1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

HÀ NỘI TRONG MẮT AI ( hay các nhà văn đã viết gì về Hà Nội )

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi thao_dan_new, 04/08/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Vulnerable0202

    Vulnerable0202 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    350
    Đã được thích:
    0
    Chút truyện của Bố Mẹ kể về 2 miền Nam Bắc
    (Bố mẹ kể lâu lắm rồi, có thể con cũng nhớ lẫn lộn đôi phần, lại còn tự động phát triển nên không nên tin hết hay mắng mỏ gì nhé !)
    Có người nói rằng người Bắc chanh chua, đanh đá, giả tạo, nghèo nàn và bao lề thói hủ tục. Họ còn bảo trong gia đình nghĩa huynh đệ, đạo phu thê cũng là giả dối. Hình như những trường hợp cá biệt ấy mới ở trong trí nhớ của họ. Còn bao gia đình êm ấm, thuận vợ thuận chồng, vượt lên cái nghèo, tuân thủ nghiêm ngặt gia phép để chế ngự sự nghèo với cái hèn hình như bị người ta quên lãng, tiếc thay !
    Bố kể chuyện xưa Bắc thì cứ ra Giêng Hai khắp nơi tưng bừng lễ hội. Những hội làng, hội xuân từng dặt dìu thơ ca nhạc hoạ, rộn ràng những trái tim quê làm con xao xuyến nỗi nhớ một vùng kinh Bắc. Bố kể say sưa những cuốn truyện, những bộ phim một thời, nhắc vài câu truyện cười, vài tích cổ đầy tâm đắc và bảo, ấy là một cách vui, cách thưởng điển hình của người Bắc.
    Con người xứ Nam được thiên nhiên ưu đãi nên sự vui vẻ của họ như đến tận cùng. Có 1 lần con đã hỏi bố về sự khác nhau Nam - Bắc bố nói sự khác nhau ngày càng lớn lên theo năm tháng chứ khởi thuỷ thì người trong ấy đa phần là Bắc di cư, cũng như Hà Nội ngày nay là dân tứ xứ, cốt cách thay đổi đã nhiều.
    Người Nam hồ hởi lắm, phóng khoáng và có phần hời hợt về thưởng thức nghệ thuật cũng bởi họ trước hết vì họ ít bị thiên nhiên gây nỗi lo âu, họ có thói quen hưởng thụ vật chất chứ không lấy tinh thần thay cho sự khan hiếm vật chất như người Bắc. Nghe giọng hò vang động sông nước Cửu Long đã thấy phần nào sự phóng khoáng của thiên nhiên như ngấm vào máu thịt. Khi dân Bắc chúng ta bưng hạt cơm ngày được mùa còn chạnh lo mùa sau dễ mất thì người Nam có thể ăn ngon ngủ yên quanh năm chả băn khoăn nhiều chuyện tích luỹ. Điều kiện hoàn cảnh cả mà thôi chứ cách đây vài trăm năm, khi Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên chúa Nguyễn chạy vào đàng trong lánh nạn bằng câu Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân, thì dân Nam rõ là vẫn có nguồn gốc Bắc ta cả đấy chứ. Sau đó người Trung Quốc theo 2 vị tướng Tàu chống vương triều đã có mặt được chúa Nguyễn Hoàng cắt cho khai phá phương Nam từ khá lâu, hình thành những chòm xóm người Trung xen với người Miên. Người Trung trong Nam phần lớn thuộc Người Triều Châu hoặc người Lưỡng Quảng. Bởi vậy phong tục của họ ngấm vào, ăn sâu, bám rễ vào từng thớ đất Nam Bộ. Lễ tết cũng vậy, mẹ từng bảo giả dụ ngày 23 tháng Chạp người Nam cúng bánh trái, hoa quả, chè trôi nước,... trong khi người Bắc ta lại cúng ông Táo cá chép nhớ sự tích chép hoá rồng. Hoá ra thật nhiều sự khác nhau khiến con như bỡ ngỡ xa lạ khi nhăm nhe tìm hiểu một vùng đất không xa là bao.
    Vì thế nếu muốn tìm hiểu văn hoá thuần việt hơn, bố khuyên con hãy bắt đầu từ đất Bắc, từ chính gia đình ta chả hạn. Nho giáo Khổng học được cha ông chuyển thể vẫn ẩn hiện sau những tục lệ làng xã xứ Bắc, văn hoá Trung Quốc nguyên dạng thì phải vào Nam. Còn sau đó, ảnh hưởng của Người Mỹ lại càng củng cố phong cách làm ăn kinh tế thông thạo, mạnh dạn vốn dĩ tự thân do thiên nhiên tạo ra lại thêm đã học được từ người Trung trước đó, chứ không như người Bắc vốn hạn chế thiên nhiên gây tâm lý quá thận trọng thành rụt rè, lại cộng thêm ảnh hưởng người Pháp tư bản già cỗi củng cố thêm bằng ảnh hưởng của sự bảo thủ, trì trệ và quan liêu của họ.
    Bởi vậy cũng chả mấy khó hiểu về khoảng cách kinh tế quá xa giữa 2 miền Nam - Bắc, như thể 1 cái là đầu tầu kéo cái đuôi tàu vậy. Từ chênh lệch kinh tế, bao cái khác nhau cứ tiếp được sinh sôi nên bố bảo, thôi, thật rắc rối khi so sánh 2 miền bằng sự lan man vội vàng. Mẹ bảo mẹ nhìn sự khác nhau ấy rất đơn giản, bằng ẩm thực và những thú ăn chơi.
    Người Tiều nấu ăn khó hợp khẩu vị ta, còn người các xứ Quảng lại nấu ăn khá ngon, đôi khi bố cũng muốn đổi món nên mẹ con đành phải biết. Người Nam có sự pha trộn khẩu vị với họ nên món ăn có vị ngọt, cay, có gia lượng dầu mỡ chiên rán xào xáo của người Quảng, có thiên hướng thập cẩm của người Tiều nữa.
    Bố thật hạnh phúc vì con gái biết rằng mẹ cũng thạo các món gỏi, mắm, lẩu thập cẩm, nhưng món Nam vốn đuợc biến đổi khẩu vị uyển chuyển tuỳ tài nội trợ, tuỳ khẩu vị của từng nhà, điển hình cho sự tươi tốt rau quê , chim trờì cá nước, vựa trái vựa lúa Nam Bộ, như chả kém gì việc mẹ đã nổi tiếng về các món thuần chất, thịt ra thịt, rau ra rau, vị nào tuân thủ nghiêm ngặt 1 công thức bất di bất dịch của người Bắc. Chung quy cũng chỉ nhờ vào tình yêu cộng thêm sự khéo léo bẩm sinh của mẹ.
    Mẹ bổ sung thêm, trẻ Nam lễ phép, dễ bảo, con gái Nam ngọt lừ. Nay thì khó biết chứ truớc kia, con gà đen mà chồng bảo trắng vợ cũng bảo trắng theo. Con gái Nam giữ chồng chặt dính bởi trai Nam cũng khá hoa lá, ngay cả đánh ghen họ cũng chỉ đổ lỗi riêng cho kẻ ngoài, tịnh không động đến chồng, chính ra cũng là để giữ bằng mật ngọt. Ngườì Bắc đâu có dễ kiếm sống, cả nhà lăn lưng bươn chải, vợ nhiều khi là lao động chính nên tiếng nói quyết định hơn trong mọi việc, nhiều khi lấn chồng, phá tôn ti trật tự. Xứ Nam thì chồng chịu trách nhiêm nuôi gia đình rõ hơn, vợ lệ thuộc nên cách xử sự ngọt ngào cũng như hợp quy luật tạo hoá, các chàng rất thích.
    Chả biết thế nào mà mẹ bảo rằng, con trai Nam ai sâu sắc vẫn muốn có bạn Bắc để chia sẻ kể cả đã có vợ người Nam rất dễ bảo và ngọt ngào. Con gái Nam mê các chàng gốc Bắc kỳ bởi họ chung thuỷ, chịu khó làm ăn, ít nhậu nhẹt và có vẻ vợ chồng bình đẳng.
    Tất cả những gì Lam Thi chắp nhặt thật lộn xộn bởi đó là ký ức những mẩu chuyện đã xa xưa, rơi rớt ít nhiều bởi những gì chỉ là lý thuyết không thể bằng mắt thấy tai nghe.
    Nhưng miền nào cũng có hay có dở, hình mẫu gia đình của con gái vẫn là bố mẹ, thần tuợng mãi mãi của chúng con. Nhớ về quê hương chỉ đơn giản là con nhớ bố mẹ, những bữa cơm gia đình hay những buổi cả nhà trò chuyện có uyên thâm, có vui vẻ nhẹ nhàng.
    [/black]
    "Inter is a lovely illness which leaves forever scars"
    [/black]
  2. Vulnerable0202

    Vulnerable0202 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    350
    Đã được thích:
    0
    VIẾT VỀ HÀ NỘI
    HÀ NỘI ƠI...
    Bùi Phương Anh
    ?o?Nguời ra đi đầu không ngoảnh lại
    Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy??
    Không hiểu sao khi ở Hà Nội, tôi muốn đi thật xa, tôi đã tự vẽ ra truớc mặt mình cả một chân trời mới, đầy hào quang chói sáng, mới lạ, hấp dẫn?Hà nội ư, có gì đâu ? Một thành phố nhỏ bé, chạy vài vòng xe máy là đã hết, cái thành phố nắng gió cát bụi, lạnh đến cắt da cắt thịt vào mùa dông nhưng lại nóng đến gay gắt vào mùa hè, cái thành phố nhà cửa mọc san sát, xen kẽ, lô nhô, cao thấp, cái thành phố chẳng mang một chút nào phong cách hiện đại phương Tây, chỉ có một vài rạp chiếu phim nho nhỏ, một vài quán cóc sinh viên, một cái công viên nước mới xây bé tẹo?Nhưng chỉ di xa Hà nội rồi, tôi mới chợt nhận ra là tôi yêu Hà nội lúc nào không biết, Hà nội đã chiếm trọn vẹn một phần trái tim tôi.
    Tôi nhớ Hà nội nhiều, nhiều, nhiều lắm. Tôi đã gắn bó với Hà nội 18 nam trời, một khoảng thời gian đủ dài để những hình ảnh về Hà nội đậm sâu trong trí nhớ. Tôi nhớ mùi hoa sữa, nhờ những con đuờng nhỏ, nhớ nắng gió cát bụi. Nhiều lúc ở bên Mỹ, thấy nguời như muốn nổ tung, đâu rồi cái mùi hoa sữa ấy, đâu rồi tiếng xe cộ ồn ào đi lại như mắc cửi, đâu rồi cái không khí bụi bặm ??? Tôi muốn được một mình dạo xe vòng quanh hết phố này dến phố khác duới trời mua Hà nội, tôi muốn được ăn bánh rán nóng, bánh gối giữa mùa đông Hà nội, tôi muốn ngồi bên bếp than hồng bập bung ở phố Tràng tiền, nhâm nhi bắp ngô nuớng. Tôi muốn được an Tết. Ôi nhớ da diết làm sao hương vị Tết đậm đà với đào, quất, bánh chưng, dưa hành, tiền mừng tuổi?Tôi muốn được đắm mình trong tiết trời xuân Hà nội, muốn đi chợ hoa ngày Tết để lắng nghe câu hát lúc gần lúc xa ?ođôi lứa, tình yêu mùa xuân - Làng lúa, làng hoa, mùa xuân..?, tôi muốn nhìn thấy đào, quất ở làng hoa Nghi Tàm, Nhật Tân, muốn nhìn thấy muôn hoa đua nở, vạn vật đâm chồi nảy lộc. Tôi uớc được đạp xe trên phố, trời xe lạnh, mưa lâm thâm, được hít thở không khí của dất trời, thấy lòng mình thanh thản lạ?
    Cuộc sống ở bên Mỹ như một vòng xoáy mạnh. Mặc dù tôi biết rằng tôi bị cuốn vào cái vòng xoáy ấy đến chóng mặt, lao đao, học tập, làm việc liên tục, chỉ dành được năm tiếng một ngày để ngủ, ăn uống cũng rất thất thuờng, nhiều khi chỉ vẻn vẹn một bữa một ngày.., thế nhưng tôi chẳng thể nào sống khác được. Thật khó làm sao khi muốn tìm cho mình một khoảng riêng trong tâm hồn, không phải suy nghi, âu lo cho những bộn bề của cuộc sống. Sống ở Mỹ, nhiều lúc tôi thấy tâm hồn mình như băng giá và con người hầu như vô cảm?
    Mong rằng có một ngày nào đó tôi được về Hà nội để trở lại với những ký ức đã gắn bó, thân quen đến độ gần như máu thịt, để lại được thầm đọc câu thơ: ?oKhi ta ở đất là nơi ta ở - Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn..?. Hà nội ơi!!!

