1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hà nội Phố , Làng, Con đường và Phố Hàng

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi hoangtutrau, 05/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Hàng Gai

    Con phố dài 252m, đi từ chỗ giáp ranh các phố: Đinh Tiên Hoàng, Cầu Gỗ, Hàng Đào, Lê Thái Tổ, (quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục), nối tiếp phố Hàng Bông, chỗ ngã tư Đường Thành - Phủ Doãn, cắt ngã tư Hàng Mành ?" Lý Quốc Sư và ngã tư Hàng Hòm ?" Hàng Trống, thuộc quận Hoàn Kiếm.
    Phố này được xây dựng trên nền đất xưa thuộc hai phường Đông Hà và Cổ Vũ, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương. Trước đây, phố này chuyên bán các thứ dây gai, dây đay, võng, thừng...nên có tên Hàng Gai. Thời Pháp thuộc, phố đã có tên là Hàng Gai (Rue du Chanvre). Sau 1945 đến nay phố mang tên Hàng Gai. Dân gian còn gọi Hàng Thừng.
    Hồi thế kỷ XIX, nghề in sách đã rất phát triển, ở đây đã xuất hiện nghề này và đẩy các hàng bán gai lên phía phố Bát Đàn.
    Đoạn đầu Hàng Gai đến phố Tô Lịch xưa kia là phố Hàng Tiện, nơi sản xuất các mặt hàng tiện bằng gỗ. Nối Hàng Tiện là các nhà in sách, bán sách. Tại số nhà 80 đã có thời là toà Công sứ Pháp. Ngôi nhà 79 là Nha Kinh lược Bắc kỳ. Khi chữ Quốc ngữ phát triển, một số nhà in như Đông Kinh (số nhà 82) và nhà in Ngô Tử Hạ (số nhà 101) đã xuất hiện.

  2. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Phạm Đình Hổ

    Con phố dài 220m chạy từ phố Tăng Bạt Hổ cắt ngang phố Hàng Chuối đến phố Lò Đúc, thuộc quận Hai Bà Trưng. Thời Pháp thuộc phố có tên là phố Sêông (Rue Chéon). Sau năm 1945 tên phố được đặt là Phạm Đình Hổ. Trên phố này về phía Nam, ở đoạn giữa, có nhà khách của Bộ thương mại.
    Phố này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc thôn Nhân Chiêu, tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương. Sau thôn Nhân Chiều hợp với một số thôn khác thành thôn Hương Viên và tổng Hậu Nghiêm đổi thành tổng Thanh Nhàn.
    Phố mang tên Phạm Đình Hổ (1768-1839), danh sĩ, tự Trung Niên, Bỉnh Trực, hiệu Đông Dã Triều, người làng Đan Loan nay thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, nhưng sống ở phường Hà Khẩu, Thăng Long xưa. Ông là người được Hồ Xuân Hương quý mến, hay làm thơ đối đáp với nhau. Phạm Đình Hổ chỉ đỗ sinh đồ nhưng có kiến thức sâu rộng nhờ miệt mài tự học và được sung làm ở Hàn Lâm viện, sau được thăng Tế tửu Quốc Tử Giám. Phạm Đình Hổ có viết nhiều loại sách: Pháp chế, lịch sử, địa lý, văn học...Có hai tác phẩm được nhiều người biết: "Vũ trung tuỳ bút" và "Tang thương ngẫu lục" (cùng Nguyễn Án). Ông mất năm 1839, thọ 71 tuổi.

