1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hà nội Phố , Làng, Con đường và Phố Hàng

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi hoangtutrau, 05/06/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Nguyễn Đức Cảnh

    Tên một phố lập năm 1994, dài 700m, từ đường Trương Định vào phường Tương Mai, chỗ Xí nghiệp điện cơ Thống Nhất, thuộc quận Hai Bà Trưng. Phố này được xây dựng trên nền đất xưa thuộc làng Tương Mai, huyện Thanh Trì, sau 1954 làng Tương Mai nhập với Hoàng Mai, Mai Động thành xã Hoàng Văn Thụ, quận VII, rồi nhập vào huyện Thanh Trì, nay là các phường thuộc quận Hai Bà Trưng.

    Nguyễn Đức Cảnh (1908 - 1932) là một nhà hoạt động Cách mạng tiền bối, người làng Diêm Điền, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình. Học trường Thành Chung (Nam Định). Năm 1926, về dạy học ở Bạch Mai, vào làm thợ sắp chữ ở nhà in Lê Văn Tân để đi vào phong trào công nhân. Ông tham gia Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội. Sau khoá huấn luyện ở Quảng Châu (1927) về nước tham gia thành lập Đông Dương cộng sản Đảng ở nhà số 312 phố Khâm Thiên (17/6/1929). Ông là đại biểu chính thức, tham gia thành lập Đảng cộng sản Đông Dương năm 1930, sau đó lấy tên chính thức là **********************. Tháng 4 năm 1931, ông bị giặc Pháp bắt ở Vinh, giam ở Hoả Lò, sau bị xử tử ở nhà lao Hải Phòng
  2. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Nguyễn Đình Chiểu
    Tên một phố dài 432m đi từ phố Trần Nhân Tông đến phố Tô Hiến Thành, gặp phố Tuệ Tĩnh, chỗ cổng phía Đông công viên Lênin, thuộc quận Hai Bà Trưng. Thời Pháp thuộc phố này có tên là "Đường D" (Voie D). Từ sau 1947, gọi là đường 296. Tên phố Nguyễn Đình Chiểu được đặt từ 6-1964.
    Phố này đoạn từ Trần Nhân Tông chạy dọc theo hàng rào phía Đông của công viên Lênin, đoạn tiếp là xóm dân cư làng Vân Hồ. Ngoài ra, trên phố này còn có Câu lạc bộ thử nghiệm nghệ thuật, nơi trình diễn những tiết mục nghệ thuật dân gian, chèo, tuồng, cải lương, kịch hề, hài...và một cơ quan của Hội Nhà văn Việt Nam.
    Phố này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc các thôn Thiền Quang, Thể Giao, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi là Tổng Vĩnh Xương) và thôn Hậu Phong Vân sau hợp nhất với thôn Long Hồ thành thôn Vân Hồ, tổng Tả Nghiêm (sau đổi là tổng Kim Liên).
    Phố mang tên Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888), là nhà thơ yêu nước của Việt Nam cuối thế kỷ XIX, người làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh). Ông đã từng học ở Huế. Năm 1859 Pháp đánh Gia Định, ông về Cần Giuộc, rồi Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Ông dạy học, bốc thuốc, và luôn giữ tấm lòng trung thành với đất nước. Ông viết nhiều thơ văn tỏ rõ sự căm thù giặc. Ông đã viết Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Lục Vân Tiên (được viết sau khi ông bị mù vì thương khóc mẹ qua đời) là những tác phẩm có giá trị tư tưởng lớn trong nền văn học Việt Nam. Ông mất năm 1888.

