1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hà nội Phố , Làng, Con đường và Phố Hàng

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi hoangtutrau, 05/06/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Ngô Tất Tố


    Tên một phố lập năm 1994, dài 100m từ phố Văn Miếu thông sang phố Ngô Sĩ Liên, xưa thuộc đất thôn Ngự Sử, tổng Hữu Nghiêm, huyện Thọ Xương, nay thuộc phường Văn Miếu, quận Đống Đa. Thời Pháp thuộc có tên là đường 251 (Voie 251). Sau năm 1945, đổi là phố Trạng Bùng. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) phố này được gọi là phố 226.
    Ngô Tất Tố (1894 - 1954) là một nhà văn có nhiều bút danh như Thụ Điểu, Xuân Trào, Thuyết Hải, Thôn Dân...Ông quê ở Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội. Ông từng làm các nghề dạy học, viết báo, viết văn. Những tác phẩm hiện thực phê phán nổi tiếng là "Tắt đèn" (tiểu thuyết, 1939), "Việc làng" (phóng sự, 1941), "Lều chõng" (tiểu thuyết, 1941), "Thi văn bình chú" (tiểu luận, 1941). Ông còn có "Đường thi" (dịch, 1942), Tuyển tập Ngô Tất Tố( 2 tập, 1976, 1977).
  2. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Làng Đăm
    Làng Đăm nay là xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Tây Tựu trước kia thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Đây là một làng cổ có truyền thống văn hoá và sản xuất từ lâu đời. ?oBơi Đăm, rước Giá, hội Thầy" hay ?o Làng La canh cửi, làng Đăm đua thuyền" là những câu ca dao quen thuộc vang đến tận kinh thành Thăng Long xưa.
    Từ Cầu Giấy, theo đường Hà Nội - Sơn Tây, đến Nhổn rẽ tay phải, chỉ đi vài cây số là tới làng Đăm. Vào mùa xuân khi đến dịp hội làng, từ xa du khách đã có thể nhận biết bằng màu sắc của cờ hội nổi bật trên một thảm xanh của những ruộng rau, da đủ các loại đang độ kết trái đợi mùa thu hoạch. Rau và dưa Tây Tựu đã quá quen thuộc với đất Hà Thành .
    Theo sách Làng xã ngoại thành Hà Nội thì Tây Tựu xưa vốn gọi là Tây Đàm, vì kiêng tên huý vua Lê Thế Tông (1573 - 1600) nên đổi gọi là Tây Đăm; đến nhà Nguyễn, vì kiêng quốc huý đổi gọi là Tây Tựu cũng là tên một trong 13 tổng thuộc phủ Hoài Đức cũ. Tổng Tây Tựu gồm bảy xã, nay thuộc đất Tây Tựu, huyện Từ Liêm và Tân Hội, huyện Đan Phượng (Hà Tây). Phía bắc Tây Tựu giáp hai xã Liên Mạc và Thượng Cát, phía đông và đông nam giáp hai xã Phú Minh và Xuân Phương, phía tây giáp xã Tân Lập huyện Đan Phượng và xã Dị Trạch huyện Hoài Đức.
    Tây Tựu gồm ba thôn là thôn Thượng hay còn gọi là miền Thượng, thôn Trung hay gọi là miền Trung và thôn Hạ còn gọi là miền Hạ. Hàng năm, vào dịp hội ba miền cùng nhau tổ chức hội và thi bơi thuyền.
    Những di tích liên quan đến hội còn lại cho đến nay chủ yếu nằm xung quanh đình làng và đoạn sông, nơi diễn ra những cuộc đua thuyền trong các lễ hội. Đình làng Đăm thờ Đức thánh Tam Giang, dân gian gọi là Bạch Hạc Tam Giang. Ngay cửa giữa của đình nhìn thẳng ra là liên tiếp hai nhà thuỷ đình cách nhau khoảng bảy tám mét, được gọi chính ngự trong và chính ngự ngoài. Vào những ngày hội, kiệu của đức Thánh rước về được đặt ở chính ngự ngoài, còn chính ngự trong là nơi diễn ra các cuộc tế lễ và sau đó là điểm xuất phát để rước ngài Thánh ra ngự xem bơi.
