1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hà nội Phố , Làng, Con đường và Phố Hàng

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi hoangtutrau, 05/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Đoàn Trần Nghiệp
    Con phố dài 350m đi từ phố Huế đến phố Lê Đại Hành, cắt ngang đường Bà Triệu, phố Mai Hắc Đế và gặp các phố: Triệu Việt Vương, Bùi Thị Xuân, thuộc quận Hai Bà Trưng. Thời Pháp thuộc, đây là phố Tướng Côngxtăng (Rue General Constant). Sau năm 1945 đặt là phố Ký Con. Năm 1954 đổi thành Đoàn Trần Nghiệp. Phần lớn bên phía Nam phố này là bức tường của Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo. Bên phía Bắc phố là nhà ở.
    Phố này được xây dựng trên nền đất xưa của các thôn: Yên Thọ, Phúc Lâm Tiểu và Long Hồ, thuộc tổng Tả Nghiêm, hụyện Thọ Xương. Đến giữa thế kỷ XIX, thôn Yên Thọ đổi thành thôn Yên Thất, tổng Kim Liên. Từ đời Lý đến đời Lê, đoạn từ Mai Hắc Đế đến phố Bà Triệu có đàn Nam Giao, nơi làm lễ cũng tế trời đất, tương truyền ở khu vực Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo.
    Phố mang tên Đoàn Trần Nghiệp (1908 - 1931), ông là một liệt sĩ cận đại, một nhân vật của Việt Nam quốc dân Đảng, biệt hiệu Ký Con, quê ở làng Khúc Thuỷ huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay là Hà Tây), từng giữ chức trường ban ám sát của Đảng. Ông bị Pháp bắt và đem hành quyết tại Hà Nội ngày 9-3-1931.

  2. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Lãn Ông

    Con phố dài 180m, đi từ ngã tư phố Hàng Đường nối tiếp phố Hàng Buồm, cắt ngã tư Chả Cá ?" Hàng Cân đến phố Thuốc Bắc, thuộc quận Hoàn Kiếm. Thời Pháp thuộc phố mang tên là phố Phúc Kiến (Rue des Phúc Kiến), bởi ở đây tập trung nhiều người Hoa, đến từ bang Phúc Kiến, từ sau 1947 đến nay, phố này được gọi là phố Lãn Ông. Đây là phố chuyên buôn bán thuốc Bắc với nhiều vị quý hiếm.
    Phố này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc Hậu Đông Hoa Môn, tổng Hậu Túc, huyện Thọ Xương. Sau này, hai thôn Hậu Đông Hoa Môn và Đông Hoa Nội hợp nhất thành Đức Môn và tổng Hậu Túc đổi thành tổng Đồng Xuân.
    Phố mang tên Lãn Ông, tên gọi tắt của Hải Thượng Lãn Ông, một danh y của y học cổ truyền đồng thời là một nhà văn Việt Nam thế kỷ XVIII. Ông có tên là Lê Hữu Trác (1724- 1791) người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, tỉnh Hưng Yên, vào sống ở quê mẹ tại huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Ông là một danh y tài đức từng được chúa Trịnh vời vào Kinh (Thăng Long) chữa bệnh. Ông mất năm 1791 tại Hương Sơn, Hà Tĩnh. Tác phẩm có giá trị đặc biệt của ông là bộ ?oY tổng tâm lĩnh?, gồm 63 quyển viết về y lý, bệnh lý, dược lý. Ngày nay tại Hà Nội có nơi thờ ông và Tuệ Tĩnh tại Y miếu, ở phố Ngô Sĩ Liên (trước ga mới Hà Nội). Về văn, ông còn để lại tập ký ?oThượng Kinh ký sự? có giá trị về lịch sử và văn học.
  3. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Đinh Tiên Hoàng
    Con phố dài 900m chạy quanh bờ Đông đến Bắc hồ Hoàn Kiếm, từ quảng trưòng Đông Kinh nghĩa Thục, chỗ gặp nhau của các phố Hàng Đào, Hàng Gia, Cầu Gỗ, Lê Thái Tổ. Phố chạy qua các phố Lò Sũ, Trần Nguyên Hãn, Đinh Lễ, đến ngã tư Tràng Tiền - Hàng Khay nối với phố Hàng Bài, thuộc quận Hoàn Kiếm.
    Thời Pháp thuộc, từ đền Bà Kiệu (trông sang đền Ngọc Sơn) tới phố Tràng Tiền gọi là phố Hồ (Rue du Lac), đoạn còn lại gọi là phố Hàng Chè. Sau hai đoạn này nối liền với nhau gọi là đại lộ Phơrawngxi Cácnhiê (Boulevard Francis Garnier). Năm 1883, trên phố này có Toàn đốc lý (nay là chỗ UBND thành phố Hà Nội), vườn hoa Pôn-be (Paul Bert), nay là chỗ vườn hoa 1. Gandhi, chùa Báo Ân (nay là chỗ trung tâm Bưu điện Hà Nội và nhà máy điện Bờ Hồ (nay là công ty điện lực và trung tâm điện lực Hà Nội.)
    Đây là một trong những phố đẹp nhất của Hà Nội. Một bên là hồ Hoàn Kiếm, giữa hồ là đền Ngọc Sơn, nối với phố bằng cầu Thê Húc, có Tháp rùa, vườn hoa. Một bên là các công sở, cửa hàng buôn bán đồ da, tạp hoá, với đền Bà Kiệu nổi tiếng.
    Đền Bà Kiệu ở địa phận làng Tả Vọng xưa. Đền có tên chữ là Tiên Tiên điện, dựng từ đời Lê Thần Tông (1619 - 1628), là nơi thờ Liễu Hạnh. Trong đền có quả chuông đúc từ đời Cảnh Thịnh thứ năm (thời Tây Sơn, 1798). Khi làm đường đi ven hồ Hoàn Kiếm, Pháp đã cắt ngang đền, nên phần tam quan nằm về phía bên hồ, nơi bán hoa, bưu phẩm, chụp ảnh lưu niệm hiện nay. Còn chùa Báo Ân lưu lại di tích cái tháp gần ngã tư Tràng Tiền - Hàng Bài - Đinh Tiên Hoàng - Hàng Khay, chỗ chờ xe điện ven bờ Hồ Gươm trước đây.
    Phố mang tên Đinh Tiên Hoàng là để ghi nhớ công lao người có công thống nhất đất nước hồi thế kỷ thứ X. Một vị vua sáng lập ra triều đại đầu tiên của chế độ phong kiến ViệtNam - triều đại nhà Đinh, có đền thờ cạnh đền thờ vua Lê Đại Hành (Ninh Bình).