  3. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Ngô Văn Sở
    Tên một phố dài 168m đi từ dốc Bà Triệu (trước gọi là dốc Hàng Kèn) đến phố Quang Trung, thuộc quận Hoàn Kiếm. Thời Pháp thuộc phố này gọi là đường 81 (Voie 81). Một thời gian sau đổi là phố Giuhô (Rue Jouhaux). Sau năm 1945, đổi là phố Khuông Việt. Từ năm 1947 đổi tên là Ngô Văn Sở.
    Hiện nay, tại đây có Xí nghiệp dệt tháng 10, chỗ nhà số 6 rẽ vào, nguyên là nền đình thôn Phúc Lâm, tổng Tả Nghiêm (sau đổi là Kim Liên), huyện Thọ Xương cũ.
    Phố mang tên Ngô Văn Sở (? - 1794), một danh tướng đời Tây Sơn, người làng Trảo Nha, nay thuộc huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, được giao trấn giữ Bắc Hà và năm 1788. Ông đã cùng Ngô Thì Nhậm lập kế rút quân về núi Tam Điệp, đợi phối hợp với đại binh Tây Sơn ra giải phóng thành Thăng Long mùa xuân 1789. Năm 1794, ông bị Vũ Văn Dũng mạo chiếu chỉ vua Quang Toản gọi về Phú Xuân đem dìm chết dưới sông Hương
  4. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Nguyễn Biểu
    Con phố dài 260m đi từ phố Quán Thánh đến phố Phan Đình Phùng, điểm nối sang đường Hoàng Diệu, thuộc quận Ba Đình. Thời Pháp thuộc, đây là phố Anh em Xnâyđe (Rue des freres Schneider). Sau năm 1945 được đổi là phố Nguyễn Biểu.
    Phố này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc thôn Tân Yên, tổng Yên Thành, huyện Vĩnh Thuận. Sau đó, thôn Châu Long đã hợp với thôn Tân Yên thành thôn Châu Yên hồi giữa thế kỷ XIX.
    Phố mang tên Nguyễn Biểu (?- 1413), một trung thần nhà Trần, quê ở làng Nội Diên nay là xã Đức Diên, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) đời Trần Trùng Quang. Làm quan đến chức Điện tiền Thị ngự sử. Giặc Minh sang Việt Nam, ông theo Trần Quý Khoáng đánh giặc. Năm 1413 tướng nhà Minh là Trương Phục đánh Nghệ An, vua nhà Trần cử ông vào trại giặc giảng hoà, yêu cầu công nhận vua Trần. Trương Phụ không nghe. Giặc nhốt ông trên lầu cao, bỏ đói chỉ để cái đầu người, ông biết mưu giặc cứ ăn (vì đó là đầu làm bằng bột y như thật). Sau đó, ông dùng lọng bày ở lầu làm dù nhảy xuống đất trốn thoát an toàn. Trương Phụ sai quân bắt ông lại, và cho trói vào chân cầu sông Lam để nước triều dâng lên dìm chết ông (1413). Nguyễn Biểu còn để lại những giai thoại về đối đáp sứ thần, thông minh khi giặc bắt ?oăn cỗ đầu người ?o và các bài thơ giàu chí khí, nghệ thuật, trong đó bài ?oĂn cỗ đầu người? bất hủ.
  5. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Mai Hắc Đế

    Tên một phố dài 840m đi từ phố Trần Nhân Tông cắt các phố: Tuệ Tĩnh, Tô Hiến Thành, Đoàn Trần Nghiệp, Thái Phiên đến phố Lê Đại Hành, chỗ gặp nhau với đường Đại Cồ Việt, thuộc hai phường Bùi Thị Xuân và Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng. Thời Pháp thuộc, đây là phố Sarông (Rue Charron).
    Sau năm 1945 đổi là phố Lê Bình. Sang giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1946 ?" 1954) gọi là phố Mai Hắc Đế. Trên phố này có nhà máy Trần Hưng Đạo, được đặt trên đất nhà máy diêm xưa, vốn là khu đàn Nam Giao đời Lê. Trong những năm gần đây, trên trục phố này nhiều nhà đã cải tạo nâng tầng, có một số khách sạn nhỏ được hình thành. Ngoài ra, đoạn đầu phố giáp Trần Nhân Tông, các cửa hàng bán quần áo phát triển, còn đoạn cuối phố lại hình thành nhiều quán ăn, chủ yếu bán các loại cháo, phở...
    Phố này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc các thôn Giáo Phường và Phúc Lâm Tiểu, tổng Tả Nghiêm (sau đổi là tổng Kim Liên), huyện Thọ Xương.
    Phố mang tên Mai Hắc Đế, người đã từng làm cuộc khởi nghĩa chống lại ách thống trị nhà Đường rồi xưng Đế, vào thể kỷ VIII. Ông tên là Mai Thúc Loan, người làng Mai Phụ (nay là xã Thạch Bắc, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh), chuyên nghề làm muối. Vì ông da đen nên người ta gọi ông là Mai Hắc Đế. Vì thế yếu, ông và nghĩa quân từ thành Vạn An rút về Rú Đụn ở Nam Đàn, Nghệ An và qua đời tại đây.

