1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hà nội Phố , Làng, Con đường và Phố Hàng

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi hoangtutrau, 05/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Làng Thượng Đình - Hạ Đình
    Thượng Đình và Hạ Đình là 2 trong số 7 làng Mọc nổi danh ở đất Thanh Trì xưa, được chia làm 2 xã là Nhân Mục Cựu và Nhân Mục Môn, lấy đường Lai Kinh (đường Thiên lý từ phía Tây, tức Quốc lộ 6 hiện nay) làm ranh giới:
    Xã Nhân Mục Môn gồm 5 thôn: Lý (sau đổi làm Giáp Nhất), Quan Nhân, Hoa Kinh (từ năm 1841 đổi làm Chính Kinh), Cự Lộc và Phùng Khoang. Nay thôn Phùg Khoang thuộc xã Mễ Trì, còn 4 thôn Giáp Nhất, Quan Nhân, Chính Kinh và Cự Lộc thuộc phường Nhán Chính.
    Xã Nhân Mục Cựu gồm 2 thôn Thượng Đình (Mọc Thượng) và Hạ Đình (Mọc Cựu thuộc tổng Khương Đình huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng, (từ 1831 thuộc tỉnh Hà Nội, từ 1904 là tỉnh Hà Đông). Từ 1997, hai thôn này tách ra từ xã Khương Đình huyện Thanh Trì để trở thành phường Hạ Đình thuộc quận Thanh Xuân.
    Nói đến các làng Mọc trước hết là nói đến vùng đất cổ, có kinh tế trù phú nhờ làm ruộng, buôn bán ở sát kinh đô ?oTiền làng Mọc, thóc Mễ Trì? . Các làng Mọc còn là đất có nhiều người đỗ đạt làm quan ?~Quan Kẻ Mọc, thóc Mễ Trì?. Theo các nguồn tài liệu, thì 2 làng có 11 Tiến sĩ :
    - Làng Thượng Đình có 4 Tiến sĩ : Đỗ Lệnh Danh (1667 - 1747), đỗ năm 1710), Đỗ Lệnh Thiện (1760 - ?), cháu Đỗ Lệnh Danh, đỗ năm??, Nguyễn Huy Ngọc (1716 - ?), đỗ năm 1748, Nguyễn Quý Ban (1746 - ?), con Nguyễn Huy Ngọc, đỗ năm 1787
    - Làng Hạ Đình có 7 Tiến sĩ : Lê Đình Dự (1600 - ?), đỗ năm 1643, Lê Đình Lại (1626 - ?), con Lê Đình Dự, đỗ năm 1646, Trương Thời (1701 - ?), đỗ năm 1721, Lê Hoàng Tuyên (1692 - 1778), đỗ năm 1724, Lê Đình Diên ((1824 - ?), đỗ năm 1849, Nguyễn Khuê (1857 - ?) , đỗ năm 1889., Lê Đình Xán (1866 - ?), Phó bảng năm 1901).
    Hai làng Thượng - Hạ Đình còn có 5 người đỗ Tiến sĩ võ dưới thời Cảnh Hưng (1740 - 1787) là Lê Thế Quýnh (đỗ 1752), Lê Thế Trâm (1763) Lê Thế Siêu, Lê Thế Định- con của Lê Thế Quýnh, Lê Đình Cẩn đều đỗ 1776. Ngoài các tiến sĩ, làng Hạ Đình còn có 14 người đỗ Hương cống, trong đó họ Trương có 8 người (có 5 anh em ruột của đời thứ 3), họ Nguyễn có 3 người. Thời Nguyễn cả hai làng có 19 Cử nhân.
    Trong số các hương cống của hai làng Mọc Cựu và Mọc Thượng, nổi tiếng có Đặng Trần Côn, tác giả của cuốn ?oChinh phụ ngâm? nổi tiếng. Cử nhân Lê Đức Hoạt (1890 - 1950) là đồng tác giả của cuốn Lịch thế kỷ, sau Cách mạng Tháng Tám, ông được Hồ Chủ tịch giao soạn thảo các bức thư gửi viên Tư lệnh quân Tưởng Giới Thạch.
    Từ hơn 40 năm trước, do phần lớn diện tích dành cho xây dựng khu công nghiệp Thượng Đình nên đến nay, hai làng chỉ còn lại một số di tích là đình Vòng (làng Hạ Đình) dựng vào đầu thế kỷ XVIII, trong đình hiện còn gần 40 tấm bia cổ có giá trị. Đình Thượng thờ Đức Thánh phụ Từ Vinh - vị thần có liên quan đến ?otrục?o thần - thánh? Từ Đạo Hạnh, Khổng Minh Không?. thời Lý. Chùa Tam Huyền (Sùng Phúc tự) ở sát đình Thượng, được trùng tu lớn vào năm 1613 - 1614 (theo văn bia còn trong chùa).
    Hội làng Hạ Đình 3 năm một lần, vào các năm Tý - Ngọ - Mão - Dậu, diễn ra từ mồng 2 đến mồng 6 tháng 2, có tục rước và thi xôi gà. Hội làng Thượng từ 7 đến 10 tháng giêng, có thi xôi gà giữa các giáp của hai làng Thượng - Hạ Đình. Cứ 12 năm một lần mở hội chung của 7 làng Mọc