    Bên trái và bên phải khoảng trống giữa chính ngự trong và chính ngự ngoài còn có hai nhà thuỷ đình nhỏ khác. Cạnh hai nhà thuỷ đình ấy là những dãy nhà dài được gọi là dãy muống. Phía bên phải nhìn từ cửa đình ra có hai dãy muống, còn phía bên trái chỉ có một dãy, cạnh dãy đó là Từ Vũ. Trong Từ Vũ có đặt một bia đá hình trụ, bên cạnh bia là hai ông phỗng ngồi canh bia.
    Thuỷ tạ được xây dựng trên bờ sông vươn ra mặt nước. Nó chia thành ba phần rõ rệt. Phần trung tâm là nơi ngự giá của kiệu Thánh, bên trái là chiếu dành cho các bô lão cao tuổi và trong hội đồng tế lễ, bên phải dành cho quan khách. Tất cả nhìn ra hướng mặt sông. Đây là một nhánh của sông Nhuệ mà vốn xa kia các cụ già nói rằng nó nối sông Hồng xuống với sông Nhuệ, nhưng nay đã bị cắt nên còn gọi là đầm Đăm. Khúc sông dài khoảng 1000m và những cuộc đua thuyền diễn ra tại đó, với vị trí xuất phát là nhà thuỷ tạ và điểm cuối cùng là đoạn sông trước cửa miếu thờ đức Thánh Tam Giang. Gọi là miếu nhưng đây thực chất là một ngôi đền lớn, trong đó còn giữ được khá đầy đủ bia ký và các đồ tế khí cùng hoành phi câu đối.
    Hội làng Đăm diễn ra trong ba ngày, từ mồng 9 đến l l tháng ba âm lịch. Xưa kia hội kéo dài tới năm ngày và cứ năm năm mới tổ chức đua thuyền, bởi để chuẩn bị cho một cuộc đua đòi hỏi sự tốn kém không ít thời gian, tiền của và sức lực con người. Theo các cụ già cao tuổi cho biết hội được tổ chức lần cuối vào năm 1940. Kể từ đó không mở hội nhưng đội thuyền đua làng Đăm vẫn luôn được mời về dự đua trong những dịp lễ hội lớn của đất nước tại hồ Thiền Quang, hồ Gươm, hồ Bảy Mẫu.
  3. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Nguyễn Huy Tự
    Tên một phố dài 280m đi từ đường Trần Khánh Dư đến phố Yecxanh, thuộc quận Hai Bà Trưng. Thời Pháp thuộc đây là phố Côngxtăng Mati (Rue Constant Mathis). Sau năm 1945, gọi là phố Nguyễn Thị Kim. Đến năm 1947 đổi thành phố Nguyễn Lai Thạch. Năm 1964 đặt tên mới là Nguyễn Huy Tự.

    Phố này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc phường Yên Xá, tổng Tả Nghiêm, huyện Thọ Xương. Tới giữa thế kỷ XIX, thôn Lương Xá hợp với thôn Yên Xá thành thôn Lương Yên và tổng Tả Nghiêm đổi là tổng Thành Nhàn. Thực ra, gốc làng Yên Xá vốn ở trung tâm thành Thăng Long. Khi nhà Lý xây thành đất, phường này nằm trong khu thành nên phải ldời ra bờ sông Hồng và gọi là thôn Cơ Xá. Đê Cơ Xá là một con đê cổ được chép nhiều trong các sách sử.
    Phố mang tên Nguyễn Huy Tự (1743 - 1790) là tác giả của "Hoa Tiên", một tác phẩm văn học cổ điển nổi tiếng thế kỷ thứ XVIII. Ông là người làng Trưòng Lưu, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, đậu hương cống năm 1760. Ông đã từng giúp cha dạy Thế tử Trịnh Sâm và sau này ra làm quan tới chức Thị Lang đời Quang Trung. Ông mất năm 48 tuổi. Dòng họ Nguyễn Huy của ông nhiều gia đình đã sống ở Hà Nội hàng trăm năm, qua nhiều đời, đặc biệt có Nguyễn Huy Lượng tác giả "Tây Hồ phú" nhà ở làng Phú Thị (Gia Lâm).
