1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

HÀ NỘI TRONG MẮT AI ( hay các nhà văn đã viết gì về Hà Nội )

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi thao_dan_new, 04/08/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thao_dan_new

    thao_dan_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    338
    Đã được thích:
    0
    Ôi mấy hôm nay cái máy ở cửa hàng gần nhà nó bị hỏng hay sao mà chỉ vào được trang chủ của TTVN ,liền một tuần như vậy làm mình không dưa được bài nào lên cả. Đến khi ra hàng khác mới vào dược. Xin gửi đến các bạn bài viết về một món ăn tưởng như đơn giản nhưng lại rất ........ Đó là
    Ðậu phụ Kẻ Mơ
    Bây giờ, ở bất cứ ngôi chợ lớn nhỏ nào của Hà Nội, người ta cũng dễ dàng bắt gặp dăm bẩy, thậm chí hàng chục hàng đậu phụ bầy bán rất nhiều loại đậu hình dáng khác nhau, do được đem đến từ nhiều lò đậu ở khắp nội ngoại thành. Vậy nhưng mà cô Ba, một người bán đậu lâu năm ở ngay cửa chợ Mơ trên phố Bạch Mai cho biết : "Trong tất cả loại đậu em bán thì loại đậu Mơ là đắt hàng nhất vì đậu Mơ là đậu truyền thống của Hà Nội từ xưa, ăn nó ngậy và thơm hơn các loại đậu khác.
    Còn bà Ngọc, một người bán đậu phụ đắt hàng vào loại nhất ở chợ Hôm cũng kể chuyện: "Tôi bán nhiều loại đậu: đậu Kẻ, đậu Cót, đậu Mơ. Nhưng khách có vẻ thích đậu Mơ nhất, vì cái đậu mềm hơn và rán dễ phồng nở hơn, lại có cả hàng chiều, nên được khách".
    Như là tên gọi, nơi xuất xứ của đậu Mơ là ở một trong năm làng cổ làng Mơ Ðậu, thuộc vùng đất Kẻ Mơ rộng lớn nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long xưa. Kẻ Mơ không chỉ nổi tiếng là một vùng di tích danh thắng cổ kính với đền thờ tướng Nguyễn Tam Trinh từ thời Hai Bà Trưng, đền thờ tướng Trần Khát Trân đời nhà Trần, nghè Mai Ðộng, chùa Nga My, chùa Hưng Ký... Mà còn là một vùng nghề truyền thống với những sản phẩm có một không hai được truyền tụng lâu đời trong dân gian. Nào là rượu nếp Hồng Mai, xôi lúa Tương Mai, rau cải Hoàng Mai, bê thui Mai Ðộng...
    Ðậu Mơ cũng vậy, vốn là một trong những đặc sản nổi danh trong nền văn hoá ẩm thực đất Kinh kỳ, kẻ chợ. Theo các cụ già ở làng Mơ Táo, mơ Ðậu bên bờ sông Kim Ngưu, thuỷ thổ của đậu Mơ, thì nghề làm đậu phụ, chính là do tướng quân Nguyễn Tam Chinh (có tài liệu lại ghi là Triệu Tam Trinh, văn bia ở đình làng cũng ghi ngài họ Triệu) vốn người quê gốc ở vùng này. Ngài truyền nghề cho dân làng từ thời Hai Bà Trưng xưng Vương, tức là từ những năm đầu của thiên niên kỷ thứ nhất, cách đây như thế cũng gần hai nghìn năm.
    Cùng với tục đấu vật Mai Ðộng nức tiếng gần xa, ở đất làng Mơ bây giờ, cũng có gần trăm nhà giữ nghề làm đậu phụ cha truyền con nối từ đời này qua đời khác. Phần lớn người làm đậu thuộc họ Triệu, dòng họ lớn nhất trong làng.
    Muốn duy trì một lò đậu thường phải có từ 5 đến 7 nhân công, thường là con cái anh em trong một nhà. Những người thợ làm đậu có tuổi nghề sáu bẩy mươi năm trong làng, cũng còn tới mươi lăm người chứ không ít. Và hầu hết họ là phụ nữ. Cụ bà Triệu Thị Gấm, răng đen, áo cánh nâu, khăn vấn, vừa cùng mấy đứa cháu nhỏ chọn đậu trong chiếc thúng cái vừa nhẩn nha cho biết: "Tôi làm đậu từ thuở bé, cha mẹ tôi đi chợ thì tôi ở nhà xay đậu vỡ. Khi tôi mười lăm thì đã biết đi chợ bán đậu. Nghề làm đậu của làng tôi do cụ tổ Tam Chinh truyền lại cho cụ kỵ, ông cha chúng tôi, rồi truyền lại cho chúng tôi, rồi con cháu chúng tôi vẫn làm vì là nghề truyền thống, tuy rằng cũng vất vả lắm, thức khuya dậy sớm suốt một đời".
    Từ xa xưa trong bữa ăn hàng ngày của người Hà Nội, đậu phụ được kể như một loại thực phẩm chính sánh ngang với thịt, cá, rau, mắm...Ðậu phụ là sản phẩm chế biến từ hạt đậu nành hay còn gọi là đậu tương một loại cây màu được trồng lâu đời ở nước ta.
    Tuy nhiên đậu nành có nhiều loại,và người Kẻ Mơ khi làm hàng bao giờ cũng chọn loại đậu tốt nhất hạng và phải kỳ công ngồi loại bỏ những hạt xấu, hạt lỏi. Hạt đậu già dặn, đều đặn, khô nỏ, và nói theo lối nói của người trong nghề, hạt đậu phải mang sắc đỏ tựa hạt cây duối ngô vẫn thường mọc ven hàng rào, mới là loại đậu tốt. Hạt đậu tốt khi làm vừa dôi tay lại vừa ngon đậu.
    Bà Triệu Thị Ðức, người trạc tuổi ngoại 50, áo cánh phin nõn hoa, tóc búi một búi nặng sau gáy, vừa sàng xong một mẻ đậu hạt. Những hạt đậu vàng ngà, đều tăm tắp như thể đếm trăm được. Gia đình bà là một trong số các gia đình làm đậu quy mô vào cỡ kha khá trong làng. Bà Ðức không giấu bí quyết: "Mình muốn đậu ngon thì phải chọn đậu hạt tươi, đẹp, đỏ, đến lúc vo thì phải vo kỹ, ngâm thì phải chín tới, xay đến đâu thì phải lọc đến đấy, đậu mới thật tươi mới".
    Có người còn kể, cách làm cổ sơ của các cụ là trước tiên phải xay đậu vỡ thành mảnh, rồi ngâm đãi bỏ vỏ đậu trước khi đem xay bột. Như thế thì sẽ được bìa đậu mịn mướt, ngọt mềm và không mang chút vị chan chát nào, như lối xay đậu cả vỏ ào ào hiện nay.
    Ngày xưa nghèo khó, cả làng Mơ thuần xay đậu bằng cối đá xay tay, công việc thật nặng nhọc. Vài chục năm nay, mới đổi dần sang cối điện. Người Kẻ Mơ từ khâu xay đậu cũng đã cẩn thận hơn so với người cùng nghề ở các vùng khác. Cối đá dăm đục thật nhỏ, nước cho chảy đều, đậu xay mịn nhuyễn như sữa đặc, trắng tươi màu ngà voi. Song khâu lọc đậu mới là kỳ công hơn người. Phải là người trai tráng mạnh khoẻ mới đương nổi công việc này.
    Anh Nguyễn Trường Giang, thợ lọc bột chuyên nghệ đang gồng mình vắt túi vải thô lọc bột nước nặng trĩu cho cạn kiệt, mặt đỏ gay. Ðổ xong lượt bã đậu, anh dừng tay quệt ngang lớp mồ hôi trên trán và thủng thẳng kể: "Mình hoà bột vừa đủ nước, lọc kỹ hai ba lần, lọc lần thứ nhất cho sang chậu khác. Lọc lần thứ hai lấy cái tinh bột, nếu lọc không kỹ để dây một ít bã vào nước bột, sẽ làm cứng bìa đậu. Càng lọc kỹ, đậu càng ngon".
    Thế rồi đun đậu, hãm nước chua cho đậu lên men thành "hoa đậu", gói đậu, ép đậu, luộc đậu, ngâm đậu... thảy những khâu kỹ thuật ấy đều đòi hỏi sự khéo léo, cẩn trọng. Nhưng không phải bất cứ ai trong làng đậu cũng có thể thành thục được tất thảy các loại công việc. Bà Triệu Thị Ðức cho biết thêm về kỹ thuật đun đậu: "Ðun đậu phải to lửa không để nhỏ lửa, nhỏ lửa thì đậu bùng bọt, đóng váng không gói được phải bỏ".
    Chị Nguyễn Thị Thoa, một thợ làm đậu trẻ trong làng thì bây giờ, khi đã ngoài 30 tuổi thì vẫn coi như người đang học nghề: "Các cụ dạy nghề đến đâu thì làm đến đấy. Muốn làm đậu ngon thì cốt do người pha nước đậu, pha đủ độ chua thì đậu ngon". Bà Triệu Thị Tuyên, tuổi ngoại lục tuần đã có thâm niên trên nửa thế kỷ làm đậu, rất giàu kinh nghiệm pha nước chua hãm đậu, đã phổ biến: "Một gáo nước đậu cho vào với một chén "nước chua giống", (tức là nước đậu để dành lại từ hôm trước làm men), hai đằng trộn vào nhau thì sẽ được đậu dẻo, không rắn, không già. Bắt đầu pha nước chua vào nồi đậu trên bếp thì "hoa" to nổi lên ( tức cái đậu, như thể là gạch cua ấy). Nhìn nước sôi trắng bùng bục, cái đậu hơi đằng đặc thì bắt đầu vớt lên khuôn lót vải gói ngay. Gói đậu lúc nóng, lột khuôn ra cũng nóng, thì bìa đậu mới ngon".
    Vải dành để gói đậu Mơ phải là vải bông thô nhưng mỏng và mềm. Tấm vải luôn phải được giặt sạch, phơi khô. Nếu vải chỉ hơi dính chút đậu cũ, cũng dễ làm chua miếng đậu. Tay thợ gói đậu Mơ phải thật mềm dẻo, mau mắn, thường bao giờ cũng là tay đàn bà, con gái, để bìa đậu sớm dính kết liền lạc, mịn màng. Có một điều khá đặc biệt khiến người ta có thể dễ dàng nhận ngay ra bìa đậu Kẻ Mơ chính là bởi hình dáng khuôn đậu tự cổ chí kim vẫn chỉ có đúng một loại, nhà nào cũng giống hệt nhau, như một khúc lòng máng nhỏ cong cong.
    Có khác chăng chỉ là độ to nhỏ một tám một mười mà thôi. Có nhà, chuyên gói loại đậu khuôn nhỏ xíu, chỉ cỡ hai đốt ngón tay. Người Kẻ Mơ gọi là đậu lưỡi mèo, ăn miếng một, rất vừa miệng. Tuy vậy cũng chưa thấy bìa đậu Mơ nào to quá lòng bàn tay con trẻ lên mười. Ðậu Mơ ở mỗi lò trong làng đều có dấu ấn riêng mà người ngoài khó phân biệt về độ to nhỏ, độ mịn mượt và màu sắc bìa đậu. Thế nhưng, ra đến chợ thì đậu Mơ không thể lẫn với bất cứ thứ đậu nào của vùng khác. Bìa đậu Mơ nhỏ bé hình chữ nhật, bề ngang chỉ bằng nửa bề dài, dáng bìa đậu hơi khum hình lòng máng. Mặt đậu láng mướt, mịn màng sắc đậu trắng ngà ánh chút vàng hanh hanh như màu lụa tơ tằm Hà Ðông. Bìa đậu Mơ không bao giờ xếp lẻ mà cứ đôi một, đôi một. Bìa ở trên bao giờ cũng nhỉnh hơn bìa ở dưới một chút, ấy là do người đàn bà con gái Kẻ Mơ khéo làm hàng. Chỉ có đậu Kẻ Mơ mới được bầy sắp như thế. Ðậu ở các vùng khác thì tuyệt nhiên không.

