1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hà nội Phố , Làng, Con đường và Phố Hàng

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi hoangtutrau, 05/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Đặng Dung
    Tên một phố nhỏ, không có buôn bán, đi từ phố Phan Đình Phùng, cắt ngang Quán Thánh, Nguyễn Trường Tộ đến phố Trấn Vũ (giáp Hồ Trúc Bạch), dài 300m, thuộc quận Ba Đình. Thời Pháp thuộc đây là phố Điơlơphít (Rue Dieulefils) và đường 94 (Voie 94). Sau 1945, đổi là Đặng Dung.

    Phố này được xây dựng trên nền đất thôn Châu Long (giữa thế kỷ XIX đổi là Châu Yên), tổng Yên Thành, huyện Vĩnh Thuận xưa.
    Phố mang tên Đặng Dung, con Đặng Tất, vốn là một tướng đời cuối Trần, sau đó đã từng thắng quân Minh xâm lược (ở Hàm Tử, Yên Mô...). Đến năm 1411, ông và vua Trùng Quang bị quân Minh bắt giải về Yên Kinh (Bắc Kinh). Dọc đường cả hai nhảy xuống sông tự tử. Đặng Dung còn để lại bài thơ "Cảm hoài" rất khẳng khái, được truyền mãi về sau.
    Ngày nay con phố này nổi tiiếng với các hiệu cầm đồ mọc lên như nấm . Chắc hẳn không ai không biết phải không các bạn :D
  2. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Cầu Gỗ
    Caugo12.11.jpeg -Phố Cầu Gỗ -
    Tên một phố ngắn, hẹp nối từ phố Hàng Thùng đến phố Hàng Gai, chỗ gặp nhau của các phố: Hàng Đào, Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, gặp phố Hồ Hoàn Kiếm và Đinh Liệt, dài 248m, thụôc quận Hoàn Kiếm. Thời Pháp thuộc phố này cũng có tên là Cầu Gỗ (Rue du Pont en bois), vốn là tên một chiếc cầu gỗ bắc qua một ngòi nhỏ nối Hồ Gươm với hồ Hàng Đào xưa.

    Phố Cầu Gỗ đã có từ lâu. Trong ngõ Cầu Gỗ là chợ Hàng Bè.
    Xưa, đây nguyên là thôn Nhiễm Thượng và thôn Hương Minh, thuộc tổng Hữu Túc (sau đổi là tổng Đông Thọ), huyện Thọ Xương. Tại số nhà 64 có Đình thôn Nhiễm Thượng thờ Thành Hoàng. Còn thôn Hương Minh thì nguyên là thôn Hàng Gỗ, ngày nay tiếp giáp với phố Đinh Liệt. Vào khỏang hơn 100 năm trước, phía Bắc phố là hồ khá rộng gọi là hồ Thái Cực hay hồ Hàng Đào.
  3. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Giảng Võ
    Giangvo7.10 - Phố Giảng Võ
    Tên một phố dài 1500m, đi từ phố Nguyễn Thái Học gặp đoạn đầu Cát Linh đến đường Láng Hạ, nối với phố La Thành, kéo dài tới ngã ba Cầu Giấy - Ngọc Khánh, thuộc quận Ba Đình. Thời Pháp thuộc, hai bên đường ở đây là hồ, ao. Tên đầu tiên của phố là Đại La - Kim Mã, chỉ đoạn từ Nguyễn Thái Học đến phố Cát Linh, được đặt vào năm 1954, tiếp đến là Đê La Thành. Năm 1964 đường mới mang tên Giảng Võ, có thêm đoạn đường đôi từ phố Cát Linh đến La Thành. Năm 1999, cắt đoạn cuối làm "Đường La Thành".