  2. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Hàng Đồng
    P.HangDong(3).jpeg -Phố Hàng Đồng
    Đó là con phố có chiều dài 128m, từ chợ Đồng Xuân đi xuôi xuống ngã tư Lò Rèn - Hàng Mã, đến phố Hàng Đồng, rồi đến ngã tư Bát Sứ - Hàng Vải, quận Hoàn Kiếm - Hà Nội. Phố này từ xưa có nhiều cửa hàng bán các loại đồ dùng như mâm, nồi, đỉnh, cây nến bằng đồng.
    Phố này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc thôn Yên Phú, tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương. Nguyên cuối đời Lê, một số người dân làng Cầu Nôm (nay thuộc huyện Khoái Châu, Hưng Yên) làm nghề buôn bán đồng nát tụ họp ở đây, dần dần thành một phố mở cửa hàng vừa chế tác vừa buôn bán đồ đồng gia dụng.
    Thời Pháp thuộc, phố này thuộc phố Bát Sứ và có tên là Rue des Tasses (phố Hàng Chén), dân gian gọi là phố Bát Sứ.
    Hồi đó, từ khắp các nhà của phố Hàng Đồng vang lên những âm thanh ầm, rền của tiếng búa gò, tán lên nồi, thau, mâm, cồng, chiêng bằng đồng, tiếng thử thanh la, cồng chiêng của các đoàn nghệ thuật đến mua về phục vụ biểu diễn.
    Những năm gần đây, Hàng Đồng vẫn còn bán đồ đồng nhưng ít nhà tự chế tác mà lấy từ các lò ở Hưng Yên, Ngũ Xã, hoặc của công ty liên doanh Việt Nam - Đài Loan. Sản phẩm cũng ngày càng tinh xảo hơn, chuyên môn hóa hơn.
  3. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Hàng Bè
    phoHangBe.jpeg Phố Hàng Bè
    Đó là tên một phố dài 172m đi từ ngã ba Hàng Mắm - Hàng Bạc đến ngã tư Cầu Gỗ - Hàng Thùng nối tiếp phối Hàng Dầu, quận Hoàn Kiếm. Thời Pháp thuộc phố đã có tên là phố Hàng Bè (Rues des Radeaux). Phố được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc thôn Nam Hoa, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương.
    Đến giữa thế kỷ XIX đổi là thôn Nam Phố, tổng Đông Thọ. Trước đây chỗ này gần ô Mỹ Lộc giáp bờ sông Hồng. Các bè nứa, luồng được đưa lên đây bán, lập thành chợ bán bè, luồng (chợ Hàng Bè), lúc đầu bán ở phố Hàng Tre, sau dời vào chỗ phố Hàng Bè bây giờ. Đoạn đầu Hàng Bè đã có thời gọi là phố Hàng Cau vì đây là nơi buôn bán cau khô.
    Phố Hàng Bè có ngôi đình Ngũ Hầu tại số nhà 29, thờ Cao Tứ là một vị anh hùng truyền thuyết từ thời Thục An Dương Vương.
    Giờ đây sông Hồng đã lùi xa, phố Hàng Bè không còn là bến sông nữa mà trở thành một con phố sầm uất với nhiều nhà hàng, khách sạn và chuyên bán buôn bán lẻ mặt hàng giày dép thời trang.
    Chợ Hàng Bè nổi tiếng là chợ buôn bán sầm uất, có nhiều sản vật quý hiếm từ các miền đất nước và nhiều thức ăn chín chế biến cầu kỳ, ngon miệng, nóng hổi được bàn tay các bà mẹ, các chị đất kinh kỳ trổ tài khiến thực khách đã ăn rồi thì nhớ mãi
  4. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Hàng Quạt