    Little Princess
  2. thao_dan_new

    thao_dan_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    338
    Đã được thích:
    0
    Ðậu Mơ cũng còn có một đặc điểm nữa thoạt nghe thật khó thương, ấy là nó đắt quá, đắt hơn cả những loại đậu phụ khác ở chợ, nhưng mà như các cụ đã dạy: "Ðắt xắt ra miếng". Ðậu Mơ khi ăn sống thì mềm mại, ngọt ngào, mát mẻ và thanh nhã, dù ăn no cũng không thấy chán. Xưa kia mỡ màng hiếm hoi, các bà các cô bán đậu Mơ thường gánh theo một lò than hoa để nướng đậu cho khách, không tính tiền thêm. Nay ở một vài khu chợ ở Hà Nội, như chợ Hôm Ðức Viên chẳng hạn, hãy còn lại đôi ba hàng đậu Mơ nướng như vậy. Ðậu Mơ nướng thật hợp cho món cà bung hay chuối bung ốc, thịt ba dọi, mẻ chua, bột nghệ, tía tô, xương sông, lá lốt. Còn khi đem rán, thì bìa đậu Mơ mau vàng hơn hẳn, dân Hà Nội, dân "Nhậu" chuyên nghiệp gọi là "Ðậu lướt". Ðậu lướt không làm hao mỡ, chỉ sau vài phút bìa đậu đã nở phồng như những tấm bánh nếp Xuân Cầu, một món quà nay đã thất truyền ở Hà Nội. Tuy vậy, người sành miệng không bao giờ để bìa đậu quá già lửa, ăn sẽ xác và khô, như thế sẽ làm mất đi vẻ xốp mà mềm bùi mà ngậy hiếm có của thứ đậu Mơ cổ sơ vốn không có thứ đậu nào sánh nổi.
    Không biết ý các bạn thế nào, chứ đối với tôi cùng một nhóm bạn bụng cao dạ dốc, thì rất sính món đậu Mơ rán phồng đi với bún trắng, loại bún bắt hình trôn ốc của dân làng Tứ Kỳ, chấm cùng mắm tôm chanh ớt, điểm thêm mấy cánh tía tô, kinh giới. Tuy nhiên nếu không ngại gặp người quen, thì ăn bún đậu mắm tôm phải ra một góc chợ mới là đúng cách. Nhà văn Băng Sơn, một người rất sành điệu về nghệ thuật ẩm thực của Hà Nội thì cho rằng:
    Ðậu Mơ ăn ngon nhất là khi rán lên, dầm trong nước mắm cốt có hành hoa thái nhỏ gia thêm chút hạt tiêu Bắc. Món đậu ấy mà ăn trong bữa cơm trưa mùa hè có thêm đĩa tôm rang mặn, với đĩa rau muống xơ mới luộc chín tới, bát nước rau đánh dấmi sấu non, kèm thêm một đĩa dưa cải sen muối vàng hay mấy quả cà pháo muối xổi, thì có khi còn ngon hơn ăn tiệc. Có lẽ, ở Hà Nội còn nhiều vùng khác làm đậu, nhưng đậu ở vùng Tương Mai, Hoàng Mai, Mai Ðộng, gọi chung là đậu Mơ thì vẫn ngon hơn nhiều nơi khác".
    Â'y đấy cái ông nhà văn nổi tiếng sành điệu về nghệ thuật ẩm thực đất Hà Thành vừa ngưng lời, thì bà vợ và cô con gái đã mau mắn bưng mâm. Một mâm cơm hệt như lời nhà van vừa miêu tả. Dường như còn nghe tiếng mỡ sôi lép bép và mùi thơm dậy lên của đĩa đậu Mơ tẩm hành hoa cay sực. Lời mời đon đả của bà chủ mến khách, đã khiến chúng tôi chẳng thể chối từ. Và thế là chúng tôi cũng đành nói theo lối ông cha ta thường vẫn nói trong những lúc như thế này: "Chúng tôi xin lỗi phép cùng các bạn trong box Hà nội nhé".

