1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

HÀ NỘI TRONG MẮT AI ( hay các nhà văn đã viết gì về Hà Nội )

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi thao_dan_new, 04/08/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thao_dan_new

    thao_dan_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    338
    Đã được thích:
    0
    HÀ NỘI TRONG MẮT AI ( hay các nhà văn đã viết gì về Hà Nội )

    Chào các bạn, mới đây tôi có sưu tầm được một vài bài viết về Hà Nội của chúng ta thấy cũng hay nên post lên chi bà cin ta đọc. Rất mong được các bạn cho lời nhận xét

    Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Tàu có Thượng hải... Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách say mê... Ta phải nghe người Pháp nói đến Paris, người ở Paris, mới hiểu được sự yêu quí ấy đến bực nào.

    Chúng ta cũng có Hà Nội, một thành phố có nhiều vẻ đẹp, vì Hà Nội đẹp thật (chúng ta chỉ còn tìm những vẻ đẹp ấy ra), và cũng vì chúng ta yêu mến. Yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội, cũng như người Parissien chính hiệu yêu mến Paris... Trong những cuộc phiếm du - phiếm du ngoài các phố Hà Nội là một cái thú vô song chỉ người Hà Nội có - ta nên chú ý đến những nét đổi thay của thành phố, nên nhận xét những vẻ đẹp cũng như vẻ xấu của phố phường, than mật với những thú vui chơi hay những cảnh lầm than, với những người Hà Nội cũng như ta.

    Hà Nội có một sức quyến rũ đối với người ở nơi khác...Ở những hang cùng ngõ hẻm của làng xa hay ở những nương mật thẳm trong rừng núi, ban chiều vẫn có nhiều người ngóng về một phương trời để có trông cái ánh sáng mờ của Hà Nội chiếu lên nền mây. Để cho những người mong ước kinh kỳ ấy, và để cho những người ở Hà Nội, chúng ta khuyến khích yeu mến Hà Nội hơn, chúng ta nói đến tất cả những vẻ riêng của Hà Nội, khiến mọi sự đổi thay trong 36 phố phường đều có tiếng vang ra khắp mọi nơi.

    Quà xưa Hà Nội
    Quà Hà Nội xưa nay vẫn có tiếng là ngon lành và lịch sự. Ở các thôn quê, chút " quà Hà Nội" là của được mong đợi, và tỏ lòng quý hóa của người cho. Con cháu ngày giỗ kỵ đưa về dâng cha mẹ, hay các bà mẹ ra tỉnh mua về cho các con, và chòng đi làm nhà nước ngày nghỉ mua về tặngcho cô vợ mới cưới... Bao nhiêu ý tốt tình hay gửi vào trong chút quà nơi đô hội, món quà đem đến cho khắp nơi cái vị sành và trang nhã của ba sáu phố phường.

    Người Hà Nội ăn thì ngày nào cũng ăn, nhưng thường không để ý. Néu chúng ta về ở các tỉnh nhỏ ít lâu, hay ở ngay Hải Phòng, Nam định nữa, chúng ta mới sẽ biết là quà Hà Nội ngon chừng nào. Cũng là thứ bún chả chẳng hạn, thế mà sao bún chả của Hà Nội ngon và đặm thế, ngon từ cái mùi thơm, từ cái nước chấm ngon đi.

    Trong một ngày, không lúc nào là không có hàng quà. Mỗi giờ là một thứ khác nhau, ăn quà cũng là một nghệ thuật: ăn đúng cái giờ ấy và chọn người bán ấy mới là sành ăn.

    Tang tảng sáng, tiếng bánh tây đã rao, lẫn với tiếng chổi quét đường. Đó là quà của những người thợ đi làm sớm. Rồi có từng độ, phố xá vang lên tiếng rao "bánh rán nóng, trinh một, xu đôi" của một lũ trẻ con. Cái bánh rán vừa cứng vừa săn, thật làm giảm thanh thế của quà Hà nội, do một cửa hàng nào đó muốn kiếm lời, cứ muốn bắt thiên hạ ăn bánh rán lúc còn ngái ngủ.