  6. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Ngọc Khánh
    Tên một phố, lập năm 1986 dài hơn 800m từ phố Kim Mã đến phố Giảng Võ, nay thuộc hai phường Giảng Võ và Ngọc Khánh, quận Ba Đình. Trước đây, có một thời kỳ gọi đoạn cuối phố Kim Mã là phố Ngọc Khánh.
    Phố Ngọc Khánh hiện nay được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc đất trại Giảng Võ, tổng Nội, huyện Vĩnh Thuận. Tên phố là Ngọc Khánh do đặt theo tên thôn Ngọc Khánh của trại Giảng Võ xưa. Phố Ngọc Khánh có nhiều ngõ đi vào làng Giảng Võ. Còn phường Giảng Võ thì lại bao gồm các đoạn đường thuộc các phố: Giảng Võ, Kim Mã, Bưởi và khu tập thể Ngọc Khánh.

    Theo sách sử còn lại thì Giảng Võ là cung điện được vua Lý Thái Tổ cho xây dựng ngay từ năm vua dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về lập đô mới ở Thăng Long (Hà Nội) năm 1010. Đến thời Lý Anh Tông (1138 - 1175) đổi là Giảng Võ Đường, là trường dạy võ. Sang thời Trần, đây là Trại võ, các nhà khảo cổ học Việt Nam đầu những năm 80 thế kỷ XX đã phát hiện nhiều hiện vật liên quan đến việc học ở trường Giảng Võ. Ngoài võ, vật, ở trường này còn dạy cả cách sử dụng binh khí, kể cả cử tạ, sau môn võ và sử dụng binh khí cũng có thi tú tài, cử nhân trên tinh thần "văn, võ toàn tài" hay "tài kiêm văn, võ".

  7. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Nguyễn An Ninh
    Con phố lập năm 1994, dài trên 780m từ đường Trương Định đến đường Giải Phóng. Phố này được xây dựng trên nền đất xưa thuộc các làng Tương Mai, tổng Hoàng Mai cũ.
    Từ 1945 trở đi Tương Mai được tách ra để có phố Tương Mai và phường Tương Mai, quận Hai Bà Trưng, còn lại là thôn Tương Mai, xã Hoàng Văn Thụ, huyện Thanh Trì. Từ năm 1990, xã Hoàng Văn Thụ là phường thuộc quận Hai Bà Trưng. Trước đây có tên nôm là Mơ tương, nay thuộc các phường: Tương Mai, Giáp Bát, quận Hai Bà Trưng.
    Phố mang tên Nguyễn An Ninh (1900 - 1943), là nhà yêu nước, nhà báo, nhà văn, quê làng Trung Chánh, huyện Hóc Môn, Gia Định. Ông đỗ cử nhân luật tại Pháp. Năm 1922, ông về nước, ra báo "Chuông rè" (La cloche Félée) bằng tiếng Pháp tại Sài Gòn. Năm 1926 ông bị Pháp bắt giam, sau được ân xá, lại sang Pháp. Năm 1928, ông về nước, lại bị bắt vì ở trong "hội kín". Năm 1930 ra tù, lại bị bắt giam cho đến 1939. Ông viết báo "Dân chúng", rồi đi theo cách mạng, tuyên truyền cho đường lối cộng sản bị bắt đày ra Côn Đảo và chết ở nhà tù.