    Little Princess
  3. thao_dan_new

    thao_dan_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    338
    Đã được thích:
    0
    Ðậu Mơ cũng còn có một đặc điểm nữa thoạt nghe thật khó thương, ấy là nó đắt quá, đắt hơn cả những loại đậu phụ khác ở chợ, nhưng mà như các cụ đã dạy: "Ðắt xắt ra miếng". Ðậu Mơ khi ăn sống thì mềm mại, ngọt ngào, mát mẻ và thanh nhã, dù ăn no cũng không thấy chán. Xưa kia mỡ màng hiếm hoi, các bà các cô bán đậu Mơ thường gánh theo một lò than hoa để nướng đậu cho khách, không tính tiền thêm. Nay ở một vài khu chợ ở Hà Nội, như chợ Hôm Ðức Viên chẳng hạn, hãy còn lại đôi ba hàng đậu Mơ nướng như vậy. Ðậu Mơ nướng thật hợp cho món cà bung hay chuối bung ốc, thịt ba dọi, mẻ chua, bột nghệ, tía tô, xương sông, lá lốt. Còn khi đem rán, thì bìa đậu Mơ mau vàng hơn hẳn, dân Hà Nội, dân "Nhậu" chuyên nghiệp gọi là "Ðậu lướt". Ðậu lướt không làm hao mỡ, chỉ sau vài phút bìa đậu đã nở phồng như những tấm bánh nếp Xuân Cầu, một món quà nay đã thất truyền ở Hà Nội. Tuy vậy, người sành miệng không bao giờ để bìa đậu quá già lửa, ăn sẽ xác và khô, như thế sẽ làm mất đi vẻ xốp mà mềm bùi mà ngậy hiếm có của thứ đậu Mơ cổ sơ vốn không có thứ đậu nào sánh nổi.
    Không biết ý các bạn thế nào, chứ đối với tôi cùng một nhóm bạn bụng cao dạ dốc, thì rất sính món đậu Mơ rán phồng đi với bún trắng, loại bún bắt hình trôn ốc của dân làng Tứ Kỳ, chấm cùng mắm tôm chanh ớt, điểm thêm mấy cánh tía tô, kinh giới. Tuy nhiên nếu không ngại gặp người quen, thì ăn bún đậu mắm tôm phải ra một góc chợ mới là đúng cách. Nhà văn Băng Sơn, một người rất sành điệu về nghệ thuật ẩm thực của Hà Nội thì cho rằng:
    Ðậu Mơ ăn ngon nhất là khi rán lên, dầm trong nước mắm cốt có hành hoa thái nhỏ gia thêm chút hạt tiêu Bắc. Món đậu ấy mà ăn trong bữa cơm trưa mùa hè có thêm đĩa tôm rang mặn, với đĩa rau muống xơ mới luộc chín tới, bát nước rau đánh dấmi sấu non, kèm thêm một đĩa dưa cải sen muối vàng hay mấy quả cà pháo muối xổi, thì có khi còn ngon hơn ăn tiệc. Có lẽ, ở Hà Nội còn nhiều vùng khác làm đậu, nhưng đậu ở vùng Tương Mai, Hoàng Mai, Mai Ðộng, gọi chung là đậu Mơ thì vẫn ngon hơn nhiều nơi khác".
    Â'y đấy cái ông nhà văn nổi tiếng sành điệu về nghệ thuật ẩm thực đất Hà Thành vừa ngưng lời, thì bà vợ và cô con gái đã mau mắn bưng mâm. Một mâm cơm hệt như lời nhà van vừa miêu tả. Dường như còn nghe tiếng mỡ sôi lép bép và mùi thơm dậy lên của đĩa đậu Mơ tẩm hành hoa cay sực. Lời mời đon đả của bà chủ mến khách, đã khiến chúng tôi chẳng thể chối từ. Và thế là chúng tôi cũng đành nói theo lối ông cha ta thường vẫn nói trong những lúc như thế này: "Chúng tôi xin lỗi phép cùng các bạn trong box Hà nội nhé".

    Little Princess
  4. thao_dan_new

    thao_dan_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    338
    Đã được thích:
    0
    Đậu Mơ thì nổi tiếng rồi , thế nhưng nếu vào tay người ở vùng khác chưa chắc đã làm nổi bật lên được cái ngon của nó , mà lại phải là các bà ,các chị Hà nội nấu nướng thì mới tuyệt được các bạn không tin ư , xin hãy xem bài này
    Món đậu phụ trong tay bà nội trợ Hà Nội
    Trong hai đợt máy bay Mỹ bắn phá miền Bắc, tôi đã nhiều phen theo cha mẹ, anh em hoặc theo thầy cô và bè bạn đi sơ tán ở rất nhiều vùng quê nông thôn. Tôi hay theo bà tha thẩn ngoài chợ sớm, mặc dù ngày ấy khó khăn lắm, ngoài rau dưa, cá tép thì bà có dám mua gì đâu. Nhưng mà có một món ăn Hà Nội thường ngày mà tôi không hề gặp trong suốt ngần ấy năm đi sơ tán ở khắp các chợ vùng quê. Ðó chính là món đậu phụ. Hỏi những bà già ở các chợ, rất nhiều người chẳng biết món đậu phụ là món gì. Bây giờ thì đã khác, ở các chợ quê như thế, dù là nơi hang cùng ngõ hẻm, cũng khó mà có thể thiếu vài ba hàng hàng đậu phụ. Chứ ngày ấy, nếu có ai chủ nhật về thăm con cái nơi sơ tán mà đem theo vài ba bìa đậu phụ bán phiếu, cứng đờ và chua lòm, cũng đã được người ở quê coi trọng lắm. Vậy là trong cả một thời gian dài dằng dặc quãng mấy trăm năm , có thể là hàng ngàn năm cũng nên, đậu phụ được coi là một món ăn quý chỉ có ở các thành phố lớn, ở Kẻ Chợ, ở đất kinh kỳ mà thôi
    Ðậu phụ ở Hà Nội nổi tiếng nhất là đậu Mơ tức là đất Mai Ðộng và đậu Kẻ tức là đất Thượng Cát. Nhưng mà các bà nội trợ Hà Nội có lẽ sính dùng đậu Mơ hơn. Bởi vì nó được lọc kỹ, gói khéo, ăn mềm mịn và ngọt béo. Ngày hè nóng bức, có một đĩa đậu phụ Kẻ Mơ, thứ đậu lưỡi mèo ăn miếng một ấy, đem trần qua nước sôi mà chấm với chút mắm tôm vắt chanh, đánh cho ngầu bọt, rồi thả vào dăm lát ớt tươi, thì mát dạ lắm. Nhưng nhớ đừng quên dăm cánh rau tía tô tím, canh giơí xanh mà hỏng vị.
    Có một món canh đặc biệt của mùa hè Hà Nội mà không phải là ai cũng cũng thể nấu cho ngon. Ðó là món canh đậu phụ nấu thịt nạc. Thịt nạc thái nhỏ, đảo qua mắm muối cho săn, đổ nước lạnh đun sôi vài dạo, nhớ hớt bọt cho kỹ. Ðậu phụ thái con chì, cà chua bổ miếng cau, thả nhẹ nhàng vào nồi canh đang sôi, chờ cho nồi canh sôi trở lại, miếng đậu nở phồng lên, là phải nhắc nồi canh ra ngay. Nếu để sôi lâu, canh sẽ nồng hơi đậu và nước sẽ đục. Sau đó, rắc một chút hành hoa và mùi tàu thái nhỏ, nếu có mùi ta rắc vài cánh, sẽ rất thơm
    Còn như vào một buổi chiều đông giá rét, khi mâm cơm đã bưng lên chiếu, chị cả mới thả nốt bìa đậu cuối cùng vào chảo mỡ sôi sùng sục, rán non non thôi, không thì xác, mẹ dặn thế. Ðậu phụ rán chấm mắm tôm chanh ớt cũng ngon mà chấm nước mắm cốt vắt chanh chớt và rắc hạt tiêu bắc, đập thêm dăm nhánh tỏi, thôi thì cũng quên chết. Hôm nào xông xênh, mẹ mua vài ba lạng thịt vai băm nhỏ, trộn mộc nhĩ, hành hoa, hạt tiêu và chút nước mắm, viên thành viên như trái táo nhỏ, đem bổ đôi lỡ lỡ miếng đậu, kẹp thịt vào rồi đem rán vàng, sốt cà chua mà ăn với rau xà lách thì coi như nhà có cỗ.
    Nhưng thú vị nhất là sang cữ tháng mười: "Ô'c tháng mười, người tháng giêng". Mẹ mua một mớ ốc nhồi béo vàng, đem bung với chuối xanh, thịt dọi ba chỉ, mẻ, nghệ, mắm tôm và không thể thiếu dăm bìa đậu phụ nướng vàng xắt quân cờ, rồi thả thêm chút hành hoa, tía tô. Ai ăn được sương sông, lá lốt thì cho, nhiều người sợ sương sông có mùi hơi như mùi dầu, thì thôi. Món ấy đem ăn với cơm gạo mùa mới gặt thổi chín xuê, thì hao lắm. Còn đem ăn với bún rối Tứ Kỳ, thì thành ra món bún ốc Khương Thượng nổi tiếng rồi đó.

