1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

HÀ NỘI TRONG MẮT AI ( hay các nhà văn đã viết gì về Hà Nội )

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi thao_dan_new, 04/08/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. luckyluke42c1

    luckyluke42c1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    3.814
    Đã được thích:
    0
    Khi đi thong thả trên đường HN mà nhìn ngắm, mình cảm thấy như say sưa bởi các loại kiến trúc của HN...Kiến trúc Cổ, Kiến trúc thời Pháp hay Kiến trúc hiện đại, mỗi cái đều có một nét đẹp riêng của nó.
    Tìm được một bài viết về kiến trúc Hà Nội, mời mọi người cùng đọc.
    **********************************************************************
    KIẾN TRÚC HÀ NỘI
    Nhiều du khách lần đầu đến Hà Nội đã bị quyến rũ bởi vẻ đẹp của thủ đô, một vẻ đẹp tạo nên bởi dáng vóc nhỏ nhắn, hiền hòa, cổ kính của kiến trúc kết hợp hài hoà với mầu xanh của cây cối và hồ nước. Kiến trúc của Hà Nội mang đậm dấu ấn của lịch sử dài lâu, chùa chiền, đền miếu có khắp nơi trên đất Hà Nội. Không khí thanh tịnh được tạo ra chính bởi kiến trúc đơn sơ, giản dị, gần gũi với con người.
    Ðặc biệt, hầu hết các công trình kiến trúc tiêu biểu của Hà Nội đều nằm gần hồ nước đẹp hoặc bao phủ bởi rất nhiều cây xanh. Sự gắn bó giữa kiến trúc và môi trường, sự tương quan giữa các quần thể kiến trúc và con người cùng sự đa dạng phong phú của kiến trúc Hà Nội đã tạo nên một bản sắc riêng biệt của Hà Nội.
    Về mặt kiến trúc, Hà Nội có thể chia thành các khu vực: khu phố cổ, khu thành cổ, khu phố cũ, các khu mới qui hoạch.
    KHU PHỐ CỔ
    Theo các nguồn sử liệu khác nhau thì khu phố cổ của Hà Nội ngày nay là nhân lõi của kinh đô Thăng Long từ khi mới thành lập, tức là cũng đã có tới gần ngàn năm tuổi.
    Nói về địa giới không gian khu phố cổ thì có thể coi đó là một hình tam giác cân có đỉnh là phố Hàng Than, cạnh phía đông là đê sông Hồng, cạnh phía tây là Hàng Cót, Hàng điếu, Hàng Da, còn đáy là trục Hàng Bông-Hàng Gai-Cầu Gỗ. Tại khu phố này cho đến khi người Pháp đến, đều chung một dánh dấp, các phố chi chít dọc ngang kiểu bàn cờ, phần lớn mang tên gọi của mặt hàng sản xuất kinh doanh tại những nơi đó: Hàng Ðường, Hàng Bạc, Hàng Bồ..
    Tất cả các ngôi nhà hai bên đường đều theo kiểu "nhà ống". Nhà như một cái ống, bề ngang hẹp, chiều dài sâucó khi thông ra một ngõ khác, phố khác. Bố cục cũng tương tự như sau: gian ngoài là chỗ bán hàng hoặc làm hàng. Tiếp đó là khoảng sân lộ thiên để láy ánh sáng. Trên sân có bể cạn (trong có hòn non bộ, có cá vàng), quanh sân là cây cảnh, là giàn hoa. Gian nhà trong mới là nơi ăn ở và nối vào đó là khu phụ. Ða số là nhà một tầng lợp bằng những viên ngói nhỏ nhắn, với nét đặc trưng là hai bức tường hồi vượt lên khỏi mái, xây giật cấp như những bậc thang và đầu nóc là hai trụ.

    Cũng có một số nhà xây thêm tầng gác nhưng thấp và không mấy khi trổ cửa sổ, nếu có thì rất nhỏ, vì các triều xưa cấm dân không được nhìn mặt vua từ trên cao xuống, khi vua ngự giá đi trên đường). Bên cạnh các nhà ống phải kể đến đình chùa, đền miếu rải rác trong nhiều đường phố. Những công trình này là nơi thờ của các làng thôn phường cũ, ngoài ra các công trình đó còn phản ánh gốc gác của cư dân kinh thành mà một bộ phận đáng kể là từ nhiều nơi khác di cư về đây làm ăn ...Mặt khác sự tồn tại của các đình miếu này còn là bằng chứng của tâm linh người Hà Nội cũ; bên cạnh sự hoà đồng với tự nhiên và cộng đồng xã hội, người Hà Nội còn luôn tìm cách hoà đồng với thế giới tâm linh, vì cùng với một không gian đô thị vật chất, vẫn tồn tại một không gian đô thị mang mầu sắc huyền thoại, thiêng liêng, ở đó có thể giao hoà cùng với quá khứ chứa chất sức mạnh tiềm ẩn.

    Khu phố cổ Hà Nội với những ngôi nhà ống nhỏ nhắn xinh xắn , những con đường ấm áp người đi, những đề chùa mái cong mềm mại, lại còn cả những không gian, cây xanh mượt mà và ngọt ngào hương... tất cả đã làm nên một vẻ đẹp mà chỉ Hà Nội mới có.





    Click the picture to know who I am
    Lucky Luke
  2. luckyluke42c1

    luckyluke42c1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    3.814
    Đã được thích:
    0
    KHU THÀNH CỔ
    Nằm ở khoảng giữa của Hồ Tây và Hồ Hoàn Kiếm là khu thành cổ Hà Nội. Thành Hà Nội cổ được xây dựng từ thế kỷ 11, đã nhiều lần bị phá huỷ, xây lại rồi bị tàn phá. Lần tàn phá cuối cùng là khi quân Pháp tấn công Hà Nội vào cuối thế kỷ 19. Toàn bộ tường thành và các cung điện cổ đã bị phá huỷ chỉ còn lại một vài di tích. Trên phố Phan Ðình Phùng hiện nay còn cửa Bắc của thành xây bằng đá tảng và gạch xây rất kiên cố. Trên bờ tường còn dấu vết của đạn đại bác khi Pháp tấn công.
    Cột cờ thành Hà Nội xây năm 1812 hiện nằm trên đường Ðiện Biên Phủ, cao 40m gồm ba nền thềm rộng và tháp cổ hình lăng trụ, bên trong có cầu thang xoắn ốc dẫn lên kỳ đài. Trong thành cổ chỉ còn dấu tích của các nền cung điện.
    ở phía nam thành cổ Hà Nội, còn lưu lại một phần kiến trúc của trường đại học đầu tiên ở Việt Nam: Văn Miếu-Quốc Tử Giám, cũng được khởi dựng vào đầu thế kỷ 11 dưới thời nhà Lý. Khuê Văn Các là một cổng đẹp và độc đáo về kiến trúc. Người Hà Nội thường lấy hình ảnh của Chùa Một Cột, Tháp Rùa, Khuê Văn Các, Cột cờ làm biểu tượng của thành phố thủ đô ngàn năm văn hiến.