  4. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Nguyễn Bỉnh Khiêm
    Tên một phố dài 520m đi từ phố Hồ Xuân Hương, cắt các phố: Trần Nhân Tông, Tuệ Tĩnh, đến phố Tô Hiến Thành, thuộc quận Hai Bà Trưng. Thời Pháp thuộc đây là phố Rơnê Đôren (Rue Rene Daurelle) và đường 296 (Voie 296). Trên phố này có Bệnh viện y học dân tộc Trung ương, nơi tập trung nhiều bác sĩ đông y và lương y nổi tiếng.
    Phố này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc thôn Thiền Quang và Thể Giao, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi là tổng Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương. Chùa thôn Thiền Quang nay ở số nhà 33 phố Trần Bình Trọng (phía tây hồ Thiền Quang). Còn đình thôn Thể Giao thì ở nhà số 3, "số 325" nay đổi là phố Thể Giao
    Phố mang tên Nguyễn Bỉnh Khiêm (1941-1585), một nhà tư tưởng, nhà thơ lớn của văn học Việt Nam thế kỷ XVI. Ông người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lai, nay là xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng, đậu Trạng nguyên năm 1535 khi ông 45 tuổi, ra làm quan với nhà Mạc 8 năm, đến chức Thượng thư bộ Lại. Khi ông dâng sớ xin trị tội 18 tên lộng hành, Mạc Đăng Doanh không nghe, ông xin từ chức, được phong tước Trình Tuyên hầu, khi mất lại được phong là Trình quốc công, nên dân chúng quen gọi là Trạng Trình.
    Ông để lại tập thơ chữ Hán "Bạch Vân thi tập" và tập thơ chữ nôm "Bạch Vân quốc ngữ thi". Tương truyền các tập sấm ký có tên là Trình quốc công sấm ký, Trình tiên sinh quốc ngữ là của ông. Thơ ông mang tiếng nói chung của trí thức dân tộc phải sống trong giai đoạn suy vi của chế độ phong kiến, vừa ca ngợi sự trong sạch, thanh bạch của con người chân chính vừa tố cáo sự thối nát của chế độ đương thời. Ông mất năm 1958, thọ 95 tuổi.
  5. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Nguyễn Gia Thiều

    Tên một phố dài 352m đi từ phố Quang Trung đến phố Trần Bình Trọng. Đây là một phố dân cư thuộc quận Hoàn Kiếm. Thời Pháp thuộc có tên là phố Boniphaxi (Rue Bonifacy). Sau năm 1945 gọi là phố Ôn Như Hầu.
    Phố này được xây dựng trên nền đất xưa thuộc thôn Liên Thuỷ, tổng Tiền Nghiêm, huyện Thọ Xương (sau đó đổi là thôn Liên Đường và tổng Vĩnh Xương). Trước đây tại nhà số 7, số 9 là chùa Liên Trì, tức là chùa thôn Liên Đường cũ.
    Phố mang tên Nguyễn Gia Thiều (1741 ?" 1798) là một nhà thơ thế kỷ XVIII, người làng Liễu Ngạn, huyện Siêu Loại, nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, con võ tướng Nguyễn Gia Cư và Quận chúa Quỳnh Liên (con Trịnh Cương). Nguyễn Gia Thiều còn để lại một số thơ chữ Hán và chữ Nôm, có giá trị hơn cả là tập ?oCung oán ngâm khúc?. Ông am hiểu và giỏi về nhiều ngành nghệ thuật như: âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc.
  6. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Nguyễn Hữu Huân
    Tên một phố dài 448m đi từ ngã ba Trần Nhật Duật - Lương Ngọc Quyến, chỗ ngã năm "Cột đồng hồ" đến ngã tư Lò Sũ, nối tiếp với phố Lý Thái Tổ, thuộc quận Hoàn Kiếm.
    Thời Pháp thuộc (năm 1900) phố có tên là phố Đi-gơ (Rue de la Digue), sau đổi là phố Bắc Ninh rồi lại đổi là phố Thống chế Pêtanh (Rue Marechal Pétain), dân gian gọi là phố Bè Thượng. Sau năm 1947 phố có tên là Phan Thanh Giản. Đến năm 1964 được đổi là Nguyễn Hữu Huân. Đây là một phố có bán đồ gỗ. Tại số nhà 55 rẽ vào, có một ngõ mang tên ngõ Nguyễn Hữu Huân.