    Little Princess
  5. thao_dan_new

    thao_dan_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    338
    Đã được thích:
    0
    Đậu Mơ thì nổi tiếng rồi , thế nhưng nếu vào tay người ở vùng khác chưa chắc đã làm nổi bật lên được cái ngon của nó , mà lại phải là các bà ,các chị Hà nội nấu nướng thì mới tuyệt được các bạn không tin ư , xin hãy xem bài này
    Món đậu phụ trong tay bà nội trợ Hà Nội
    Trong hai đợt máy bay Mỹ bắn phá miền Bắc, tôi đã nhiều phen theo cha mẹ, anh em hoặc theo thầy cô và bè bạn đi sơ tán ở rất nhiều vùng quê nông thôn. Tôi hay theo bà tha thẩn ngoài chợ sớm, mặc dù ngày ấy khó khăn lắm, ngoài rau dưa, cá tép thì bà có dám mua gì đâu. Nhưng mà có một món ăn Hà Nội thường ngày mà tôi không hề gặp trong suốt ngần ấy năm đi sơ tán ở khắp các chợ vùng quê. Ðó chính là món đậu phụ. Hỏi những bà già ở các chợ, rất nhiều người chẳng biết món đậu phụ là món gì. Bây giờ thì đã khác, ở các chợ quê như thế, dù là nơi hang cùng ngõ hẻm, cũng khó mà có thể thiếu vài ba hàng hàng đậu phụ. Chứ ngày ấy, nếu có ai chủ nhật về thăm con cái nơi sơ tán mà đem theo vài ba bìa đậu phụ bán phiếu, cứng đờ và chua lòm, cũng đã được người ở quê coi trọng lắm. Vậy là trong cả một thời gian dài dằng dặc quãng mấy trăm năm , có thể là hàng ngàn năm cũng nên, đậu phụ được coi là một món ăn quý chỉ có ở các thành phố lớn, ở Kẻ Chợ, ở đất kinh kỳ mà thôi
    Ðậu phụ ở Hà Nội nổi tiếng nhất là đậu Mơ tức là đất Mai Ðộng và đậu Kẻ tức là đất Thượng Cát. Nhưng mà các bà nội trợ Hà Nội có lẽ sính dùng đậu Mơ hơn. Bởi vì nó được lọc kỹ, gói khéo, ăn mềm mịn và ngọt béo. Ngày hè nóng bức, có một đĩa đậu phụ Kẻ Mơ, thứ đậu lưỡi mèo ăn miếng một ấy, đem trần qua nước sôi mà chấm với chút mắm tôm vắt chanh, đánh cho ngầu bọt, rồi thả vào dăm lát ớt tươi, thì mát dạ lắm. Nhưng nhớ đừng quên dăm cánh rau tía tô tím, canh giơí xanh mà hỏng vị.
    Có một món canh đặc biệt của mùa hè Hà Nội mà không phải là ai cũng cũng thể nấu cho ngon. Ðó là món canh đậu phụ nấu thịt nạc. Thịt nạc thái nhỏ, đảo qua mắm muối cho săn, đổ nước lạnh đun sôi vài dạo, nhớ hớt bọt cho kỹ. Ðậu phụ thái con chì, cà chua bổ miếng cau, thả nhẹ nhàng vào nồi canh đang sôi, chờ cho nồi canh sôi trở lại, miếng đậu nở phồng lên, là phải nhắc nồi canh ra ngay. Nếu để sôi lâu, canh sẽ nồng hơi đậu và nước sẽ đục. Sau đó, rắc một chút hành hoa và mùi tàu thái nhỏ, nếu có mùi ta rắc vài cánh, sẽ rất thơm
    Còn như vào một buổi chiều đông giá rét, khi mâm cơm đã bưng lên chiếu, chị cả mới thả nốt bìa đậu cuối cùng vào chảo mỡ sôi sùng sục, rán non non thôi, không thì xác, mẹ dặn thế. Ðậu phụ rán chấm mắm tôm chanh ớt cũng ngon mà chấm nước mắm cốt vắt chanh chớt và rắc hạt tiêu bắc, đập thêm dăm nhánh tỏi, thôi thì cũng quên chết. Hôm nào xông xênh, mẹ mua vài ba lạng thịt vai băm nhỏ, trộn mộc nhĩ, hành hoa, hạt tiêu và chút nước mắm, viên thành viên như trái táo nhỏ, đem bổ đôi lỡ lỡ miếng đậu, kẹp thịt vào rồi đem rán vàng, sốt cà chua mà ăn với rau xà lách thì coi như nhà có cỗ.
    Nhưng thú vị nhất là sang cữ tháng mười: "Ô'c tháng mười, người tháng giêng". Mẹ mua một mớ ốc nhồi béo vàng, đem bung với chuối xanh, thịt dọi ba chỉ, mẻ, nghệ, mắm tôm và không thể thiếu dăm bìa đậu phụ nướng vàng xắt quân cờ, rồi thả thêm chút hành hoa, tía tô. Ai ăn được sương sông, lá lốt thì cho, nhiều người sợ sương sông có mùi hơi như mùi dầu, thì thôi. Món ấy đem ăn với cơm gạo mùa mới gặt thổi chín xuê, thì hao lắm. Còn đem ăn với bún rối Tứ Kỳ, thì thành ra món bún ốc Khương Thượng nổi tiếng rồi đó.