    Click the picture to know who I am
    Lucky Luke
  3. luckyluke42c1

    luckyluke42c1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    3.814
    Đã được thích:
    0
    KHU THÀNH CỔ
    Nằm ở khoảng giữa của Hồ Tây và Hồ Hoàn Kiếm là khu thành cổ Hà Nội. Thành Hà Nội cổ được xây dựng từ thế kỷ 11, đã nhiều lần bị phá huỷ, xây lại rồi bị tàn phá. Lần tàn phá cuối cùng là khi quân Pháp tấn công Hà Nội vào cuối thế kỷ 19. Toàn bộ tường thành và các cung điện cổ đã bị phá huỷ chỉ còn lại một vài di tích. Trên phố Phan Ðình Phùng hiện nay còn cửa Bắc của thành xây bằng đá tảng và gạch xây rất kiên cố. Trên bờ tường còn dấu vết của đạn đại bác khi Pháp tấn công.
    Cột cờ thành Hà Nội xây năm 1812 hiện nằm trên đường Ðiện Biên Phủ, cao 40m gồm ba nền thềm rộng và tháp cổ hình lăng trụ, bên trong có cầu thang xoắn ốc dẫn lên kỳ đài. Trong thành cổ chỉ còn dấu tích của các nền cung điện.
    ở phía nam thành cổ Hà Nội, còn lưu lại một phần kiến trúc của trường đại học đầu tiên ở Việt Nam: Văn Miếu-Quốc Tử Giám, cũng được khởi dựng vào đầu thế kỷ 11 dưới thời nhà Lý. Khuê Văn Các là một cổng đẹp và độc đáo về kiến trúc. Người Hà Nội thường lấy hình ảnh của Chùa Một Cột, Tháp Rùa, Khuê Văn Các, Cột cờ làm biểu tượng của thành phố thủ đô ngàn năm văn hiến.


    Click the picture to know who I am
    Lucky Luke
  4. muathuHN01

    muathuHN01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2006
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Phong cách ẩm thực Hà Nội

    Hà Nội nổi tiếng về sành ăn, vì vậy, ca dao mới có câu: Bánh cuốn Thanh Trì, bánh gì (giầy) Quán Gánh - Bánh giầy làng Kẻ, bánh tẻ làng So - Bánh đúc làng Kẻ, bánh tẻ làng Diễn - Giò Chèm, nem Vẽ - Dưa La, cà Láng; Nem Báng, tương Bần; Nước mắm Vạn Vân, cá rô đầm Sét - Cháo Dương, tương Sủi - Tương Nhật Tảo, Đào Nhật Tân... Ngay từ thế kỷ XIX, dân gian đã có câu "Ăn Bắc, mặc Kinh" (Bắc ở đây là Bắc Ninh, còn Kinh là Hà Nội). Các món ăn địa phương đặc biệt này do các hàng rong ở các vùng ngoại vi chế biến và mang vào bán ở Hà Nội.
    Trong cuốn Hà Nội băm sáu phố phường (1942), nhà văn Thạch Lam đã đề cập bánh cuốn, bún riêu, bún bung, bún ốc, bún chả, cốm vòng, bánh tôm và nhất là phở bằng tất cả những cảm nhận đặc biệt về vị ngon của từng món ăn. Thạch Lam đã thốt lên hai câu thơ khi ngửi thấy mùi bún chả: "Ngàn năm bảo vật đất Thăng Long, Bún chả là đây có phải không ?" Đối với Thạch Lam, "Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon". Theo ông, phở ngon phải là phở "cổ điển", nấu bằng thịt bò,"nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt với hành tây đủ cả", "rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ". Vào thời những năm 1940, phở đã rất phổ biến ở Hà Nội: "Đó là thứ quà ăn suốt ngày của tất cả các hạng người, nhất là công chức và thợ thuyền. Người ta ăn phở sáng, ăn phở trưa và ăn phở tối". Ngày nay, phở được xem như là món ăn thuần túy Việt Nam, đúng hơn của Hà Nội hay miền Bắc (qua tên gọi phở Bắc).
    Thật ra, phở mơí có cách đây khoảng một thế kỷ: nó chưa được ghi trong tự điển của Huỳnh Tịnh Paulus Của (1895) và Genibrel (1898). Ngay cả cái tên "phở" cũng cũng chỉ là âm của chữ (phấn), đọc theo giọng Quảng Đông, trong tên của món ăn "ngưu nhục phấn" gồm thịt bò (ngưu nhục) và bánh phở (phấn). Từ đầu những năm 1940, bên cạnh phở bò còn có phở gà, nhưng theo Thạch Lam, "sự cải cách ấy hình như không được hoanh nghênh". Với cuộc di cư của đồng bào miền Bắc vào Nam sau Hiệp định Genève (1954), phở mới thực sự bắt đầu cuộc "Nam tiến", trở thành món ăn được ưa chuộng trong cả nước. Từ Nam chí Bắc, phần lớn các quán ăn hai bên đường thường mang bảng hiệu "cơm phở". Cũng phải nói thêm rằng, ở miền Nam và đặc biệt ở thành phố Hồ Chí Minh, món phở được biến đổi khá rõ nét: có thêm giá nhúng và các loại rau thơm như húng quế, mùi tàu..., nhưng lại thiếu hành hoa. Riêng ở Paris, một số hiệu còn chế ra món "phở đặc biệt", ngoài thịt tái và thịt chín, còn bỏ thêm vào bò viên, dạ lá sách.
    Trong cuốn Miếng ngon Hà Nội (viết trong khoảng từ 1952-1959), nhà văn Vũ Bằng đã không tiếc lời ca ngợi những món ăn như chả cá, tiết canh (lợn, vịt, chó...), thịt chó, bún thang, gỏi cá sống và rươi. Do sự đa dạng của cách nấu nướng cũng như của các loại gia vị được dùng (húng, lá mơ, giềng, sả, mẻ, mắm tôm...), các món thịt chó chừng mực nào đó được xem là biểu tượng của bếp núc miền Bắc, nhất là từ Đèo Ngang trở vào, thịt chó không mấy được ưa chuộng dù hơn 40 năm qua người miền Bắc vào lập nghiệp khá đông. Trước đây, món ăn chế biến bằng rươi (chả rươi, rươi hấp, rươi rang và nhất là mắm rươi) cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo ra nét nghệ thuật độc đáo của nghệ thuật ăn uống miền Bắc. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, rươi chỉ có nhiều ở các tỉnh duyên hải phía Bắc, từ Quảng Bình trở ra. Thế nhưng, hiện nay món rươi gần như biến mất ở Hà Nội.
    Từ năm 1954 đến cuối những năm 1980, mĩ vị pháp ở miền Bắc có phần suy thoái do hậu quả của chiến tranh, chính sách tập thể hoá. Khoảng mười năm trở lại đây, chính sách đổi mới đã nâng cao rõ rệt mức sống của nhân dân. Kết quả là cảnh quan ẩm thực của Việt Nam biến đổi nhiều. Ở Hà Nội và các thành phố lớn, bên cạnh món cơm "bình dân" chỉ bán những món ăn gia đình truyền thống như cá kho, đậu phụ rán, thịt lợn luộc... thì trong các nhà hàng sang trọng, thực khách thường yêu cầu những món ăn mang nét Trung Quốc như chim quay, cá chua ngọt, cua rang muối... thay vì các món ăn đặc biệt của Hà Nội xưa.