    Này đây mới là quà chính tông : bánh cuốn, ăn với chả lợn béo, hay với đậu rán nóng. Nhưng là bánh cuốn Thanh trìmỏng như tờ giấy và trong như lụa. Vị bánh thơm, bột mịn và dẻo. Bánh chay thì thanh đạm, bánh mặn dậm vì chút mỡ hành. Người bán bánh cuốn Thanh trì đội mẹt và rổ trên đầu, từng tụm năm bảy người từ phía Lò lợn đi vào trong phố, dáng điệu uyển chuyển và nhanh nhẹn.
    Nhân đây cũng xin hiến với các bạn muốn làm món bánh cuốn ở nhà mà không có khả năng tráng bánh ta nên mua bãnh cuốn chay của các cô bán hàng Thanh trì (kể cả khi ta có làm thì cũng chưa chắc đã mỏng và ngon bằng các cô tráng)sau đó ta làm thêm nhân bằng một chút thịt băm nhỏ với hành , mộc nhĩ v v sau đó ta cho vào nồi hấp là có một món ngon rồi

    Khi mùa nực thì hàng xôi cháo : cháo hoa quánh mùi gạo thơm, xôi nồng mùi nếp mới. Xôi đậu, xôi lạc, xôi vừng mỡ và dừa. Ờ, cái xôi vừng dừa, nắm từng nắm con, ăn vừa ngấy vừa bùi. Mà có đắt gì đâu ! Ăn một hai xu là đủ rồi. Mùa rét rhì xôi nóng, hãy còn hơi bốc lên như sương mù, ăn vừa nóng người vừa chắc dạ.

    Và có ai ngẫm nghĩ kỹ cái vị hành khô chưng mỡ ở trong bát ngô nếp bung non : hành òn và thơm phức, những hật ngô béo rưới chút nước mỡ trong. Ngô bung, xôi lúa thì có nhiều hàng ngon, nhưng ngon nhấtvà đậm vị nhất là của một bà già trên Yên phụ. Cứ mỗi sáng, bà đi từ ô xuống phố, theo một đường đi nhất định, đã ngoài hai mươi năm nay, để các nhà muốn ăn cứ viẹc sai người ra đứng chờ. Bà đội thúng xôi, tay thủ vào cái áo cánh bông, và cất lên cái tiếng rao, tựa như không phải là tiếng người, một tiếng rao đặc biệt và kỳ lạ : "Eéé..éc", "Ecéec".





    Little Princess


    Được thao dan sửa chữa / chuyển vào 04/08/2002 ngày 22:00
  2. Bac_si_Aibolit_new

    Bac_si_Aibolit_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    ặ bĂc thao dan viỏt tiỏp 'i chỏằâ xem 'ặặĂng hay thơ mỏƠt 'iỏằ?n

    BĂc sâ Aibolit
  3. Bac_si_Aibolit_new

    Bac_si_Aibolit_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    ặ? b?Ăc thao dan viỏ??t tiỏ??p ?'i chỏằâ xem ?'ặ?ặĂng hay th?ơ mỏ?Ơt ?'iỏằ?n