  4. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Hàng Bạc

    Con phố dài 280m từ ngã ba Hàng Bè - Hàng Mắm, cắt ngang ngã tư Đinh Liệt - Tạ Hiện, tạo ngã ba với phố Mã Mây đến chỗ tiếp giáp ngã tư phố Hàng Đào, Hàng Ngang, nối tiếp Hàng Bồ, thuộc phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm.
    Thời Pháp thuộc, phố có tên là Những người đổi bạc (Rue des Changeurs). Tại số nhà 74 là rạp Kim Chung, nay là rạp "Chuông Vàng", xưa là phố của các cửa hàng kim hoàn. Gần đây nhiều cửa hàng kim hoàn đã mở lại.
    Phố này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc hai thôn Đông Thọ và Dũng Hãn, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương cũ. Phố Hàng Bạc trước đây có 3 nghề khác nhau: nghề "đúc bạc nén", nghề "kim hoàn" và nghề "đổi tiền". Những người đúc bạc đều là dân làng Trâu Khê (nay thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương).
    Thời Lê, ở đây có xưởng đúc bạc nén, nay là số nhà 58. Dân làng Trâu Khê lên đây làm nghề đã lập hai ngôi đình để thờ tổ nghề. Đó là đình ở nhà số 50, dân vẫn quen gọi "đình 50", trước gọi là Trương đình (Đình trên) và một đình ở nhà số 42, dân quen gọi "Đình 42", trước gọi Kim Ngân đình (Đình dưới). Đến cuối thế kỷ XIX, dân Trâu Khê lên lập nghiệp quá động, nên hai đình Hàng Bạc không đủ, học đã mua lại đền Nội Miếu của thôn Hài Tượng để lập đền thờ vọng về quê, gọi Trâu Khê vọng sở.
    Ngoài ra phố này còn có nghề đổi tiền, đổi bạc. Nghề đúc bạc được chấm dứt vào thời Gia Long, khi kinh đô dời vào Huế, còn nghề đổi tiền kéo dài đến khi Pháp sang. Cuối cùng là nghề kim hoàn. Thợ kim hoàn là người Định Công thượng (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội). Làm nghề kim hoàn còn có người làng Đông Sâm (huyện Kiến Xương, Thái Bình).