  5. muathuHN01

    muathuHN01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2006
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Cốm Làng Vòng

    Cứ mỗi đận heo may về, trăng trong gió mát, thần khí và tâm hồn con người ta bỗng nhẹ bẫng đi, hơi thở sâu hơn và cảm giác lâng lâng lạ lùng. Biết nói gì để đón chào mùa thu! Chỉ hiểu rõ một điều bức tranh thu Hà Nội sẽ hẫng hụt, trống vắng nếu thiếu đi một nhúm nếp xanh bọc trong lá sen quấn sợi rơm non. Ấy là món cốm đặc sản của Hà Nội đấy. Quanh ngoại thành bây giờ rất nhiều vùng có lúa nếp và có thể làm cốm nhưng vùng đất cốm nổi tiếng nhất từ trước đến nay chính gốc tại làng Vòng kia. Cách đây khoảng chục năm, làng Vòng vẫn còn ồn nhộn nhịp suốt mấy tháng vụ cốm, bây giờ tuy vãn lưu danh khắp xa gần nhưng hoạt động của làng chìm lỉm trong hệ thống giao thông đô thị ồn ào, sôi sục. Phần lớn diện tích làng đã bị thu hẹp lại và nở tung ra. Ngay trong làng Vòng vẫn dành vài vạt ruộng riêng thửa nếp nhưng không đủ nguyên liệu để làm cốm suốt cả mùa, các nhà thợ phải tìm đến các khu vực lân cận hoặc xa hơn thu gom lúa nếp non: Diễn, Mỗ, Canh, Mễ Trì, Đông Anh, Gia Lâm...mỗi nơi có thể cung cấp lượng nếp chế biến cốm khoảng một tuần cho nên phải xếp vùng lúa chín gối nhau lên lịch để thu hoạch đều đặn do kéo dài đến hết tháng chín âm lịch, khi gió mùa đông bắc chính thức mang mưa rét đến, lúc đó coi như mùa cốm chấm dứt. Cốm ngon hay kém chủ yếu phụ thuộc vào giống nếp. Tại mỗi mẻ cốm ra lò còn có cốm lá me, cốm rót, cốm mộc và cốm non thông thường. Cốm lá me là những mầm nếp mỏng dính như thể hoặc hơn lá me, bé tí bay ra trong khi đang sàng cốm sau đợt giã cuối. Loại cốm này số lượng bao giờ cũng ít và hiếm, nếu có chỉ dành cho gia chủ thưởng thức mà thôi. Loại ngon thứ nhì và nhiều hơn là cốm rót. Đây là những hạt nếp non sau khi giã đã tự vón vào với nhau thành từng hạt ngô, hạt đỗ. Mỗi mẻ chỉ được khoảng 2/10 khối lượng cốm rót, thậm chí ít hơn, đặc biệt đến cuối mùa thì càng hiếm. Nhưng cũng vì cái tiếng ngon lành nên nhiều người bán hàng làm giả cốm rót bằng cách pha nước vào cối giã cốm khiến cho nhiều hạt ướt sẽ quện vào nhau. Những ai sành cốm dễ dàng phát hiện đồ dỏm này bởi hạt cốm ngấm nước nở phình to, màu xanh nhợt nhạt, ăn bở bùng bục, nhai bã ra chứ không dai và ngọt. Cốm còn lại là trong cối giã là cốm đầu nia loại 1, loại 2 như ta vẫn thấy bán. Độ ngon ngọt thơm mềm và màu xanh tự nhiên của cốm phụ thuộc vào thời điểm đầu, giữa, cuối vụ. Đến cuối tháng, cốm mộc là nếp cuối mùa nên hạt to và cứng thường để rang thành cốm khô hay gia giảm, pha chế ăn tạm đợi mùa sau. Cốm mộc cũng phải có màu xanh của mạ già pha ánh vàng mới đúng nguyên chất, còn cốm đã bị hồ qua trông xanh tươi mát mắt nhưng chất lượng pha đắng chẳng còn vị cốm thật. Hiện tại, làng Vòng vẫn còn hai giống nếp ngon là nếp Nhe và Hoa vàng. Thời điểm nếp ngon nhất rơi vào quãng tháng chín âm lịch, lúc đó đã qua mùa trăng, mùa lễ, thực khách ít người biết để tìm vào làng mua cốm này. Những năm gần đây, cốm được bán gần như khắp chợ quanh năm vì người ta lấy cả gạo tẻ làm cốm, cũng đặt tên bóng bẩy là cốm tẻ. Cốm vòng ăn tươi thì ngon tuyệt còn mang đi xa cũng vẫn có thể đảm bảo mùi vị chất lượng trong vài ngày nếu như bọc kỹ bằng cả lá dáy và lá sen. Làng Vòng cũng đã chế biến thêm các loại cốm khô và bánh cốm phục vụ nhu cầu của khách hàng trong và ngoài Hà Nội. Riêng cốm tươi mua về ăn không hết, bạn có thể rang khô cùng cho những bữa tiệc mang hương vị riêng của cốm như: chè cốm, cốm xào, cốm đúc trứng. Giờ đã bắt đầu một mùa nếp mới, hương vị ngầy ngậy của cốm Vòng đang thoang thoảng ngọt ngào trong gió thu./.
    Hà Nội mới cuối tuần