    B?Ăc s?â Aibolit
  4. thao_dan_new

    thao_dan_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    338
    Đã được thích:
    0
    xin lỗi nhé mấy hôm vừa rùi mạng bị đóng cửa nên không đưa bài lên được .Bài viết trên là của Thạch Lam viết từ lâu lắm rùi hiện giờ tui chưa tìm được phần tiếp theo xin hẹn bạn ít lâu nữa bạn có thể đọc tiếp bài viết về ngõ Hà nội của Băng sơn nhé
    23:19 16/9/2002
    --------------------------------------------------------------------------------
    Ngõ Hà Nội
    Có phải Hà Nội và Thăng Long - sinh ra từ cái nền cái tảng của làng quê xóm mạc có bờ tre quanh co, có ngõ trúc phất phơ, có ao bèo uốn lượn... nên đường phố vừa ngắn vừa hẹp những con ngõ thì ngoắt ngoéo chữ chi, thước thợ... cùng mái chùa xinh xinh cổ kính, ngôi miếu rêu phong, nhà thờ họ im lìm, những gốc đua lua tua rễ phụ...?
    Hà Nội đang bước vào tuổi - nghìn - thứ - hai nhưng thời gian vẫn đọng lại mang hồn - nghìn - thứ - nhất để ta có thể đi từ hiện tại vào quá khứ, giở trang lịch sử oai hùng và trâm ngâm tâm sự ngàn đời.
    Ngõ Phất Lộc còn ngôi đình làng thờ vọng, nậm rượu trên nóc cổng, nhìn nghiêng như một tấm bìa, thông ra hai ba ngả có lúc làm ta ngỡ như đi trong lòng làng Bát Tràng bên kia sông Cái, giang hai tay ra là chạm vào hai bên tường thẳng đứng. Những ngôi nhà cổ vài trăm tuổi xà ngang gỗ, câu đầu ám khói, bếp đun củi xây vòm, nền nhà thấp hơn mặt ngõ cùng những người xa xưa ấy nay ở đâu, ra ven nội hay hư huyền bóng khói? Ai từng là ngườihn tản cư vào ngõ năm 1946 mùa đông kháng chiến, lăn từng bao đường kính trắng tinh ra làm chướng ngại vật, còn mình uống rượu Whisky pha nước giếng đào, ngủ trên những tấm cửa bức bàn lạnh cứng.
    Phố Hà Hội hay ngõ Hà Hồi hoặc giữ nguyên tên xóm Hà Hồi có dính dáng gì đến trận chiến thắng Hà Hồi Đống Đa thuở ấy, cùng một Thăng Long nghiêng ngửa với bao mái nhà gỗ nhà tranh, với lối mòn ngõ khuất mà nay có người tha phương trở lại, bị lạc lối giữa các phố Quang Trung, Trần Hưng Đạo và Trần quốc Toản và lối sang ngõ Liên Trì (ngõ có ao sen) hoàn toàn bịt kín. Hình như nhà văn Kim Lân, nhà thơ Thuý Bắc đã ở ngõ này, hàng xóm với ngõ Đoàn Nhữ Hài có nhà văn Tô Hoài cuối ngõ, ông đã viết bao nhiêu nghìn trang trong gian nhà cũ kỹ ấy?
    Ngõ Gạch đã thành phố Ngõ Gạch (vừa là ngõ vừa là phố) vẫn buôn bán mặt hàng xi măng, gạch ngói, chổi đót, vôi quét tường với cây đa như con ngựa bị cắt cụt bờm, phải ghìm cương nên chồn vó suốt bao năm nghe khói nhang thấm đẫm lá cành.
    Ngò Chè Chai nữa, cái ngõ thẳng băng tí xíu, từng là nơi tập kết chiều chiều của các bà buôn đồng nát, lông vịt, bao chè, nay cũng thành phố Hàng Chai, dù chẳng một nhà nào còn buôn mặt hàng chai lọ.
    Cạnh số nhà 70 Phố Huế, một thung lũng tịch liêu ngay giữa tấp nập ríu ran, đó là ngõ Tràng An, có phải sinh ra từ đời nhà Đường Trung Quốc hay những triều vua Việt Nam gọi Thăng Long là Tràng An thanh lịch. Vẫn còn cây mít, cây ngâu, vẫn còn giàn nho như lời thầm gọi thời gian không cho nó vèo trôi mất, để nó thành tiếng chuông chùa âm vang mỗi thu không, không cần biết đến chợ Hôm đã ba tầng, không cần biết đến phía phố Triệu Việt Vương có những quán cà phê ồn ã và hàng hàng xe tắc xi chờ đón khách.
    Dọc đường Bạch Mai, Hồng Mai, Hoàng Mai, mở đầu con đường thiên lý xuôi Nam, có ai hãm phanh con xe, dừng chân đi vào các ngõ như bát quái trận đồ của Hoàng Thừa Ngạn, nhạc phụ ông Khổng Minh Gia Cát: Ngõ Hồng Bích, ngõ Đình Đông, Đình Đại, ngõ Văn Chỉ, ngõ Giếng Mứt, ngõ Lò Lợn, ngõ Mỹ Ký, ngõ Mai Hương, ngõ Chùa Liên Phái, ngõ Tô Hoàng, ngõ Quỳnh...
    Giếng có ngọt không mà tên là Mứt? Ngõ Văn Chỉ thì đích thị còn ngôi văn chỉ của huyện Thọ Xương mà một thời từ nhà đại bái đến hậu cung được làm trụ sở của công ty ăn uống. Chùa Liên Phái vẫn còn ngôi chùa lặng lẽ, một di tích khuất chìm. Ngõ Mỹ Ký là tên ông doanh nghiệp sản xuất thứ vàng giả, thứ đồ mỹ ký mà làm giàu, xây toà ngang dãy dọc cho thuê.
    Bên kia, phía Tây nữa, nơi từng có toà Khâm Thiên Giám để xem sao làm lịch, những tấm áo lam, áo đoạn, những búi tóc có cây bút lông giắt mang tai... đã hoàn toàn xa lạ với ta hiện tại. Nhưng vẫn mang mang trong lòng ta bao nhiêu cái tên nhắc nhở: Ngõ Thiên Hùng, ngõ Hồ Dài, ngõ Hồ Cây Sữa, ngõ Thổ Quan, ngõ Cống Trắng, ngõ Liên Hoa, cả những cái tên mới đặt: Ngõ Nhà Dầu, ngõ Đoàn Kết, ngõ Hoà Bình, ngõ Toàn Thắng