    *******************

    HÀ NỘI VÀ TÔI
    Trần Anh Tuấn
    Với tôi Hà nội thật là kỳ lạ. Nhiều khi tôi tự cười mình tại sao mình lại có thể yêu đến thế một nơi mà mình chẳng sinh ra, cũng chẳng lớn lên ở đó? Tôi thật sự không hiểu nổi lòng mình, chỉ biết rằng trong tôi, Hà nội luôn như một cô thiếu nữ bước ra từ cái thời cổ tích rất xa xua, vừa dịu dàng, thanh tao, vừa quyến ru đến mê hoặc lòng nguời?
    Không phải chỉ khi dã xa rồi, tôi mới yêu Hà nội.Từ rất lâu rồi, khi tôi còn là cậu sinh viên năm thứ nhất ngu ngơ đặt chân lên mảnh đất ngàn năm văn hiến ấy, tôi đã ?othầm yêu trộm nhớ? Hà nội rồi. Bây giờ tôi cung không thể lý giải được tại sao một cậu bé sinh viên trong túi chỉ có vài đồng với một cái xe đạp lóc cóc mà vẫn có một nhu cầu rất sang trọng là đạp xe dọc đường Nguyễn Du trong tiết cuối thu dể sống trong cái thứ hương thơm ngọt ngào thăm thẳm của hoa sữa, để nghe hơi gió lạnh đầu đông tràn qua hồ Thuyền Quang trong ánh chiều tà?Khi đã ra truờng, đi làm, tôi vẫn không từ bỏ thói quen ấy. Chẳng thể đếm được đã bao nhiêu buổi chiều tôi thả hồn mình lang thang vô định trên những con phố nhỏ của Hà nội, đã bao nhiêu lần ngồi một mình bên hồ Thủ Lệ ngắm nhìn dòng nguời nguợc xuôi qua lại, đã bao nhiêu lần mơ màng bởi tiếng nhạc dìu dặt trong cái quán nhỏ ven đuờng Nguyễn Du để nghe phảng phất trong gió lời tự tình dịu ngọt của hương sữa ven hồ?và cũng đã không ít lần tôi thầm cám ơn cuộc sống kỳ diệu đã cho tôi được gắn bó với mảnh đất này?
    Nhưng rồi tôi cũng phải chia tay Hà nội. Ngay trong cái đêm đầu tiên xa Hà nội để đến mảnh đất Bắc Mỹ phồn hoa này, tôi đã không ngăn được nuớc mắt khi nghe ?o?Hà nội ơi, mỗi khi lòng xác xơ, tôi vội vã trở về, lấy cho mình dù chỉ là chút bóng đêm trên duờng phố quen, dù chỉ là một chiều sương giăng lối cũ??, và tôi chợt thấy như quanh quẩn đâu đây, gần dến nỗi như có thể nắm bắt được những hình ảnh thân quen của những con đường tôi đã đi qua, của những con nguời mà tôi đã gặp, tất cả những điều bình dị dó bỗng nhiên trở nên thiêng liêng quá, và bỗng nhiên tôi hiểu thế nào là Tổ quốc. Tổ quốc đối với tôi bây giờ không còn xa vời như trong những bài học thời thơ ấu nữa, Tổ quốc giờ dây đơn giản chỉ là những con đường, những gương mặt, những ánh mắt ai nhìn thăm thẳm gió hồ Tây, là tiếng hát Quốc ca của hơn hai mươi ngàn con nguời trên sân Hàng Ðẫy rực màu cờ dỏ, là những đêm xuống đường trong men say chiến thắng bất tận?Và Tổ quốc đã hiện hữu trong tôi qua trái tim Nguời - Hà nội.
    Cuộc sống khắc nghiệt luôn đòi hỏi con nguời ta phải nhìn về phía truớc, nhớ nhung rồi cũng bị phủ mờ theo tháng năm dài của những đòi hỏi gần như vô tận, mình như trở thành kẻ nô lệ cho chính những uớc mơ của mình, như phải chui sâu hon vào trong cái vỏ của mình để mà tồn tại?Nhưng hôm nay, vô tình tôi lại được ?ovề? Hà nội, được cảm nhận cái mùa đông dịu ngọt với ?o..màn sương giăng phố vắng?, với ?onhững hàng cây lặng câm, tháp cổ mặc trầm..?. Tôi lại gặp hình ảnh Hà nộI thân quen trong album ảnh của IIE Family, những hình ảnh của mùa đông Hà nội, và bỗng nhiên cảm thấy như mùa đông đang về mặc dù cái nóng 35 độ C của miền Viễn Tây nuớc Mỹ vẫn dang cháy bỏng. Hơn bao giờ hết, tôi hiểu rằng vuợt qua tất cả những khoảng cách về không gian, thời gian, vuợt lên trên những giấc mơ đôi khi dã trở thành quá nặng nề, vẫn còn một điều, một điều không gì có thể làm lu mờ đuợc: sâu thẳm tận cùng trong tâm hồn tôi, Hà nội vẫn nguyên vẹn, em vẫn còn trong tôi?
    [/black]
    "Inter is a lovely illness which leaves forever scars"
    [/black]
  3. Vulnerable0202

    Vulnerable0202 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    350
    Đã được thích:
    0
    VIẾT VỀ HÀ NỘI
    HÀ NỘI ƠI...
    Bùi Phương Anh
    ?o?Nguời ra đi đầu không ngoảnh lại
    Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy??
    Không hiểu sao khi ở Hà Nội, tôi muốn đi thật xa, tôi đã tự vẽ ra truớc mặt mình cả một chân trời mới, đầy hào quang chói sáng, mới lạ, hấp dẫn?Hà nội ư, có gì đâu ? Một thành phố nhỏ bé, chạy vài vòng xe máy là đã hết, cái thành phố nắng gió cát bụi, lạnh đến cắt da cắt thịt vào mùa dông nhưng lại nóng đến gay gắt vào mùa hè, cái thành phố nhà cửa mọc san sát, xen kẽ, lô nhô, cao thấp, cái thành phố chẳng mang một chút nào phong cách hiện đại phương Tây, chỉ có một vài rạp chiếu phim nho nhỏ, một vài quán cóc sinh viên, một cái công viên nước mới xây bé tẹo?Nhưng chỉ di xa Hà nội rồi, tôi mới chợt nhận ra là tôi yêu Hà nội lúc nào không biết, Hà nội đã chiếm trọn vẹn một phần trái tim tôi.
    Tôi nhớ Hà nội nhiều, nhiều, nhiều lắm. Tôi đã gắn bó với Hà nội 18 nam trời, một khoảng thời gian đủ dài để những hình ảnh về Hà nội đậm sâu trong trí nhớ. Tôi nhớ mùi hoa sữa, nhờ những con đuờng nhỏ, nhớ nắng gió cát bụi. Nhiều lúc ở bên Mỹ, thấy nguời như muốn nổ tung, đâu rồi cái mùi hoa sữa ấy, đâu rồi tiếng xe cộ ồn ào đi lại như mắc cửi, đâu rồi cái không khí bụi bặm ??? Tôi muốn được một mình dạo xe vòng quanh hết phố này dến phố khác duới trời mua Hà nội, tôi muốn được ăn bánh rán nóng, bánh gối giữa mùa đông Hà nội, tôi muốn ngồi bên bếp than hồng bập bung ở phố Tràng tiền, nhâm nhi bắp ngô nuớng. Tôi muốn được an Tết. Ôi nhớ da diết làm sao hương vị Tết đậm đà với đào, quất, bánh chưng, dưa hành, tiền mừng tuổi?Tôi muốn được đắm mình trong tiết trời xuân Hà nội, muốn đi chợ hoa ngày Tết để lắng nghe câu hát lúc gần lúc xa ?ođôi lứa, tình yêu mùa xuân - Làng lúa, làng hoa, mùa xuân..?, tôi muốn nhìn thấy đào, quất ở làng hoa Nghi Tàm, Nhật Tân, muốn nhìn thấy muôn hoa đua nở, vạn vật đâm chồi nảy lộc. Tôi uớc được đạp xe trên phố, trời xe lạnh, mưa lâm thâm, được hít thở không khí của dất trời, thấy lòng mình thanh thản lạ?
    Cuộc sống ở bên Mỹ như một vòng xoáy mạnh. Mặc dù tôi biết rằng tôi bị cuốn vào cái vòng xoáy ấy đến chóng mặt, lao đao, học tập, làm việc liên tục, chỉ dành được năm tiếng một ngày để ngủ, ăn uống cũng rất thất thuờng, nhiều khi chỉ vẻn vẹn một bữa một ngày.., thế nhưng tôi chẳng thể nào sống khác được. Thật khó làm sao khi muốn tìm cho mình một khoảng riêng trong tâm hồn, không phải suy nghi, âu lo cho những bộn bề của cuộc sống. Sống ở Mỹ, nhiều lúc tôi thấy tâm hồn mình như băng giá và con người hầu như vô cảm?
    Mong rằng có một ngày nào đó tôi được về Hà nội để trở lại với những ký ức đã gắn bó, thân quen đến độ gần như máu thịt, để lại được thầm đọc câu thơ: ?oKhi ta ở đất là nơi ta ở - Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn..?. Hà nội ơi!!!

    *******************

    HÀ NỘI VÀ TÔI
    Trần Anh Tuấn
    Với tôi Hà nội thật là kỳ lạ. Nhiều khi tôi tự cười mình tại sao mình lại có thể yêu đến thế một nơi mà mình chẳng sinh ra, cũng chẳng lớn lên ở đó? Tôi thật sự không hiểu nổi lòng mình, chỉ biết rằng trong tôi, Hà nội luôn như một cô thiếu nữ bước ra từ cái thời cổ tích rất xa xua, vừa dịu dàng, thanh tao, vừa quyến ru đến mê hoặc lòng nguời?
    Không phải chỉ khi dã xa rồi, tôi mới yêu Hà nội.Từ rất lâu rồi, khi tôi còn là cậu sinh viên năm thứ nhất ngu ngơ đặt chân lên mảnh đất ngàn năm văn hiến ấy, tôi đã ?othầm yêu trộm nhớ? Hà nội rồi. Bây giờ tôi cung không thể lý giải được tại sao một cậu bé sinh viên trong túi chỉ có vài đồng với một cái xe đạp lóc cóc mà vẫn có một nhu cầu rất sang trọng là đạp xe dọc đường Nguyễn Du trong tiết cuối thu dể sống trong cái thứ hương thơm ngọt ngào thăm thẳm của hoa sữa, để nghe hơi gió lạnh đầu đông tràn qua hồ Thuyền Quang trong ánh chiều tà?Khi đã ra truờng, đi làm, tôi vẫn không từ bỏ thói quen ấy. Chẳng thể đếm được đã bao nhiêu buổi chiều tôi thả hồn mình lang thang vô định trên những con phố nhỏ của Hà nội, đã bao nhiêu lần ngồi một mình bên hồ Thủ Lệ ngắm nhìn dòng nguời nguợc xuôi qua lại, đã bao nhiêu lần mơ màng bởi tiếng nhạc dìu dặt trong cái quán nhỏ ven đuờng Nguyễn Du để nghe phảng phất trong gió lời tự tình dịu ngọt của hương sữa ven hồ?và cũng đã không ít lần tôi thầm cám ơn cuộc sống kỳ diệu đã cho tôi được gắn bó với mảnh đất này?
    Nhưng rồi tôi cũng phải chia tay Hà nội. Ngay trong cái đêm đầu tiên xa Hà nội để đến mảnh đất Bắc Mỹ phồn hoa này, tôi đã không ngăn được nuớc mắt khi nghe ?o?Hà nội ơi, mỗi khi lòng xác xơ, tôi vội vã trở về, lấy cho mình dù chỉ là chút bóng đêm trên duờng phố quen, dù chỉ là một chiều sương giăng lối cũ??, và tôi chợt thấy như quanh quẩn đâu đây, gần dến nỗi như có thể nắm bắt được những hình ảnh thân quen của những con đường tôi đã đi qua, của những con nguời mà tôi đã gặp, tất cả những điều bình dị dó bỗng nhiên trở nên thiêng liêng quá, và bỗng nhiên tôi hiểu thế nào là Tổ quốc. Tổ quốc đối với tôi bây giờ không còn xa vời như trong những bài học thời thơ ấu nữa, Tổ quốc giờ dây đơn giản chỉ là những con đường, những gương mặt, những ánh mắt ai nhìn thăm thẳm gió hồ Tây, là tiếng hát Quốc ca của hơn hai mươi ngàn con nguời trên sân Hàng Ðẫy rực màu cờ dỏ, là những đêm xuống đường trong men say chiến thắng bất tận?Và Tổ quốc đã hiện hữu trong tôi qua trái tim Nguời - Hà nội.
    Cuộc sống khắc nghiệt luôn đòi hỏi con nguời ta phải nhìn về phía truớc, nhớ nhung rồi cũng bị phủ mờ theo tháng năm dài của những đòi hỏi gần như vô tận, mình như trở thành kẻ nô lệ cho chính những uớc mơ của mình, như phải chui sâu hon vào trong cái vỏ của mình để mà tồn tại?Nhưng hôm nay, vô tình tôi lại được ?ovề? Hà nội, được cảm nhận cái mùa đông dịu ngọt với ?o..màn sương giăng phố vắng?, với ?onhững hàng cây lặng câm, tháp cổ mặc trầm..?. Tôi lại gặp hình ảnh Hà nộI thân quen trong album ảnh của IIE Family, những hình ảnh của mùa đông Hà nội, và bỗng nhiên cảm thấy như mùa đông đang về mặc dù cái nóng 35 độ C của miền Viễn Tây nuớc Mỹ vẫn dang cháy bỏng. Hơn bao giờ hết, tôi hiểu rằng vuợt qua tất cả những khoảng cách về không gian, thời gian, vuợt lên trên những giấc mơ đôi khi dã trở thành quá nặng nề, vẫn còn một điều, một điều không gì có thể làm lu mờ đuợc: sâu thẳm tận cùng trong tâm hồn tôi, Hà nội vẫn nguyên vẹn, em vẫn còn trong tôi?
    [/black]
    "Inter is a lovely illness which leaves forever scars"
    [/black]
  4. Vulnerable0202