  6. muathuHN01

    muathuHN01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2006
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Trung thu Hà Nội

    Ấy là lúc liễu hồ xanh mướt, khi chiếc đòn gánh cong cô bán cốm gọi thu về, khi đã qua những ngày phấp phỏng con lũ đỉnh sông Hồng đe doạ... ta nghe trong gió thu xào xạc một niềm sương mông lung mà hồn ta là mặt Hồ Tây, cứ gờn gợn hương sen cuối mùa đã ủ vào trà mê mẩn. Mùa thu. Trung thu sắp đến. Những chiếc đầu lân đang hoài thai, mơ ngủ, chỉ mới là nan tre nứa và một lần giấy bản sơ khai, chưa lộng lẫy để tung hoành đêm múa nhịp "cắc cắc tùng tùng" hào khí ThZng Long. Người Hà Nội có nỗi thiệt thòi: Không được tắm trZng ngần như sữa lạnh, như bạc nước long lanh. Phải chZng vì thế mà theo luật thừa trừ, có món bánh Trung thu ít nơi nào sánh kịp.
    Mâm cỗ đêm rằm đâu chỉ để Zn. Mâm cỗ này cho mắt ngắm, tai nghe, mũi ngửi. Ta thấy hồn trZng soi vào chiếc bánh nướng, bánh dẻo, nhìn thấy ánh mắt trẻ thơ tràn đầy trong những đồ chơi kỳ thú, từ ông tiến sĩ giấy mặt trắng ra vì học hành chục nZm đèn sách, từ ông phỗng ruột nhưng hiền từ, hình như ông đã cho tất cả cuộc đời tấm lòng nhân hậu của mình từ muôn kiếp, ta còn ngắm đàn cá con quây bên mẹ chép đung đưa, mà không gian cZn phòng là sóng nước vô hình tưởng tượng...
    Hàng Đường bao nZm, những con giống được sinh thành, từ nải chuối đến đôi hài chị Tấm, từ con nai nằm lơ mơ đến "cậu ông giời" sắp nhảy lên, đớp lấy trZng ngà... Mất rồi niềm vui được nâng lên trong nZm ngón tay hoa thứ đồ chơi bé bỏng, chỉ để ngắm mà không cần Zn nó. Ta cũng nghe cờ biển vua ban cho ông tiến sĩ bay phần phật trong đám rước vinh qui, lãng đãng bóng dáng võng nàng theo sau. Ta ngắm bánh trông trZng, tròn xoe, tràn ra cả đĩa, chiếc đĩa tây trắng muốt thứ sứ Giang Tây viền vàng, chiếc bánh phải cắt thành vài chục phần, mỗi miếng sẽ là một hình dẻ quạt khép hờ, và ta chợt nhớ cái đa tình của những thi sĩ họ Hồ Xuân:
    "... Mười bảy hay là mười tám đây
    Cho ta âu yếm chẳng rời tay..."
    Ta sẽ thấy trong khứu giác hương hoa bưởi trong nhân bánh, vỏ bánh và ta nghe cái sần sật của nhân hạt dưa, cái bùi ngậy của hạt vừng xát vỏ, của ngọt buốt rZng bí khẩu, của miếng gà xé đỏ hồng, dai dai, bùi bùi, đầm đậm, của lòng đỏ trứng muối như một thứ hổ phách hiếm hoi...
    Ta nghe thấy hương mùa thu trong đĩa ổi mỡ, ổi đào, trong màu chuối trứng cuốc còn vương vấn gió bãi sông Phú Thọ, trong màu đỏ lựng của trái hồng như ngọc, và lấp lánh lân tinh như vàng cốm trên miếng hồng Lạng giòn tan... Ta không có gì buồn phiền sao mũi cay cay, ồ, trái bưởi đầu mùa còn he he của tháng Ngâu lất phất... Mâm cỗ trông trZng đẫm trong ánh sáng, hay là trZng cũng ngan ngát phần mình vì được ngắm mâm cỗ, con người tặng bầu trời đêm như thế ? Đương nhiên, chẳng ai lại không phá cỗ. Chiếc bánh nướng, bánh dẻo được gõ nặn, được chí chát hình khuôn ở phố Hàng Đường, Hàng Buồm từ khi trZng thu còn thượng huyền lá lúa, bây giờ được con dao bài, thứ dao cau sắc ngọt, cắt ra làm sáu, làm tám, bánh tròn bánh vuông cũng thế, gói giấy bóng kính như khoanh giò hay đựng trong hộp in rồng, in tiên múa cũng thế. Cắt xong, lại trở về nguyên hình, như hoàn sinh, như tái tạo, vết cắt lờ mờ sợi tóc, nhón tay gỡ một miếng, nhâm nhi cùng chén trà sen nhẹ tênh mùa hạ nắng, ngan ngát đêm thu vườn quê hoa nhài... Cái ngọt và cái chát như âm dương tình tứ để đủ độ say, độ quyện, còn cứ mặc cho trẻ nhỏ ào ào vào những hoa quả, đã ngần trZng.
    Hơn nửa thế kỷ trước, Hà Nội vẫn có những phố gắn bó với Trung Thu. Hàng Đường làm bánh, Hàng Mã bán đèn, Hàng Thiếc chí chát sắt tây thành con thỏ, cái tàu thuỷ, Hàng Trống có trống ếch, tang bằng sắt, bằng gỗ kêu tong tong... Riêng Hàng Gai không bán, chỉ bày chơi.