  8. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Nguyễn Du
    Con phố dài 1060m đi từ phố Huế đến đường Lê Duẩn, cắt ngang các phố: Bà Triệu, Quang Trung, Trần Bình Trọng, Yết Kiêu, gặp các phố: Triệu Việt Vương, Bùi Thị Xuân, Trương Hán Siêu, Liên Trì thuộc quận Hoàn Kiếm (dãy phía Bắc) và quận Hai Bà Trưng (dãy phía Nam).
    Thời Pháp thuộc, phố này chia làm 3 đoạn làm thành 3 phố khác nhau: đoạn phố Huế - Quang Trung là đường 88 (Voie 88) sau đổi là phố Rikiê (Rue Riquier), đoạn chạy dọc hồ Thiền Quang là phố Hale (Rue Halais), đoạn cuối là phố Đuy-phuốc (Rue Dufourcq). Sau năm 1945, ba phố này gộp lại thành phố Nguyễn Du. Trên phố này có Tổng cục bưu điện, Liên hiệp các Hội khoa học và Cơ quan thường trực văn phòng Trung ương Đảng.
    Phố này được xây dựng trên nền đất xưa thuộc bốn thôn: Phục Cổ, Thuần Mỹ, Liên Thuỷ và Cung Tiên. Hai thôn Phục Cổ và Thuần Mỹ thuộc tổng Tả Nghiêm, còn hai thôn Liên Thuỷ, Cung Tiên thuộc tổng Tiền Nghiêm, huyện Thọ Xương. Tới giữa thế kỷ XIX, thôn Liên Thuỷ đổi thành thôn Liên Đường, còn thôn Cung Tiên hợp với thôn Tứ Mỹ thành thôn Tiên Mỹ. Tổng Tả Nghiêm đổi thành tổng Kim Liên, còn tổng Tiền Nghiêm thì đổi thành tổng Vĩnh Xương.
    Đình của phường Phục Cổ vốn ở chỗ nhà số 16 phố Nguyễn Du, đình này mới dỡ vào năm 1967. Còn số nhà 58 - 60 vốn là đất Chùa Liên Trì, tức là Chùa của thôn Liên Đường. Chùa mới dỡ cách đây khoảng 60 năm. Trước đây hồ Thiền Quang còn rộng ra phía đường Quang Trung, Trần Quốc Toản; để xây dựng phố này, Pháp đã cho lấp hồ và phố Nguyễn Du được hình thành từ hồi đó (khoảng 60 năm nay).
    Phố mang tên Nguyễn Du (1765 01820), một đại thi hào của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XIX, tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, có quê gốc ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh ở phường Bích Câu (Thăng Long, Hà Nội. Ông đã để lại cho hậu thế một truyện Kiều bất hủ, cùng nhiều thơ chữ Hán có giá trị. Ông là Danh nhân Văn hoá của thế giới