    Vulnerable0202 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    350
    Đã được thích:
    0
    MÙA ĐÔNG HÀ NỘI
    Tuỳ bút - Băng Sơn
    Phải cảm ơn ai đây, trái đất, vũ trụ hay thượng đế, ông trời và tổ tiên đã chọn nơi này cho ta có một đất nước quê hương mỗi năm có bốn mùa rõ rệt, nhất là Hà Nội, nắng thì thật nắng, thu thì thật thu và mùa đông là niềm trữ tình đầy hoài niệm đời người, cả khi ta đang ở giữa làn gió tái tê thổi qua mái nhà ta hay ta lang bạt về miền nào hun hút chân trời góc bể...
    Ngay từ hôm có sợi mưa lắc rắc báo tin mùa heo may cho con rơi xuất hiện, lúc có ngày lễ Toussaints, nay gọi là lễ Các Thánh vào tháng 10 âm lịch tức tháng 11 của lịch Grêgoa tứ Công Nguyên thông dụng, ta đã sửa soạn tâm hồn để đón thêm một mùa đông xếp lên thành tuổi, ta biết có người khắc khoải đợi chờ những ngày và những đêm kỳ lạ, nói như nhà thơ say Lưu Trọng Lư:
    Yêu hết một mùa đông
    Nhìn nhau mà chẳng nói...
    Ðàn sếu đã xếp hình mũi tên mải miết về phương nam gió ấm, ta không sếu, ta đợi bếp lửa hồng đêm ù ù những cây kim cắm vào da thịt để lật bắp ngô non nướng trong lòng bàn tay, rồi sáng ra, đi chọn lấy hàng phở quen thuộc, nóng bỏng lưỡi và cay giàn giụa lệ đời ngon ngọt sau đó đã có hàng cà phê thơm nức nơi ngã tư, có những hạt lá me vàng rơi rụng vào vai áo và có khi nó cũng biết uống cùng ta, nằm gọn trong chiếc tách màu nâu lìm lịm một vị đắng đê mê. Ta đang ăn mùa đông, uống mùa đông, ta giơ tay ra nhận lá thư từ trời gửi về màu đỏ lá bàng hay màu vàng cây cơm nguội, lá thư là tín sứ, là nhịp đàn thăng hoa trong không gian tìm người tri âm tri kỷ, chẳng thế sao những người trai người gái cứ tìm nhau vào dịp này để ***g hai chiếc nhẫn tân hôn trước bàn thờ đại diện cho thiên đàng.
    Mùa đông đất Bắc, gió lang thang trên những cánh đồng đầy gốc rạ, trẻ bé nào tha thẩn đi tìm câu con công cống hay hái cây rau khúc về làm bữa bánh thơm thảo làng xa, vườn cải sớm đã vàng một loài hoa nắng màu hoàng yến có người con gái tùm hum chiếc khăn vuông vừa đi vừa làm cơn mưa nhỏ từ hai chiếc bình tới gọi là ô doà, càng gió đôi má càng au đỏ như hai đoá hoa lựu được mùa, làm chết mắt anh trai làng thầm thương trộm nhớ đến các đấng thánh thần cũng chỉ đành tha tội mà thôi...
    Thành phố nơi ta nương thân lại khác. Gió luẩn quẩn trên tầng mái cổ, ra đến Hồ Gơm thì mới có liễu đón và sóng chào. Mặt hồ xao động trong lặng lẽ, tóc xanh, cây mềm đung đưa như vạn cổ đã thường xanh và gió nghìn đời rong chơi không mệt mỏi làm một đối cực còn cực kia là nồng ấm đôi bàn tay xoắn xuýt vào nhau, đan cài muôn lời không thành tiếng...
    Mùa đông Hà Nội, đến một cột đèn cũng thành kỷ niệm đời người, một tiếng rao khuya cũng rền vang tâm tưởng... thoáng qua một nỗi nhớ hanh vàng màu nắng mật ong, thoáng qua một mặt người soi nhẹ lớt lời tình có từ thuở ông Adam và bà Eva trong vườn địa đàng hồi hộp...
    Con sông Hồng ngoài kia sau mùa lũ điên cuồng đã uể oải về xuôi có phần mệt mỏi như ngời đàn bà sau hôm sinh nở, nếu những con gió bấc có ***g lên quằn quại thì bóng cầu Thăng Long, Long Biên, Chơng Dơng cũng phải mai hay ngày kia mới xuôi đợc đến Thái Bình, cửa biển, đồng muối. Ba Lạt mà mùa này ở đấy cây rơm đã xuất hiện như cây nấm vàng mơ, hạt thóc đã rì rầm trong bao, trong cót, người đi lễ chuẩn bị bộ áo quần mới mua nơi chợ huyện, chợ tỉnh còn thơm hơng vải thay cho tấm áo đẫm mồ hôi đồng muối chang chang 6 tháng trước... Hồ Tây mênh mông, đúng là Dâm Ðàm, là mù sương, là lụa dăng, hồi chuông thu không chẳng đủ sức để vượt qua ngàn con sóng, chỉ có sương cho tiếng gõ mạn thuyền của ngư dân đùng đục trầm buồn, khiến con chép vàng Hồ Tây ngơ ngẩn, có nên nghe? Chiều xuống nhanh, sương xuống (hay sương lên) còn nhanh hơn nữa, không ai có thể nhìn thấy con gọng vó, con nhện nước nào búng mình, tạo thành chiếc vòng sóng bé tẻo tèo teo... chỉ có mờ mờ như tấm ảnh thiếu sáng của người nghệ sĩ cố tình làm nó nhạt nhoà nói một ý thầm mộng mị mắt người xem, rằng mùa đông đã dâng đầy để ai cũng phải khát khao một không khí có ánh đèn trong căn phòng như chiếc tổ chim sực nức hơi ấm của chim mẹ ủ trứng, chim bố gù gù, chim con lích tích...
    Có bước chân ai đi trong phố cổ, giữa hai bên phố nhà đã cửa đóng then cài, chỉ có ánh sáng lọt qua khe cửa, nằm chéo mặt đường như sợi chỉ dệt bằng kim tuyến, khiến người không nỡ bước qua rồi sững lại, rồi thành chiếc cây đóng rễ để lắng một khúc dương cầm có câu "ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng" hay "xe chỉ luồn kim...".
    Mùa đông Hà Nội, những triều đại vàng son đã đi qua, con rồng đá nơi sân điện Kính Thiên còn đó, tiếng súng thần công từ pháo đài làng Láng đã vang vào tai nó, Thăng Long không còn là đất "phi chiến địa", khỏi lửa đã tơi bời, bao nhiêu cây sấu, cây me ngả thân làm vật chướng ngại cho anh tự vệ nấp mình mà phóng bom ba càng... và cũng con rồng đá ấy không thể xuống hầm tránh bom B52, nhưng nó là bất tử, nó là hồn Thăng Long, hồn Hà Nội, vượt qua lửa bỏng để hồi sinh. Mùa đông năm 1947 ấy, vườn hoa vô danh gần toà án đã thành mộ liệt sĩ. Gió vi vút cầu hồn trên mái cây long não, mùa đông có vàng chút ít còn hồn người đã thành hồn nước non, chắc về nhận niềm cúi đầu mặc niệm trên đờng Bắc Sơn vườn hồng tơi thắm mà mỗi mùa đông, rặng đào hoa sớm lại tỏ mở nỗi lòng tươi như tương lai. Mùa đông năm 1972 nữa, hơn 250 ngời hy sinh cùng Khâm Thiên vào đúng 24 giờ sau lễ Thiên Chúa Giáng Sinh, hồi chuông thánh thiện còn chưa tắt hẳn thì tội ác đã hoành hành.
    Lễ Thiên Chúa giáng sinh đã đến, nhà ai có bữa khuya đầy hoan lạc vị đời, nhà ai còn lận đận nơi xóm ô, hay ngõ nhỏ đang lo toan cho mùa đông mang cái Tết về không phải long đong... Hình như mùa đông nói rằng con ngời cần xích lại gần lại bên nhau cho hơi ấm lan truyền, cho tâm tư giao hoà gắn bó, cho nỗi niềm được đầy vơi san sẻ cùng nhau. Ðã lâu lắm không ai nhìn thấy bóng sâm cầm, nhưng cây bàng phố Quán Thánh, Tràng Thi, cây cơm nguội ở Bờ Hồ và Lý Thường Kiệt thì vẫn báo tin bằng lá đổ, và món ốc nóng quà đêm, mà cửa hàng khăn áo phố Triệu Việt Vơng, Mai Hắc Ðế cứ dăng mắc chờ được về với mọi hình hài...
    Người bạn phía trời Nam chắc đang nhớ về gió liễu mà sương hồ Hà Nội, nhớ một ấm trà thơm quây quần trên sàn nhà rải chiếc thảm cói đơn sơ, không cần đến những chiếc ghế tân kỳ to đùng, cũng chẳng có ổ rơm êm như nhung, đung đưa như con tàu lướt sóng... Mùa đông Hà Nội là tình nhau trao đổi chứ không cần yến tiệc mới say nhau.
    Người con gái ấy vừa lấy chồng, mùa đông này không nữa của tình ta. Người thiếu phụ ấy phải sang ngang lần nữa, người nhìn ta mà có một bầu trời sương mờ mù mịt ẩn chứa vào lời. Giá ta thành con sếu theo đàn về phương Nam nắng ấm, ta mang ngời theo, tìm cho người tổ mới có nắng ngọt và gió lành, vượt qua nỗi đông bắc tái tê... Mùa đông cứ thức lên hoài niệm... nhưng dù sao mùa đông này cũng vừa khép lại một nỗi niềm để mở ra một trang kỳ ảo mới: Thiên niên kỷ mới: Con người sẽ vượt qua được nhiều nỗi bi thương bước vào xuân hàm tiếu hoa đào. Gió mặc gió. Ta đi qua gió để tới mùa ấm áp. Và ta xếp mùa đông lại như xếp từng lá thư tình một thuở chẳng thể mờ phai, còn bây giờ, ta đi đến với muôn lòng đón đợi tiếng tri âm từ xung quanh toả ra và từ phương trời xa tít gửi về... Và ta xin nói với người: Mùa đông Hà Nội là của riêng ta và cũng của cả người đấy, tình ơi.
    [/black]
    "Inter is a lovely illness which leaves forever scars"
    [/black]
  5. Vulnerable0202