    Little Princess
  6. veve

    veve Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2002
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Canh chua Hà Nội
    Ực Ực có lẽ mục nầy nên đổi tên là món ăn HÀ Nội thì đúng hơn ,các bác viết hay quá , em cũng xin gốp một bài về món
    Canh chua Hà Nội
    Tháng ba âm lịch, sau những cơn rét Nàng Bân cuối cùng, giàn nhót đầu nhà đã mọng quả chĩu chịt. Vào mùa này, tôm cua cũng đang lặc lè những bầu trứng . Các bà hàng cua cá, sáng sáng vớt được hàng bọc trứng tôm màu ghi sẫm óng ánh. Trứng cua thì hiếm hơn và đắt hơn, màu vàng tươi rói. Các bà hàng xẻ ra thành những miếng trứng nhỏ xíu, gói vào những mảng lá sen non, bán cho khách. Mà thường chỉ ở những chợ cũ như chợ Hàng Bè, chợ Hàng Da, chợ Hôm, chợ Bưởi, chợ Mơ. mơí có những hàng trứng tôm, trứng cua như vậy. Ði các chợ mới, bói cũng không ra. Nhót xanh nấu canh trứng cua, thì ngon tuyệt. Nhưng giản dị hơn thì người ta thay nhót xanh bằng mấy giọt chanh cốm đầu mùa thơm lừng. Bát canh chua trong vắt như hổ phách, không một gợn mỡ, ăn mát và lành vô kể.
    Tháng năm tháng sáu âm lịch, nắng váng đầu váng óc, cổ họng khô khát, nuốt sao cho trôi bát cơm. Uê oải mở ***g bàn thì may trông thấy bát canh sấu. Tôi xin gọi đó là món canh chua hạng nhất của đất Hà Nội mà không món canh chua nào có thể địch nổi. Thịt nạc thăn thái xúc xắc, cho vào nước lạnh luộc qua, hớt hết bọt nổi, và cho vào dăm quả sấu xanh gọt vỏ, đun sôi thêm mấy dạo, gia chút nước mắm ngon, nhắc xuống để nguội trước khi ăn. Có thêm vài quả cà muối xổi thì hợp vị, chứ cà mối chua thì hỏng.
    Riêu cua, riêu trai, riêu hến, riêu trùng trục, riêu ốc, riêu cá hay còn gọi là dấm cá, chính là những món canh chua hấp dẫn của người Hà Nội. Người ta thường nấu chúng với các loại quả chua như muỗm, quéo, thanh trà, me, dọc, khế, tai chua.... Ví như riêu cua, dấm cá nấu với quả dọc nướng chín, riêu hến, riêu trai nấu me, muỗm thanh trà. Như thế thì canh trong nước và tươi màu. Nhưng ngon nhất của riêu cua, riêu ốc phải là nấu với dấm bỗng rượu nếp. Cái mùi thơm của nó bốc lên mới hấp dẫn làm sao, thoạt nghe mà đã muốn ứa nước miếng. Mùa hè, có nhiều nhà thích nấu canh chua bằng một loại thuỷ sản nào đó với mấy lạng măng chua đồng rừng, hay là mấy lát dọc mùng, ăn cũng hay đáo để, lại có cái để mà gắp.
    Cũng có nhà, như nhà ngoại tôi chẳng hạn, thì quen nấu các loại canh chua với món cơm mẻ. Canh chua nấu bằng cơm mẻ tuy nước canh không được trong vắt như khi nấu với dấm bỗng rượu, nhưng mùi thơm và vị chua rất dịu mềm. Sang thu, hay đầu đông, người Hà Nội chuyển sang ăn các loại canh chua hợp thời tiết dịu mát, se lạnh, ví như canh dưa nấu cá tép vụn, ốc om, lươn om, ếch om chuối đậu phụ nướng. Những món canh ít nước này khi ăn nhớ gia chút hạt tiêu bắc, sẽ rất nổi vị.
    Nhưng mà phải nhớ, mỗi món canh chua Hà Nội đòi hỏi một vài loại rau gia vị riêng, chứ không hầm bà là như canh chua ở một số vùng miền khác. Ví như riêu cua chỉ cần có mỗi hành hoa, nhưng riêu hến, riêu trai, riêu trùng trục, phải có thêm chút rau răm, riêu cá, phải cho thêm thìa là. Và riêu rươi thì ngoài thìa là, phải có thêm chút lá gấc cùng vỏ quýt thái chỉ. Các món om thì ngoài hành hoa còn có thêm tía tô, lá lốt, xương sông ...
    Chao ôi, nếu chẳng phải là đàn bà con gái Hà Nội đi làm dâu cho chính các gia đình Hà Nội, mà nghe bà mẹ chồng dạy một tràng như thế, thì sẽ hoa mắt chóng mặt đến phát ngất. Mà chưa hết, lại còn phải nhớ, khi nấu canh chua, người ta không cho các loại rau hành gia vị vào lúc canh còn ở trên bếp. Bởi vì chất chua trong canh sẽ làm vàng hành rau, trông như canh thừa nấu lại, rất mất mỹ quan. Các cô gái mới về làm dâu Hà Nội, thì nhớ nhé, chỉ khi nào người nhà bắt đầu ngồi vào bàn ăn, hãy múc canh sôi lên bát, rồi thả nhẹ một vài nhánh rau hành lên trên, chớ cho rau hành dưới đáy bát, rồi múc canh sau. Như thế cũng dễ làm vàng rau hành đấy.
    Nhưng mà cũng còn một vài ngoại lệ nữa, ấy là có một vài loại canh chua không thể cho bất cứ loại rau hành nào vào, như canh thịt nạc, sườn thăn, giò sống nấu sấu, canh trứng tôm, trứng cua vắt chanh cốm. Không phải rằng câu tục ngữ "Trăm thứ canh không hành không ngon" lúc nào cũng đúng với người Hà Nội đâu.
    Và xin nhớ một điều sau rốt, rằng người Hà Nội không bao giờ dùng một chút đường nào trong bất kể một món canh chua nào. Ăn nó lờ lợ thật khó nuốt. Và cũng không cho ớt vào canh chua. Ðó là hai đặc trưng lớn nhất để phân biệt các món canh chua của Hà Nội với canh chua của các tỉnh miền Trung, miền Nam.
  7. veve

    veve Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2002
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Canh chua Hà Nội
    Ực Ực có lẽ mục nầy nên đổi tên là món ăn HÀ Nội thì đúng hơn ,các bác viết hay quá , em cũng xin gốp một bài về món
    Canh chua Hà Nội
    Tháng ba âm lịch, sau những cơn rét Nàng Bân cuối cùng, giàn nhót đầu nhà đã mọng quả chĩu chịt. Vào mùa này, tôm cua cũng đang lặc lè những bầu trứng . Các bà hàng cua cá, sáng sáng vớt được hàng bọc trứng tôm màu ghi sẫm óng ánh. Trứng cua thì hiếm hơn và đắt hơn, màu vàng tươi rói. Các bà hàng xẻ ra thành những miếng trứng nhỏ xíu, gói vào những mảng lá sen non, bán cho khách. Mà thường chỉ ở những chợ cũ như chợ Hàng Bè, chợ Hàng Da, chợ Hôm, chợ Bưởi, chợ Mơ. mơí có những hàng trứng tôm, trứng cua như vậy. Ði các chợ mới, bói cũng không ra. Nhót xanh nấu canh trứng cua, thì ngon tuyệt. Nhưng giản dị hơn thì người ta thay nhót xanh bằng mấy giọt chanh cốm đầu mùa thơm lừng. Bát canh chua trong vắt như hổ phách, không một gợn mỡ, ăn mát và lành vô kể.
    Tháng năm tháng sáu âm lịch, nắng váng đầu váng óc, cổ họng khô khát, nuốt sao cho trôi bát cơm. Uê oải mở ***g bàn thì may trông thấy bát canh sấu. Tôi xin gọi đó là món canh chua hạng nhất của đất Hà Nội mà không món canh chua nào có thể địch nổi. Thịt nạc thăn thái xúc xắc, cho vào nước lạnh luộc qua, hớt hết bọt nổi, và cho vào dăm quả sấu xanh gọt vỏ, đun sôi thêm mấy dạo, gia chút nước mắm ngon, nhắc xuống để nguội trước khi ăn. Có thêm vài quả cà muối xổi thì hợp vị, chứ cà mối chua thì hỏng.
    Riêu cua, riêu trai, riêu hến, riêu trùng trục, riêu ốc, riêu cá hay còn gọi là dấm cá, chính là những món canh chua hấp dẫn của người Hà Nội. Người ta thường nấu chúng với các loại quả chua như muỗm, quéo, thanh trà, me, dọc, khế, tai chua.... Ví như riêu cua, dấm cá nấu với quả dọc nướng chín, riêu hến, riêu trai nấu me, muỗm thanh trà. Như thế thì canh trong nước và tươi màu. Nhưng ngon nhất của riêu cua, riêu ốc phải là nấu với dấm bỗng rượu nếp. Cái mùi thơm của nó bốc lên mới hấp dẫn làm sao, thoạt nghe mà đã muốn ứa nước miếng. Mùa hè, có nhiều nhà thích nấu canh chua bằng một loại thuỷ sản nào đó với mấy lạng măng chua đồng rừng, hay là mấy lát dọc mùng, ăn cũng hay đáo để, lại có cái để mà gắp.
    Cũng có nhà, như nhà ngoại tôi chẳng hạn, thì quen nấu các loại canh chua với món cơm mẻ. Canh chua nấu bằng cơm mẻ tuy nước canh không được trong vắt như khi nấu với dấm bỗng rượu, nhưng mùi thơm và vị chua rất dịu mềm. Sang thu, hay đầu đông, người Hà Nội chuyển sang ăn các loại canh chua hợp thời tiết dịu mát, se lạnh, ví như canh dưa nấu cá tép vụn, ốc om, lươn om, ếch om chuối đậu phụ nướng. Những món canh ít nước này khi ăn nhớ gia chút hạt tiêu bắc, sẽ rất nổi vị.
    Nhưng mà phải nhớ, mỗi món canh chua Hà Nội đòi hỏi một vài loại rau gia vị riêng, chứ không hầm bà là như canh chua ở một số vùng miền khác. Ví như riêu cua chỉ cần có mỗi hành hoa, nhưng riêu hến, riêu trai, riêu trùng trục, phải có thêm chút rau răm, riêu cá, phải cho thêm thìa là. Và riêu rươi thì ngoài thìa là, phải có thêm chút lá gấc cùng vỏ quýt thái chỉ. Các món om thì ngoài hành hoa còn có thêm tía tô, lá lốt, xương sông ...
    Chao ôi, nếu chẳng phải là đàn bà con gái Hà Nội đi làm dâu cho chính các gia đình Hà Nội, mà nghe bà mẹ chồng dạy một tràng như thế, thì sẽ hoa mắt chóng mặt đến phát ngất. Mà chưa hết, lại còn phải nhớ, khi nấu canh chua, người ta không cho các loại rau hành gia vị vào lúc canh còn ở trên bếp. Bởi vì chất chua trong canh sẽ làm vàng hành rau, trông như canh thừa nấu lại, rất mất mỹ quan. Các cô gái mới về làm dâu Hà Nội, thì nhớ nhé, chỉ khi nào người nhà bắt đầu ngồi vào bàn ăn, hãy múc canh sôi lên bát, rồi thả nhẹ một vài nhánh rau hành lên trên, chớ cho rau hành dưới đáy bát, rồi múc canh sau. Như thế cũng dễ làm vàng rau hành đấy.
    Nhưng mà cũng còn một vài ngoại lệ nữa, ấy là có một vài loại canh chua không thể cho bất cứ loại rau hành nào vào, như canh thịt nạc, sườn thăn, giò sống nấu sấu, canh trứng tôm, trứng cua vắt chanh cốm. Không phải rằng câu tục ngữ "Trăm thứ canh không hành không ngon" lúc nào cũng đúng với người Hà Nội đâu.
    Và xin nhớ một điều sau rốt, rằng người Hà Nội không bao giờ dùng một chút đường nào trong bất kể một món canh chua nào. Ăn nó lờ lợ thật khó nuốt. Và cũng không cho ớt vào canh chua. Ðó là hai đặc trưng lớn nhất để phân biệt các món canh chua của Hà Nội với canh chua của các tỉnh miền Trung, miền Nam.
  8. Vulnerable0202