    Little Princess
  5. thao_dan_new

    thao_dan_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    338
    Đã được thích:
    0
    xin lỗi nhé mấy hôm vừa rùi mạng bị đóng cửa nên không đưa bài lên được .Bài viết trên là của Thạch Lam viết từ lâu lắm rùi hiện giờ tui chưa tìm được phần tiếp theo xin hẹn bạn ít lâu nữa bạn có thể đọc tiếp bài viết về ngõ Hà nội của Băng sơn nhé
    23:19 16/9/2002
    --------------------------------------------------------------------------------
    Ngõ Hà Nội
    Có phải Hà Nội và Thăng Long - sinh ra từ cái nền cái tảng của làng quê xóm mạc có bờ tre quanh co, có ngõ trúc phất phơ, có ao bèo uốn lượn... nên đường phố vừa ngắn vừa hẹp những con ngõ thì ngoắt ngoéo chữ chi, thước thợ... cùng mái chùa xinh xinh cổ kính, ngôi miếu rêu phong, nhà thờ họ im lìm, những gốc đua lua tua rễ phụ...?
    Hà Nội đang bước vào tuổi - nghìn - thứ - hai nhưng thời gian vẫn đọng lại mang hồn - nghìn - thứ - nhất để ta có thể đi từ hiện tại vào quá khứ, giở trang lịch sử oai hùng và trâm ngâm tâm sự ngàn đời.
    Ngõ Phất Lộc còn ngôi đình làng thờ vọng, nậm rượu trên nóc cổng, nhìn nghiêng như một tấm bìa, thông ra hai ba ngả có lúc làm ta ngỡ như đi trong lòng làng Bát Tràng bên kia sông Cái, giang hai tay ra là chạm vào hai bên tường thẳng đứng. Những ngôi nhà cổ vài trăm tuổi xà ngang gỗ, câu đầu ám khói, bếp đun củi xây vòm, nền nhà thấp hơn mặt ngõ cùng những người xa xưa ấy nay ở đâu, ra ven nội hay hư huyền bóng khói? Ai từng là ngườihn tản cư vào ngõ năm 1946 mùa đông kháng chiến, lăn từng bao đường kính trắng tinh ra làm chướng ngại vật, còn mình uống rượu Whisky pha nước giếng đào, ngủ trên những tấm cửa bức bàn lạnh cứng.
    Phố Hà Hội hay ngõ Hà Hồi hoặc giữ nguyên tên xóm Hà Hồi có dính dáng gì đến trận chiến thắng Hà Hồi Đống Đa thuở ấy, cùng một Thăng Long nghiêng ngửa với bao mái nhà gỗ nhà tranh, với lối mòn ngõ khuất mà nay có người tha phương trở lại, bị lạc lối giữa các phố Quang Trung, Trần Hưng Đạo và Trần quốc Toản và lối sang ngõ Liên Trì (ngõ có ao sen) hoàn toàn bịt kín. Hình như nhà văn Kim Lân, nhà thơ Thuý Bắc đã ở ngõ này, hàng xóm với ngõ Đoàn Nhữ Hài có nhà văn Tô Hoài cuối ngõ, ông đã viết bao nhiêu nghìn trang trong gian nhà cũ kỹ ấy?
    Ngõ Gạch đã thành phố Ngõ Gạch (vừa là ngõ vừa là phố) vẫn buôn bán mặt hàng xi măng, gạch ngói, chổi đót, vôi quét tường với cây đa như con ngựa bị cắt cụt bờm, phải ghìm cương nên chồn vó suốt bao năm nghe khói nhang thấm đẫm lá cành.
    Ngò Chè Chai nữa, cái ngõ thẳng băng tí xíu, từng là nơi tập kết chiều chiều của các bà buôn đồng nát, lông vịt, bao chè, nay cũng thành phố Hàng Chai, dù chẳng một nhà nào còn buôn mặt hàng chai lọ.
    Cạnh số nhà 70 Phố Huế, một thung lũng tịch liêu ngay giữa tấp nập ríu ran, đó là ngõ Tràng An, có phải sinh ra từ đời nhà Đường Trung Quốc hay những triều vua Việt Nam gọi Thăng Long là Tràng An thanh lịch. Vẫn còn cây mít, cây ngâu, vẫn còn giàn nho như lời thầm gọi thời gian không cho nó vèo trôi mất, để nó thành tiếng chuông chùa âm vang mỗi thu không, không cần biết đến chợ Hôm đã ba tầng, không cần biết đến phía phố Triệu Việt Vương có những quán cà phê ồn ã và hàng hàng xe tắc xi chờ đón khách.
    Dọc đường Bạch Mai, Hồng Mai, Hoàng Mai, mở đầu con đường thiên lý xuôi Nam, có ai hãm phanh con xe, dừng chân đi vào các ngõ như bát quái trận đồ của Hoàng Thừa Ngạn, nhạc phụ ông Khổng Minh Gia Cát: Ngõ Hồng Bích, ngõ Đình Đông, Đình Đại, ngõ Văn Chỉ, ngõ Giếng Mứt, ngõ Lò Lợn, ngõ Mỹ Ký, ngõ Mai Hương, ngõ Chùa Liên Phái, ngõ Tô Hoàng, ngõ Quỳnh...
    Giếng có ngọt không mà tên là Mứt? Ngõ Văn Chỉ thì đích thị còn ngôi văn chỉ của huyện Thọ Xương mà một thời từ nhà đại bái đến hậu cung được làm trụ sở của công ty ăn uống. Chùa Liên Phái vẫn còn ngôi chùa lặng lẽ, một di tích khuất chìm. Ngõ Mỹ Ký là tên ông doanh nghiệp sản xuất thứ vàng giả, thứ đồ mỹ ký mà làm giàu, xây toà ngang dãy dọc cho thuê.
    Bên kia, phía Tây nữa, nơi từng có toà Khâm Thiên Giám để xem sao làm lịch, những tấm áo lam, áo đoạn, những búi tóc có cây bút lông giắt mang tai... đã hoàn toàn xa lạ với ta hiện tại. Nhưng vẫn mang mang trong lòng ta bao nhiêu cái tên nhắc nhở: Ngõ Thiên Hùng, ngõ Hồ Dài, ngõ Hồ Cây Sữa, ngõ Thổ Quan, ngõ Cống Trắng, ngõ Liên Hoa, cả những cái tên mới đặt: Ngõ Nhà Dầu, ngõ Đoàn Kết, ngõ Hoà Bình, ngõ Toàn Thắng