  3. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Phạm Hồng Thái
    Con phố dài 548m chạy từ phố Hàng Than chỗ gặp nhau với phố Nguyễn Khắc Nhu, cắt phố Hàng Bún, phố Cửa Bắc và có chỗ rẽ vào phố Yên Ninh, đến phố Châu Long, thuộc quận Ba Đình.
    Thời Pháp thuộc, đây là phố Êmin Nôly (Rue émile Nolly). Sau năm 1945, phố mang tên Phạm Hồng Thái. Phố này không có buôn bán tập trung. Do ở gần nhà máy điện Yên Phụ, nên cũng không có nhà dân theo kiểu villa, mà chủ yếu là nhà đã xây dựng nhiều năm. Phố xây dựng trên nền đất được lấp từ lòng hồ Mã Cảnh, thuộc các thôn: Yên Thành, Yên Ninh và Yên Viên, tổng Yên Thành, huyện Vĩnh Thuận. Hồ Cảnh còn có tên nôm là hồ Cổ Ngựa (hồ giống hình cổ con ngựa), ăn thông sang hồ Trúc Bạch, rộng ra đến Hàng Than. Đầu thế kỷ XX hồ này vẫn còn. Đến khoảng 1918 - 1919 Pháp cho lấp để mở các phố: Phạm Hồng Thái, Phó Đức Chính, Nguyễn Khắc Nhu.
    Phố mang tên Phạm Hồng thái (1884 - 1924), liệt sĩ chống Pháp. Ông có tên thật là Phạm Thành Tích, quê ở làng Do Nha, nay thuộc huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, nguyên là học sinh kỹ nghệ và làm công nhân ở Nhà máy xe lửa Tràng Thi và Nhà máy diêm Bến Thuỷ, Vinh, Nghệ An.
    Đầu năm 1923 ông cùng Lê Hồng Phong rời quê hương, tìm đường cứu nước, sang Xiêm (Thái Lan) rồi sang Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây cả hai được kết nạp vào Tâm Tâm xã (một tổ chức của những thanh niên Việt Nam yêu nước). Ông nhận nhiệm vụ giết tên Toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ là Merlin khi hắn sang Nhật trở về ghé Quảng Châu (6-1924) để gây tiếng vang cho phong trào. Ông ném bom vào giữa bàn tiệc nơi Merlin ngồi nhưng Merlin không chết. Bị giặc đuổi gấp, ông nhảy xuống sông và hy sinh. Nay mộ của ông còn ở núi Hoàng Hoa Cương (Trung Quốc), bên mộ các liệt sĩ Trung Hoa hy sinh trong cuộc cách mạng Tân Hợi (1911

  4. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Bạch Mai


    Tên một phố nối tiếp phố Huế từ Ô Cầu Dền, chỗ cắt đường Đại Cồ Việt, chạy về phía ngã tư Trung Hiền đến chỗ cắt đường Đại La - Minh Khai, dài 1400m, thuộc quận Hai Bà Trưng.

    Khoảng giữa phố có lối rẽ vào khu Đại học Bách Khoa, là khu Đông Dương học xá thời Pháp thuộc, khu nội trú của sinh viên. Dọc hai bên phố là hàng trăm các cửa hàng buôn bán đồ gia dụng, các ngõ dẫn vào các khu dân cư, bệnh viện Thanh Nhàn. Cuối phố, chỗ gần ngã tư Trung Hiền, có chợ Mơ, một trong những chợ lớn của Hà Nội, sản vật phong phú từ khắp nơi đưa về bán.
    Ngày xưa, phố này là một đoạn của con đường Thiên Lý, chạy từ Bắc vào Nam. Đây nguyên là địa phận thuộc thái ấp của Trần Khát Chân (thời Trần, cuối thế kỷ 14) là làng Hồng Mai (kỵ huý Tự Đức là Hồng Nhậm nên đổi là Bạch Mai) thuộc tổng Tả Nghiêm (sau đổi là tổng Kim Liên), huyện Thọ Xương, gồm 6 giáp: Tô, Hoàng, Mật, Nội, Nhất, Nhị. Hai giáp: Tô, Hoàng thờ chung một đình gọi là đình Tô Hoàng, ở trong ngõ Tổ Hoàng hiện nay. Bốn giáp còn lại có hai đình chung, gọi đình Đại, nay là nhà số 198 và đình Đông, nay là số nhà 125. Đình Đại thờ thần Cao Sơn, một nhân vật huyền thoại đã cùng Sơn Tinh chế ngự được Thuỷ Tinh.
    Đình Đông thờ thần Linh Lang, một hoàng tử đời Lý, có công chống quân Tống, mới được tu sửa vào năm 1917. Ngoài ra, ở đây còn có một cái nghè dành riêng cho các bô lão hội họp, đã bị phá dỡ từ năm 1959. Phố Bạch Mai còn có đền Quang Minh thờ Liễu Hạnh, ở số nhà 295. Dọc phố này còn có chùa Liên Phái ở trong ngõ. Chùa Liên Phái, có tên chính là Liên Tông (thời Thiệu Trị đổi thành Liên Phái để tránh huý Thiệu Trị - Nguyễn Miên Tông), chùa Mai Hương ở số nhà 307 cũng là một chùa cổ, dời từ ngõ Giếng Mứt đến từ 1894, chùa Hương Tuyết ở cuối ngõ 205, mới được xây lại từ năm 1912.

