệt còn lại 8 giáp, sau tách thành 8 làng riêng, lấy tên giáp gọi cho tên làng là : Giáp Nhất, Giáp Nhị, Giáp Tam v.v...
    Mỗi giáp - làng đó có một họ chính, đông đinh. Vì thế, tên họ được gọi luôn cho tên giáp: Giáp Nhất được gọi là Bùi Tây; Giáp Nhị - Bùi Đông; Giáp Tam - Đỗ Trung; Giáp Tứ - Đỗ Nội; Giáp Ngũ - Đỗ Ngoại; Giáp Lục - làng Sét; Giáp Thất - Lê thôn...
    Đầu thế kỷ XX, chỉ còn lại Giáp Nhất, Giáp Nhị, Giáp Tứ; Giáp Lục và Giáp Bát vì Giáp Tam và Giáp Ngũ nhập vào Giáp Nhị, Giáp Thất nhập vào Giáp Bát. Năm thôn này được nâng lên thành 5 xã độc lập, cùng với xã Tương Mai hợp thành tổng Thịnh Liệt, còn gọi là tổng Sét, huyện Thanh Trì.
    Sau năm 1954, 4 thôn: Giáp Nhất, Giáp Nhị, Giáp Tứ và Giáp Lục thuộc xã Đoàn Kết; còn Giáp Bát thuộc xã Hoàng Văn Thụ. Đến năm 1961, xã Đoàn Kết, gồm cả Giáp Bát thuộc huyện Thanh Trì. Năm 1964, xã Đoàn Kết đổi tên thành Thịnh Liệt. Năm 1973, Giáp Bát cắt về tiểu khu (từ năm 1981 là phường) Giáp Bát, Giáp Lục thuộc phường Tân Mai, quận Hai Bà Trưng. Từ đó đến nay, Thịnh Liệt chỉ còn 3 thôn Giáp Nhất, Giáp Nhị và Giáp Tứ, nay là phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai.
    Thịnh Liệt cách trung tâm thành phố khoảng 6 km về phía Tây Nam. Giao thông đường thuỷ trước đây của vùng Sét khá thuận tiện nhờ hệ thống các sông : Tô Lịch, Sét Lừ, Kim Ngưu bao quanh. Trước đây, sông Sét còn thông với sông Tô Lịch. Thuyền bè vẫn qua lại trao đổi hàng hoá được và thời Lê - Trịnh, thuyền rồng của vua chúa dạo chơi có thể từ Hồ Tây về đến Thịnh Liệt. Sông Sét còn thông với sông Lừ, đưa hàng hoá từ vùng chợ Đại - Cống Thần ở Sơn Nam Hạ đến chợ Dừa (ngoài cửa ô Thịnh Quang) và có thể thông với sông Kim Ngưu chảy về phía Đông, qua xóm Bến làng Hoàng Mai ra sông Hồng, tạo nên nhiều ao, hồ, đầm... Sử cũ nhiều lần nhắc tới đầm Thịnh Liệt (còn gọi là đầm Đại) cạn khô nước, chứng tỏ, đầm này chiếm vị trí quan trọng trong kinh tế nông nghiệp của vùng, ảnh hưởng đến cả mặt tâm linh, không chỉ với cư dân trong vùng mà với cả triểu đình.
    Về đường bộ, vùng Sét (địa phận Giáp Nhất) nằm trên tuyến đường ?oThiên lý?, ?oĐường cái quan? (nay là Quốc lộ 1), là đường giao thông Bắc - Nam chính trước đây.
    Với vị trí trọng yếu trên đây, Thịnh Liệt còn có những lợi thế để phát triển kinh tế. Xưa dân làng chủ yếu sản xuất và chế biến nông phẩm, cung cấp cho dân nội thành. Chợ Sét thuộc Giáp Lục ở giữa làng, là chỗ thuyền buôn bán các loại nông sản từ chợ Đại đưa lên.
    Làng Sét trước đây có ngôi đình chung ở Giáp Bát thờ thành hoàng là thần Tam lang và ngôi chùa chung ở Giáp Lục. Sau này khi tách riêng thành các làng thì mỗi giáp xây đình riêng, vẫn thờ thần Tam lang và thờ thêm những vị thần của mỗi thôn, ví dụ, Giáp Lục đã đưa tổ nghề của mình là Nguyễn Chính vào thờ trong đình và tôn làm Thành hoàng làng; Giáp Nhị thờ Lão tử; Giáp Tứ thờ Ngũ vị thần cùng với Tam lang; Giáp Nhất thờ Ngũ vị thần và Hắc Y tướng quân; Giáp Thất thờ Ngũ vị thần. Riêng Giáp Bát có 2/3 dân theo Công giáo, có nhà thờ, còn lại 1/3 là dân thờ thần, Phật.
    Hàng năm các làng - giáp ở Thịnh Liệt vào đám chung từ ngày 13 đến 16 tháng 2 âm lịch, rước thần cùng tập trung ở chùa Sét, tục gọi là chùa Bà Chúa để nhớ ơn tu bổ của bà chúa họ Lê và họ Đặng. Trước đây, khi còn đủ cả 9 Giáp, vào đám ?orước chạ?, tập trung ở Nghè bên Giáp Ngũ, cả chín giáp phải phục dịch. Giáp Nhất làm trưởng có quyền đánh trống ra hiệu lệnh mở cửa đình và sắp đặt công việc; Giáp Cửu sửa soạn kiệu; Giáp Bát chuẩn bị cờ quạt, khiêng trống, các giáp khác có phần việc đã phân công về tế lễ.