    Trên phố này có khu triển lãm hội chợ quốc gia Giảng Võ, hàng loạt cửa hàng điện tử và nhiều cơ sở dịch vụ khác.
    Phố này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc một đoạn của bức tường phía Tây của toà thành đất vòng giữa bao bọc khu dân cư của kinh thành Thăng Long cũ. Phần đầu đoạn tường thành là làng Kim Mã, rồi đến làng Giảng Võ, làng Hào Nam. Hai làng Giảng Võ, Hào Nam là hai trại thuộc tổng Nội, huyện Vĩnh Thuận cũ. Thời Lý (1010 - 1225) đây là khu vực điện Giảng Võ, được xây dựng từ thời nhà Lý mới dời đô về Thăng Long (1010). Đến đời Lý Anh Tông (1138 - 1175) đổi thành Giảng Võ trường.
    Đến đời Trần (1225 - 1400) nơi đây chỉ là một trại võ, có dân cư sống xen lẫn. Trên đường này còn có đình Giảng Võ thờ Châu Nương, người con gái đời Trần có công cùng chồng chống quân Nguyên, được vua Trần phong là "Quản chương quốc khố công chúa" tức là "Bà chúa Kho" (cũng là "Bà chúa Kho" thờ bên Bắc Ninh). Đầu phố, cạnh bến ô tô Kim Mã có Phùng Vương cố lăng, tương truyền là mộ của Phùng Hưng, người anh hùng cứu nước thế kỷ VII, nay chỉ còn là một bệ thờ. Có tên Giảng Võ, do trước đây là đất có vị trí trường luyện võ lập từ năm 1170, các đời vua Lý và vua Trần duy trì dạy và luyện quân sự
  4. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Ngô Quyền
    -Phố Ngô Quyền
    Tên một phố lớn dài 1200m từ phố Hàng Vôi (chỗ bến xe Hàng Vôi) đến phố Hàm Long. Từ phố Lê Lai có lối rẽ vào các phố: Lê Thạch, Lê Phụng Hiểu, Phạm Sư Mạnh, nối tiếp phố Ngô Thì Nhậm. Thời Pháp thuộc đây là đại lộ Ăngri Rivie (Boulevard Henri Riviere). Sau 1945 tên phố được đặt lại là phố Ngô Quyền. Phố Ngô Quyền chạy qua Quảng trường I.Gandhi, qua Bắc Bộ phủ trước đây.

    Trên trục này có Nhà khách Chính phủ, khách sạn Mê-tơ-rô-pôn (Metropole), Khách sạn Hoà Bình, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Ngoại Thương (nay là Bộ Thương Mại), Bộ Văn hoá và Thông tin, Văn phòng Quốc hội..đây nguyên là đất của các thôn Trừng Thanh Kiếm Hồm thuộc tổng Tả Túc, Hậu Bi và Hậu Lâu, thuộc tổng Hữu Túc và Hàm Châu thuộc tổng Hậu Nghiêm huyện Thọ Xương. Nay chỉ còn đình Kiếm Hồ (số 7 Hàng Vôi) và chùa Hàm Long (ở ngõ 20 phố Hàm Long) là di tích cũ của các thôn xưa. Phố Ngô Quyền thuộc các phường Lý Thái Tổ, Tràng Tiền, Hàng Bài quận Hoàn Kiếm.
    Phố mang tên Ngô Quyền (899 - 944), người đã có công trên sông Bạch Đằng năm 938 đánh thắng giặc Hán, kết thúc hơn 1000 năm trước Việt Nam bị phong kiến phương Bắc đô hộ, lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa, lập nên Nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên ở Việt Nam.
  5. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Trần Nguyên Hãn