    Nàng gái thướt tha, ngón búp ngà nà nuột, gia chánh truyền đời, tẽ quả bưởi thành con chó bông, con mèo mơ mộng, con gấu tinh nghịch, gọt quả đu đủ thành bông sen, bông hường, bông cúc... Cỗ bày ngoài cửa, trên hè, ai công tử, công tôn, học trò, áo gấm... Cứ ngắm cứ tần ngần bước đi, cứ tấm tắc rồi nhớn nhác tìm xem nàng tài hoa nấp sau khung cửa là ai, mái tóc thế nào, gót có son không... Lòng trai biết gửi mắt xanh vào đâu đây, trZng ơi, chỉ thấy những bé thơ áo vá được tha hồ chia cỗ tưng bừng không phân biệt hèn sang...
    Khu phố cổ, nhà chồng diêm lặng lẽ, đôi ba chỗ mới có nhà tầng kiểu mới, đêm nay tưng bừng "trống trận". Đó là đám múa lân. Cái đầu con sư tử sơ khai Hàng Mã hôm nào nay đã long lanh đôi mắt, sặc sỡ chòm sừng, cong vuốt hàng mi, lê thê bộ râu dài trắng cước (râu không bằng cước mà bằng tơ sợi dứa bà ngâm chuốt bao ngày)... Chú Tễu mặt tròn, cầm quạt. Anh "Tráng sĩ" múa côn, múa lửa, đầu đội khZn đen thêm cái sà mâu lấp lánh bằng sắt tây giả bạc, giả vàng.
    Con lân chào gia chủ ba lần theo ba hồi trống rộn. Nó múa mừng người, chúc làm Zn thịnh vượng, hay nó múa mừng trZng. Nó phập phồng cái đuôi như sóng lượn, cái đuôi đỏ, đuôi vàng mấy khổ vải mà không phải cái đuôi hình rồng như của mấy người Hoa Chợ Lớn.
    Giải thưởng là một gói bọc trong vóc đỏ, treo tít trên cao. Con lân rung râu, ngước mắt, nó múa, nó trèo, nó trượt... Nó phải lên được ban công, lên được cửa sổ tầng hai, tầng ba bằng vai người. Cái thang người mới chung chiêng, lảo đảo thót tim làm sao. Nó phải thắng. Múa lân thường là dân "anh chị", bến xe hay bến sông, lò mổ. Trung thu tập hợp mà chơi, cũng là người bảo vệ ngầm cho chủ nhà treo giải. Phần thưởng con lân giật được, sẽ thành bữa rượu đêm trZng sóng sánh những bát tràn đầy, trZng toé cái say vào cuộc sống những con người bạt mạng, trZng cũng êm ả cho gia đình đặt giải, quanh nZm làm Zn buôn bán, đã có vệ sĩ của mình.
    Cũng còn những đám múa lân trẻ nhỏ, chiếc trống ếch, cái đầu sư tử giấy bồi, vòng quanh mấy phố, được xu nào hay chẳng có cũng vẫn là vui, cái vui trong nhịp chân, trong ánh nến, trong tiếng cười, trong thứ trZng pha vào ánh đèn vàng vọt phố còm, trước khi phá cỗ.
    Nhà ai có bà cụ cao niên, theo tục cũ, có nồi ốc luộc. Thứ ốc Hồ Tây, VZn Điển, thơm mùi lá chanh, lá bưởi mua ở bà hàng lá ngoài cửa chợ Đồng Xuân, chợ Hôm, chợ Bưởi... Con ốc tháng Tám béo ngậy, béo như cá chép, con cá trong tranh "Lý Ngư vọng nguyệt". Đây là món nằm ngoài mâm cỗ, bởi cỗ trông trZng không thể có thứ nước mắm gừng cay nhẹ và ớt sừng trâu đỏ thắm cay tê... suỵt soạp, lóc xóc, suýt soa... những con ốc nhồi, ốc đá đã ngâm nước gạo hai, ba ngày, thoáng chút, chỉ còn rổ vỏ giữa một vòng người hả hê, vui vẻ...
    Trung thu Hà Nội, trZng có một chút bẽ bàng. Sân thượng không nhiều, đồng xanh chẳng có. TrZng đâu soi tỏ được những cZn nhà tựa vai nhau... Nhưng mâm cỗ trông trZng của Hà thành mấy thuở bao giờ cũng linh đình hơn hẳn nhiều nơi.
    NZm 1946, Trung thu độc lập đầu tiên, tuổi thơ Hà Nội được hưởng một trận phá cỗ tưng bừng chưa hề có và hình như đến nay cũng chưa hề lặp lại. Quanh Hồ Gươm, cỗ bày la liệt. Một cuộc vui phá cỗ không phân biệt con nhà buôn lớn, con ông Phán, ông Thông hay dân trèo me, trèo sấu, cù bất cù bơ... Các chị thanh nữ áo dài bày cỗ cho các em. Các anh tự vệ cũng tham gia cuộc vui (nay gọi là anh phụ trách).
    Mùa thu Hà Nội đã thành nỗi nhớ se lòng bao bước chân xa. Trung thu Hà Nội càng thức dậy khi nay nhiều đám rước đèn, phá cỗ, từ Cung Thiếu nhi thành phố đến trụ sở phường, từ ngoại ô đến nội thành. Chỉ tiếc nhiều gia đình lại thích chuộng những thứ đồ chơi bạo lực, gươm súng, dao búa cùng là những mặt nạ kinh dị... Biết đâu, trZng thu kia cũng phải mủi lòng, xấu hổ và lo âu khi cái lành cái tốt trong hồn trẻ thơ bị xâm phạm...
    Mùa thu thì thầm lại về. TrZng thu lại ngời như muôn thuở. Hà Nội mình lại bày cỗ ngắm trZng... Tiếng trống rước đã rộn ràng.
    Nhà vZn BZng Sơn