    Bên cạnh những đặc điểm chung, mỗi làng - giáp ở Sét có một đặc điểm riêng về kinh tế, xã hội, tính cách, phong thái, tục lệ ... sẽ lần lượt được trình bày trong các bài viết sau.
  10. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0

    Làng Cổ Điển
    Làng Cổ Điển (xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì) ở ngay sát thị trấn Văn Điển, hồi cuối Lê đầu Nguyễn cũng là xã Cổ Điển, tổng Cổ Điển, huyện Thanh Trì, phủ Thường tín, trấn Sơn Nam Thượng. Xưa kia, làng là một khối thống nhất, song một trận vỡ đê sông Hồng, dòng nước lũ xẻ làng thành hai phần, gọi là Cổ Điển Trên và Cổ Điển Dưới. Từ sau Cách mạng Tháng Tám, gọi là Cổ Điển A và Cổ Điển B, nhập với các làng Cương Ngô, Đồng Trì và Văn Điển thành xã Tứ Hiệp.
    Làng Cổ Điển có 6 họ lớn: Nguyễn, Chử, Chu, Ngô, Hoàng (cư trú ở Cổ Điển A) và Trương (cư trú ở Cổ Điển B). Ngoài làm ruộng, dân làng còn thạo nghề buôn bán, do làng nằm trên đường Thiên lý (Quốc lộ 1 A), cách Thăng Long chỉ 10 km. So với các làng trong vùng thì trước Cách mạng Tháng Tám, Cổ Điển là làng có kinh tế tương đối khá, có nhiều thương gia buôn bán ở Hà Nội và nhiều tỉnh trung du, miền núi. Nhiều người có các cửa hàng lớn ở Hà Nội, buôn bán đủ các loại hàng hóa. Nhiều người làm thầu khoán, làm thuốc, chủ xí nghiệp?Ngoài ra, dân làng còn làm các nghề phụ khác ?
    Dưới thời phong kiến, Cổ Điển là làng có truyền thống học hành. Làng có 4 vị đỗ đại khoa: Nguyễn Hữu Huy (1446 - ?) : đỗ Tiến sĩ năm 1484, làm quan đến chức Giám sát Ngự sử; Nguyễn Lý Uyên (1463 - ?) : đỗ Hoàng giáp năm 1487, làm quan đến chức Hàn lâm viện Hiệu lý, Giám sát Ngự sử đạo Kinh Bắc; Ngô Sĩ Kiện (chưa rõ năm sinh, mất), đỗ Tiến sĩ năm 1511, làm quan đến chức Hiến sát sứ; Nguyễn Trừng (chưa rõ năm sinh mất) là con Tiến sĩ Nguyễn Lý Uyên, đỗ Tiến sĩ năm 1553, làm quan đến chức Hiến sát sứ. Hiện tại đình làng còn tấm bia Văn chỉ lập năm Thành Thái thứ 19 (1907). Bài văn bia do Cử nhân, Tuần phủ tỉnh Nam Định Trương Văn Chi (người làng) cùng con trai là Tú tài Trương Trọng Hiền soạn cho biết, Văn chỉ được dựng năm Bính Ngọ đời Thiệu Trị thứ (1846).
    Làng Cổ Điển hiện còn một số di tích lịch sử văn hóa có giá trị. Trước hết là đình Ba Dân, còn gọi là đình Ba xã, đình Ba Chạ, bởi đây là đình chung của ba làng: Cổ Điển, Cương Ngô và Đồng Trì (cùng nằm trong xã Tứ Hiệp hiện nay), do các làng này cùng thờ Nguyễn Bồ và Nguyễn Phục - hai bộ tướng có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp tan 12 sứ quân, thống nhất đất nước. Đình được dựng từ lâu, sau đó được tu bổ vào các năm : Tự Đức thứ 26 (1873), Thành Thái thứ 3 (1891), Thành Thái thứ 9 (1897), Bảo Đại thứ 2 (1927). Ngoài ra còn có đình Trung (Trung Linh ứng từ) là đình riêng của 3 giáp thuộc Cổ Điển Trên.
    Cổ Điển có chùa Long Quang ở sau đình Ba Dân, là chùa chung của ba xã Cổ Điển, Cương Ngô và Đồng Trì.. Chùa được xây dựng từ lâu. Vào năm Vĩnh Tộ thứ 4 (1623), chùa được tu bổ lớn. Hiện trong chùa còn 2 quả chuông, trong đó có quả chuông được đúc xong vào ngày 27 tháng 2 năm Cảnh Thịnh thứ 7 (1799).
    Hội làng Cổ Điển cũng là hội chung của ba làng Cổ Điển, Cương Ngô và Đồng Trì, được tổ chức tại đình Ba Dân, từ 14 đến ngày 16 tháng 2, trong đó ngày 15 - 2 là chính hội. Hội có tế lễ, rước kiệu các đức thánh và nhiều trò vui chơi giải trí. Múa sư tử và múa rồng là môn nghệ thuật truyền thống từ lâu đời của 3 làng Cổ Điển - Cương Ngô - Đồng Trì, rất nổi tiếng. Trong dịp lễ hội mừng 990 năm Thăng Long - Hà Nội (năm 2000), đội múa sư tử Cổ Điển - Cương Ngô - Đồng Trì được biểu diễn phục vụ.

Chia sẻ trang này