    Tên một phố dài 200m, đi từ phố Lương Văn Can đến phố Hàng Nón, chỗ ngã ba Hàng Mành, có lối rẽ vào Hàng Hòm, thuộc quận Hoàn Kiếm. Phố do hai phố: Hàng Quạt và Hàng Đàn hợp lại. Phần Hàng Đàn làm các loại đàn, nhị: phần Hàng Quạt thì vừa làm quạt vừa bán quạt.

    Thời Pháp thuộc phố này có tên là Rue des Eventailss (dịch từ chữ "Hàng Quạt"). Sau năm 1945, đã chính thức gọi là Hàng Quạt. Mặt hàng chính hiện nay ở Hàng Quạt là thêu tranh, chữ, đối trướng để bán dùng vào việc hiếu, hỷ, chúc thọ, đám ma hay các dịp lễ mừng, tổng kết.
    Phố này vốn thuộc đất các thôn: Tố Tịch và Thuận Mỹ, tổng Tiền Túc (sau đổi là Tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ. Tại nhà số 4 có Xuân Phiến Thị (chợ Quạt mùa xuân). Dân ở đây hầu hết là người làng Đào Xá, huyện Ân thị, tỉnh Hưng Yên lên lập nghiệp. Hiện nay có ngôi đền ở số 64 và đình ở số 74, không rõ thờ ai.

  5. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Hàng Vải

    Tên một phố dài 236m, đi từ ngã tư phố Thuốc Bắc, nối tiếp phố Lãn Ông, cắt phố Hàng Gà đến phố Phùng Hưng, thuộc quận Hoàn Kiếm. Ngày xưa ở phố này là hai phố: Đoạn đông có các cửa hàng bán vải, chủ yếu là vải nhuộm nâu, nên phố có tên là Hàng Vải; phần còn lại có một hàng bán cuốc nên còn được gọi là Hàng Cuốc.

    Thời Pháp thuộc phố có tên là Rue des éteffes (phố Hàng Vải). Từ sau 1945, tên Hàng Vải được đặt chính thức cho phố này. Nay dân phố không còn bán vải nữa.

    Phố này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc thôn Đông Thành và thôn Tân Khai, mới hình thành đầu thế kỷ XIX. Cả hai thôn đều thuộc tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương. Trên phố này có đình Hàng Vải còn gọi là đình Đông Thành, thờ Huyền Thiên Trấn Võ (nơi thờ chính là ở đền Quán Thánh) và đình Tân Khai thờ Bạch Mã, Tô Lịch là hai vị thần thành hoàng của Thăng Long.