    Vulnerable0202 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    350
    Đã được thích:
    0
    Em cũng có đọc một số bài về Hanoi rất hay, post lên cho bà con cùng đọc.
    HÀ NỘI VÀ....ĐÊM
    Viết về Hà Nội như ... ăn phở vậy, một món ăn vừa bình dân - phổ thông đối với tất cả mọi người, vừa cầu kỳ - đối với những người "thưởng thức", "sống" với phở chứ không đơn thuần một từ "ăn". Dù thế nào thì tiếng nói chân thành, dẫu đẹp hay không vẫn là đáng quí nhất; cũng như thịt kia cho phở phải là thịt bò chứ không phải thịt trâu dẫu có ngon hay không.
    Quê chẳng phải Hà Nội, tuổi thơ phần lớn cũng không trải qua ở Hà Nội. Hà Nội không phải là hoài niệm về một tuổi thơ xa tít, về những ngày tháng lung linh, huyền ảo xa xưa. Bắt đầu chính thức chuyển đến sống ở HN từ năm lên lớp 7, không chơi với tụi trẻ con gần nhà vì coi thường một phong cách chơi ... không quân tử, không bụi bặm của những cô cậu ấm, cũng vì một cái sân chơi nhỏ xíu, vì một lối sống ích kỷ và khép kín ngay cả giữa những người hàng xóm. Cả những năm cấp 2, rồi cấp 3, HN chỉ đơn thuần là những ngôi trường, những con đường đến trường, con đường đến chỗ học thêm - học, học và học, trót mang thân gà chọi nên phải học suốt ngày suốt tháng. Một đường chùa Bộc nhỏ bé, vắng vẻ; một góc phố Phùng Hưng ồn ào với mấy hàng cây thưa thớt, một đường Láng to, dài và bụi bặm - HN đó, thật đơn giản, thật tầm thường biết bao! Học mới vĩ đại làm sao!
    Lên đại học, học rõ gần nhà, đi chơi thì rõ xa - Hà Nội thật gần mà vẫn xa. Một lần loé lên khi về hội trường cấp 3, nghe một người vừa hát vừa tự đệm guitar bài Hà Nội Phố của Phú Quang - một chút xao động. Đùng một cái, hàng loạt các bài hát về HN xuất hiện khắp mọi nơi - một chút xíu háo hức, nhưng rất nhiều thất vọng - không hiểu tại sao nữa ...
    Thật tình cờ, chẳng biết là do số phận, hay là do những vui buồn, hy vọng rồi thất vọng trong tình bạn, tình yêu, và học hành đã dẫn người hoà cùng đêm HN. Ai đã nói HN đẹp theo mùa, thật nhiều người đã yêu biết bao mùa thu HN; nhưng với đêm thì HN gần như không có mùa đẹp nhất, chỉ đơn giản là vì bất cứ mùa nào thì đêm HN vẫn rất đẹp, rất khoan dung và đồng cảm với người. Dù đi bộ, đạp xe hay phóng xe máy trong đêm HN bạn vẫn sẽ cảm thấy HN đêm mát lạnh, thật bao la và tĩnh lặng.
    Đêm HN, người chợt cảm thấy thật nhỏ bé. Một chấm nhỏ lặng lẽ lang thang dọc theo những con đường dài hun hút - lẻ loi và day dứt. Hàng cây xào xạc, gió thổi nhè nhẹ như đang âm thầm, chầm chậm mài mòn đi những gai góc, xoa dịu những đắng cay. Một chút sương nhẹ, lạnh và ẩm ướt như gột rửa một tâm hồn u ám, vỗ về một trái tim tổn thương đang thổn thức ...
    Đêm HN, người như tan ra, không còn cảm thấy một khối riêng lẻ đi lạc trong đêm. Chợt ngọn gió kia như đang có mình ẩn trong, bay khắp đêm HN, len lỏi vào mọi góc phố, thì thầm với những hàng cây. Chợt thấy mình rung rinh trong những chiếc lá, nô đùa nhưng vẫn không dám làm mất giấc ngủ thần tiên của em bé nhà kia. Có chiếc lá vươn mình rời cây, xoay mình theo làn gió, nhẹ lướt qua ánh mắt người đi trước để khẽ chạm vào vai người ngồi sau. Chiếc lá hay là hương Ngọc Lan? Ta và ai?
    Đêm HN, liệu chỉ còn trong ký ức? Hiện tại hay tương lai? Em không có trong ngày xưa, rất xa ... nhưng em như là đã đi cùng với ta từ rất lâu rồi. Chưa được một lần cùng em lang thang suốt một đêm HN, chưa được bên nhau ... im lặng và ... im lặng, chỉ để nhận một chút hương thoảng qua rồi băn khoăn xem đó là cây cỏ hay mùi hương của tóc, chỉ để lắng nghe xem gió đang thổi hay hơi thở của em nhẹ bay... Bao nhiêu điều nữa, có ta, có em, có HN. Đêm HN - âm hưởng và không khí của nó, hoà cùng giấc ngủ tình yêu của em sẽ đem lại cho ta những thanh thản về một thời đã qua, bình yên của hiện tại và một niềm tin, một sức sống cho một ngày mai và mãi mãi ...
    Đêm HN, không phải là cảm giác vội vàng của người đi chơi về khuya, không phải là máu lửa, bốc đồng của những cô cậu đua xe. Đêm HN là bước chân của người đi vào đêm mà không bị câu thúc về thời gian, không bị một cái đích nào trói buộc. Người đến với đêm - nhẹ nhàng và tự nguyện; đêm cũng sẽ đến với người - man mác, gần gũi và trong veo.
    Bước ra khỏi nhà, ghé vào quán phở đêm. Hai đứa làm 2 đĩa phở bò xào tái lăn, tình cờ một ngọn nến thắp lên cho sinh nhật. Nói thật nhẹ kẻo gió thổi tắt nến. Bóng tối và đêm HN đưa con người lại gần nhau hơn.
    Đường phố vắng ngắt, bước chân đi như gõ vào đêm. Nhịp chân đi hay nhịp đập của trái tim? Chưa bao giờ có thể lắng nghe trái tim - của mình và của HN được rõ ràng, gần gũi đến thế. Đêm HN, đó có phải là ta? Bất chợt dở hơi - cười đùa, đuổi nhau rùi đánh võng trên cả con phố. Đêm thật trẻ con và vô tư, bạn nhỉ. Có phải tuổi thơ là khi ta gần với ta nhất?
    Đêm, bước chân ai chợt đi chậm lại. Những bóng đen nép mình sát bên cửa bách hoá - không ai kêu rên, không ánh mắt van nài cầu khẩn. Có lẽ người đã quá mệt với nó suốt cả ngày rồi, ban đêm chỉ còn sự im lặng, ánh mắt ai vừa tỉnh giấc - trong veo nhưng ngơ ngác.
    Đêm vẫn rất sâu, trời chưa ánh lên một chút sáng. Những bóng người đạp xe vội vàng trên phố. Chính họ lát nữa sẽ đánh thức HN với những tiếng rao của mình. Tiếp theo là ồn ào những góc phố, mùi rau quả, hơi ẩm của sương, của những giọt nước vẩy lên rau như chuẩn bị lau mặt cho HN sau một giấc ngủ dài.
    Trời đã sáng dần lên, người chia tay với đêm dọc theo bước chân của những hàng xe thồ, những gánh hàng rong len lỏi theo các con phố, đến mọi ngõ hẻm trong lòng HN. Mùi cafe sớm nhà ai từ đâu bay đến ...
    [/black]
    "Inter is a lovely illness which leaves forever scars"
    [/black]
  9. Vulnerable0202