  5. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Lý Thái Tổ

    Tên một phố dài 882m đi từ phố Lò Sũ, nối tiếp phố Nguyễn Hữu Huân đến ?oQuảng trường 19 tháng 8'''', cắt phố Trần Nguyên Hãn, phố Lê Lai, phố Lê Phụng Hiểu, qua Quảng trường Ngân hàng Nhà nước, có chỗ rẽ vào phố Lê Thạch và phố Lý Đạo Thành, thuộc quận Hoàn Kiếm. Thời Pháp thuộc phố có tên là đại lộ Đô đốc Cuốc- bê (Boulevard Amiral Courbet). Sau 1945 được gọi là Lý Thái Tổ.
    Từ những năm 90 thế kỷ XIX, nhà băng Đông Dương đã được xây dựng trên trục đường này. Tới 1926 nhà băng này được cải tạo căn bản, nay là Ngân hàng Nhà nước. Chỗ bên số lẻ, đoạn Lò Sũ đi lại (số 25 - 27) có trường Nguyên Du vốn là trường tiểu học Courbet trước đây. Tại nhà số 38 hiện nay trước đây là câu lạc bộ của Pháp cũ (Cercle del''Union), Câu lạc bộ Đoàn Kết hiện nay chính là câu lạc bộ Cựu chiến binh của Pháp. Trên đường này có Cung văn hóa Thiếu nhi, vốn là đất xưa kia Pháp xây ấu trĩ viên. Viện văn học và Viện ngôn ngữ học (20 Lý Thái Tổ), Ủy ban dân số và kế hoạch hóa gia đình (22 Lý Thái Tổ).
    Phố mang tên Lý Thái Tổ (974 - 1028), vị vua đầu tiên của triều đại nhà Lý. Lý Thái Tổ là miếu hiệu của Lý Công Uẩn. Vào cuối triều đại Tiền Lê, khi Lê Ngọa Triều mất (1009), ông đang giữ chức Điện tiền chỉ huy sứ, được triều đình tôn lên ngôi vua. Ông lấy niên hiệu Thuận Thiên. Sau khi lên ngôi, năm 1010, ông đã dời kinh đô từ Hoa Lư về Đại La thành và đổi tên là Thăng Long, đánh dấu bước phát triển của xã hội Việt Nam thời đó. Ông mất năm 1028, thọ 54 tuổi, trị vì 18 năm.

  6. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Lê Thánh Tông

    Đó là tên một phố dài 558 m, nối từ phố Lý Thái Tổ (''''Quảng trường 19 tháng 8'''', qua ngã tư Đặng Thái Thân - Hai Bà Trưng, gặp đầu phố Lý Thường Kiệt, đến ngã năm Trần Hưng Đạo - Hàn Thuyên - Trần Thánh Tông thuộc quận Hoàn Kiếm.
    Thời Pháp thuộc phố có tên là đại lộ Bôbiô (Boulevard Bobillot). Tại phố này có Trường Đại học Tổng hợp xưa, Đại học Dược (vốn là Cao đẳng y, dược, luật cũ, được xây dựng từ năm 1904). Đây là một phố từ công sở đến nhà ở đều có dáng dấp biệt thự. Tại số nhà 21 nguyên là trụ sở Bộ Giáo dục, bên cạnh là nhà khách Bộ Giáo dục, đối diện Trường Đại học là Thông tấn xã Việt Nam và Vườn hoa Tao Đàn.