    Tên một phố dài 368m, đi từ đường Trần Quang Khải chỗ nối tiếp sang phố Chương Dương Độ, cắt các phố Tông Đản, Ngô Quyền, Lý Thái Tổ đến phố Đinh Tiên Hoàng, thuộc quận Hoàn Kiếm. Thời Pháp thuộc, đây là phố Banni (Rue Balny). Sau năm 1945, đổi tên là Trần Nguyên Hãn. Đầu chỗ giáp phố Đinh Tiên Hoàng là Bộ Năng lượng (về phía Bắc), phía Nam là Câu lạc bộ Thiếu nhi và cổng sau uỷ ban Nhân dân thành phố.
    Phố này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc đất của hai thôn Trừng Thanh, nguyên là Ngũ Hầu và Yên Vệ, tổng Tả Túc (sau đổi là Phúc Lâm) và thôn Tả Vọng, tổng Hữu Túc (sau đổi là Đông Thọ) thuộc huyện Thọ Xương.
    Phố mang tên Trần Nguyên Hãn (? ?" 1429) là một danh tướng đời Lê Thái Tổ. Ông quê làng Sơn Động, nay thuộc huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, không rõ ngày sinh. Ông là cháu Trần Nguyên Đán, một danh tướng đời Trần. Ông đã cùng với Nguyễn Trãi tìm đến với nghĩa quân Lam Sơn khởi nghĩa chống quân Minh. Từ đó ông trở thành một viên tướng bách chiến, bách thắng. Khi luận công khen thưởng, ông được phong Tả tướng quân và đổi theo họ vua, nên cũng gọi là Lê Hãn. Sau đó Lê Lợi nghi ông làm phản cho bắt về Thăng Long hỏi tội. Khi thuyền đi qua bến Sơn Đông, ông nhảy xuống sông tự tử. Đến đời Lê Nhân Tông xét ông vô tội, mới xuống chiếu trả lại chức tước. Ông mất năm 1429.

  6. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Lê Lai
    -Phố Lê Lai -
    Tên một phố dài 408m, đi từ phố Trần Quang Khải đến phố Đinh Tiên Hoàng, gặp ngã sáu Ngô Quyền - Lê Lai và Lý Thái Tổ, thuộc quận Hoàn Kiếm. Thời Pháp thuộc, đây là hai phố: Đôminê (Rue Dominé) và Bonnua (Rue Bonhour). Sau năm 1945, hai phố này được nhập lại gọi là phố Lê Lai. Dọc hai bên phố Lê Lai có những toà nhà lớn: Trụ sở Thành uỷ Hà Nội, Cung Văn hoá Thiếu nhi, Ngân hàng Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Vườn hoa I.Gandhi.

    Phố này được xây dựng trên nền đất xưa thuộc thôn Vọng Hà, tổng Tả Túc (phía Đông) và thôn Hậu Bi, tổng Hữu Túc (phía Tây), huyện Thọ Xương.
    Phố mang tên Lê Lai (? - 1418), người làng Dựng Tú, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá. Năm 1416, ông theo Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Năm 1418, Lê Lợi bị giặc Minh vây hãm. Lê Lai đã cải trang đóng giả Lê Lợi, để liều mình cứu chúa (Lê Lợi). Sau kháng chiến chống Minh ông được Lê Thái Tổ truy phong là công thần hạng nhất. Sau, Lê Lợi mất, ngày giỗ Lê Lai được đặt trước giỗ Lê Lợi, dân gian có câu "Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi". Đó là 21, 22 tháng 8 âm lịch.
  7. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Hàng Cá
    -Phố Hàng Cá -
    Tên một phố dài 124m đi từ Hàng Đường, cắt ngang phố Chả Cá, đến phố Thuốc Bắc, thuộc quận Hoàn Kiếm. Thời Pháp thuộc phố đã có tên là phố Hàng Cá, dịch theo tiếng Pháp là Poissonnerrie, từ sau 1945, phố chính thức lấy tên Hàng Cá.

    Xưa kia, khi còm chưa lấp sông Tô Lịch, nơi đây gần cửa sông nên là nơi tập trung bán cá, gọi tên là trại Tiền Ngư (cá tươi). Phố này gần khu chợ Đồng Xuân.
    Phố này được xây dựng trên nền đất xưa thuộc thôn Đồng Thuận, tổng Hậu Túc (sau đổi là tổng Đồng Xuân), huyện Thọ Xương. Ngày nay còn ngôi đình thôn Đồng Thuận cũ (ở chỗ nhà số 27) cũng còn gọi là đình Hàng Cá. Theo truyền thuyết, Lý Tiến, một trong những anh hùng chống ngoại xâm đời Hùng Vương thứ 6 đi đánh giặc Ân, bị trọng thương đã gắng gượng về tới quê nhà mới ngã xuống. Chỗ đó trở thành nấm mộ và sau này được lập đi đình thờ ở thông Đồng Thuận. Khi Pháp mở đường phố mới, đây chỉ còn cái hậu cung sót lại.
  8. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Hàng Buồm
    PhoHangBuom16.10 -Phố Hàng Buồm -
    Tên một phố dài 300 m đi từ phố Đào Duy Từ, cắt ngang Hàng Giầy, đến phố Hàng Ngang, nối tiếp với phố Lãn Ông, thuộc quận Hoàn Kiếm. Thời Pháp thuộc phố đã có tên là Hàng Buồm, dịch theo tiếng Pháp là "Rue des voilles". Hàng Buồm là một trong những phố cổ, nơi cư trú đông đúc của Hoa Kiều, nên trước đây phố này chủ yếu là các cao lâu tửu quán, cửa hàng ăn.