    Vulnerable0202 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    350
    Đã được thích:
    0
    Em cũng có đọc một số bài về Hanoi rất hay, post lên cho bà con cùng đọc.
    HÀ NỘI VÀ....ĐÊM
    Viết về Hà Nội như ... ăn phở vậy, một món ăn vừa bình dân - phổ thông đối với tất cả mọi người, vừa cầu kỳ - đối với những người "thưởng thức", "sống" với phở chứ không đơn thuần một từ "ăn". Dù thế nào thì tiếng nói chân thành, dẫu đẹp hay không vẫn là đáng quí nhất; cũng như thịt kia cho phở phải là thịt bò chứ không phải thịt trâu dẫu có ngon hay không.
    Quê chẳng phải Hà Nội, tuổi thơ phần lớn cũng không trải qua ở Hà Nội. Hà Nội không phải là hoài niệm về một tuổi thơ xa tít, về những ngày tháng lung linh, huyền ảo xa xưa. Bắt đầu chính thức chuyển đến sống ở HN từ năm lên lớp 7, không chơi với tụi trẻ con gần nhà vì coi thường một phong cách chơi ... không quân tử, không bụi bặm của những cô cậu ấm, cũng vì một cái sân chơi nhỏ xíu, vì một lối sống ích kỷ và khép kín ngay cả giữa những người hàng xóm. Cả những năm cấp 2, rồi cấp 3, HN chỉ đơn thuần là những ngôi trường, những con đường đến trường, con đường đến chỗ học thêm - học, học và học, trót mang thân gà chọi nên phải học suốt ngày suốt tháng. Một đường chùa Bộc nhỏ bé, vắng vẻ; một góc phố Phùng Hưng ồn ào với mấy hàng cây thưa thớt, một đường Láng to, dài và bụi bặm - HN đó, thật đơn giản, thật tầm thường biết bao! Học mới vĩ đại làm sao!
    Lên đại học, học rõ gần nhà, đi chơi thì rõ xa - Hà Nội thật gần mà vẫn xa. Một lần loé lên khi về hội trường cấp 3, nghe một người vừa hát vừa tự đệm guitar bài Hà Nội Phố của Phú Quang - một chút xao động. Đùng một cái, hàng loạt các bài hát về HN xuất hiện khắp mọi nơi - một chút xíu háo hức, nhưng rất nhiều thất vọng - không hiểu tại sao nữa ...
    Thật tình cờ, chẳng biết là do số phận, hay là do những vui buồn, hy vọng rồi thất vọng trong tình bạn, tình yêu, và học hành đã dẫn người hoà cùng đêm HN. Ai đã nói HN đẹp theo mùa, thật nhiều người đã yêu biết bao mùa thu HN; nhưng với đêm thì HN gần như không có mùa đẹp nhất, chỉ đơn giản là vì bất cứ mùa nào thì đêm HN vẫn rất đẹp, rất khoan dung và đồng cảm với người. Dù đi bộ, đạp xe hay phóng xe máy trong đêm HN bạn vẫn sẽ cảm thấy HN đêm mát lạnh, thật bao la và tĩnh lặng.
    Đêm HN, người chợt cảm thấy thật nhỏ bé. Một chấm nhỏ lặng lẽ lang thang dọc theo những con đường dài hun hút - lẻ loi và day dứt. Hàng cây xào xạc, gió thổi nhè nhẹ như đang âm thầm, chầm chậm mài mòn đi những gai góc, xoa dịu những đắng cay. Một chút sương nhẹ, lạnh và ẩm ướt như gột rửa một tâm hồn u ám, vỗ về một trái tim tổn thương đang thổn thức ...
    Đêm HN, người như tan ra, không còn cảm thấy một khối riêng lẻ đi lạc trong đêm. Chợt ngọn gió kia như đang có mình ẩn trong, bay khắp đêm HN, len lỏi vào mọi góc phố, thì thầm với những hàng cây. Chợt thấy mình rung rinh trong những chiếc lá, nô đùa nhưng vẫn không dám làm mất giấc ngủ thần tiên của em bé nhà kia. Có chiếc lá vươn mình rời cây, xoay mình theo làn gió, nhẹ lướt qua ánh mắt người đi trước để khẽ chạm vào vai người ngồi sau. Chiếc lá hay là hương Ngọc Lan? Ta và ai?
    Đêm HN, liệu chỉ còn trong ký ức? Hiện tại hay tương lai? Em không có trong ngày xưa, rất xa ... nhưng em như là đã đi cùng với ta từ rất lâu rồi. Chưa được một lần cùng em lang thang suốt một đêm HN, chưa được bên nhau ... im lặng và ... im lặng, chỉ để nhận một chút hương thoảng qua rồi băn khoăn xem đó là cây cỏ hay mùi hương của tóc, chỉ để lắng nghe xem gió đang thổi hay hơi thở của em nhẹ bay... Bao nhiêu điều nữa, có ta, có em, có HN. Đêm HN - âm hưởng và không khí của nó, hoà cùng giấc ngủ tình yêu của em sẽ đem lại cho ta những thanh thản về một thời đã qua, bình yên của hiện tại và một niềm tin, một sức sống cho một ngày mai và mãi mãi ...
    Đêm HN, không phải là cảm giác vội vàng của người đi chơi về khuya, không phải là máu lửa, bốc đồng của những cô cậu đua xe. Đêm HN là bước chân của người đi vào đêm mà không bị câu thúc về thời gian, không bị một cái đích nào trói buộc. Người đến với đêm - nhẹ nhàng và tự nguyện; đêm cũng sẽ đến với người - man mác, gần gũi và trong veo.
    Bước ra khỏi nhà, ghé vào quán phở đêm. Hai đứa làm 2 đĩa phở bò xào tái lăn, tình cờ một ngọn nến thắp lên cho sinh nhật. Nói thật nhẹ kẻo gió thổi tắt nến. Bóng tối và đêm HN đưa con người lại gần nhau hơn.
    Đường phố vắng ngắt, bước chân đi như gõ vào đêm. Nhịp chân đi hay nhịp đập của trái tim? Chưa bao giờ có thể lắng nghe trái tim - của mình và của HN được rõ ràng, gần gũi đến thế. Đêm HN, đó có phải là ta? Bất chợt dở hơi - cười đùa, đuổi nhau rùi đánh võng trên cả con phố. Đêm thật trẻ con và vô tư, bạn nhỉ. Có phải tuổi thơ là khi ta gần với ta nhất?
    Đêm, bước chân ai chợt đi chậm lại. Những bóng đen nép mình sát bên cửa bách hoá - không ai kêu rên, không ánh mắt van nài cầu khẩn. Có lẽ người đã quá mệt với nó suốt cả ngày rồi, ban đêm chỉ còn sự im lặng, ánh mắt ai vừa tỉnh giấc - trong veo nhưng ngơ ngác.
    Đêm vẫn rất sâu, trời chưa ánh lên một chút sáng. Những bóng người đạp xe vội vàng trên phố. Chính họ lát nữa sẽ đánh thức HN với những tiếng rao của mình. Tiếp theo là ồn ào những góc phố, mùi rau quả, hơi ẩm của sương, của những giọt nước vẩy lên rau như chuẩn bị lau mặt cho HN sau một giấc ngủ dài.
    Trời đã sáng dần lên, người chia tay với đêm dọc theo bước chân của những hàng xe thồ, những gánh hàng rong len lỏi theo các con phố, đến mọi ngõ hẻm trong lòng HN. Mùi cafe sớm nhà ai từ đâu bay đến ...
    [/black]
    "Inter is a lovely illness which leaves forever scars"
    [/black]
  10. Vulnerable0202