    Vulnerable0202 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    350
    Đã được thích:
    0
    MÙA ĐÔNG HÀ NỘI
    Tuỳ bút - Băng Sơn
    Phải cảm ơn ai đây, trái đất, vũ trụ hay thượng đế, ông trời và tổ tiên đã chọn nơi này cho ta có một đất nước quê hương mỗi năm có bốn mùa rõ rệt, nhất là Hà Nội, nắng thì thật nắng, thu thì thật thu và mùa đông là niềm trữ tình đầy hoài niệm đời người, cả khi ta đang ở giữa làn gió tái tê thổi qua mái nhà ta hay ta lang bạt về miền nào hun hút chân trời góc bể...
    Ngay từ hôm có sợi mưa lắc rắc báo tin mùa heo may cho con rơi xuất hiện, lúc có ngày lễ Toussaints, nay gọi là lễ Các Thánh vào tháng 10 âm lịch tức tháng 11 của lịch Grêgoa tứ Công Nguyên thông dụng, ta đã sửa soạn tâm hồn để đón thêm một mùa đông xếp lên thành tuổi, ta biết có người khắc khoải đợi chờ những ngày và những đêm kỳ lạ, nói như nhà thơ say Lưu Trọng Lư:
    Yêu hết một mùa đông
    Nhìn nhau mà chẳng nói...
    Ðàn sếu đã xếp hình mũi tên mải miết về phương nam gió ấm, ta không sếu, ta đợi bếp lửa hồng đêm ù ù những cây kim cắm vào da thịt để lật bắp ngô non nướng trong lòng bàn tay, rồi sáng ra, đi chọn lấy hàng phở quen thuộc, nóng bỏng lưỡi và cay giàn giụa lệ đời ngon ngọt sau đó đã có hàng cà phê thơm nức nơi ngã tư, có những hạt lá me vàng rơi rụng vào vai áo và có khi nó cũng biết uống cùng ta, nằm gọn trong chiếc tách màu nâu lìm lịm một vị đắng đê mê. Ta đang ăn mùa đông, uống mùa đông, ta giơ tay ra nhận lá thư từ trời gửi về màu đỏ lá bàng hay màu vàng cây cơm nguội, lá thư là tín sứ, là nhịp đàn thăng hoa trong không gian tìm người tri âm tri kỷ, chẳng thế sao những người trai người gái cứ tìm nhau vào dịp này để ***g hai chiếc nhẫn tân hôn trước bàn thờ đại diện cho thiên đàng.
    Mùa đông đất Bắc, gió lang thang trên những cánh đồng đầy gốc rạ, trẻ bé nào tha thẩn đi tìm câu con công cống hay hái cây rau khúc về làm bữa bánh thơm thảo làng xa, vườn cải sớm đã vàng một loài hoa nắng màu hoàng yến có người con gái tùm hum chiếc khăn vuông vừa đi vừa làm cơn mưa nhỏ từ hai chiếc bình tới gọi là ô doà, càng gió đôi má càng au đỏ như hai đoá hoa lựu được mùa, làm chết mắt anh trai làng thầm thương trộm nhớ đến các đấng thánh thần cũng chỉ đành tha tội mà thôi...
    Thành phố nơi ta nương thân lại khác. Gió luẩn quẩn trên tầng mái cổ, ra đến Hồ Gơm thì mới có liễu đón và sóng chào. Mặt hồ xao động trong lặng lẽ, tóc xanh, cây mềm đung đưa như vạn cổ đã thường xanh và gió nghìn đời rong chơi không mệt mỏi làm một đối cực còn cực kia là nồng ấm đôi bàn tay xoắn xuýt vào nhau, đan cài muôn lời không thành tiếng...
    Mùa đông Hà Nội, đến một cột đèn cũng thành kỷ niệm đời người, một tiếng rao khuya cũng rền vang tâm tưởng... thoáng qua một nỗi nhớ hanh vàng màu nắng mật ong, thoáng qua một mặt người soi nhẹ lớt lời tình có từ thuở ông Adam và bà Eva trong vườn địa đàng hồi hộp...
    Con sông Hồng ngoài kia sau mùa lũ điên cuồng đã uể oải về xuôi có phần mệt mỏi như ngời đàn bà sau hôm sinh nở, nếu những con gió bấc có ***g lên quằn quại thì bóng cầu Thăng Long, Long Biên, Chơng Dơng cũng phải mai hay ngày kia mới xuôi đợc đến Thái Bình, cửa biển, đồng muối. Ba Lạt mà mùa này ở đấy cây rơm đã xuất hiện như cây nấm vàng mơ, hạt thóc đã rì rầm trong bao, trong cót, người đi lễ chuẩn bị bộ áo quần mới mua nơi chợ huyện, chợ tỉnh còn thơm hơng vải thay cho tấm áo đẫm mồ hôi đồng muối chang chang 6 tháng trước... Hồ Tây mênh mông, đúng là Dâm Ðàm, là mù sương, là lụa dăng, hồi chuông thu không chẳng đủ sức để vượt qua ngàn con sóng, chỉ có sương cho tiếng gõ mạn thuyền của ngư dân đùng đục trầm buồn, khiến con chép vàng Hồ Tây ngơ ngẩn, có nên nghe? Chiều xuống nhanh, sương xuống (hay sương lên) còn nhanh hơn nữa, không ai có thể nhìn thấy con gọng vó, con nhện nước nào búng mình, tạo thành chiếc vòng sóng bé tẻo tèo teo... chỉ có mờ mờ như tấm ảnh thiếu sáng của người nghệ sĩ cố tình làm nó nhạt nhoà nói một ý thầm mộng mị mắt người xem, rằng mùa đông đã dâng đầy để ai cũng phải khát khao một không khí có ánh đèn trong căn phòng như chiếc tổ chim sực nức hơi ấm của chim mẹ ủ trứng, chim bố gù gù, chim con lích tích...
    Có bước chân ai đi trong phố cổ, giữa hai bên phố nhà đã cửa đóng then cài, chỉ có ánh sáng lọt qua khe cửa, nằm chéo mặt đường như sợi chỉ dệt bằng kim tuyến, khiến người không nỡ bước qua rồi sững lại, rồi thành chiếc cây đóng rễ để lắng một khúc dương cầm có câu "ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng" hay "xe chỉ luồn kim...".
    Mùa đông Hà Nội, những triều đại vàng son đã đi qua, con rồng đá nơi sân điện Kính Thiên còn đó, tiếng súng thần công từ pháo đài làng Láng đã vang vào tai nó, Thăng Long không còn là đất "phi chiến địa", khỏi lửa đã tơi bời, bao nhiêu cây sấu, cây me ngả thân làm vật chướng ngại cho anh tự vệ nấp mình mà phóng bom ba càng... và cũng con rồng đá ấy không thể xuống hầm tránh bom B52, nhưng nó là bất tử, nó là hồn Thăng Long, hồn Hà Nội, vượt qua lửa bỏng để hồi sinh. Mùa đông năm 1947 ấy, vườn hoa vô danh gần toà án đã thành mộ liệt sĩ. Gió vi vút cầu hồn trên mái cây long não, mùa đông có vàng chút ít còn hồn người đã thành hồn nước non, chắc về nhận niềm cúi đầu mặc niệm trên đờng Bắc Sơn vườn hồng tơi thắm mà mỗi mùa đông, rặng đào hoa sớm lại tỏ mở nỗi lòng tươi như tương lai. Mùa đông năm 1972 nữa, hơn 250 ngời hy sinh cùng Khâm Thiên vào đúng 24 giờ sau lễ Thiên Chúa Giáng Sinh, hồi chuông thánh thiện còn chưa tắt hẳn thì tội ác đã hoành hành.
    Lễ Thiên Chúa giáng sinh đã đến, nhà ai có bữa khuya đầy hoan lạc vị đời, nhà ai còn lận đận nơi xóm ô, hay ngõ nhỏ đang lo toan cho mùa đông mang cái Tết về không phải long đong... Hình như mùa đông nói rằng con ngời cần xích lại gần lại bên nhau cho hơi ấm lan truyền, cho tâm tư giao hoà gắn bó, cho nỗi niềm được đầy vơi san sẻ cùng nhau. Ðã lâu lắm không ai nhìn thấy bóng sâm cầm, nhưng cây bàng phố Quán Thánh, Tràng Thi, cây cơm nguội ở Bờ Hồ và Lý Thường Kiệt thì vẫn báo tin bằng lá đổ, và món ốc nóng quà đêm, mà cửa hàng khăn áo phố Triệu Việt Vơng, Mai Hắc Ðế cứ dăng mắc chờ được về với mọi hình hài...
    Người bạn phía trời Nam chắc đang nhớ về gió liễu mà sương hồ Hà Nội, nhớ một ấm trà thơm quây quần trên sàn nhà rải chiếc thảm cói đơn sơ, không cần đến những chiếc ghế tân kỳ to đùng, cũng chẳng có ổ rơm êm như nhung, đung đưa như con tàu lướt sóng... Mùa đông Hà Nội là tình nhau trao đổi chứ không cần yến tiệc mới say nhau.
    Người con gái ấy vừa lấy chồng, mùa đông này không nữa của tình ta. Người thiếu phụ ấy phải sang ngang lần nữa, người nhìn ta mà có một bầu trời sương mờ mù mịt ẩn chứa vào lời. Giá ta thành con sếu theo đàn về phương Nam nắng ấm, ta mang ngời theo, tìm cho người tổ mới có nắng ngọt và gió lành, vượt qua nỗi đông bắc tái tê... Mùa đông cứ thức lên hoài niệm... nhưng dù sao mùa đông này cũng vừa khép lại một nỗi niềm để mở ra một trang kỳ ảo mới: Thiên niên kỷ mới: Con người sẽ vượt qua được nhiều nỗi bi thương bước vào xuân hàm tiếu hoa đào. Gió mặc gió. Ta đi qua gió để tới mùa ấm áp. Và ta xếp mùa đông lại như xếp từng lá thư tình một thuở chẳng thể mờ phai, còn bây giờ, ta đi đến với muôn lòng đón đợi tiếng tri âm từ xung quanh toả ra và từ phương trời xa tít gửi về... Và ta xin nói với người: Mùa đông Hà Nội là của riêng ta và cũng của cả người đấy, tình ơi.
    [/black]
    "Inter is a lovely illness which leaves forever scars"
    [/black]
  6. thao_dan_new