  7. MAGICSTAR

    MAGICSTAR Public HN Moderator

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    2.394
    Đã được thích:
    23
    muathuHN01
    --------------------------------------------------------------------------
    Quà đêm Hà Nội
    Thời nay, quà đêm Hà Nội không chỉ co cụm ở các phố trung tâm, bên bờ Hồ Gươm như mấy chục năm trước kia. Cũng không phải từ khi có phố ẩm thực, mới có hàng quà đêm ở đó, mà Hà Nội đã "tự thân vận động? để làm vừa lòng bao thực khách, cần thưởng thức những bữa quà đêm đầy hứng thú.
    Người thợ tan ca đứng máy, chị lao công sau khi đã làm cho mặt đường quang quẻ, không còn lá rơi, rác bẩn. Các nghệ sĩ vừa toát mồ hôi trên sàn diễn và cả những người vừa thưởng thức món ăn tinh thần do các nghệ sĩ sáng tạo. Những người khách ở tỉnh xa về Hà Nội thăm thú, được người thân dẫn đi dạo phố đêm. Và đông nhất là tầng lớp trẻ tuổi, đó là thanh niên sinh viên cũng không thể thiếu thực khách đang tuổi ?ovừa trẻ con vừa người lớn?.
    Các con phố dưới ánh đèn đêm, dẫu sáng trắng màu thuỷ ngân cao áp, hay đỏ hồng rực rỡ đã làm cho buổi thưởng thức quà đêm thêm ấm cúng. Bên cạnh tiếng rao "bánh mì, bánh dầy, bánh giò" rong ruổi là hàng ngàn quán quà đêm. Từ trên các ngõ phố kéo dài ra các phường ven ngoại, nơi có các cửa ô, có chợ Mơ, chợ Bưởi, chợ Cầu Giấy sầm uất suốt ngày.
    Lâu lâu lại thấy xuất hiện một phố có mòn quà đêm mới tụ tập. Vài người bán đắt hàng, mấy người khác cùng dọn đến, dân sở tại kêu, đài báo nhắc nhở, dẹp đi một dạo rồi lại tụ họp. Nào món mực nướng thơm lừng, với chén cay đưa đẩy. Có ai ăn no được vài sợi mực nướng chấm tương ớt? Thú thì ăn. Vừa tợp rượu, vừa nhai nhanh nhách, vừa nói chuyện tào lao. Vài đôi tình nhân ngồi ghế đá tâm sự chưa hết chuyện, kéo nhau đến hàng mực nướng, ngồi xổm mà xé mực cho nhau, cùng nhai, cũng thú lắm. Rồi món nem cuốn, chân gà, cánh gà tẩm đủ thứ mật ong thuốc bắc để nướng cũng vậy.
    Quà đêm Hà Nội phần lớn là món ăn nóng, càng nóng càng ngon, toát mồ hôi sau khi ăn vẫn chấp nhận vui vẻ. Phở đêm trong các quán, các nhà hàng là chuyện "xưa rồi". Nay tuy nhiều hàng phở đêm nhưng chỉ dành cho những người thích "chắc dạ", vừa qua buổi lao động cật lực. Nhưng chẳng mấy ai ăn phở đêm lại gọi thêm một hai quả trứng chần, bởi dư thừa chất sẽ ấm ách không ngủ được. Các món ăn ban ngày có vị chua, thì ban đêm cũng vẫn nhiều như bún bung, bún ốc, bún riêu. Nhiều món ăn đêm nóng bỏng lưỡi vẫn đắt hàng như quẩy nóng, bánh gối đang sôi sục trong chảo dầu, với thứ nước chấm chua chua ngọt ngọt cùng với đĩa dưa góp hấp dẫn. Món chè cháo cho nhẹ dạ cũng làm cho quà đêm thêm phong phú. Thôi thì đủ loại cháo, cháo gà, cháo tiết, cháo hoa, nhưng chẳng mấy ai ăn cháo lòng lúc gần nửa đêm. Chè đậu đãi, đậu xanh, chè bưởi, thập cẩm ngũ vị đủ cả. Có món chè cô hàng xúc đến hơn mười loại thực phẩm vào cốc, chẳng biết gọi là chè gì nữa, trân châu có, hạt sen có, lại dừa, lạc, đậu... người sành ăn kháo nhau ở phố Trần Hưng Đạo có món chè ấy ngon nhất.
    Bánh trôi Tàu muốn thưởng thức phải kéo tới phố Hàng Giầy, đó là cửa hàng của vợ chồng một nghệ sĩ hài. Quán mở cửa bán cả ngày nhưng tới đêm thì đông khách hơn. Nhưng Hà Nội cũng có tới mấy chục quán bánh trôi Tàu như thế, tiện đâu ăn cũng được, miễn sao vị bánh vừa béo vừa bùi, chè lại nồng thơm vị gừng cay cay mới thú.
    Bốn mùa xuân hạ thu đông đều có quà đêm. Trời nắng nóng thì đi ăn quà đêm là để thư giãn, đón nhận vài ngọn gió mát ven hồ, dọc phố. Ngày đông giá rét, ngồi thu lu dưới mái hiên rộng, nhẩn nha bắp ngô nướng vừa nóng vừa thơm. Mùa thu gió hây hây ăn quà đêm vào quãng 9, 10 giờ tối là thú nhất, lúc ấy trăng đã lên cao, nơi ánh đèn không chiếu tới, mà được ngắm trăng lơ lửng, với ánh đèn dầu tù mù để khêu ốc thì thú hơn là đèn neon ắc quy. Người đời thường có ác cảm với ánh sáng nhập nhoạng, nhưng ngồi thu lu ăn uống kiểu dân dã mờ mờ tỏ tỏ lại có cái thích thú riêng. Cũng chẳng ai phải xấu hổ khi ăn, nhưng thực khách ăn uống bỗ bã lại có nét độc đáo khác lạ, không những dân ta mà cả tây ba lô cũng xì xà xì xồ khoái lắm.
    Quà đêm Hà Nội từ lâu đã thành nét văn hoá ẩm thực, gắn liền với cuộc sống của dân đô thành. Có lúc thăng lúc trầm, nhưng nay thì nở rộ bao quán quà đêm, gánh quà đêm, với đủ các món ăn vừa dân dã truyền thống, vừa có món mới du nhập, cải tiến. Chợt nghĩ nếu thành phố ta thiếu vắng hàng quà đêm, thì có còn là Hà Nội không nhỉ?./.
    Gửi lúc 20:47, 10/02/06
  8. thao_dan_new

    thao_dan_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    338
    Đã được thích:
    0
    Nếu nói về quà thì Thạch Lam viết nhiều bài rất hay vè quà HÀ nội, nếu tiện có dịp nào tôi se viét lại cho anh em thưởng lãm
  9. Ikebana_bk