  6. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Hàng Gà

    Tên một phố dài 228m đi từ phố Hàng Mã đến phố Bát Đàn, nối phố Hàng Điếu đến ngã tư Hàng Mã, nối Hàng Cót, cắt ngã tư Hàng Vải, ngã tư Hàng Phèn - Cửa Đông, thuộc quận Hoàn Kiếm.

    Thời Pháp thuộc gọi là phố Thiên Tân (Rue Tien Tsin), để kỷ niệm hiệp ước Thiên Tân ký giữa Pháp và nhà Thanh năm 1885, nhưng dân chúng vẫn quen gọi là phố Hàng Gà Cửa Đông. Tên này được xác định chính thức năm 1945. Tên Hàng Gà cũng rất đơn giản, vì ngày xưa nơi đây nhiều người đã đem gà vịt đến bán trước Đông Môn (Cửa Đông).

    Phố này được xây dựng trên nền đất xưa thuộc thôn Tân Lập - Tân Khai, tổng Tiền Túc (sau đổi là Tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương. Hiện nay đình của thôn Tân Khai ở số nhà 44 Hàng Vải. Còn chùa của thôn Tân Khai ở số nhà 16A Hàng Gà, dân chúng vẫn quen là chùa Thái Can, được xây năm 1822.

  7. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Hàng Cót

    P.HangCot.jpeg -Phố Hàng Cót -
    Tên một phố dài 404m đi từ phố Phan Đình Phùng chỗ vườn hoa Hàng Đậu, ngã ba Hàng Lược, cắt Hàng Mã, nơi rẽ của phố Hàng Chai, nối tiếp với phố Hàng Gà, thuộc quận Hoàn Kiếm. Thời Pháp thuộc gọi là phố Tacu (Rue Takou).

    Từ sau 1945, tên phố được chính thức gọi là Hàng Cót cho đến nay. Sở dĩ gọi Hàng Cót vì nơi đây vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có nhiều nhà dân đan cót, buôn bán cót. Ngày nay phố này không còn bán mặt hàng này nữa...
    Phố này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc thôn Tân Lập - Tân Khai, tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ). Theo bia đặt ở chùa Thái Cam, số nhà 76A phố Hàng Gà, thì thôn này lập từ năm 1822.

    Phố Hàng Cót còn hai ngôi đền cũ: Đền Tam Phủ ở nhà số 52, thờ thánh thần. Còn đền Ngũ Giáp thì ở số nhà 54, lúc đầu là đền thờ thành hoàng sau đó rước bài vị của thần Lý Tiến về thờ, do đình của thôn Đông Thuận bị Pháp bắt dỡ để mở đường. Còn chùa Pháp Bảo Tạng ở số nhà 44 thì mới xây dựng từ sau 1946