    thao_dan_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    338
    Đã được thích:
    0
    Ô từ sau NOEL trời lạnh quá thể , thời tiết này quả thật là ăn cái gì cũng thấy ngon ,nhớ đến năm ngoái cùng mấy người bạn ngồi trên một căn gác ấm cúng , trước mặt là một cái hỏa lò và chai rượu Vân dể cùng nhau thưởng thức món
    Chả cá Lã Vọng
    Chả cá có ở một số thành phố lớn, nhưng ở Hà Nội, món này vẫn có phong cách, bản sắc riêng. "Hải vị" chả cá đất Hà thành đòi hỏi bàn tay chế biến tinh xảo.
    Chả cá tốt nhất là làm bằng cá chiên hoặc cá lăng. Hai loài cá này thường sinh sống, vẫy vùng trên sông Hồng.
    Cá chiên hoặc cá lăng cỡ từ 2 kg trở lên còn tươi, làm sạch nhớt, đặt lên thớt, người làm cá dùng tay trái giương vây ngực vuông góc với thân cá, dùng dao mỏng cắt đúng điểm gốc vây ngực cho tới xương sống, lạng phanh thịt, lọc xương sống cho đến đuôi. Lật thân cá sang bên kia, cũng làm như thế, ta được hai miếng thăn cá. Đặt miếng thăn cá lớp da cá sát với thớt, cắt từng miếng ngang thớ, bản to, mỏng. Đầu, xương và da để nấu canh chua. Còn miếng thịt cá được ướp gia vị, mì chính, hạt tiêu, nước riềng và nước nghệ, ít nước mẻ loãng (nếu không có nước mẻ thì dùng dấm bỗng). Thời gian ướp ít nhất cũng từ một đến hai giờ. Trước khi nướng, tẩm ít mỡ nước để cá khỏi xác. Cho cá vào que tre làm thành từng gắp chả, rồi nướng chả vàng hai mặt. Cũng có thể dùng vỉ nướng chả (cần phết lớp mỡ lợn vào vỉ nướng chả để cá khỏi dính). Nướng bằng than hoa đỏ hồng, miếng cá chín vàng là được. Xếp một lớp cá với một lớp thì là, hành rau thơm, rau mùi, từng lớp cho đến đầy bát to.
    Bữa tiệc bắt đầu, bát cá được bày trên bàn. Dùng mỡ nước vừa rán đun thật sôi giội lên cá (món này phải ăn nóng). Nước chấm là mắm tôm hảo hạng, vắt chanh, một chút ớt cay, dầm nhẹ phảng phất cà cuống cho dậy mùi hấp dẫn. Món rau quả thật quan trọng đối với món chả cá, những lát chuối xanh, ruột trắng nõn mang nhựa chát, đi cùng những lát khế thái mỏng xanh như ngọc, chua nhức lưỡi.
    Lạc rang bùi thơm. Khay rau sống phong phú những sung, mơ, ngổ, thơm, đinh lăng, cọng hành nõn, miếng gừng vàng. Cạnh khay rau là đĩa bún. Bún lá, bún con. Bún xếp thành vỉ nhỏ, trắng muốt, mát lành cùng rau, cùng gia vị cay, cùng thịt cá thơm nướng chả. Nếu làm bữa ăn tươi ở nhà, có một cách nướng chả khác là thịt cá nướng vàng được ướp với thìa là, hành, rau thơm, rau mùi xếp vào từng bát nhỏ. Đổ mỡ đun sôi trong lẩu, từng thìa cá có rau thơm nhúng vào lẩu mỡ. Ai thích ăn béo ngậy thì nhúng lâu, ai không thích ăn béo thì nhúng mỡ vừa phải. Nước chấm cũng như trên. Ăn cùng với lạc rang, chuối chát, khế chua, rau sống.
    Cuối cùng là món canh chua. Sau khi ăn toàn món khô háo nước, thưởng thức thêm nửa bát bún canh chua sôi sùng sục, càng ngon miệng. Thế là ta đã thưởng thức đầy đủ hương vị của chả cá chiên, cá lăng.
    Ăn chả cá, phải từ từ ít một để thưởng thức vị thơm của cá nướng, vị ngọt đậm đà của cá chiên, cá lăng, vị chát của chuối, vị chua của khế, vị thơm các loài rau gia vị, mùi đặc biệt của cà cuống, mắm tôm, chanh, ớt cùng nhâm nhi chén rượu quê nhà.
    Chả cá, món ăn vừa sang trọng vừa thi vị mà dân Hà thành ưa chuộng, mà các nhà văn, nhà thơ bao thế hệ vừa thưởng thức vừa viết bao điều ca ngợi, đến muốn... thèm. Chả cá Lã Vọng của Hà Nội cũng đã xuất hiện cả ở TP HCM, nhất là ở các quận 1, quận 8, quận Phú Nhuận. Nhiều khách nước ngoài khi đến Việt Nam, thưởng thức món đặc sản này đã phải trầm trồ, thán phục nghệ thuật ẩm thực đến tinh tế, cầu kỳ của người Việt.
    Nhưng quả thật món này chỉ ngon khi ta cùng vài ba kẻ tri kỷ ngồi trên một căn gác nhỏ nghe ngoài trời gió Đông Bắc thổi u u điểm thêm vài giọt mưa phùn làm ướt áo kẻ bộ hành. Đất Hà thành trời lúc đó sẽ âm âm như vùng núi cao nhưng có hề chi vì cạnh ta đang có những bạn bè và những câu chuyẹn sẽ làm sáng lại bầu trời và nụ cười sẽ ấm lòng nhau. Có phải vậy không hỡi những người yêu Hà nội


    Little Princess
  7. thao_dan_new

    thao_dan_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    338
    Đã được thích:
    0
    Ô từ sau NOEL trời lạnh quá thể , thời tiết này quả thật là ăn cái gì cũng thấy ngon ,nhớ đến năm ngoái cùng mấy người bạn ngồi trên một căn gác ấm cúng , trước mặt là một cái hỏa lò và chai rượu Vân dể cùng nhau thưởng thức món
    Chả cá Lã Vọng
    Chả cá có ở một số thành phố lớn, nhưng ở Hà Nội, món này vẫn có phong cách, bản sắc riêng. "Hải vị" chả cá đất Hà thành đòi hỏi bàn tay chế biến tinh xảo.
    Chả cá tốt nhất là làm bằng cá chiên hoặc cá lăng. Hai loài cá này thường sinh sống, vẫy vùng trên sông Hồng.
    Cá chiên hoặc cá lăng cỡ từ 2 kg trở lên còn tươi, làm sạch nhớt, đặt lên thớt, người làm cá dùng tay trái giương vây ngực vuông góc với thân cá, dùng dao mỏng cắt đúng điểm gốc vây ngực cho tới xương sống, lạng phanh thịt, lọc xương sống cho đến đuôi. Lật thân cá sang bên kia, cũng làm như thế, ta được hai miếng thăn cá. Đặt miếng thăn cá lớp da cá sát với thớt, cắt từng miếng ngang thớ, bản to, mỏng. Đầu, xương và da để nấu canh chua. Còn miếng thịt cá được ướp gia vị, mì chính, hạt tiêu, nước riềng và nước nghệ, ít nước mẻ loãng (nếu không có nước mẻ thì dùng dấm bỗng). Thời gian ướp ít nhất cũng từ một đến hai giờ. Trước khi nướng, tẩm ít mỡ nước để cá khỏi xác. Cho cá vào que tre làm thành từng gắp chả, rồi nướng chả vàng hai mặt. Cũng có thể dùng vỉ nướng chả (cần phết lớp mỡ lợn vào vỉ nướng chả để cá khỏi dính). Nướng bằng than hoa đỏ hồng, miếng cá chín vàng là được. Xếp một lớp cá với một lớp thì là, hành rau thơm, rau mùi, từng lớp cho đến đầy bát to.
    Bữa tiệc bắt đầu, bát cá được bày trên bàn. Dùng mỡ nước vừa rán đun thật sôi giội lên cá (món này phải ăn nóng). Nước chấm là mắm tôm hảo hạng, vắt chanh, một chút ớt cay, dầm nhẹ phảng phất cà cuống cho dậy mùi hấp dẫn. Món rau quả thật quan trọng đối với món chả cá, những lát chuối xanh, ruột trắng nõn mang nhựa chát, đi cùng những lát khế thái mỏng xanh như ngọc, chua nhức lưỡi.
    Lạc rang bùi thơm. Khay rau sống phong phú những sung, mơ, ngổ, thơm, đinh lăng, cọng hành nõn, miếng gừng vàng. Cạnh khay rau là đĩa bún. Bún lá, bún con. Bún xếp thành vỉ nhỏ, trắng muốt, mát lành cùng rau, cùng gia vị cay, cùng thịt cá thơm nướng chả. Nếu làm bữa ăn tươi ở nhà, có một cách nướng chả khác là thịt cá nướng vàng được ướp với thìa là, hành, rau thơm, rau mùi xếp vào từng bát nhỏ. Đổ mỡ đun sôi trong lẩu, từng thìa cá có rau thơm nhúng vào lẩu mỡ. Ai thích ăn béo ngậy thì nhúng lâu, ai không thích ăn béo thì nhúng mỡ vừa phải. Nước chấm cũng như trên. Ăn cùng với lạc rang, chuối chát, khế chua, rau sống.
    Cuối cùng là món canh chua. Sau khi ăn toàn món khô háo nước, thưởng thức thêm nửa bát bún canh chua sôi sùng sục, càng ngon miệng. Thế là ta đã thưởng thức đầy đủ hương vị của chả cá chiên, cá lăng.
    Ăn chả cá, phải từ từ ít một để thưởng thức vị thơm của cá nướng, vị ngọt đậm đà của cá chiên, cá lăng, vị chát của chuối, vị chua của khế, vị thơm các loài rau gia vị, mùi đặc biệt của cà cuống, mắm tôm, chanh, ớt cùng nhâm nhi chén rượu quê nhà.
    Chả cá, món ăn vừa sang trọng vừa thi vị mà dân Hà thành ưa chuộng, mà các nhà văn, nhà thơ bao thế hệ vừa thưởng thức vừa viết bao điều ca ngợi, đến muốn... thèm. Chả cá Lã Vọng của Hà Nội cũng đã xuất hiện cả ở TP HCM, nhất là ở các quận 1, quận 8, quận Phú Nhuận. Nhiều khách nước ngoài khi đến Việt Nam, thưởng thức món đặc sản này đã phải trầm trồ, thán phục nghệ thuật ẩm thực đến tinh tế, cầu kỳ của người Việt.
    Nhưng quả thật món này chỉ ngon khi ta cùng vài ba kẻ tri kỷ ngồi trên một căn gác nhỏ nghe ngoài trời gió Đông Bắc thổi u u điểm thêm vài giọt mưa phùn làm ướt áo kẻ bộ hành. Đất Hà thành trời lúc đó sẽ âm âm như vùng núi cao nhưng có hề chi vì cạnh ta đang có những bạn bè và những câu chuyẹn sẽ làm sáng lại bầu trời và nụ cười sẽ ấm lòng nhau. Có phải vậy không hỡi những người yêu Hà nội