  9. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Đỗ Ngọc Du

    Tên một phố, lập năm 1994, dài 300m, từ phố Nguyễn Công Trứ đến phố Hương Viên (cạnh đền Hai Bà Trưng), cắt ngang qua phố Đồng Nhân thuộc phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng. Phố này được xây dựng trên nền đất thôn Hoa Viên, tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương xưa. Phố này trước gọi là ?ophố 337?, vốn là một phố trước đó còn có tên bằng tiếng Pháp là đường 252 (Voie 252).
    Đỗ Ngọc Du (1907 ?" 1938) là một nhà hoạt động cách mạng quê ở làng Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì. Ông đã tham gia ?oViệt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội?. Năm 1925, ông được cử sang học lớp huấn luyện cách mạng ở Quảng Châu. Ông nguyên là kỳ bộ Thanh niên cách mạng đồng chí Hội Bắc Kỳ, bí thư tỉnh bộ Hải Phòng. Năm 1929, ông là một trong số 7 người thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên và thành lập Đông Dương cộng sản Đảng. Ông là Bí thư thành uỷ đầu tiên của Hà Nội (3-1930). Cuối năm 1930, cơ sở cách mạng bị vỡ, ông sang Thượng Hải lánh nạn rồi bị bắt đày đi Côn Đảo. Đến năm 1936 ông được thả tự do. Nhưng vì bị bệnh nặng, ông đã mất tại Hà Nội (1938).

  10. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Đội Cấn
    Con phố đi từ phố Ngọc Hà đến Cống Vị, dẫn tới Quần Ngựa, dài 2840m, thuộc quận Ba Đình. Thời Pháp thuộc, phố này gọi là đường Quần Ngựa (Route du Champ des courses), dân chúng quen gọi là đường Mới, nay là khu vực Trường văn hoá thể dục thể thao. Đầu phố là ngõ đi vào chợ Ngọc Hà. Tại đoạn cuối phố, nay có nhiều công trình nhà ở tập thể mới được xây dựng và có một con đường lớn (2 làn đường) nối từ phố Ngọc Khánh đến đường Hùng Vương.
    Phố Đội Cấn có nhiều ngõ, bên dãy phía Bắc có ngõ 5, ngõ 13, ngõ Kim Phúc...bên dãy phía nam có ngõ Gốc Khế, ngõ 8, ngõ 14, ngõ 24, ngõ 28, ngõ 32. Thời Pháp thuộc, ở đây có nhà thờ Liễu Giai khá lớn, thời kỳ 1947 - 1954 là nơi chính quyền thực dân dùng để giam cầm tù chính trị, nay là khách sạn La Thành (số 281). Dọc phố này có Chi nhánh Ngân hàng quận Ba Đình, đình Vạn Phúc, thờ Linh Lang ở ngõ 32. Đối diện làng Vạn Phúc là Ngọc Hà. Đình làng này ở sau vườn hoa Bách Thảo, còn đền Ngọc Hà ở số 122 phố đội Cấn, đình Đại Yên nằm phía bắc, nơi thờ một cô bé còn nhỏ tuổi đã theo Lý Thường Kiệt đi đánh giặc được vua phong là Công chúa Ngọc Hoa, được dân làng thờ làm Thành Hoàng, có mộ để cạnh đình. Phía Bắc còn có đình thôn Liễu Giai, thờ dũng sĩ họ Hoàng, mà nơi thờ chính là đình Thái Tể ở thôn Hoàng Hoa Thám. Gần đề Đại la có đình Cống Vị, cũng thờ Linh Lang. Trên đất làng Vạn Phúc giáp làng Ngọc Hà, sau số nhà 203, có chùa Bát Tháp. Trong chùa có quả chuông đúc năm Quý Hợi (1803), có ghi ngày dời chùa ở núi Voi, chùa Chéo Vàng về hợp với chùa Vạn Bảo thành chùa Bát Tháp.
    Phố mang tên Đội Cấn, một viên Đội khố xanh, được giác ngộ, đã tổ chức cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên (30-8-1917). Đội Cấn đã chỉ huy nghĩa quân chiến đấu rất dũng cảm, nhưng vì lực lượng quá mỏng, ông đã đem quân về hoạt động tại vùng núi giáp Vĩnh Yên. Cho tới đầu năm 1918, thế lực suy yếu dần, ông dã tự sát, không chịu rơi vào tay giặc. Ông tên thật là Trịnh Văn Đạt người thôn Yên Nhiên, xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Vĩnh Yên cũ). Khi vào lính ông lấy tên là Trịnh Văn Cấn, đóng đến chức đội.

Chia sẻ trang này