    Ikebana_bk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2004
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Người Hà Nội viết về Hà Nội
    Băng Sơn
    Chữ "hàng" gợi cảm
    Hà Nội ba mươi sáu phố phường, mỗi phố là một phường hay mỗi phường là một phố? Không hẳn thế. Bởi mỗi nghề còn giữ lại trên tên phố Hà Nội nay đã qua bao thay đổi, còn đến hơn sáu mươi phố bắt đầu bằng chữ Hàng như Hàng Đào, Hàng Tre, Hàng Sắt, Hàng Mành, Hàng Bún, Hàng Bè... trong hơn ba trăm sáu mươi phố của Hà Nội hiện nay. Hà Nội lớn lên không ngừng. Gương mặt từng phố ngày mỗi đổi thay và hẳn trong lòng nó, trong lòng mỗi phố, trong lòng mỗi căn nhà và mỗi con người Hà Nội. Cuộc đời là một dòng sông chảy đi bất tận, mang lớp lớp phù sa mới bồi đắp vào cuộc đời mình. Có những phố nguyên có chữ Hàng nhưng đã được mang tên mới như Hàng Cỏ (Trần Hưng Đạo), Hàng Đẫy (Nguyễn Thái Học), Hàng Giò (Bà Triệu phía trên), Hàng Lọng (Đường Nam Bộ rồi Lê Duẩn), Hàng Nâu (Trần Nhật Duật), Hàng Kèn, (Quang Trung), Hàng Bột (Tôn Đức Thắng) v.v...
    Trong ký ức của những người Hà Nội, một căn nhà, một góc phố, một gốc cây, có khi chỉ là một âm thanh, một làn hương, một màu sắc... cũng hiện lên bao hình ảnh thân yêu, gợi cảm. Đương nhiên cái mới phải sinh ra, phải vươn lên, cái cũ phải nhường chỗ. Măng thay tre. Con sông tiếp nhận những dòng suối. Nhưng cây măng chớ quên bụi tre đã ôm ấp che chở mình. Dòng sông hình thành sao được nếu không có những con suối cần cù năm tháng trong rừng sâu im vắng? Người Hà Nội hôm nay đi quanh Hồ Gươm, đi vòng Hồ Tây, đi thuyền trên hồ Thống Nhất, thả hồn trên đường Thanh Niên có hoa phượng hoa ban tím (còn gọi là cây móng bò), vào bảo tàng Hồ Chí Minh, ngắm vườn hồng đường Bắc Sơn, ra Điện Biên nhìn lại Cột Cờ cổ kính, vòng về chợ Đồng Xuân, rẽ ra bờ sông Cái có cầu Chương Dương, bước lên con đê xanh... có bao giờ quên được những tên phố thân thương, gợi nhớ cả một thời xa xưa oanh liệt và trữ tình. Hà Nội có những nghề cổ truyền, có đám, có phường, có những món ăn thanh lịch, những cảnh trí thơ mộng và cả những niềm vui mộc mạc giản dị của một vùng quê Bắc Bộ. Hàng Bài không còn là bài lá, tam cúc, tổ tôm có những cây xe hồng, tịnh vàng xuất hiện trên ổ rơm những ngày tết ấm cúng trong bao gia đình, những cây bát sách, cửu vạn mà câu ca dao đã phải thốt lên: "Làm trai biết đánh tổ tôm, uống trà mạn hảo, xem nôm Thúy Kiều" là ba cái thú, ba sự lịch lãm một thời; những quân bài đã thành kỷ niệm in trong ký ức bao thế hệ. Nay ở đây có trường Trưng Vương, nhà triển lãm, hiệu bán sách khoa học, bán băng nhạc, có cửa hàng bách hóa lớn nhất Thủ đô. Hàng Bạc không còn những cô gái kiêu kỳ kiểu công chúa cấm cung, ăn cái giá đỗ cũng phải ngắt làm đôi, cái phố từng sản xuất những vòng, xuyến, kiềng vàng cho lớp giàu sang, sản xuất những đôi khuyên vàng và tích bạc cho cô dâu về nhà chồng, cho những vùng xa về kinh kỳ kẻ chợ sắm cưới; chỉ còn rạp Tố Như cũ (rạp Chuông Vàng-Văn Lang) nơi sinh ra Trung đoàn Thủ đô bất tử trong những ngày kháng chiến oanh liệt của Liên khu Một năm 1946.
    Nhà cô Bé Tý đã thay đổi hoàn toàn, không còn ai nhớ đến nữa, đình Hàng Bạc cũng hoang tàn, những người thợ bạc Châu Khê (Cẩm Bình Hải Hưng) có đình thờ riêng, nay lang bạt đi đâu, hiệu thuốc cam có Con Hươu, còn đấy, nhưng em bé nào còn ăn thứ thuốc cam ấy (có đến bốn năm hiệu cùng có Con Hươu, cũng hơi phiền). Hàng Chuối từng có những bãi chuối bạt ngàn để chăn đàn voi cho nhà vua phủ chúa, nay là một phố dài cây xanh rợp bóng, những biệt thự yên lặng như vầng trán trầm tư trong tịch mịch. Cái màu xanh đất bãi ấy mất đi chăng? Không, nó lại hồi sinh trong màu lá hai bên đường cây, để xuân về, óng ả, tơ non, tạo ra cái mái nhà xanh của thủ đô rất Hà Nội. Trụ sở Hội Phụ nữ lúc nào cũng có bóng cây dịu mát, cái dịu mát của cây hay của người phụ nữ Việt Nam? Bàn tay nào khéo léo, tâm hồn nào giàu rung động, để đã từ một ống tre, một quả bầu khô, một miếng da rắn... tạo ra cây nhị cây hồ nhất là cây đàn bầu bất hủ. Hàng Đàn hẳn một thời náo nhiệt những giai nhân tài tử, nghệ sĩ đến so dây, nắn phím. Những trái tim ấy đã ra đi nhưng tài hoa còn lại với đất nước nghìn năm văn vật. Hẳn họ cũng đã quá bước tạt sang Hàng Quạt bên cạnh để thửa cái quạt thước, chiếc quạt tím trang kim, chiếc quạt gỗ đàn hương thoảng gió thơm, chiếc quạt gỗ trầm ngào ngạt, khiến yêu cái quạt yêu cả người cầm quạt, nói như nữ sĩ Xuân Hương: "Mười bẩy hay là mười tám đây Cho ta yêu dấu chẳng rời tay...
    ... Yêu đêm chưa phỉ lại yêu ngày..." Quạt tạo ra gió mát, quạt còn che nửa mặt hoa cho khỏi rám má hồng trưa nắng, làm duyên cho tao nhân... Hàng Nón sao lại không từng tặng liền anh liền chị đất Kinh Bắc những chiếc nón thúng quai thao để: "Yêu nhau gửi nón cho nhau Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay..." Những chiếc nón ấy đã ở lại mãi mãi với câu ca say đắm lòng người, trường tồn với dân tộc tài hoa và tha thiết. Hàng Khay có những người thợ khảm trứ danh. Từ mảnh gỗ đơn sơ, từ chiếc vỏ con trai chẳng giá trị gì, họ đã tạo ra những tác phẩm thực sự, óng ánh, bảy sắc cầu vồng; những đường nét, phong cảnh, tưởng như đang hiển hiện trước mắt mà ta đang bước vào đó trên đoạn đường ta đang đi dạo. Bến sông Nhị Hà xưa còn ăn sâu vào đất liền hơn bây giờ nhiều. Từ rừng núi, theo những con ngựa thồ, những chiếc xe thô sơ và cả những con thuyền lớn... những củ nâu xù xì nhưng bền bỉ sắc màu dân dã quê hương đã về đây để nhuộm cho mẹ cho chị những tấm áo che một nắng mấy sương. Dọc Hàng Nâu xuống Hàng Chĩnh, Hàng Mắm, Hàng Muối, Hàng Tre. Nước Mắm Nghệ, muối chợ Cồn Văn Lý, ang chĩnh Thổ Hà, tre vầu rừng Bắc... đã theo những mảnh buồm, những bè nổi lênh đênh về với kinh kỳ. ôi những con thuyền đã rong ruổi bao dặm trường sóng nước, neo vào bến Cầu Đất, gửi cho Hà Nội những món quà bền chắc, nồng mặn đậm đà, để mà nhớ nhau mãi mãi như câu ca dao: "Gừng cay muối mặn xin đừng..."
    (còn tiếp..........)
  10. MAGICSTAR