    Little Princess
  8. thao_dan_new

    thao_dan_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    338
    Đã được thích:
    0
    Đưa lên nhiều bài vè cac món ăn Hà nội nhiều quá rồi dân tình lại nói rằng chẳng nhẽ người HÀ nội lại chỉ biết ăn thoi hay sao , có lẽ nên thêm vào bài viết về thú chơi hoa chăng
    Thú chơi hoa địa lan
    Ngôi nhà của ông Nguyễn Văn Chi ở làng Ðịnh Công, huyện Thanh Trì nằm trong một khu vườn quanh năm rợp bóng xanh. Mùa hạ, ngõ vào nhà thơm ngát hương hoàng lan, mùa thu, dìu dịu hương quỳnh. Hương hoa từ trên cao theo gió sớm, sương đêm, buông toả xuống mặt đất hiền hoà, tạo nên một bầu không gian thanh nhã và mộng mơ.
    Nhưng qua ba tháng mùa đông khô cằn, khi những màn mưa xuân phơ phất vương bay trong trời đất, ngôi nhà của ông Chi lại chìm ngập trong một bầu hương thơm nồng nàn mà rất đỗi thanh tao. Ðấy chính là hương thơm của hàng trăm chậu địa lan đang kỳ trổ hoa.
    Trong nền văn hoá cổ truyền các dân tộc A Ðông, sự vần chuyển của một năm thời gian vũ trụ được mã hoá bằng hình tượng các loài hoa quý giá và đạc sắc của bốn mùa: Xuân lan- Hạ liên- Thu cúc-Ðông mai. Hoa lan mùa xuân, hoa sen mùa hạ, hoa cúc mùa thu, hoa mai mùa đông.
    Hoa lan, tự xa xưa đã được các bậc tiền nhân liệt vào hàng "vương giả chi hương" có lẽ không chỉ bởi chúng vốn được lưu truyền trong chốn cung vua, phủ chúa cao ngạo, thâm nghiêm, mà chính là bởi chúng mang thứ hương thơm không loài hoa nào trên thế gian sánh nổi.
    Tuy nhiên, ông cha ta tự xưa chỉ ngưỡng vọng các loài địa lan tức là các loại hoa được trồng trong đất, do tự tay người chăm sóc. Còn đối với các loài phong lan, tuy muôn hình vạn trạng, thắm sắc, đượm hương, thì cũng vẫn chỉ là cây rừng hoa núi, hoang sơ, lạ lẫm. Người ta yêu địa lan không chỉ bởi sắc đẹp và hương thơm của chúng, mà còn bởi vì, chúng là những tác phẩm nghệ thuật phụ thuộc vào chính bàn tay kinh nghiệm và sự sáng tạo của những người yêu hoa.
    Vậy mà, trong vòng nửa thế kỷ qua, người Hà nội chỉ loáng thoáng nghe nhắc đến hoa lan qua câu tục ngữ: "Làm chúa chơi lan, làm quan chơi trà" hoặc là qua áng văn chương tuyệt mỹ của nhà văn người Hà Nội gốc, nổi tiếng hào hoa, lịch lãm Nguyễn Tuân: "Vang bóng một thời". Trong những câu chữ được gọt giũa cầu kỳ đến mức điêu luyện ấy, vẫn đau đáu nỗi niềm của một kẻ nặng lòng hoài cổ, đang thả hồn chìm đắm trong những dòng hồi ức lung linh, kỳ ảo, nhớ về vẻ đẹp của thời quá vãng xa xôi tưởng sẽ không bao giờ sống dậy, chỉ còn lại đôi ánh hào quang mờ dần trong niềm tiếc nối khôn nguôi.
    Thế rồi, khi nhắc tới khái niệm dân giã như ngọc lan, hoàng lan và sau này, khái niệm đó được làm giàu thêm bởi trăm loài phong lan hoang dã cùng những giống hoa lan được nuôi trồng theo phương pháp công nghiệp hiện đại thì dường như không có tên tuổi bất kỳ một loài hoa địa lan cổ truyền nào lọt vào trong trí não những đứa trẻ Hà Nội sinh ra ở cái thời gian khó dằng dặc ấy.
    Thì bỗng đâu, cũng thầm lặng, nhẹ nhàng như là trong khoảnh khắc lìa xa năm xưa, vào một sớm đầu xuân mới, dưới làn nắng nhẹ vương tơ, thấp thoáng hiện lên những dáng vẻ, những sắc màu như lạ như quen. Lan Hoàng Vũ như cơn mưa màu cốm non, lan Hoàng Ðiểm hoa nâu chấm vàng như gấm thêu, lan Cẩm Tố cành vươn, cánh dài thon thả, thanh thoát như cánh tay vũ nữ.
    Và người Hà Nội, cũng như chợt tỉnh giấc mơ, mừng rỡ đón chào những nàng tiên lan, những nàng tiên chỉ hiện hình trên thế gian , dưới một bầu trời bình yên, sán lạn, và chỉ khoe hương sắc bên những con gnười không mấy còn cay cực, vật vã bởi cuộc mưu sinh khốn khó. Hà Nội trong những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, dường như đã thoáng hiện dáng vẻ của một chốn địa đàng sơ khởi mà bao lớp người chúng ta từng mơ ước
    Nghệ sĩ kịch nói Hồng Chương năm nay đã xấp xỉ ngữơng tuổi xưa nay hiếm, kể lại rằng, xưa kia hồi nghệ sĩ còn trẻ, Hà Thành chưa vương khói súng, nhà vẫn chơi hoa lan đón tết. Bẵng đi mấy chục năm ròng, Hà Nội vắng bóng, tàn hương lan, biết bao là tiếc nuối. Ðến bây giờ, nhà cũng mới vừa gây lại được mấy khóm lan, mừng như gặp lại cố nhân.
    Và cứ như thể đã quen biết tự trăm năm, người Hà Nội đã không lấy làm lạ lẫm khi gọi tên hàng chục hàng trăm loài địa lan quý hiếm đang tụ hội trở về đất kinh kỳ ngàn tuổi. Nào là Bạch Ngọc, Thanh Ngọc, Thanh Trường, Ngân Biên, Mạc Biên, Cẩm Tố, Hoàng Vũ, Hoàng Ðiểm, Tiểu Kiều, Ðại Kiều... Những tên hoa cao sang, mỹ lệ đến thế mà lạ không, tưởng như ta đã từng biết đến trong những giấc mơ xa.
    Nghe người ta nói, thì hoa lan có tởi vài ba trăm loài, với hàng ngàn cá thể khác nhau. Song những dòng lan lưu truyền tại Hà Nội tương truyền có nguồn gốc từ hoàng thành, vương phủ, nên chúng mang hương thơm quý giá hơn hẳn địa lan ở các vùng miền khác trên đất nước . Bởi thế, chúng được giới chơi lan mến chuộng tha thiết.
    Cho đến bây giờ, vườn cảnh nhà nghệ nhân Lê Quyết Bội tại làng Nghi Tàm, bên bờ hồ Tây cũng chỉ có dăm bẩy chậu lan bầy rải rác quanh bể nước non bộ trước sân nhà. Lão nghệ nhân, tóc bạc trắng, thong thả cầm chiếc bình đồng nhỏ, khẽ khàng tưới nước vào từng chậu lan. Ngày xửa ngày xưa, cả một dải đất rộng lớn bên hồ vốn là thuỷ thổ của các loài địa lan cổ truyền...
    Bằng một giọng nói trầm trầm, nghệ nhân kể lại rằng, lan là một loài cây rất kỹ kén đất. Vào mùa hanh khô, người ta tát ao, vét bùn. Gạt đi lớp bùn hoa trên mặt, người ta xắn lớp bùn thứ hai đem phơi khô trên sân nắng. Chừng độ ba bốn, thậm chí cho tới sáu tháng sau, khi bùn khô nẻ, hết sạch tạp chất, sâu bọ, người ta mới đem đập vỡ, sàng lọc, để đưa lên chậu trồng lan
    Ông Nguyễn Luân, một nhà làm hoa chuyên nghiệp của làng Nghi Tàm cho biết, người xưa truyền lại rằng, lan cũng như trà, tựa như các nàng phi tần, quận chúa, tiểu thư khuê các, hiếm khi lộ diện bên ngoài dưới ánh sáng mặt trời gay gắt, sỗ sàng. Lan thường quen ẩn mình dưới tán lá rợp hay giàn thưa che nắng, như người đẹp núp bóng quân vương mà khoe hương sắc. Chuyện xưa kể lại rằng, những khóm hoa trong cung vua phủ chúa sở dĩ tốt tươi, ấy là bởi hàng ngày chúng được các cung tần mỹ nữ dốc công chăm sóc. Chờ khi lan trổ hoa, các nàng sẽ có cơ hội đón rước đấng quân vương đến ngự lãm.
    Do chậm sinh sôi, nảy nở, nên lan phải được chăm sóc tỉ mỉ, chu đáo và kỹ lưỡng. Tuy nhiên, do là thứ cây khó tính, nên việc chăm sóc cũng phải vừa mức, tránh sự bất cập cũng như thái quá. Phân bón cho lan cũng không thể tuỳ tiện, phải ngâm ốc và cá vụn trong nước khoảng độ nửa năm cho hoai hết mùi hôi, rồi mới pha loãng mà tưới cho lan. Chớ bao giờ nghĩ tới việc có thể dùng phân hoá học hay thuốc kích thích sinh trưởng . Thế thì thà trồng rau mà hái lá nấu canh.
    Mặc dù hoa lan mỗi năm chỉ nở có một lần, song kỳ hoa kéo dài chừng vài ba tháng, như thế, hương sắc của nó đã kịp trở thành niềm thân yêu quấn quýt khó rời. Hương hoa lại tuỳ theo thời khắc hay hướng gió mà toả lan gần xa, lúc thắm thiết , sực nức, khi lại nhạt nhoà xa xôi, như mơ như thực, như có như không. Bởi vậy càng khiến cho kẻ yêu hoa thêm say đắm, chờ đợi, ngóng trông. Còn nhớ trong khúc Tỳ Bà Hành nổi tiếng, khi cô gái đẹp bến Tầm dương buông tay đàn ngưng lặng trên mặt sông đêm, nhà thơ Ðường Bạch Cư Dị đã thốt thành lời
    Thử thời vô thanh thắng hữu thanh
    ( Lúc này lặng tiếng còn hơn cất tiếng)
    Cái khoảnh khắc lan ngừng toả hương giữa hai đợt gió, cũng có thể ví như thế chăng? Hoa lan có nhiều chủng loại. Mỗi loại thường chọn mùa trổ bông khác nhau. Có thứ lan nở mùa xuân, có thứ lan nở mùa hạ, song có thứ lan nở về mùa thu hay mùa đông. Lại có thứ lan nở cả bốn mùa. Các cụ ta khó tính, giới sĩ phu Bắc Hà vốn thế, vẫn chê lan tứ thời là thứ dễ dãi, rẻ tiền, như những kẻ xu phụ tiểu nhân ngoài xã hội, không biết giữ phẩm giá tư cách trong sự đổi thay của thời thế. Nói như vậy, quả là cũng oan uổng cho hoa. Song đã gọi là nghệ thuật, là thú chơi, có mấy khi và có mấy ai lại không thiên lệch một đôi phần.
    Trong cái thời khắc khởi đầu năm mới, đất trời thanh sạch, nhẹ nhàng, nắng mai phơ phất non tơ, những đoá lan xuân hé nở, vươn lên những cánh nhỏ mềm như lụa nõn, khoe sắc màu thanh tân trang nhã. Làn gió đông dịu dàng chợt đến, chợt đi, mang hương hoa toả lan, phảng phất khắp không gian. Lòng người chợt xao xuyến lạ lùng. Và bỗng dưng người ta nảy sinh cái ước muốn được trao gửi, được xẻ chia tâm tình.
    Hàng năm, vào một ngày xuân đẹp trời, lan trong vườn nở rộ, nhà chủ thường mời gọi dăm ba người bạn chí cốt, thuộc diện "Ðồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu"đến chơi nhà. Khách gần, khách xa, đều không thể bỏ lỡ dịp may hiếm có trong năm . Người ta ví : chăm được một chậu lan quý cũng tựa như chinh phục được một cô gái đẹp . Cuộc chinh phục càng khó khăn thì chiến công càng vẻ vang, và kẻ chiến thắng càng thêm phấn khích, tự hào.
    Có lẽ bởi vậy mà trong giới chơi hoa, mới nảy sinh thú vui trưng hoa , thưởng hoa, bình hoa . Ðể mà ở đó , người ta có dịp kể lể, tán tụng, so sánh, phẩm bình về vẻ đẹp và hương thơm của từng khóm lá, từng dò hoa. Xưa nay, trong muôn loài hoa cảnh, chỉ có hoa lan, thứ hoa "vương giả chi hương" mới xứng đáng được chủ hoa mở tiệc đón mừng, khao đãi. Thành ngữ "bữa tiệc thưởng hoa" ra đời từ đó cũng nên .
    Thực ra, cái đáng quý nhất ở các loài địa lan chính là hương thơm của chúng. Tự xưa, đối với dân các nước á Ðông thì ngay cả trong các khái niệm thuộc về mỹ cảm , cũng nặng chất duy lý . Tuy hướng đến sự toàn bích , tận thiện, toàn mỹ, song nếu xét nét riêng , thì cái sắc cái hình vẫn không thể sánh nổi cái thanh , cái hương . Bởi thế, tuy hoa trà, hoa mẫu đơn được bầu là chúa các loài hoa mà các bậc tiền nhân, vẫn coi chúng là những thứ hữu sắc vô hương , chẳng coi trọng tôn thờ như đối với các loài hoa mang hương thơm mai hoa, thuỷ tiên, địa lan.
    Tuy mỗi giống địa lan đều có hương thơm đặc trưng riêng khó lẫn, nhưng tựu trung hương thơm của hoa lan rất dịu dàng và thanh tao, nhẹ nhõm và tinh khiết. Lại nói , trong cuốn truyện vang bóng một thời, nhà văn Nguyễn Tuân đã từng miêu tả sự tinh tế đến mức quá kỳ cầu, sự sang trọng đến mức quá cao xa của thú chơi hoa lan , nhất là khi các bậc tiền nhân tổ chức một bữa tiệc thưởng hoa.
    Chờ khi trong vườn có đôi dò lan hé nở, nhà chủ thường lấy mươi tờ giấy tốt, làm khung nứa mỏng , nương theo chiều cao của ngọn hoa mà phất đôi ba chiêc ***g bàn nhẹ. Thế rồi dâu gái trong nhà phải rửa sạch từng viên đá cuội trắng tròn, đem tẩm kẹo mạch nha nấu từ mầm lúa nếp, xếp vào những đĩa nhỏ , bầy quanh gốc lan , đậy ***g bàn cho kín . Sau một ngày đêm ủ hương lan như thế, nhà chủ mới mở tiệc trà hay rượu , mời đôi ba người bạn tri âm tri kỉ đến thưởng hoa, và ngâm vịnh thơ phú , bình luận văn chương . Chao ôi! cái thú chơi cao sang đến vậy, thì làm sao có thể tồn tại nổi trong mấy mươi năm chiến tranh giặc giã , Tây Tàu nhộn nhạo , mới cũ bất phân .
    Vậy mà chỉ chừng sau mươi năm khi chiến tranh kết thúc, non sông thống nhất cuộc sống trở lại thanh bình no ấm , thì theo đó , thú chơi hoa lan cũng như thú chơi hoa cảnh chim cá quý hiếm như thuỷ tiên,trà hoa, hoạ mi , hoàng yến, đã phục hồi một cách nhanh chóng.
    Gần đây, giới yêu hoa ở Hà Nội gồm các bậc văn nhân , trí giả, nghệ nhân cây cảnh , các bậc cao niên và cả những người trẻ tuổi, đã dần dần nhóm họp thành những hội chơi nhỏ . Họ thường đi lại thăm thú vườn tược hoa cảnh lẫn nhau, bàn bạc hỏi nhau cách thức chọn giống , chăm sóc phòng bệnh cho hoa, tìm tòi sưu tập thêm những giống hoa lan quý hiếm, mới lạ. Và họ coi đó là niềm vui đích thực, là những khoảng thư giãn cần thiết, là sự dinh dưỡng tinh thần hữu ích trong cuộc sống còn bộn bề lo âu vất vả hôm nay. Vườn lan của nhà anh Dũng ở làng Nhật Tân cũng là một địa điểm đầy sức thu hút giới chơi lan ở Hà Nội và cả các tỉnh ngoài Bắc, trong Nam. Anh có một lối chơi lan rất cao ngạo. Nếu không gặp được khách mua đúng ý, không đáng chỗ trao gửi những đứa con yêu dấu, anh thà để lại vườn, mỗi tuần cắt vài chục giò trưng trong chiếc bình lớn, khiến không gian trong nhà ngoài vườn đều như trong động tiên.
    Trước nhu cầu thị trường địa lan càng phát triển , mở rộng , các nhà khoa học đầu ngành trồng trọt ở nước ta cũng chẳng thể thờ ơ, nếu như không nói rằng, nhu cầu đó cũng tạo lập một cơ hội tốt cho họ thể hiện sự tinh nhạy và tài năng chuyên môn. Bắt đầu từ năm 1997, trung tâm hoa cây cảnh thuộc viện di truyền nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành đề tài khoa học nghiên cứu phát triển các loài hoa địa lan thơm Hà Nội. Ơ trung tâm, chị Phạm Thị Liên là người được giao chuyên nghiên cứu về đề tài nhân giống vô tính trong phòng thí nghiệm để đưa ra trồng đại trà các giống lan quý cổ truyền dân tộc. Ðó chính là đề tài bảo vệ luận án tiến sĩ của chị. Công trình hiện vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.
    Những thú chơi cổ truyền thanh lịch hào hoa cứ dần dần sống lại, chẳng cần đến một cuộc hô hào vận động rầm rộ tốn kém nào, phải chăng chúng cũng chính là những tín hiệu có gía trị đích thực từ một cuộc sống vật chất và tinh thần ngày một sung túc và hài hoà của người Hà Nội hôm nay. (Cho đến nay, vào năm đầu của thế kỷ mới, vườn địa lan nhà ông Chi vẫn xứng danh là chốn đệ nhất của giới chơi lan chuyên nghệ ở Hà Nội.)