    Little Princess
  6. thao_dan_new

    thao_dan_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    338
    Đã được thích:
    0
    Trần Huyền Trân từng ở ngõ Cống Trắng có ao bèo chìm nổi, có dòng nước đục ngầu, kéo theo cả Nguyễn Bính, Thâm Tâm về trú ngụ, mà thân mẫu nhà thơ đêm đêm kéo vó, hái rau tần (thực ra chỉ là rau muống) cho các ông ăn, nên ông viết rằng:
    Tôi ở lều gianh Cống Trắng này
    Chạnh niềm cá nhảy với chim bay
    Đêm đêm kẽo kẹt như bà thức
    Giăng phải hồn tôi một lưỡi đầy...
    Và nữa:
    Mưa bay trắng lá rau tần
    Thuyền ai bốc khói xa dần bến mưa
    Có người về khép song thưa
    Để rêu ngõ trúc tương tư lá vàng...
    Ngõ đấy, ngõ trúc đấy... và hình như cả nhà thơ và ngõ trúc, cả lá vàng và ruộng rau đã lặn vào đáy một Thăng Long cho Hà Nội vươn cao, mà nay ta đi trên đường phố Khâm Thiên, dưới tán bàng xanh óng, ta chỉ còn:
    ... nghe xa lắm làn mây trắng
    Rời bóng kinh thành lững thững đi
    (thơ Trần Huyền Trân)
    Còn bao nhiêu con ngõ mang hình hài trăm năm, nghìn năm Hà Nội khi có người thích thú reo lên rằng ta đã có nhà mấy chục tầng, cửa kính vuông thay cho ô cửa mắt bò, thay cho vòm cuốn, thay cho viên gạch đứng nghiêng?
    Ngõ Huế, ngõ Yên Ninh, ngõ Hàng Bún, ngõ Lê Văn Hưu, ngõ Hàm Long, ngõ Trạm, ngõ Hà Trung, ngõ Yên Thái, ngõ Tạm Thương, ngõ Tức Mạc, ngõ Văn Chương, ngõ Quan Thổ, ngõ Xã Đàn...
    Ngõ Trạm và ngõ Hà Trung từng có cái trạm quân bưu để chuyển công văn đi ra ngoại tỉnh với bước chân anh phu trạm hoặc con ngựa toá mồ hôi hoả tốc. Ngõ Tạm Thương là kho lương thực tạm thời, vẫn còn đây ngôi đền thờ Nguyên Phi ỷ Lan. Ngõ Văn Chương nơi sinh ra ông vua thi sĩ Lê Thánh Tông thịnh trị, chủ suý Tao Đàn, ngõ Xã Đàn nơi dẫn vào đàn tế thần Xã thần Tắc của bao triều đại...
    Ranh giới một Hà Nội cổ, một Hà Nội cũ, một Hà Nội đương đại... có thể phân chia rạch ròi trên bàn làm việc của nhà quy hoạch. Nhưng trong lòng người Hà Nội có thể có ranh giới bằng bút xanh bút đỏ được chăng, khi ta đi trong lòng Hà Nội mà cũng đồng thời là lòng ta, ta chạm vào không gian là ta sống với thời gian?
    Khí thiêng sông núi, hồn đất trường tồn... Hà Nội vẫn muôn ngàn lần đáng yêu với những con ngõ nhỏ chữ chi, thước thợ mang dáng vẻ, mang tên gọi có sức mạnh đánh thức lòng người như thế./.