    Phố này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc các thôn: Trùng Thanh, Trung Mộc Sà, Mỹ Lộc, Sơ Trang (tổng Tả Túc), Ưu Nhất, Trung Nghĩa, Đông An (tổng Hữu Túc) đều thuộc huyện Thọ Xương. Tới giữa thế kỷ XIX tổng Tả Túc đổi thành tổng Phúc Lâm. Thôn Trừng Thanh-Mộc Sà thành Thanh Yên. Thôn Sơ Trang hợp với Tả Lâu thành thôn Tràn Lâu. Còn tổng Hậu Túc đổi là tổng Đông Thọ. Hai thôn Ưu Nhất và Trung Nghĩa hợp thành Ưu Nghĩa. Hiện nay, đình Ưu Nghĩa ở nhà số 2A, thờ Nguyễn Trung Ngạn (xem phố Nguyễn Trung Ngạn). Đình Đông An ở nhà số 94, mới dỡ chừng hai mươi năm trở lại đây, thờ Uy Linh Lang. Đình Thanh Yên ở nhà ở 11A ngõ Nguyễn Hữu Huân thờ 2 tiến sĩ họ Nguyễn và họ Vũ. Đình Tràng Lâu ở nhà số 77, thờ Cao Sơn và Quý Minh. Cạnh đình này là đền Trang Lâu, thờ Liễu Hạnh.
    Phố mang tên Nguyễn Hữu Huân (1816 - 1875), là một thủ lĩnh nghĩa quân kiên cường và bên bỉ nhất ở Nam Bộ thời đầu Pháp xâm lược Nam Bộ. Ông người làng Tịnh Hà, huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường nay thuộc tỉnh Tiền Gaing. Ông đỗ thủ khoa trường Gia Định năm 1852, nên gọi là Thủ khoa Huân. Ông bị quân Pháp bắt nhiều lần và cứ mỗi lần thả ra ông lại tiếp tục tập hợp lực lượng đánh Pháp. Năm 1875, ông bị Pháp bắt và bị xử bắn trên bờ sông Tiền Giang.
  7. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Nguyễn Cao
    Tên một phố dài 330m đi từ phố Nguyễn Huy Tự qua phố Lê Quý Đôn đến phố Lò Đúc, thuộc quận Hai Bà Trưng. Thời Pháp thuộc đây là đường 163 (Voie 163). Sau năm 1945 gọi là phố Nguyễn Thị Bình. Năm 1947 đổi thành phố Chu Mạnh Trình. Đến năm 1964 đổi là phố Nguyễn Cao. Hiện nay, một phần phố Nguyễn Cao được ngăn lại thành chợ "Nguyễn Cao".

    Phố này vốn nằm trên nền đất xưa thuộc thôn Cảm Ứng, tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương. Đến giữa thế kỷ XIX, thôn Cảm Ứng hợp với thôn Yên Hội thành thôn Cảm Hội và tổng Hậu Nghiêm đổi thành tổng Thanh Nhàn.
    Phố mang tên Nguyễn Cao (1828-1887) là một lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp thời kỳ đầu Pháp chiếm Bắc Kỳ (1883). Ông người làng Cách Bi (nên dân gọi ông là Tán Cách Bi), nay thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, đỗi giải nguyên khoa Đinh Mão (1867), từng làm quan Bố chánh Thái Nguyên. Nghĩa quân Nguyễn Cao đã từng tập kích vào khu vực Đồn Thuỷ, nhưng lực lượng yếu ông phải rút lui về vùng Sơn Lãng, nay thuộc huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây, giả làm thày đồ dạy học. Năm 1886, Pháp bắt được ông, ông tự sát nhưng không chết, và sau đó Pháp xử chém ông ở Vườn Dừa (gần Hồ Gươm) chiều ngày 14-7-1887, lúc ông 59 tuổi.