    MAGICSTAR Public HN Moderator

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    2.394
    Đã được thích:
    23
    Ikebana_bk
    --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    8/3 sắp đến. Mình post bài này tặng tất cả những người con gái Hà Nội như một món quà thay cho những lời chúc tốt đẹp nhất!
    HÀ NỘI - CON GÁI!
    Chu Lai
    Tôi có cả thời tuổi trẻ chiến đấu ở miền Nam, tự coi là quê hương thứ hai của mình. Nhưng Hà Nội vẫn là nơi tôi sinh ra và là nơi tôi nằm xuống, Hà Nội xôn xao 4 mùa.
    Hà Nội lạnh thì lạnh ghê gớm, Hà Nội nóng thì nóng không chịu nổi. Phải chăng, vì thế... mà cái man mác của gió thu, cái se lạnh nồng nàn của mùa xuân thấy quý giá nhường nào.
    Niềm tự hào của Hà Nội, chính là cây xanh và con gái. Cây xanh thì khắc trồng khắc lên, vẻ đẹp tự nhiên mà có như thế núi, thế sông vĩnh hằng. Còn con gái! Lạ thế! cuộc sống càng khó khăn, hiểm nghèo thì vẻ đẹp con gái càng rạng rỡ như chống lại, thách thức hoàn cảnh.
    Con gái giữa đời thường đã đẹp. Con gái trong chiến tranh càng đẹp. Đẹp mỏng manh, đẹp siêu thoát, đẹp tội tình giữa lằn gianh cái sống và cái chết. Như vẻ đẹp suốt đời không quên được của những cô du kích, giao liên thấp thoáng đi trong rừng chiến khu D năm xưa.
    Đau đáu nhất là giọng nói con gái Hà Nội. Thật chuẩn, thật nhẹ, thoáng chút giận hờn, thoáng chút tinh nghịch, thoáng chút nhõng nhẽo như chưa lớn, như vừa mới lớn, như chưa yêu lại như vừa được yêu, ngọt lịm, tinh khiết, như hát ru, như gió thổi vi vu ở nơi đầu lưỡi... Tiếng gió làm duyên cả những câu khó nói, những điều khó thốt thành lời.
    Tiếng con gái là tiếng động thảng thốt của tình yêu. Khi yêu, người ta có thể nói bằng mắt, có thể nói bằng miệng. Con gái Hà Nội biết nói bằng cả hai thứ một lúc. Nói vi vu, nhìn lúng liếng, bổ sung, hỗ trợ, đắn đo, ào ạt, sức nào chịu nổi!
    Tiếng con gái Hà Nội biến thiên chút chút theo dòng đời. Thời chiến tranh, là tiếng gió nhẫn nại pha chút ngậm ngùi, ly biệt. Thời bao cấp, ảm đạm, tiếng nói kia vẫn là tiếng gió nhưng có chiều chẳng còn ru êm như trước. Thời thị trường ngang ngửa, gam màu lại xen vào cả những thanh âm nghiệt ngã, rít rầm. Và cuộc sống hôm nay đang khá dần lên, tiếng nói kia cũng dần dà tìm lại được hơi gió vi vu trong từng âm tiết của mình.
    Đang đi giữa nắng nôi, cát bụi, chợt thoáng nghe một tiếng nói thanh nữ đâu đây, lòng dạ bỗng dịu mát nhue vừa được ai đó cho uống một gáo nước mưa ngọt lạnh.
    Hè về, trời xanh, lá xanh, gió xanh, nắng xanh, tiếng nói con gái Hà Nội cũng xanh. Xanh như thể không xanh hơn được nữa!
    Xin cảm ơn cuộc đời! Xin cảm ơn tiếng gió thổi trên bờ môi con gái Hà Nội, làm vơi nhẹ đi thật nhiều những nhức nhối, trở trăn trong cuộc đời vật vã, mưu sinh và tràn đầy khát vọng.
    ...
    Chiều muộn, hai đứa chầm chậm đi trên triền đê. Gió sông Hồng. Cánh buồm trôi khẽ. Em nói trong gió thổi: "Anh đứng trên này, em xuống dưới kia, em... em đi... "ấy" một cái". Lúc ấy, tôi bỗng trở thành hiệp sỹ, đứng hiên ngang trong chiều ***g lộng để bảo vệ cái đẹp đang "ấy" ở dưới kia. Cái tiếng "ấy" sao ngượng nghịu, e ấp và rất đỗi tin cậy đó đã theo tôi đi khắp chiến trường, đã nâng đỡ tôi khỏi gục ngã trước kẻ thù, trước hoàn cảnh ngặt nghèo tưởng chừng không chịu nổi.
    ....
    Trong gió bụi, mưa bay: "Em vẫn yêu anh... yêu cả những khuyết tật của anh nhưng em không thể sống với anh được. Em đi đây. Chỉ mong anh tin rằng xung quanh anh vẫn còn rất nhiều những người tốt. Cuộc đời này chưa đến nỗi bỏ đi đâu". Bây giờ mới là tiếng gió thổi biệt ly. Tiếng gió vi vu. Tiếng gió buồn buồn. Vui cũng buồn buồn. Yêu cũng buồn buồn. Giận hờn cũng buồn buồn. Chia ly càng buồn buồn tha thiết hơn.
    Cả đời tôi, tôi sẽ yêu cái nét buồn trong giọng điệu con gái Hà Nội. Đó là cái duyên thầm làm thẳm sâu thêm cái ý nghĩa tồn tại trong cuộc đời vừa ngọt ngào, vừa gió bụi này. Như que kem mùa hạ, như hương cốm đầu thu cứ nhẹ bay... nhẹ bay vào thành phố!
    I walk slow but I never come back
    Gửi lúc 13:06, 07/03/06

Chia sẻ trang này