    Little Princess
  9. thao_dan_new

    thao_dan_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    338
    Đã được thích:
    0
    Đưa lên nhiều bài vè cac món ăn Hà nội nhiều quá rồi dân tình lại nói rằng chẳng nhẽ người HÀ nội lại chỉ biết ăn thoi hay sao , có lẽ nên thêm vào bài viết về thú chơi hoa chăng
    Thú chơi hoa địa lan
    Ngôi nhà của ông Nguyễn Văn Chi ở làng Ðịnh Công, huyện Thanh Trì nằm trong một khu vườn quanh năm rợp bóng xanh. Mùa hạ, ngõ vào nhà thơm ngát hương hoàng lan, mùa thu, dìu dịu hương quỳnh. Hương hoa từ trên cao theo gió sớm, sương đêm, buông toả xuống mặt đất hiền hoà, tạo nên một bầu không gian thanh nhã và mộng mơ.
    Nhưng qua ba tháng mùa đông khô cằn, khi những màn mưa xuân phơ phất vương bay trong trời đất, ngôi nhà của ông Chi lại chìm ngập trong một bầu hương thơm nồng nàn mà rất đỗi thanh tao. Ðấy chính là hương thơm của hàng trăm chậu địa lan đang kỳ trổ hoa.
    Trong nền văn hoá cổ truyền các dân tộc A Ðông, sự vần chuyển của một năm thời gian vũ trụ được mã hoá bằng hình tượng các loài hoa quý giá và đạc sắc của bốn mùa: Xuân lan- Hạ liên- Thu cúc-Ðông mai. Hoa lan mùa xuân, hoa sen mùa hạ, hoa cúc mùa thu, hoa mai mùa đông.
    Hoa lan, tự xa xưa đã được các bậc tiền nhân liệt vào hàng "vương giả chi hương" có lẽ không chỉ bởi chúng vốn được lưu truyền trong chốn cung vua, phủ chúa cao ngạo, thâm nghiêm, mà chính là bởi chúng mang thứ hương thơm không loài hoa nào trên thế gian sánh nổi.
    Tuy nhiên, ông cha ta tự xưa chỉ ngưỡng vọng các loài địa lan tức là các loại hoa được trồng trong đất, do tự tay người chăm sóc. Còn đối với các loài phong lan, tuy muôn hình vạn trạng, thắm sắc, đượm hương, thì cũng vẫn chỉ là cây rừng hoa núi, hoang sơ, lạ lẫm. Người ta yêu địa lan không chỉ bởi sắc đẹp và hương thơm của chúng, mà còn bởi vì, chúng là những tác phẩm nghệ thuật phụ thuộc vào chính bàn tay kinh nghiệm và sự sáng tạo của những người yêu hoa.
    Vậy mà, trong vòng nửa thế kỷ qua, người Hà nội chỉ loáng thoáng nghe nhắc đến hoa lan qua câu tục ngữ: "Làm chúa chơi lan, làm quan chơi trà" hoặc là qua áng văn chương tuyệt mỹ của nhà văn người Hà Nội gốc, nổi tiếng hào hoa, lịch lãm Nguyễn Tuân: "Vang bóng một thời". Trong những câu chữ được gọt giũa cầu kỳ đến mức điêu luyện ấy, vẫn đau đáu nỗi niềm của một kẻ nặng lòng hoài cổ, đang thả hồn chìm đắm trong những dòng hồi ức lung linh, kỳ ảo, nhớ về vẻ đẹp của thời quá vãng xa xôi tưởng sẽ không bao giờ sống dậy, chỉ còn lại đôi ánh hào quang mờ dần trong niềm tiếc nối khôn nguôi.
    Thế rồi, khi nhắc tới khái niệm dân giã như ngọc lan, hoàng lan và sau này, khái niệm đó được làm giàu thêm bởi trăm loài phong lan hoang dã cùng những giống hoa lan được nuôi trồng theo phương pháp công nghiệp hiện đại thì dường như không có tên tuổi bất kỳ một loài hoa địa lan cổ truyền nào lọt vào trong trí não những đứa trẻ Hà Nội sinh ra ở cái thời gian khó dằng dặc ấy.
    Thì bỗng đâu, cũng thầm lặng, nhẹ nhàng như là trong khoảnh khắc lìa xa năm xưa, vào một sớm đầu xuân mới, dưới làn nắng nhẹ vương tơ, thấp thoáng hiện lên những dáng vẻ, những sắc màu như lạ như quen. Lan Hoàng Vũ như cơn mưa màu cốm non, lan Hoàng Ðiểm hoa nâu chấm vàng như gấm thêu, lan Cẩm Tố cành vươn, cánh dài thon thả, thanh thoát như cánh tay vũ nữ.
    Và người Hà Nội, cũng như chợt tỉnh giấc mơ, mừng rỡ đón chào những nàng tiên lan, những nàng tiên chỉ hiện hình trên thế gian , dưới một bầu trời bình yên, sán lạn, và chỉ khoe hương sắc bên những con gnười không mấy còn cay cực, vật vã bởi cuộc mưu sinh khốn khó. Hà Nội trong những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, dường như đã thoáng hiện dáng vẻ của một chốn địa đàng sơ khởi mà bao lớp người chúng ta từng mơ ước
    Nghệ sĩ kịch nói Hồng Chương năm nay đã xấp xỉ ngữơng tuổi xưa nay hiếm, kể lại rằng, xưa kia hồi nghệ sĩ còn trẻ, Hà Thành chưa vương khói súng, nhà vẫn chơi hoa lan đón tết. Bẵng đi mấy chục năm ròng, Hà Nội vắng bóng, tàn hương lan, biết bao là tiếc nuối. Ðến bây giờ, nhà cũng mới vừa gây lại được mấy khóm lan, mừng như gặp lại cố nhân.
    Và cứ như thể đã quen biết tự trăm năm, người Hà Nội đã không lấy làm lạ lẫm khi gọi tên hàng chục hàng trăm loài địa lan quý hiếm đang tụ hội trở về đất kinh kỳ ngàn tuổi. Nào là Bạch Ngọc, Thanh Ngọc, Thanh Trường, Ngân Biên, Mạc Biên, Cẩm Tố, Hoàng Vũ, Hoàng Ðiểm, Tiểu Kiều, Ðại Kiều... Những tên hoa cao sang, mỹ lệ đến thế mà lạ không, tưởng như ta đã từng biết đến trong những giấc mơ xa.
    Nghe người ta nói, thì hoa lan có tởi vài ba trăm loài, với hàng ngàn cá thể khác nhau. Song những dòng lan lưu truyền tại Hà Nội tương truyền có nguồn gốc từ hoàng thành, vương phủ, nên chúng mang hương thơm quý giá hơn hẳn địa lan ở các vùng miền khác trên đất nước . Bởi thế, chúng được giới chơi lan mến chuộng tha thiết.
    Cho đến bây giờ, vườn cảnh nhà nghệ nhân Lê Quyết Bội tại làng Nghi Tàm, bên bờ hồ Tây cũng chỉ có dăm bẩy chậu lan bầy rải rác quanh bể nước non bộ trước sân nhà. Lão nghệ nhân, tóc bạc trắng, thong thả cầm chiếc bình đồng nhỏ, khẽ khàng tưới nước vào từng chậu lan. Ngày xửa ngày xưa, cả một dải đất rộng lớn bên hồ vốn là thuỷ thổ của các loài địa lan cổ truyền...
    Bằng một giọng nói trầm trầm, nghệ nhân kể lại rằng, lan là một loài cây rất kỹ kén đất. Vào mùa hanh khô, người ta tát ao, vét bùn. Gạt đi lớp bùn hoa trên mặt, người ta xắn lớp bùn thứ hai đem phơi khô trên sân nắng. Chừng độ ba bốn, thậm chí cho tới sáu tháng sau, khi bùn khô nẻ, hết sạch tạp chất, sâu bọ, người ta mới đem đập vỡ, sàng lọc, để đưa lên chậu trồng lan
    Ông Nguyễn Luân, một nhà làm hoa chuyên nghiệp của làng Nghi Tàm cho biết, người xưa truyền lại rằng, lan cũng như trà, tựa như các nàng phi tần, quận chúa, tiểu thư khuê các, hiếm khi lộ diện bên ngoài dưới ánh sáng mặt trời gay gắt, sỗ sàng. Lan thường quen ẩn mình dưới tán lá rợp hay giàn thưa che nắng, như người đẹp núp bóng quân vương mà khoe hương sắc. Chuyện xưa kể lại rằng, những khóm hoa trong cung vua phủ chúa sở dĩ tốt tươi, ấy là bởi hàng ngày chúng được các cung tần mỹ nữ dốc công chăm sóc. Chờ khi lan trổ hoa, các nàng sẽ có cơ hội đón rước đấng quân vương đến ngự lãm.
    Do chậm sinh sôi, nảy nở, nên lan phải được chăm sóc tỉ mỉ, chu đáo và kỹ lưỡng. Tuy nhiên, do là thứ cây khó tính, nên việc chăm sóc cũng phải vừa mức, tránh sự bất cập cũng như thái quá. Phân bón cho lan cũng không thể tuỳ tiện, phải ngâm ốc và cá vụn trong nước khoảng độ nửa năm cho hoai hết mùi hôi, rồi mới pha loãng mà tưới cho lan. Chớ bao giờ nghĩ tới việc có thể dùng phân hoá học hay thuốc kích thích sinh trưởng . Thế thì thà trồng rau mà hái lá nấu canh.
    Mặc dù hoa lan mỗi năm chỉ nở có một lần, song kỳ hoa kéo dài chừng vài ba tháng, như thế, hương sắc của nó đã kịp trở thành niềm thân yêu quấn quýt khó rời. Hương hoa lại tuỳ theo thời khắc hay hướng gió mà toả lan gần xa, lúc thắm thiết , sực nức, khi lại nhạt nhoà xa xôi, như mơ như thực, như có như không. Bởi vậy càng khiến cho kẻ yêu hoa thêm say đắm, chờ đợi, ngóng trông. Còn nhớ trong khúc Tỳ Bà Hành nổi tiếng, khi cô gái đẹp bến Tầm dương buông tay đàn ngưng lặng trên mặt sông đêm, nhà thơ Ðường Bạch Cư Dị đã thốt thành lời
    Thử thời vô thanh thắng hữu thanh
    ( Lúc này lặng tiếng còn hơn cất tiếng)
    Cái khoảnh khắc lan ngừng toả hương giữa hai đợt gió, cũng có thể ví như thế chăng? Hoa lan có nhiều chủng loại. Mỗi loại thường chọn mùa trổ bông khác nhau. Có thứ lan nở mùa xuân, có thứ lan nở mùa hạ, song có thứ lan nở về mùa thu hay mùa đông. Lại có thứ lan nở cả bốn mùa. Các cụ ta khó tính, giới sĩ phu Bắc Hà vốn thế, vẫn chê lan tứ thời là thứ dễ dãi, rẻ tiền, như những kẻ xu phụ tiểu nhân ngoài xã hội, không biết giữ phẩm giá tư cách trong sự đổi thay của thời thế. Nói như vậy, quả là cũng oan uổng cho hoa. Song đã gọi là nghệ thuật, là thú chơi, có mấy khi và có mấy ai lại không thiên lệch một đôi phần.
    Trong cái thời khắc khởi đầu năm mới, đất trời thanh sạch, nhẹ nhàng, nắng mai phơ phất non tơ, những đoá lan xuân hé nở, vươn lên những cánh nhỏ mềm như lụa nõn, khoe sắc màu thanh tân trang nhã. Làn gió đông dịu dàng chợt đến, chợt đi, mang hương hoa toả lan, phảng phất khắp không gian. Lòng người chợt xao xuyến lạ lùng. Và bỗng dưng người ta nảy sinh cái ước muốn được trao gửi, được xẻ chia tâm tình.
    Hàng năm, vào một ngày xuân đẹp trời, lan trong vườn nở rộ, nhà chủ thường mời gọi dăm ba người bạn chí cốt, thuộc diện "Ðồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu"đến chơi nhà. Khách gần, khách xa, đều không thể bỏ lỡ dịp may hiếm có trong năm . Người ta ví : chăm được một chậu lan quý cũng tựa như chinh phục được một cô gái đẹp . Cuộc chinh phục càng khó khăn thì chiến công càng vẻ vang, và kẻ chiến thắng càng thêm phấn khích, tự hào.
    Có lẽ bởi vậy mà trong giới chơi hoa, mới nảy sinh thú vui trưng hoa , thưởng hoa, bình hoa . Ðể mà ở đó , người ta có dịp kể lể, tán tụng, so sánh, phẩm bình về vẻ đẹp và hương thơm của từng khóm lá, từng dò hoa. Xưa nay, trong muôn loài hoa cảnh, chỉ có hoa lan, thứ hoa "vương giả chi hương" mới xứng đáng được chủ hoa mở tiệc đón mừng, khao đãi. Thành ngữ "bữa tiệc thưởng hoa" ra đời từ đó cũng nên .
    Thực ra, cái đáng quý nhất ở các loài địa lan chính là hương thơm của chúng. Tự xưa, đối với dân các nước á Ðông thì ngay cả trong các khái niệm thuộc về mỹ cảm , cũng nặng chất duy lý . Tuy hướng đến sự toàn bích , tận thiện, toàn mỹ, song nếu xét nét riêng , thì cái sắc cái hình vẫn không thể sánh nổi cái thanh , cái hương . Bởi thế, tuy hoa trà, hoa mẫu đơn được bầu là chúa các loài hoa mà các bậc tiền nhân, vẫn coi chúng là những thứ hữu sắc vô hương , chẳng coi trọng tôn thờ như đối với các loài hoa mang hương thơm mai hoa, thuỷ tiên, địa lan.
    Tuy mỗi giống địa lan đều có hương thơm đặc trưng riêng khó lẫn, nhưng tựu trung hương thơm của hoa lan rất dịu dàng và thanh tao, nhẹ nhõm và tinh khiết. Lại nói , trong cuốn truyện vang bóng một thời, nhà văn Nguyễn Tuân đã từng miêu tả sự tinh tế đến mức quá kỳ cầu, sự sang trọng đến mức quá cao xa của thú chơi hoa lan , nhất là khi các bậc tiền nhân tổ chức một bữa tiệc thưởng hoa.
    Chờ khi trong vườn có đôi dò lan hé nở, nhà chủ thường lấy mươi tờ giấy tốt, làm khung nứa mỏng , nương theo chiều cao của ngọn hoa mà phất đôi ba chiêc ***g bàn nhẹ. Thế rồi dâu gái trong nhà phải rửa sạch từng viên đá cuội trắng tròn, đem tẩm kẹo mạch nha nấu từ mầm lúa nếp, xếp vào những đĩa nhỏ , bầy quanh gốc lan , đậy ***g bàn cho kín . Sau một ngày đêm ủ hương lan như thế, nhà chủ mới mở tiệc trà hay rượu , mời đôi ba người bạn tri âm tri kỉ đến thưởng hoa, và ngâm vịnh thơ phú , bình luận văn chương . Chao ôi! cái thú chơi cao sang đến vậy, thì làm sao có thể tồn tại nổi trong mấy mươi năm chiến tranh giặc giã , Tây Tàu nhộn nhạo , mới cũ bất phân .
    Vậy mà chỉ chừng sau mươi năm khi chiến tranh kết thúc, non sông thống nhất cuộc sống trở lại thanh bình no ấm , thì theo đó , thú chơi hoa lan cũng như thú chơi hoa cảnh chim cá quý hiếm như thuỷ tiên,trà hoa, hoạ mi , hoàng yến, đã phục hồi một cách nhanh chóng.
    Gần đây, giới yêu hoa ở Hà Nội gồm các bậc văn nhân , trí giả, nghệ nhân cây cảnh , các bậc cao niên và cả những người trẻ tuổi, đã dần dần nhóm họp thành những hội chơi nhỏ . Họ thường đi lại thăm thú vườn tược hoa cảnh lẫn nhau, bàn bạc hỏi nhau cách thức chọn giống , chăm sóc phòng bệnh cho hoa, tìm tòi sưu tập thêm những giống hoa lan quý hiếm, mới lạ. Và họ coi đó là niềm vui đích thực, là những khoảng thư giãn cần thiết, là sự dinh dưỡng tinh thần hữu ích trong cuộc sống còn bộn bề lo âu vất vả hôm nay. Vườn lan của nhà anh Dũng ở làng Nhật Tân cũng là một địa điểm đầy sức thu hút giới chơi lan ở Hà Nội và cả các tỉnh ngoài Bắc, trong Nam. Anh có một lối chơi lan rất cao ngạo. Nếu không gặp được khách mua đúng ý, không đáng chỗ trao gửi những đứa con yêu dấu, anh thà để lại vườn, mỗi tuần cắt vài chục giò trưng trong chiếc bình lớn, khiến không gian trong nhà ngoài vườn đều như trong động tiên.
    Trước nhu cầu thị trường địa lan càng phát triển , mở rộng , các nhà khoa học đầu ngành trồng trọt ở nước ta cũng chẳng thể thờ ơ, nếu như không nói rằng, nhu cầu đó cũng tạo lập một cơ hội tốt cho họ thể hiện sự tinh nhạy và tài năng chuyên môn. Bắt đầu từ năm 1997, trung tâm hoa cây cảnh thuộc viện di truyền nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành đề tài khoa học nghiên cứu phát triển các loài hoa địa lan thơm Hà Nội. Ơ trung tâm, chị Phạm Thị Liên là người được giao chuyên nghiên cứu về đề tài nhân giống vô tính trong phòng thí nghiệm để đưa ra trồng đại trà các giống lan quý cổ truyền dân tộc. Ðó chính là đề tài bảo vệ luận án tiến sĩ của chị. Công trình hiện vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.
    Những thú chơi cổ truyền thanh lịch hào hoa cứ dần dần sống lại, chẳng cần đến một cuộc hô hào vận động rầm rộ tốn kém nào, phải chăng chúng cũng chính là những tín hiệu có gía trị đích thực từ một cuộc sống vật chất và tinh thần ngày một sung túc và hài hoà của người Hà Nội hôm nay. (Cho đến nay, vào năm đầu của thế kỷ mới, vườn địa lan nhà ông Chi vẫn xứng danh là chốn đệ nhất của giới chơi lan chuyên nghệ ở Hà Nội.)