  8. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Làng cổ Hoàng Mai
    Nằm liền kề cửa ô phía Nam của kinh thành Thăng Long, ngay từ thế kỷ XV, làng cổ Hoàng Mai đã ?ophát? về kinh tế - văn hóa. Sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi ghi nơi đây có rượu cúc tiến vua. Về học hành khoa cử, Hoàng Mai nổi tiếng khắp vùng, là quê của Nguyễn Hiên, người giỏi thơ văn được tôn vinh là một trong ?oThanh Trì tứ hổ??
    Xưa đây có cảnh quan thơ mộng, bên đền thờ thần là chùa Nga Mi và đền Tam Thánh. Nay ở sân đền còn có những cây muỗm cổ thụ, những voi đá, ngựa đá được tạo tác tỉ mỉ, đánh dấu nghệ thuật một thời. Và theo những con đường làng lát gạch nghiêng, chúng ta đến bên những giếng làng cổ kính.
    Làng có 2 thôn Đông Mai, Tây Mai (tục gọi thôn Đông, thôn Đoài) và xóm Bến. ở mỗi xóm đều có những giếng nước ăn. Thôn Đoài có 3 cái, thôn Đông 3 cái, xóm Bến 2 cái . Thuở xa xưa, thành giếng đắp đất, cửa giếng có xếp đá ong hoặc xây gạch làm bậc lên xuống. Dụng cụ lấy nước từ giếng về nhà cũng hết sức đơn sơ: những nồi sành đặt vào quang gánh, hay thúng sơn, sau này là thùng tôn. Cách nay gần 80 năm, giếng Hoàng Mai đã có sự thay đổi. Để xứng với tầm một làng văn vật, nhiều người có tâm đức đã góp công của nạo vét lòng giếng, làm móng chắc chắn và xây tường bao. Tường giếng tính từ mặt móng cao 4 đến 5m. Mỗi giếng đường kính 25m, nằm trên một khu đất rộng từ 327 đến 333m2. Cửa giếng xây 25 bậc lên xuống. Mặt giếng thả bèo ong.
    Do nằm ở vị trí cửa ngõ, trong mấy thế kỷ qua, đất Hoàng Mai từng chứng kiến nhiều cuộc chiến tàn khốc. Nhiều đình, đền bị phá hủy, duy chỉ có những giếng nước là còn nguyên vì đó là nguồn sống của mọi người. Nhưng từ năm 1982, Hoàng Mai nhập vào nội đô, dân dùng nước máy (thiếu thì dùng nước giếng khoan) thì giếng làng không còn làm nhiệm vụ cung cấp nước sinh hoạt nữa, bị thờ ơ và rơi dần vào quên lãng. Những cái giếng làng gắn với tên gọi thân thương ngày một ngập ngụa rác bẩn. Rồi ai đó có sáng kiến lấp dần giếng cổ lấy đất dùng vào việc khác tiện lợi hơn. Vì quyền lợi trước mắt chẳng ai nghĩ được rằng mỗi cái giếng kia, chứa trong lòng nó hàng ngàn mét khối nước, còn làm nhiệm vụ điều hòa không khí và làm đẹp cảnh quan. Khi cơn bão đô thị hoá tràn đến cái làng cổ này thì ba giếng thôn Đoài dần dần bị san lấp. Giếng Cầu bị lấp để lấy đất xây nhà trẻ; giếng Gia làm nơi bán vật liệu xây dựng. Tháng 8-2003, nơi từng có giếng Bô thành khu vui chơi cho thiếu nhi.
    Nhưng người thôn Đông lại nghĩ khác. Đối với họ, giếng làng đã bao đời gắn bó, là nơi diễn ra nhiều kỷ niệm vui buồn, vì thế còn là dấu tích văn hóa, bằng mọi giá phải được giữ gìn. Thể theo nguyện vọng chung của nhân dân, chi bộ Đảng, Ban công tác Mặt trận cụm và các tổ dân phố họp bàn làm đơn kiến nghị với HĐND phường Hoàng Văn Thụ (quận Hai Bà Trưng) cho tôn tạo các giếng cổ của thôn Đông. Những lời đề nghị có lý, có tình đã thấu tới các cấp, các ngành. HĐND phường ra nghị quyết, các tổ chức quần chúng ở cơ sở bàn biện pháp thực thi, chính quyền quận cấp phần lớn kinh phí, nhân dân sở tại đóng góp hàng trăm công nạo vét lòng giếng và làm vệ sinh môi trường.