    Phố này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc dải đất chạy men bức tường phía Đông của tòa thành bao quanh thành Thăng Long, gần khu Thủy quân đồn.

    Lê Thánh Tông (1442 - 1497) là miếu hiệu của Hoàng tử Tư Thành, con thứ tư của Lê Thái Tông, sinh năm 1442, lên ngôi vua năm 1460, ở ngôi 37 năm. Lê Thánh Tông là một vị vua anh minh và là một nhà thơ, người sáng lập Hội Tao Đàn (Hội Thơ), người lám tan mây mù trả lại vẻ sáng cho ngôi ''''Sao Khuê'''' là Nguyễn Trãi. Dưới triều đại ông, đất nước thịnh trị nhất thời phong kiến, một bộ luật tiến bộ và có giá trị lâu dài đã được ban hành mang tên Luật Hồng Đức. Hiện nay còn lăng mộ ông ở Lam Sơn (Thanh Hóa)

  7. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Lê Trực

    Con phố nhỏ dài 192m, đi từ đầu phố Sơn Tây chỗ tiếp giáp với phố Ông Ích Khiêm, đến phố Nguyễn Thái Học, thuộc quận Ba Đình. Thời Pháp thuộc, phố có tên là phố Tướng Lơbơloa (Rue Géneral Lebloie). Sau 1945, tên phố là Lê Trực.
    Năm 1967 một chiếc máy bay Mỹ bị bắn rơi trên phố này. Phố này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc khu đồn hữu quân, địa phận thôn Thanh Ninh, tổng Yên Thành, huyện Vĩnh Thuận. Đến giữa thế kỷ XIX, thôn Thanh Ninh hợp với thôn Phụ Bảo thành thôn Thanh Bảo. Đoạn cuối phố Nguyễn Thái Học có cửa ô Thanh Bảo. Chùa Thanh Ninh cũ nay ở nhà số 1 phố này.
    Lê Trực, nguyên là đề đốc Hà Nội (1882), người quê ở làng Thanh Thuỷ, huyện Tuyên Hoá nay thuộc tỉnh Quảng Bình. Khi Pháp đánh thành Hà Nội, ông và quân lính không giữ được cửa thành phía Tây, rút về Sơn Tây. Về sau lại tham gia phong trào Cần vương do vua Hàm Nghi đề xướng cho đến khi vua bị giặc Pháp bắt (1888), ông lui về ở ẩn quê nhà.

  8. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Lê Hồng Phong
    Con phố dài 732m, đi từ ngã từ chéo đường Điện Biên Phủ - Hoàng Diệu, gặp Khúc Hạo, cắt Chu Văn An, Hùng Vương, Ông Ích Khiêm đến phố Ngọc Hà, điểm nối phố Đội Cấn, thuộc quận Ba Đình. Thời Pháp thuộc phố có tên là đại lộ Giôvaninely (Boulevard Giovannelly).
    Từ năm 1945 là phố Tôn Trung Sơn. Sau năm 1954, đổi thành Đại lộ Tôn Thất Thuyết. Từ năm 1964, phố có tên Lê Hồng Phong. Phố này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc khu thành nội Thăng Long đời Nguyễn, ở phía Tây - Nam thành.
    Phố mang tên Lê Hồng Phong (1902 - 1942), một trong những lãnh tụ đầu tiên của đảng Cộng sản Đông Dương. Ông có tên thật là Lê Huy Doãnh, người xã Thông Lạng, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Ông đã từng học Trường quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc) và Trường không quân Lêningrad, Đại học Phương Đông Matxcơva (Liên Xô trước đây). Ông đã từng dự Đại hội 7 Quốc tế Cộng sản (1935) và được bầu là uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành quốc tế Cộng sản.
    Trong Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương ông được bầu vào Ban Chấp hành trung ương (1935) tại Ma Cao, Trung Quốc. Cuối năm 1937, ông về Sài Gòn. Đến giữa năm 1938, ông đã bị thực dân Pháp bắt và kết án 10 tháng tù. Mãn hạn tù, ông bị đưa về quản thúc taị quê, nhưng sau 1 tháng bị bắt lại, rồi đày đi Côn Đảo và mất tại đây (6/9/1942).