    Little Princess
  10. Bac_si_Aibolit_new

    Bac_si_Aibolit_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Lâu không vào đây tự nhiên thấy các bạn viết nhiều quá nên cũng xin viết một bài nhỏ góp vui cùng mọi người
    HÀ NỘI qua những áng văn ẩm thực
    Bắt đâù Hà nội Ba sáu phố phường,Thạch LAm đã nói : "Quà Hà Nội xưa nay vẫn có tiếng là ngon lành và lịch sự. Ở các thôn quê, chút " quà Hà Nội" là của được mong đợi, và tỏ lòng quý hóa của người cho. Con cháu ngày giỗ kỵ đưa về dâng cha mẹ, hay các bà mẹ ra tỉnh mua về cho các con, và chòng đi làm nhà nước ngày nghỉ mua về tặngcho cô vợ mới cưới... Bao nhiêu ý tốt tình hay gửi vào trong chút quà nơi đô hội, món quà đem đến cho khắp nơi cái vị sành và trang nhã của ba sáu phố phường.
    Xem thế thì thấy quà ít nhất có hai nghĩa .Một nghĩa ,vật chất ,chỉ một món ăn ngon,thích thú cho vị giác.Một nghĩa khác ,có ý nghĩa văn hóa ,là một món quà tặng cho người thân mà muốn cho gói quà đó gói được tình cảm của người cho thì món quà đó phải ngon.
    Các tác giả điểm qua hầu hết các món ngon của HÀ nội mà chúng ta dã biết như phở (mà Vũ Bằng cho là quà căn bản ),bún chả (một bửu vật của đất Thăng long),bành cuốn Thanh Trì,cốm làng Vòng (mà sản phảm từ xưa đã được gửi tiêu thụ tận Sài gòn ) và nhiều món hấp dẫn khác .Có tác giả còn nhắc một món quà từ lâu được coi là quà Hà nội, gọilà nem hay nem rán ,vốn là món chả giò từ Sài gòn mang ra. Các món ăn dược giới thiệu trong "Những áng văn ẩm thực" đều là món ăn ngon ,khi qua ngòi bút tinh té và duyên dáng của các tác giả ,các món ăn đó càng ngon hơn,khién người ta thèm ăn hơn vì thắmđượm tình người hơn.Chúng ta hãy nghe Thạch Lam nói chuyện về món miến lươn một đặc sản của Hà Nội:
    "Miến lươn là thức quà ăn bổ âm, nhiều người bảo thế. Đàn ông thì không hay tin, nhưng đàn bà thì dễ tin lắm. Thế cho nên đã thấy nhiều ông chồng không thích ăn lươn, mà vẫn bị các bà vợ ép cho ăn dù tiền các bà ấy trả lấy. Tình nghĩa đằm thắm của vợ chồng, đôi khi có thể lấy nhiều ít miến lươn mà đo được ."
    Hay nói về bún chả (đoạn này tôi thấy người ta đã cho vào sách giáo khoa đểgiảng cho snh viên đại học) :.
    "Khi ngồi cuối chiều gió, đói bụng mà đón lấy cái khói chả thơm thì ngài dễ thành thi sĩ lắm. Khói lam cuộn như sương mờ ở sườn núi, giọt mỡ chả xèo trên than hồng như một tiếng thở dài, và tiếng quạt khẽ đập như cành cây rung động, quà bún chả có nhiều caói quyến rú đáng gọi là mê hồn, nếu không là mê bụng."
    Nhà Văn Hoàng Phủ Ngọc Tường ở Huế từng khen bài phở của Nguỹên Tuân là có "phong vị" hàn lâm.Nhưng Nguyến Tuân không chỉ có duyên với phở hãy nghe ông tả về cốm Vòng: "Cốm xanh đậm ấy mà lại là lá sen xanh phấn làm đĩa đựng càng thấy mình vàtạo vật sao mà nó chan hòa và cảm thông đến thế . Cốm rờn lên mặt niềm vui bất tận xanh, mà trên đó lại cho chằn lên mối múi lạt chữ thập nhuộm đỏ cánh sen để gởi đến ngõ nhà người yêu , để dặt lên bàn tiệc cưới ,đám hỏi thì quả là cái màu xanh thật là màu của nguyện vọng hạnh phúc ".

    Bác sĩ Aibolit

Chia sẻ trang này