    Đến nay, giếng xóm Đông, giếng xóm Trung đã hoàn thành tôn tạo. Giếng hình lòng chảo, độ sâu từ 7 đến 9m, bờ xây cao 1,2m. Thành giếng xây phân ô, trên cùng xây mui mái theo kiểu cổ. Quanh giếng phía ngoài lát gạch hoặc đổ bê tông, trồng cây đề, cây si. Dưới lùm cây, mỗi giếng có đặt 3 ghế đá để người già con trẻ ngồi chơi. Sắp tới mặt giếng được thả hoa sen, hoa súng.
    Điều thú vị là khi nạo vét lòng giếng xóm Đông, thấy tấm bia đá cỡ 50x100cm. Bia tạo năm thứ 4 đời Bảo Đại (1929) ghi tên một số người ở giáp Tây Nội góp ruộng và tiền để sửa đình, chùa và xây các giếng nước.
    Giờ đây, có dịp đến thôn Đông, bên những vườn cau tỏa bóng mát, những mái nhà cổ kính, những cổng ngõ rêu phong, còn có những giếng nước giữ cho làng vẻ đẹp ngàn năm, lòng ta càng thêm thư thái. Trong mấy năm qua, cùng với việc sửa 2 giếng cổ, người thôn Đông còn đóng góp 43 triệu đồng sửa đình Ông thờ Lý Đạo Thành, một danh thần đời Lý. Ông Cổn, tổ trưởng dân phố, Phó ban thanh tra phường, người điều hành các việc trên cho biết, thôn Đông còn cái giếng xóm Tây, trong thời gian tới sẽ được tôn tạo lại.
  9. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Làng gốm Bát Tràng
    Làng Bát Tràng, nay là một trong 2 thôn của xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Trước năm 1945, xã Bát Tràng và xã Giang Cao thuộc hai tổng khác nhau (Đông Dư và Đa Tốn), từ năm 1964 hợp nhất lại và lấy tên chung như ngày nay.
    Đến thăm quan làng Bát Tràng, du khách bị hấp dẫn ngay bởi đủ mọi thứ đồ gốm được bày suốt dọc hai bên đường làng, ngõ xóm. Đi trong những con đường cổ lát gạch rộng trên dưới 1m quanh co khúc khuỷu, hai bên là tường thành xây bằng gạch cổ, người gồng gánh muốn vào phải nép chặt bên tường để chờ cho người lách ra đi hết mới có thể gánh tiếp vào.
    Cũng như làng Chu Đậu (Hải Dương), vào thế kỷ thứ XVII ?" XVIII, Bát Tràng là một trung tâm sản xuất gốm sứ nổi tiếng trong và ngoài nước. Lúc đầu người thợ Bát Tràng khai thác đất sét trắng làm nguyên liệu để sản xuất đồ gốm ngay tại chỗ. Chất liệu này đảm bảo tinh dẻo, ít bã và ít phải gia cố trước khi tạo hình. Cho đến khoảng cuối thời Lê, các gò đất sét trắng ở đây đã cạn, người thợ Bát Tràng phải lấy đất từ nơi khác xa hơn, đặc biệt là đất Dâu Canh ở Đông Anh.
    Trong khâu tạo dáng đồ gốm, xưa kia ở Bát Tràng phổ biến là lối be chạch vuốt tay trên bàn xoay. Tuỳ theo vật dụng định làm mà người thợ dùng chân để xoay, dùng tay để vuốt. Kiểu vuốt tay này không phải người thợ gốm nào cũng làm được. Bên cạnh đó, chế tạo men gốm của Bát Tràng cũng là một bí quyết nhà nghề. Khoảng cuối thế kỷ XIV về trước, men ngọc đã được chế tạo từ hai thành phần chính là là đất sét trắng Bạch Thổ và ô xít đồng dạng bột tán nhỏ. Từ thời Lê sơ trở đi (đầu TK XV), người thợ Bát Tràng đã chế tạo ra loại men gio có màu trắng đục. Đây là loại men được chế từ 3 thành phần chính : đất sét trắng Bạch Thổ, vôi sống để tở, gio dây Lâu cụt và gio Sung... Ngoài loại men gio, người thợ ở đây còn chế ra loại men nâu. Cũng từ TK XV, người ta còn chế được loại men lam nổi tiếng. Cho đến đầu TK XVII, một loại men mới được khám phá : men rạn.