    Little Princess
  7. thao_dan_new

    thao_dan_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    338
    Đã được thích:
    0
    Trần Huyền Trân từng ở ngõ Cống Trắng có ao bèo chìm nổi, có dòng nước đục ngầu, kéo theo cả Nguyễn Bính, Thâm Tâm về trú ngụ, mà thân mẫu nhà thơ đêm đêm kéo vó, hái rau tần (thực ra chỉ là rau muống) cho các ông ăn, nên ông viết rằng:
    Tôi ở lều gianh Cống Trắng này
    Chạnh niềm cá nhảy với chim bay
    Đêm đêm kẽo kẹt như bà thức
    Giăng phải hồn tôi một lưỡi đầy...
    Và nữa:
    Mưa bay trắng lá rau tần
    Thuyền ai bốc khói xa dần bến mưa
    Có người về khép song thưa
    Để rêu ngõ trúc tương tư lá vàng...
    Ngõ đấy, ngõ trúc đấy... và hình như cả nhà thơ và ngõ trúc, cả lá vàng và ruộng rau đã lặn vào đáy một Thăng Long cho Hà Nội vươn cao, mà nay ta đi trên đường phố Khâm Thiên, dưới tán bàng xanh óng, ta chỉ còn:
    ... nghe xa lắm làn mây trắng
    Rời bóng kinh thành lững thững đi
    (thơ Trần Huyền Trân)
    Còn bao nhiêu con ngõ mang hình hài trăm năm, nghìn năm Hà Nội khi có người thích thú reo lên rằng ta đã có nhà mấy chục tầng, cửa kính vuông thay cho ô cửa mắt bò, thay cho vòm cuốn, thay cho viên gạch đứng nghiêng?
    Ngõ Huế, ngõ Yên Ninh, ngõ Hàng Bún, ngõ Lê Văn Hưu, ngõ Hàm Long, ngõ Trạm, ngõ Hà Trung, ngõ Yên Thái, ngõ Tạm Thương, ngõ Tức Mạc, ngõ Văn Chương, ngõ Quan Thổ, ngõ Xã Đàn...
    Ngõ Trạm và ngõ Hà Trung từng có cái trạm quân bưu để chuyển công văn đi ra ngoại tỉnh với bước chân anh phu trạm hoặc con ngựa toá mồ hôi hoả tốc. Ngõ Tạm Thương là kho lương thực tạm thời, vẫn còn đây ngôi đền thờ Nguyên Phi ỷ Lan. Ngõ Văn Chương nơi sinh ra ông vua thi sĩ Lê Thánh Tông thịnh trị, chủ suý Tao Đàn, ngõ Xã Đàn nơi dẫn vào đàn tế thần Xã thần Tắc của bao triều đại...
    Ranh giới một Hà Nội cổ, một Hà Nội cũ, một Hà Nội đương đại... có thể phân chia rạch ròi trên bàn làm việc của nhà quy hoạch. Nhưng trong lòng người Hà Nội có thể có ranh giới bằng bút xanh bút đỏ được chăng, khi ta đi trong lòng Hà Nội mà cũng đồng thời là lòng ta, ta chạm vào không gian là ta sống với thời gian?
    Khí thiêng sông núi, hồn đất trường tồn... Hà Nội vẫn muôn ngàn lần đáng yêu với những con ngõ nhỏ chữ chi, thước thợ mang dáng vẻ, mang tên gọi có sức mạnh đánh thức lòng người như thế./.