    Phố này được xây dựng trên nền đất thuộc phường Giang Khẩu (sau đổi là Hà Khẩu), thuộc tổng Tả Túc, huyện Thọ Xương, nằm bên cửa sông Tô Lịch, nơi thông ra sông Hồng. Do đó phố Hàng Buồm là nơi bán các loại buồm dùng cho thuyền bè. Đây là quê ngoại và là nơi dạy học của nữ sĩ Hồng Hà Đoàn Thị Điểm thế kỷ XVIII.
    Ngày nay phố Hàng Buồm còn một ngôi đền và một ngôi đình cổ. Tại nhà số 8 là đình Tử Dương, tục gọi là đình "Hàng Thịt". Còn số nhà 76 hiện nay là đền Bạch Mã, thờ thần Long Đỗ. Tục truyền Long Đỗ đã hoá thành ngựa trắng giúp vua Lý Thái Tổ xây thành khi dời đô từ Hoa Lư về đây. Cạnh đền phường Hà Khẩu còn văn chỉ bi ký, ghi dựng từ năm 1774. Gần đó, trước đây còn có chợ Bạch Mã của Thăng Long xưa. Chợ này đã cùng với Chợ Cầu Đông bên Hàng Đường dồn về lập chợ mới gọi là chợ Đồng Xuân, từ thời Pháp mới sang (1889). Số nhà 19 phố Hàng Buồm là trụ sở Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội.
  9. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Bà Triệu
    A.Batrieu3.10 -Phố Bà Triệu -
    Tên một phố lớn, chạy từ ngã tư Hàng Khay - Tràng Thi, Lê Thái Tổ - Bà Triệu, đến đường Đại Cồ Việt, dài 1900m, thuộc quận Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng, cắt qua các phố: Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Nguyễn Du, Trần Nhân Tông, Tuệ Tĩnh, Tô Hiến Thành, song song với phố Huế.
    Trước đây, phần đầu phố Bà Triệu (chỗ đền Vũ Thạch) có tên là Hàng Giò. Quãng ngã tư Trần Hưng Đạo đến phố Nguyễn Du có tên là Hàng Kèn, có một cái dốc gọi là dốc Hàng Kèn (thay Dốc Miếu Cây Thị), có thể là dấu vết tường luỹ phía Đông của Phủ Chúa Trịnh cũ. Đến thời Pháp thuộc phố này tách làm hai phố. Phần đầu, từ Hàng Khay đến Nguyễn Du mang tên Gia Long. Từ Nguyễn Du đến Đại Cồ Việt mang tên Lê Lợi. Sau năm 1945, phố Gia Long đổi là phố Mai Hắc Đế; phố Lê Lợi đổi thành phố Bà Triệu. Thời kỳ tạm chiến (1947) lại được đổi thành Gia Long. Từ 1954, đổi lại thành phố Bà Triệu. Phố Mai Hắc Đế từ Trần Nhân Tông đến Đại Cồ Việt.
    Dọc phố này có rất nhiều công trình xây dựng mới, đặc biệt là các nhà hàng kinh doanh đồ gia dụng, trụ sở các tổ chức kinh tế, du lịch, văn hoá, y tế (bệnh viện Mắt, Nhà xuất bản Thanh niên, Nhà xuất bản Kim Đồng, Thư viện Hà Nội...)
    Đây nguyên là phần đất của nhiều làng cũ, theo thứ tự từ Bắc tới Nam là các làng Vũ Thạch, Phúc Lâm, Phúc Cổ, Hồi Mỹ, Long Hồ, thuộc tổng Tả Nghiêm (sau đổi là tổng Kim Liên), thôn Thể Giao thuộc tổng Tiền Nghiêm, huyện Thọ Xưong cũ. Dấu vết của các làng, thôn ở đây là các đền, miếu, đình và chùa. Chùa làng Vũ Thạch nhà số 13 và 13b. Đình làng Hội Mỹ nhà số 9 Bùi Thị Xuân, chùa Chân Tiên nay ở số nhà 151 Bà Triệu; chùa Vân Hồ, mặt chính ở phố Lê Đại Hành, cổng sau thông ra phố Bà Triệu, đình Phục Cổ ở số nhà 14 Nguyễn Du.
    Phố mang tên Bà Triệu, người anh hùng dân tộc khởi nghĩa chống bọn cai trị nhà Ngô vào những năm 247-248 quê vùng Ngàn Nưa, tức là khu vực giáp giới giữa hai huyện Nông Cống - Triệu Sơn, Thanh Hoá ngày nay.
    Bà sinh năm 226, hy sinh vào năm 248. Họ tên bà theo sử cũ ghi là Triệu Ẩu hay Triệu Thị Trinh. Năm 247, Bà Triệu đã lãnh đạo nhân dân vùng Ngàn Nưa đứng lên khởi nghĩa chống quân Ngô. Nghĩa quân tiến đánh dũng mãnh. Nhưng quân khởi nghĩa đã gặp phải sự chống trả dữ dội của quân Ngô. Trong thế cùng, lực tận, bà đã tuẫn tiết. Nay còn lăng mộ và đền thờ bà trên ngọn núi Tùng ở Phú Điền, huyện Hậu Lộc, Thanh Hoá.
  10. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Hàng Bài
    A.Hangbai3.10 -Phố Hàng Bài -
    Tên một phố dài 620m đi từ ngã tư Tràng Tiền, Hàng Khay, Đinh Tiên Hoàng, cắt Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo đến ngã tư phố Hàm Long, nối tiếp phố Huế, thuộc quận Hoàn Kiếm.