  5. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Hàng Mắm

    Con phố dài 188m, đi từ đường Trần Nhật Duật cắt ngã tư Hàng Tre và cắt Nguyễn Hữu Huân đến chỗ tiếp nối với Hàng Bạc, chỗ ngã ba Hàng Bè, thuộc quận Hoàn Kiếm.
    Phố này trước kia gồm hai phố: phố Hàng Trứng ở phía đông, phố Hàng Mắm ở đoạn cuối. Hai phố này ngày trước chuyên bán các thứ mắm cá và các thuỷ sản khác và trứng. Thời Pháp thuộc, phố đã có tên là Hàng nước Mắm (Rue de la Saumure). Tên Hàng Mắm được đặt chính thức từ sau 1945.
    Hiện nay ở đây không còn bán mắm mà mặt hàng chủ yếu là bia mộ, đồ sành, đồ đất...Thực ra đây xưa kia là hai phố cổ, đoạn trần Nhật Duật đến Nguyễn Hữu Huân gọi là phố Hàng Trứng, đoạn còn lại mới là Hàng Mắm.
    Phố này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc thôn Thanh Yên, tổng Phúc Lâm, huyện Thọ Xương. Đình, miếu thôn này nay còn trong ngõ Nguyễn Hữu Huân, số nhà 14A, thờ hai Tiến sĩ họ Vũ và họ Nguyễn. Đình Mỹ Lộc thì ở số 45 Nguyễn Hữu Huân, thờ Nguyễn Trung Ngạn. Xưa kia đây là đất ven sông (khoảng 150 năm trước). Trong thời kỳ còn kinh thành Thăng Long thì đây là một cửa ô, được gọi là Mỹ Lộc
  6. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Phùng Hưng
    Con phố dài 1244m chạy từ phố Phan Đình Phùng đến phố Hàng Bông, theo ngã ba Hàng Lược, Hàng Cót về phía Tây chạy dọc đường sắt, về phía đông qua các phố: Lê Văn Linh, Hàng Mã, Hàng Vải, phố Bát Đàn cắt phố Cửa Đông, Nguyễn Văn Tố, Ngõ Trạm và ngã tư Hà Trung - Trần Phú, thuộc quận Hoàn Kiếm.
    Thời Pháp thuộc phố có tên là đại lộ Hăngri Đoóclêăng (Boulevard Henri d''Orleans). Sau năm 1945 đổi thành phố Phùng Hưng. Mé phía Tây là chân đường tàu hoả chạy lên phía Bắc. Bên phía Đông chủ yếu là nhà dân không có buôn bán đặc chủng. Đoạn giáp nối với phố Bát Đàn về phía Nam có cơ quan Nghĩa Trang, chuyên chăm lo việc tang ma gọi là Nhà tang lễ Phùng Hưng. Nơi đây xưa vốn là dãy hào chạy dọc bên ngoài bức tường phía Đông của thành Thăng Long đời Nguyễn.
    Phố mang tên Phùng Hưng (? - 798) là một nhân vật lịch sử ở thế kỷ thứ VIII. Ông quê làng Cam Lâm, nay thuộc xã Đường Lam, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây. Chưa rõ ông sinh vào năm nào, chỉ biết vào năm 770 ông đã phất cờ khởi nghĩa chống quân nhà Đường. Ông là dòng dõi quan lang, tính hào hiệp, có sức khoẻ. Cuộc kháng chiến do ông lãnh đạo kéo dài 20 năm. Đến năm 791 quân khởi nghĩa vây thành Tống Bình (Hà Nội). Tướng giặc chết vì khiếp sợ. Phùng Hưng vào Phủ thành, lên làm vua tổ chức việc cai trị cả nước. Nhân dân suy tôn ông là Bố Cái đại vương. Sau 7 năm, đất nước đang có đà phát triển thì ông lâm bệnh, mất. Tương truyền mộ ông ở khu bến xe Kim Mã, đầu phố Giảng Võ hiện nay, nơi đó còn có bệ thờ ghi hàng chức "Phùng Hưng cố lăng". Tại xã Đường Lâm cũng có đền thờ Phùng Hưng và Ngô Quyền.