    Little Princess
  8. thao_dan_new

    thao_dan_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    338
    Đã được thích:
    0
    May quá lại tìm thêm đuợc vài chương nữa của thạch lam các bạn đọc tiếp nhé
    Đối với các bà, các cô đi chợ, cô hàng vải, cô hàng cau v.v...là những người ưa thích món quà gì vừa rẻ, vừa ngon, lại vừa no lâu - các cô khó tính, sành ăn, và hay xét nét lắm - đãcó món quà của cô hàng cơm nắm lẳng lơ với hai quang thúng bỏ chùng. Món quà này sạch sẽ và tinh khiết, tự quà cho đến cả quang thúng, cả cô hàng, tóc vấn gọn, áo nâu mới, quần sồi thâm, cô hàng trông cũng ngon mắt như hàng của cô vậy. Cơm nắm từng nắm dài, to nhỏ có, nằm tren chiếc mẹt phủ tấm vải màn trắng tinh để che ruồi muỗi. Con dao cắt, sáng như nước, và lưỡi đưa ngọt như đường phền. Cơm cắt ra từng khoanh, co hàng lại cẩn thận gọt bỏ lớp ngoài, rồi lại cắt ra từng miếng nhỏ, vuông cạnh và dài, để bầy trên đĩa. Cô muốn xơi với gì ? Với chả mới nhé hay với giò lụa mịn màng ?
    Các cô vừa ăn nhai nhè nhẹ và thong thả, vừa hỏi han thân mật cô hàng : cùng bạn làm ăn cả, một gánh nuôi chồng nuôi con, đóng góp thì nhiều. Âu cũng là cái phậnchứ biết làm thế nào.
    Đối với các bà ăn giở thì thích của lạ miệng - và độc nữa - đã có bà hàng tiết canh và lòng lợn. Một mâm đầy những bát tiết đỏ ối, ngòng ngòeo sợi dừa trắng, điểm xanh mấy lá húng tươi. Thhếmà họ ăn ngon lành, một lúc hai ba bát, ròi đánh thêm một đĩa vừa lòng vừa dồi, cổ hũ với tràng ròn. Ăn xong quét miệng đứng dậy, bước đi thành ra chậm chạp.
    Sao bằng ra đầu phố ăn một bát phở bã của anh hàng phở áo cánh trắng, gi lê đen, và tóc rẽ mượt ? Nồi nước soi sùng sục, tỏa mùi thơm ra khắp phố. Nếu là gánh phở ngon - cả Hà Nội không có đâu làm nhiều - thì nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu rong chứ không dai, chanh ớt với hành tây đủ cả. Chả còn gì ngon hơn bát phở như thế nữa. Ăn xong bát thứ nhất, lại muốn ăn bát thứ hai. Và annh hàng phở chẳng phải gánh nặng đi đâu cả, chỉ việc đỗ một chỗ nhất định, cũng đủ bán một ngày hai gánh như chơi. Và người hàng phố tìm dấuhiệu để gọi tên anh cho dễ nhớ : anh phở Trọc, anh phở Bêrê, anh phở Mũ dạ, anh phở Cao...và dăn thằng nhỏ chớ mua hàng khác về " ông không ăn mà chết đòn ".