    Vulnerable0202 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    350
    Đã được thích:
    0
    Chút truyện của Bố Mẹ kể về 2 miền Nam Bắc
    (Bố mẹ kể lâu lắm rồi, có thể con cũng nhớ lẫn lộn đôi phần, lại còn tự động phát triển nên không nên tin hết hay mắng mỏ gì nhé !)
    Có người nói rằng người Bắc chanh chua, đanh đá, giả tạo, nghèo nàn và bao lề thói hủ tục. Họ còn bảo trong gia đình nghĩa huynh đệ, đạo phu thê cũng là giả dối. Hình như những trường hợp cá biệt ấy mới ở trong trí nhớ của họ. Còn bao gia đình êm ấm, thuận vợ thuận chồng, vượt lên cái nghèo, tuân thủ nghiêm ngặt gia phép để chế ngự sự nghèo với cái hèn hình như bị người ta quên lãng, tiếc thay !
    Bố kể chuyện xưa Bắc thì cứ ra Giêng Hai khắp nơi tưng bừng lễ hội. Những hội làng, hội xuân từng dặt dìu thơ ca nhạc hoạ, rộn ràng những trái tim quê làm con xao xuyến nỗi nhớ một vùng kinh Bắc. Bố kể say sưa những cuốn truyện, những bộ phim một thời, nhắc vài câu truyện cười, vài tích cổ đầy tâm đắc và bảo, ấy là một cách vui, cách thưởng điển hình của người Bắc.
    Con người xứ Nam được thiên nhiên ưu đãi nên sự vui vẻ của họ như đến tận cùng. Có 1 lần con đã hỏi bố về sự khác nhau Nam - Bắc bố nói sự khác nhau ngày càng lớn lên theo năm tháng chứ khởi thuỷ thì người trong ấy đa phần là Bắc di cư, cũng như Hà Nội ngày nay là dân tứ xứ, cốt cách thay đổi đã nhiều.
    Người Nam hồ hởi lắm, phóng khoáng và có phần hời hợt về thưởng thức nghệ thuật cũng bởi họ trước hết vì họ ít bị thiên nhiên gây nỗi lo âu, họ có thói quen hưởng thụ vật chất chứ không lấy tinh thần thay cho sự khan hiếm vật chất như người Bắc. Nghe giọng hò vang động sông nước Cửu Long đã thấy phần nào sự phóng khoáng của thiên nhiên như ngấm vào máu thịt. Khi dân Bắc chúng ta bưng hạt cơm ngày được mùa còn chạnh lo mùa sau dễ mất thì người Nam có thể ăn ngon ngủ yên quanh năm chả băn khoăn nhiều chuyện tích luỹ. Điều kiện hoàn cảnh cả mà thôi chứ cách đây vài trăm năm, khi Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên chúa Nguyễn chạy vào đàng trong lánh nạn bằng câu Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân, thì dân Nam rõ là vẫn có nguồn gốc Bắc ta cả đấy chứ. Sau đó người Trung Quốc theo 2 vị tướng Tàu chống vương triều đã có mặt được chúa Nguyễn Hoàng cắt cho khai phá phương Nam từ khá lâu, hình thành những chòm xóm người Trung xen với người Miên. Người Trung trong Nam phần lớn thuộc Người Triều Châu hoặc người Lưỡng Quảng. Bởi vậy phong tục của họ ngấm vào, ăn sâu, bám rễ vào từng thớ đất Nam Bộ. Lễ tết cũng vậy, mẹ từng bảo giả dụ ngày 23 tháng Chạp người Nam cúng bánh trái, hoa quả, chè trôi nước,... trong khi người Bắc ta lại cúng ông Táo cá chép nhớ sự tích chép hoá rồng. Hoá ra thật nhiều sự khác nhau khiến con như bỡ ngỡ xa lạ khi nhăm nhe tìm hiểu một vùng đất không xa là bao.
    Vì thế nếu muốn tìm hiểu văn hoá thuần việt hơn, bố khuyên con hãy bắt đầu từ đất Bắc, từ chính gia đình ta chả hạn. Nho giáo Khổng học được cha ông chuyển thể vẫn ẩn hiện sau những tục lệ làng xã xứ Bắc, văn hoá Trung Quốc nguyên dạng thì phải vào Nam. Còn sau đó, ảnh hưởng của Người Mỹ lại càng củng cố phong cách làm ăn kinh tế thông thạo, mạnh dạn vốn dĩ tự thân do thiên nhiên tạo ra lại thêm đã học được từ người Trung trước đó, chứ không như người Bắc vốn hạn chế thiên nhiên gây tâm lý quá thận trọng thành rụt rè, lại cộng thêm ảnh hưởng người Pháp tư bản già cỗi củng cố thêm bằng ảnh hưởng của sự bảo thủ, trì trệ và quan liêu của họ.
    Bởi vậy cũng chả mấy khó hiểu về khoảng cách kinh tế quá xa giữa 2 miền Nam - Bắc, như thể 1 cái là đầu tầu kéo cái đuôi tàu vậy. Từ chênh lệch kinh tế, bao cái khác nhau cứ tiếp được sinh sôi nên bố bảo, thôi, thật rắc rối khi so sánh 2 miền bằng sự lan man vội vàng. Mẹ bảo mẹ nhìn sự khác nhau ấy rất đơn giản, bằng ẩm thực và những thú ăn chơi.
    Người Tiều nấu ăn khó hợp khẩu vị ta, còn người các xứ Quảng lại nấu ăn khá ngon, đôi khi bố cũng muốn đổi món nên mẹ con đành phải biết. Người Nam có sự pha trộn khẩu vị với họ nên món ăn có vị ngọt, cay, có gia lượng dầu mỡ chiên rán xào xáo của người Quảng, có thiên hướng thập cẩm của người Tiều nữa.
    Bố thật hạnh phúc vì con gái biết rằng mẹ cũng thạo các món gỏi, mắm, lẩu thập cẩm, nhưng món Nam vốn đuợc biến đổi khẩu vị uyển chuyển tuỳ tài nội trợ, tuỳ khẩu vị của từng nhà, điển hình cho sự tươi tốt rau quê , chim trờì cá nước, vựa trái vựa lúa Nam Bộ, như chả kém gì việc mẹ đã nổi tiếng về các món thuần chất, thịt ra thịt, rau ra rau, vị nào tuân thủ nghiêm ngặt 1 công thức bất di bất dịch của người Bắc. Chung quy cũng chỉ nhờ vào tình yêu cộng thêm sự khéo léo bẩm sinh của mẹ.
    Mẹ bổ sung thêm, trẻ Nam lễ phép, dễ bảo, con gái Nam ngọt lừ. Nay thì khó biết chứ truớc kia, con gà đen mà chồng bảo trắng vợ cũng bảo trắng theo. Con gái Nam giữ chồng chặt dính bởi trai Nam cũng khá hoa lá, ngay cả đánh ghen họ cũng chỉ đổ lỗi riêng cho kẻ ngoài, tịnh không động đến chồng, chính ra cũng là để giữ bằng mật ngọt. Ngườì Bắc đâu có dễ kiếm sống, cả nhà lăn lưng bươn chải, vợ nhiều khi là lao động chính nên tiếng nói quyết định hơn trong mọi việc, nhiều khi lấn chồng, phá tôn ti trật tự. Xứ Nam thì chồng chịu trách nhiêm nuôi gia đình rõ hơn, vợ lệ thuộc nên cách xử sự ngọt ngào cũng như hợp quy luật tạo hoá, các chàng rất thích.
    Chả biết thế nào mà mẹ bảo rằng, con trai Nam ai sâu sắc vẫn muốn có bạn Bắc để chia sẻ kể cả đã có vợ người Nam rất dễ bảo và ngọt ngào. Con gái Nam mê các chàng gốc Bắc kỳ bởi họ chung thuỷ, chịu khó làm ăn, ít nhậu nhẹt và có vẻ vợ chồng bình đẳng.
    Tất cả những gì Lam Thi chắp nhặt thật lộn xộn bởi đó là ký ức những mẩu chuyện đã xa xưa, rơi rớt ít nhiều bởi những gì chỉ là lý thuyết không thể bằng mắt thấy tai nghe.
    Nhưng miền nào cũng có hay có dở, hình mẫu gia đình của con gái vẫn là bố mẹ, thần tuợng mãi mãi của chúng con. Nhớ về quê hương chỉ đơn giản là con nhớ bố mẹ, những bữa cơm gia đình hay những buổi cả nhà trò chuyện có uyên thâm, có vui vẻ nhẹ nhàng.
    [/black]
    "Inter is a lovely illness which leaves forever scars"
    [/black]

Chia sẻ trang này