  7. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Hai Bà Trưng

    Con phố dài 1676m, dài, rộng, đi từ phố Lê Thánh Tông cắt các phố: Phan Chu Trinh, Ngô Quyền, Hàng Bài, Bà Triệu, Quang Trung, Thợ Nhuộm, đến đường Lê Duẩn, thuộc quận Hoàn Kiếm.
    Thời Pháp thuộc đây là khu phố Tây, là một đại lộ có tên Rôlăng (Boulevard Rollandes). Tên gọi Hai Bà Trưng được đặt sau năm 1945.
    Phố Hai Bà Trưng là một trong những phố lớn và dài nhất của Hà Nội. Phần lớn nhà cửa được xây dựng từ thời Pháp, một số có dáng biệt thự thuộc khu phố cũ.
    Dọc hai bên phố này có vô số các cửa hàng, dịch vụ điện tử, công ty Xuất nhập khẩu sách báo ("XUNHASABA"), Công ty dịch vụ thương mại, Bệnh viện nhi khoa Việt Nam - CuBa...
    Phố này xây dựng trên nền của phần đất kéo dài từ Bảo Tuyền cục, đến các thôn: Hàng Bài, Vũ Thạch (tổng Tả Nghiêm), đến đồn Tả Quân, đồn Bích Du, Yên Tập và cuối cùng là thôn Yên Trung (tổng Tiền Nghiêm), huyện Thọ Xương cũ.
    Bảo Tuyền cục là nơi đúc tiền, nay ở đoạn đầu phố. Thôn Vũ Thạch ở chỗ ngã tư với phố Bà Triệu. Đồn Tả Quân ở quãng ngã tư với phố Quang Trung. Còn thôn Bích Du (sau đổi là thôn Bích Lưu), chỉ còn lại dấu vết qua chùa Bích Lưu (ở số nhà 64) và đình Bích Lưu (ở số nhà 66). Chùa Bích Lưu là một ngôi chùa cổ mới được đại tu, vì còn tấm bia "Bích Lưu tự bi ký" khắc năm 1860, nói về việc đại tu chùa năm đó. Tại số nhà 94 là chùa Thiên Phúc, mới đựoc xây dựng vào đầu thế kỷ XX, trên nền cũ của ngôi chùa làng Yên Trung.
    Phố mang tên Hai Bà Trưng là để ghi nhớ công lao của Hai nữ anh hùng dân tộc đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đầu tiên của nhân dân ta lật đổ ách thống trị của nhà Đông Hán (năm 40, thế kỷ 1). Hai Bà là hai chị em sinh đôi, con của Lạc tướng huyện Mê Linh. Căm ghét chính sách tàn bạo của thống trị Đông Hán và việc Tô định giết hại Thi Sách là chồng Bà Trưng Trắc, Hai Bà đã khởi binh, và đã hy sinh trong một trận đánh tại Lãng Bạc năm 43.
    Ngày nay nhiều nơi có đền thờ Hai Bà như đền Hát môn (ở huyện Phúc Thọ), tỉnh Hà Tây, đền Hạ Lôi (ở huyện Yên Lãng), tỉnh Vĩnh Phúc và đền Đồng Nhân (ở quận Hai Bà Trưng) Hà Nội.