    Bao nung được coi là một trong những khâu quan trọng của kỹ thuật nung của người thợ gốm Bát Tràng. Chính những viên gạch vuông - sản phẩm đặc biệt của lò gốm Bát Tràng xuất hiện là do yêu cầu của cấu trúc lò, đồng thời cũng là những bao nung sản phẩm. Để tạo nên thành phẩm, người thợ gốm Bát Tràng phải trải qua 3 khâu chính : chế đất và men, tạo hình, chồng và đốt lò.
    Sản phẩm gốm Bát Tràng vừa đa dạng về chủng loại, vừa phong phú về màu sắc và kích cỡ, có thể phân ra các loại sau Sản phẩm gốm cỡ nhỏ có bát cơm, bát đàn, bát đá, chén, tách và be rượu; Sản phẩm gốm cỡ vừa có bát yêu, bát nắp, ấm chuyên, ấm tích, liễn, phạng, thùng hoa bèo ...; Đồ thờ có bát hương, đỉnh trầm, cây đèn, độc bình, song bình, lộc bình, ống cắm hương, lọ hoa và các loại choé; Đồ trang trí nội thất và vườn cảnh có chậu hoa, chậu thống, đôn, nghê, phù điêu, đĩa treo tường; Gốm xây dựng có gạch lát nền và gạch trang trí kiến trúc.
    Từ bao đời nay, với đôi bàn tay khéo léo, nhạy cảm, thẩm mỹ và đầy tài năng, người thợ làng gốm Bát Tràng đã tạo nên những sản phẩm gốm độc đáo, hữu dụng được truyền tụng khắp nơi ở trong và ngoài nước.
  10. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Làng cổ Nghi Tàm
    Làng Nghi Tàm nguyên là đất thuộc tổng Thượng, huyện Vĩnh Thuận là làng có nghề nuôi tằm, trồng hoa, nuôi cá vàng, cá chọi, cá cảnh, đặc biệt có nghề trồng quất nổi tiếng. Ở đây còn có giống trúc rất đẹp được người dân trong cả nước ưa thích và đến tìm mua.
    Làng cổ Nghi Tàm còn có chùa Kim Liên (Bông sen vàng) nằm trên một đảo nhỏ nổi trên mặt nước Hồ Tây. Tương truyền công chúa Từ Hoa, con vua Lý Thần Tông (thế kỷ XIII) ra đây ở. Cổng chùa có một tấm bíacó chạm đôi rồng mang đậm phong cách thời Lý. Gần chùa là đình làng Nghi Tàm thờ Quỳnh Hoa công chúa, cùng chồng là Liễu Nghị đã có công đánh giặc ngoại xâm phương Nam đã dám xâm phạm đến cả kinh thành Thăng Long thồi Lê.
    Làng Nghi Tàm là quê hương của bà Huyện Thanh Quan. Bà là tác giả của những vần thơ hoài cổ nổi tiếng như : Qua đèo Ngang, Thăng Long hoài cổ, Trấn Bắc hành cung ... Nơi đây còn có xóm Cung là di tích hành cung từ thời vua Lê trên dải đất nhô ra giữa hồ. Tương truyền đây còn là nơi Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan (1528 - 1613) thường đến vãn cảnh, uống rượu, ngâm thơ và tặng người con gái có tài làm thơ, đối đáp thông minh là bà Chúa Liễu Hạnh, người được coi là hay giúp dân ban phúc, trừ hoạ và đã được lập đền thờ tại đây. Đó chính là Phủ Tây Hồ.
    Gần Phủ Tây Hồ còn có chùa Phổ Linh là thắng cảnh nổi tiếng, trong chùa còn có hai tấm bia cổ dựng năm 1622 (đời vua Lê Thần Tông) và năm 1678 (đời vua Lê Hy Tông), qua đó cho thấy chùa được xây dựng từ đời Lý Nhân Tông (1097).

Chia sẻ trang này