  9. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Ngô Thì Nhậm
    Con phố dài 595m nối liền phố Ngô Quyền (chỗ ngã tư Hàm Long), cắt các phố: Lê Văn Hưu, Trần Xuân Soạn, Hoà Mã đến phố Nguyễn Công Trứ, thuộc hai phường: Hàng Bài và Ngô Thì Nhậm, của quận Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng. Thời Pháp thuộc, đây là hai phố: phố Mới (Rue Nouvelle) và phố Giắc Canh (Rue Jacquin). Sau năm 1945 phố này còn có tên là Kinh Dương Vương.
    Trên trục đường phố Ngô Thì Nhậm có Nhà hát Tuổi trẻ, Nhà máy dệt kim Đông Xuân.Phố được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc các thôn: Hàm Châu, Tràng Khánh, Hành Môn và Yên Hội, tổng Hậu Nghiêm (sau đổi là tổng Thanh Nhàn), huyện Thọ Xương.
    Phố mang tên Ngô Thì Nhậm (1746 -1803), một nhà Nho uyên thâm của Việt Nam ở thế kỷ XIX, người làng Tả Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Ông đỗ tiến sĩ năm 29 tuổi, ra làm quan đời Lê đến chức Công bộ Hữu thị lang. Khi Quang Trung ra Bắc Hà, Ngô Thì Nhậm đã theo giúp Quang Trung và được vua tin dùng, giao cho cùng Ngô Văn Sở trấn giữ thành Thăng Long. Ông đã góp phần rất lớn trong viẹc đánh bài quân xâm lược nhà Thanh. Ông có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giao thiệp với triều đình Mãn Thanh. Sau khi Tây Sơn đổ, Gia Long bắt giam ông và đưa ra Bắc thành, bị Đặng Trần Thường sai lính đánh đập tàn nhẫn rồi ốm chết (1083), thọ 57 tuổi. Ông còn là nhà thơ, để lại nhiều áng thơ văn có giá trị.

  10. hoangtutrau

    hoangtutrau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2004
    Bài viết:
    1.818
    Đã được thích:
    0
    Phố Ngô Sĩ Liên

    Con phố dài 260m đi từ phố Nguyễn Khuyễn đến phố Quốc Tử Giám, thuộc quận Đống Đa. Thời Pháp thuộc, đây là phố Lý Thường Kiệt, nhưng dân chúng vẫn gọi là phố Hàng Đũa. Trên phố này có một ngõ mang tên ngõ Ngô Sĩ Liên nối liền với phố Trần Quý Cáp, thời Pháp gọi là ?ođường 258? (Voie 258) hoặc ?oNgõ Hàng Đũa?.
    Đây là một phố lao động, xưa vốn là đất thôn Ngự Sử, tổng Hữu Nghiêm, huyện Thọ Xương, đến giữa thế kỷ XIX thôn Lương Sử đã gặp với thôn Ngự Sử thành thôn Lương Sử.
    Ở cuối phố có ngôi chùa cổ là chùa Phổ Giác. Chùa này vốn ở bên hồ Hoàn Kiếm (chỗ UBND thành phố Hà Nội hiện nay). Năm 1883, Pháp xây dựng toà Đốc lý trên địa điểm chùa, do đó chùa phải chuyển đến dựng trên đất của Thái Y viện đời Lê cũ là chỗ hiện nay chùa toạ lạc.
    Phố mang tên Ngô Sĩ Liên là một sử gia đời Lê. Ông người làng Chúc Lý (nay là làng Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây), đỗ tiến sĩ năm 1442, tác giả bộ ?oĐại Việt sử ký toàn thư? thời Lê Thánh Tông, ghi chép mọi sự kiện lịch sử từ thời Hồng Bàng đến đời Lê Thái Tổ. Ông hưởng thọ 99 tuổi.

Chia sẻ trang này