    Ngay những năm đầu thuộc Pháp, phố này đã nằm trong kế hoạch mở rộng. Năm 1888, phố mang tên Đại lộ Đồng Khánh (Boulevard Đồng Khánh). Đầu phố trước có chợ Mới, nơi tập trung các nhà làm những cỗ bài lá (tam cúc, tổ tôm..) nên gọi là Hàng Bài. Sau 1945, được đổi là đại lộ Triệu Quang Phục. Đến 1946, phố được gọi lại là Đồng Khánh. Và đến 1955 phố được đổi tên là phố Hàng Bài.
    Trước đây, đầu phố, chỗ nhìn sang Hồ Gươm có một cái chợ gọi là Chợ Mới hay Chợ Hàng Bài. Tại đây, thực dân Pháp đã xây dựng, đặt một hãng buôn tạp hoá lớn là "Liên hợp thương mại Đông Dương" (L''Union commerciale indochinoise), dân chúng quen gọi là "hiệu Gođa" (sau là Tổng công ty bách hoá Tổng hợp), một trong những cửa hàng bách hoá lớn nhất Hà Nội trước đây, nay đã được xây dựng lại theo yêu cầu sử dụng mới và đẹp, hiện đại hơn. Gần ngã tư Lý Thường Kiệt, trước đây là trường nữ sinh Đồng Khánh, nay là Trường Trung học Trưng Vương, gần ngã tư phố Trần Hưng Đạo là Bộ tư lệnh cảnh sát, đối diện là Rạp chiếu bóng Tháng Tám, một trong những rạp chiếu bóng lớn nhất ở Hà Nội. Trên phố này, nghề sửa chữa đồng hồ là nghề lâu năm nhất.
    Phố này đựoc xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc thôn Hậu Lâu, tổng Hữu Túc và hai thôn Vũ Thạch Hạ, Hàm Châu, tổng Tả Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ.

Chia sẻ trang này