    Little Princess
  9. thao_dan_new

    thao_dan_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    338
    Đã được thích:
    0
    May quá lại tìm thêm đuợc vài chương nữa của thạch lam các bạn đọc tiếp nhé
    Đối với các bà, các cô đi chợ, cô hàng vải, cô hàng cau v.v...là những người ưa thích món quà gì vừa rẻ, vừa ngon, lại vừa no lâu - các cô khó tính, sành ăn, và hay xét nét lắm - đãcó món quà của cô hàng cơm nắm lẳng lơ với hai quang thúng bỏ chùng. Món quà này sạch sẽ và tinh khiết, tự quà cho đến cả quang thúng, cả cô hàng, tóc vấn gọn, áo nâu mới, quần sồi thâm, cô hàng trông cũng ngon mắt như hàng của cô vậy. Cơm nắm từng nắm dài, to nhỏ có, nằm tren chiếc mẹt phủ tấm vải màn trắng tinh để che ruồi muỗi. Con dao cắt, sáng như nước, và lưỡi đưa ngọt như đường phền. Cơm cắt ra từng khoanh, co hàng lại cẩn thận gọt bỏ lớp ngoài, rồi lại cắt ra từng miếng nhỏ, vuông cạnh và dài, để bầy trên đĩa. Cô muốn xơi với gì ? Với chả mới nhé hay với giò lụa mịn màng ?
    Các cô vừa ăn nhai nhè nhẹ và thong thả, vừa hỏi han thân mật cô hàng : cùng bạn làm ăn cả, một gánh nuôi chồng nuôi con, đóng góp thì nhiều. Âu cũng là cái phậnchứ biết làm thế nào.
    Đối với các bà ăn giở thì thích của lạ miệng - và độc nữa - đã có bà hàng tiết canh và lòng lợn. Một mâm đầy những bát tiết đỏ ối, ngòng ngòeo sợi dừa trắng, điểm xanh mấy lá húng tươi. Thhếmà họ ăn ngon lành, một lúc hai ba bát, ròi đánh thêm một đĩa vừa lòng vừa dồi, cổ hũ với tràng ròn. Ăn xong quét miệng đứng dậy, bước đi thành ra chậm chạp.
    Sao bằng ra đầu phố ăn một bát phở bã của anh hàng phở áo cánh trắng, gi lê đen, và tóc rẽ mượt ? Nồi nước soi sùng sục, tỏa mùi thơm ra khắp phố. Nếu là gánh phở ngon - cả Hà Nội không có đâu làm nhiều - thì nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu rong chứ không dai, chanh ớt với hành tây đủ cả. Chả còn gì ngon hơn bát phở như thế nữa. Ăn xong bát thứ nhất, lại muốn ăn bát thứ hai. Và annh hàng phở chẳng phải gánh nặng đi đâu cả, chỉ việc đỗ một chỗ nhất định, cũng đủ bán một ngày hai gánh như chơi. Và người hàng phố tìm dấuhiệu để gọi tên anh cho dễ nhớ : anh phở Trọc, anh phở Bêrê, anh phở Mũ dạ, anh phở Cao...và dăn thằng nhỏ chớ mua hàng khác về " ông không ăn mà chết đòn ".


    Little Princess
  10. thao_dan_new

    thao_dan_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    338
    Đã được thích:
    0
    Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon. Đó là thứ quà suốt ngày của tất cả các hàng người, nhấtlà công chức và thợ thuyền. Người ta ăn phở sáng, ăn phở trưa và ăn phở tối. Phở bán gánh có một vị riêng, không giống như phở bán ở hiệu cá gánh phở có tiếng ở Hà Nộiđều được người ta dặt tên và tưởng nhớ : phở Ga, phở hàng Cót, phở Ô Quan Chưởng, phở Cửa Bắc.v.v...
    Bâygiờ nhiều tài năng trẻ trong nghè phở mới nhóm lên, và trái lại, những danh vọng cũ trên kia khong chắccó còn giữ được " hương vĩứng kỳ danh" nữa. Có người nào thử chịu khó đi khảo nếm lại một lượt xem sao ? Một vòng quanh HÀ Nội bằng vị phở chắc sẽ có lắm điều mặn, chát, chua, cay đấy.
    Nhưng có một nơi phở rất ngon mà không có ai nghĩ đến và biiết đến : ấy là gấnh phở trong nhà thương. Trong nhà thương vốn có một bà bán các thứ quà bánh ở một gian hàng dựng dướí bóng cây. Cái quyền bán hàng đó là quyền riêng của nhà bà, có từ khi nhà thương mới lập. Bà là người ngoan đạo nên tuy ở địa vị dặc biệt đó, bà cũng không bắt bí mọi người và ăn lãi quá đáng. thứcgì bà bán cũng ngon lành, giá cả phải chăng. Nhưng gánh phở của bà thì tuyệt : bát phở đầy đặn và tươm tất, do hai con gái bà làm, trông thực muốn ăn. Nước thì trong và lúc nào cũng nóng bỏng, khói lên nghi ngút. Rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chnh cốm gắt, lại điểm thêm một chút cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ. Mà nhân tâm tùy thích, nhà hàng đã khéo chiều : ai muốn ăn mỡ gầu, có, muốn ăn nạc, có, muốn ăn nửa mỡ, nửa nạc cũng có sẵn sàng.
    Cứ mỗi buổi sáng, từ sáu giờ đến bảy giờ - chỉ trong quãng ấythôi, vì ngoài giờ là gánh phở hết - chung quanh nồi nước phở ta thấy tụm năm tụm ba, các bệnh nhân đần ông và đàn bà,ccác bác gác san, các thầy y tá, và cả đến các học sinh trường Thuốc nữa. Chừng ấy người đều hợp lòng trong sự thưởng thức món quà ngon, nâng cách ăn phở lên đến một nghệ thuật đáng kính
    *****


    Little Princess

Chia sẻ trang này