  8. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Hàng Đường

    Con phố dài 180m, nối phố Đồng Xuân, chỗ ngã tư Hàng Chiếu - Hàng Mã, cắt ngã tư Ngõ Gạch - Hàng Cá tới phố Hàng Ngang, chỗ ngã tư Hàng Buồm - Lãn Ông, thuộc quận Hoàn Kiếm.
    Phố Hàng Đường đã có từ lâu, chuyên bán các loại đường, mứt. Trước những năm 60 của thế kỷ XX, đây vẫn là trung tâm buôn bán bánh kẹo lớn ở Hà Nội, nhất là vào các dịp Tết Trung Thu, Tết Nguyên Đán. Thời Pháp thuộc, phố này có tên là Rue du Sucre (Hàng Đường). Hiện nay dãy phố này không còn chuyên bán bánh mứt như trứơc, mà trở thành trung tâm buôn bán sầm uất của Thành phố Hà Nội với đủ loại mặt hàng.
    Phố này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc các thôn Vĩnh Thái và thôn Đông Hoa Nội Tự, tổng Hậu Túc, huyện Thọ Xương. Tới giữa thế kỷ XIX, thôn Vĩnh Thái đổi thành thôn Vĩnh Hanh và thôn Đông Hoa Nội Tự hợp nhất với thôn Đông Hoa Môn và thôn Hậu Đông Hoa thành thôn Đức Môn, còn Tổng Hậu Túc thì đổi thành tổng Đồng Xuân. Dấu vết các thôn xóm này là các ngôi đình, chùa còn sót lại: Đình Vĩnh Hanh nay là số nhà 19B, đã bị dời lên gác 3. Đình Đức Môn là số nhà 38 thờ Ngô Văn Long, một danh tướng đời Hùng Vương thứ18, mà nơi thờ chính là ở chùa Hàm Long. Chùa Đông Môn thì dân chúng vẫn quen gọi là chùa Cầu Đông, nay ở số nhà 28B. Ở đây có nhiều bia, được khắc vào những năm 1633, 1639, 1701. Và có một quả chuông khắc chữ Đông Môn Tự Chung, đúc từ thời Tây Sơn (1800). Cầu Đông là chiếc cầu đá đi qua sông Tô Lịch tại thôn Đông Hoa Môn.

  9. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Hàng Dầu
    Con phố dài 184m, đi từ ngã từ Hàng Thùng, nối với Hàng Bè tới phố Đinh Tiên Hoàng, đoạn trước đền Ngọc Sơn, thuộc quận Hoàn Kiếm. Phố này trước đây có bán các thứ dầu thảo mộc (dầu lạc, dầu vừng, dầu bông...) dùng để ăn và thắp đèn, do đó có tên Hàng Dầu.
    Hồi Pháp thuộc có tên là phố Bên Hồ (Rue du Lac). Từ sau 1945 đổi lại thành Hàng Dầu. Phố này hiện nay chuyên bán các loại giày dép. Ở số nhà 47 là Sở văn hoá và Thông tin Hà Nội.
    Phố này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc thôn Nhiệm Thượng, tổng Hữu Túc (sau đổi là tổng Đông Thọ), huyện Thọ Xương. Cho tới những năm 20 của thế kỷ XX, đoạn phố sau đền Bà Kiệu (chỗ có tượng đài hiện nay) có đền thờ công chúa Huyền Trân, con vua Trần Anh Tông (1293-1314). Đền này được lập vào khoảng năm 1557, nay không còn

  10. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Hàng Chuối

    Con phố dài 460m đi từ ngã tư Phan Huy Chú ?" Hàn Thuyên, cắt ngang phố Phạm Đình Hổ, đến phố Nguyễn Công Trứ, thuộc quận Hai Bà Trưng. Thời Pháp thuộc phố có tên là phố Tướng Bâyliê (Rue General Benliê).

    Phố này xưa là dải đất nằm trên bờ phía Đông của hồ Hữu Vọng. Quanh hồ trồng nhiều chuối, nên khi lập thành phố, dân chúng gọi luôn là phố Hàng Chuối. Sau 1945, phố mang tên Lê Quý Đôn sau lấy tên Hàng Chuối và được chính thức công nhận thành tên phố cho đến nay. Phố này có nhiều cơ quan đặt trụ sở, như Hội phụ nữ Việt Nam, Nhà xuất bản Phụ nữ, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia.
    Trước đây nửa phía Bắc, từ ngã tư Phạm Đình Hổ đến Hàn Thuyên là đất thôn Nhân Chiêu và thôn Đức Bác, còn nửa phía Nam là đất thôn Yên Hội, đều thuộc tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Sau này, vào giữa thế kỷ XIX hai thôn Đức Bác, Nhân Chiêu cùng một số thôn khác hợp nhất thành thôn Hương Viên. Tổng Hậu Nghiêm cũng đổi là tổng Thanh Nhàn. Hiện nay tại nhà số 5 phố này còn chùa Thường Tín (xây cất từ 1824).

Chia sẻ trang này