  8. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Hàng Bồ
    HangBo.jpeg -Phố Hàng Bồ -
    Hà Nội có một phố mang tên thật ngộ: Phố Hàng Bồ. Đó là con phố dài 272m nối từ phố Hàng Bạc, qua ngã tư Hàng Đào, Hàng Ngang, cắt ngã tư Hàng Cân - Lương Văn Can đến ngã tư Hàng Thiếc - Thuốc Bắc - Bát Đàn, thuộc quận Hoàn Kiếm.
    Phố này nằm trong số những con phố cổ xưa của Hà Nội. Thời Pháp thuộc, phố mang cái tên Tây là Rue des Paniers (phố Hàng Bồ), nay đã được đọc lại đúng tên Việt. Phố này có Nhà xuất bản Lao động, Tòa soạn báo Lao động... và nhiều cơ quan, công sở khác.
    Phố Hàng Bồ được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc thôn Xuân Hoa và thôn Nhân Nội, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương. Tới giữa thế kỷ XIX, thôn Xuân Hoa hợp với thôn Yên Hoa thành thôn Xuân Yên và tổng Tiền Túc đổi thành tổng Thuận Mỹ. Thôn Nhân Nội nay còn ngôi đình ở số nhà 84A, thờ công chúa Lân Ngọc và đình Nhân Nội ở số 33 phố Bát Đàn vẫn còn đền thờ Bạch Mã. Thôn Nhân Nội có tên nôm là Hàng Nồi, có lẽ do trước đây có nghề làm nồi.
    Đoạn giữa phố Hàng Bồ, thời Pháp thuộc là nơi tập trung các cửa hàng bán các dụng cụ đan bằng tre nứa như bồ, sọt, thúng mủng... Còn đoạn gần Hàng Đào, sau ngã tư Lương Văn Can, xưa có tên là Hàng Dép, nơi đó bán đủ các loại guốc dép. Theo gia phả một số họ lớn như họ Nguyễn ở Du Lân (Đông Anh, ngoại thành Hà Nội), vào thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở khúc này có nhiều dinh cơ quan lại.
    Phố Hàng Bồ ngày nay nghề xưa không còn nữa, hàng hóa bằng tre nứa mộc mạc cũng ít thấy xuất hiện ở Hà Nội, thay vào đó là những vật dụng làm bằng nhựa xanh đỏ, bằng mây chau chuốt cầu kỳ, quét dầu bóng loáng ... nhưng tên phố Hàng Bồ vẫn còn như nhắc đến bóng dáng một Hà Nội xưa trong lòng người Hà Nội.
  9. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Hàng Chĩnh
    P.HangChinh.jpeg -Phố Hàng Chĩnh-

    Tên một phố dài 136m, đi từ đường Trần Nhật Duật đến phố Đào Duy Từ, quận Hoàn Kiếm. Thời Pháp thuộc, phố đã mang tên phố Hàng Chĩnh, dịch theo tiếng Pháp là Rue des Vases.

    Xưa đây là nơi gần cửa sông Hồng, nên tiện cho thuyền bè bốc dỡ hàng hoá, như chum, vò, vại, chĩnh...Nay lác đác có nhà vẫn bán các mặt hàng này. Nhà cửa vẫn theo lối cổ xưa.
    Phố xây trên nền đất thôn Ưu Nhất, tổng Hữu Túc (sau đổi là Đông Thọ), huyện Thọ Xương cũ. Tới giữa thế kỷ XIX, thôn Ưu Nhất hợp với thôn Trung Nghĩa thành thôn Ưu Nghĩa. Đình thôn này ở nhà số 2A phố Nguyễn Hữu Huân. Đầu phố Hàng Chĩnh, nơi gặp đường Trần Nhật Duật, xưa có một cửa ô gọi là cửa ô Trừng Thanh, còn gọi cửa Ưu Nghĩa.
  10. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Đinh Liệt
    P.DinhLiet18.jpeg -Phố Đinh Liệt -
    Tên một phố nhỏ đi từ phố Hàng Bạc, cắt ngang phố Gia Ngư, đến phố Cầu Gỗ, dài 176m, thuộc quận Hoàn Kiếm, gần ngõ chợ Hàng Bè. Thời Pháp thuộc phố này có tên là Ôđăngđan (Rue Od''''endhal). Tên hiện nay được đặt sau 1954. Phố chủ yếu có những quán ăn và các hàng bán bánh kẹo. Phía gần Hàng Bạc là cửa ngách của các nhà ở phố Hàng Bạc.

    Phố này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc thôn Gia Ngư và thôn Hương Minh, tổng Hữu Túc (sau đổi là tổng Đông Thọ), huyện Thọ Xương.
    Đinh Liệt là em Đinh Lễ. Phố mang tên Đinh Liệt là để ghi nhớ một trong những người chỉ huy đầu tiên của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ông đã cùng Lê Sát chỉ huy quân phục binh đánh giặc ngoại xâm ở ải Chi Lăng. Ông mất năm 1471.
    Được hoangtutrau sửa chữa / chuyển vào 10:17 ngày 06/06/2004

Chia sẻ trang này