1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

HÀ NỘI TRONG MẮT AI ( hay các nhà văn đã viết gì về Hà Nội )

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi thao_dan_new, 04/08/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Bac_si_Aibolit_new

    Bac_si_Aibolit_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Lâu không vào đây tự nhiên thấy các bạn viết nhiều quá nên cũng xin viết một bài nhỏ góp vui cùng mọi người
    HÀ NỘI qua những áng văn ẩm thực
    Bắt đâù Hà nội Ba sáu phố phường,Thạch LAm đã nói : "Quà Hà Nội xưa nay vẫn có tiếng là ngon lành và lịch sự. Ở các thôn quê, chút " quà Hà Nội" là của được mong đợi, và tỏ lòng quý hóa của người cho. Con cháu ngày giỗ kỵ đưa về dâng cha mẹ, hay các bà mẹ ra tỉnh mua về cho các con, và chòng đi làm nhà nước ngày nghỉ mua về tặngcho cô vợ mới cưới... Bao nhiêu ý tốt tình hay gửi vào trong chút quà nơi đô hội, món quà đem đến cho khắp nơi cái vị sành và trang nhã của ba sáu phố phường.
    Xem thế thì thấy quà ít nhất có hai nghĩa .Một nghĩa ,vật chất ,chỉ một món ăn ngon,thích thú cho vị giác.Một nghĩa khác ,có ý nghĩa văn hóa ,là một món quà tặng cho người thân mà muốn cho gói quà đó gói được tình cảm của người cho thì món quà đó phải ngon.
    Các tác giả điểm qua hầu hết các món ngon của HÀ nội mà chúng ta dã biết như phở (mà Vũ Bằng cho là quà căn bản ),bún chả (một bửu vật của đất Thăng long),bành cuốn Thanh Trì,cốm làng Vòng (mà sản phảm từ xưa đã được gửi tiêu thụ tận Sài gòn ) và nhiều món hấp dẫn khác .Có tác giả còn nhắc một món quà từ lâu được coi là quà Hà nội, gọilà nem hay nem rán ,vốn là món chả giò từ Sài gòn mang ra. Các món ăn dược giới thiệu trong "Những áng văn ẩm thực" đều là món ăn ngon ,khi qua ngòi bút tinh té và duyên dáng của các tác giả ,các món ăn đó càng ngon hơn,khién người ta thèm ăn hơn vì thắmđượm tình người hơn.Chúng ta hãy nghe Thạch Lam nói chuyện về món miến lươn một đặc sản của Hà Nội:
    "Miến lươn là thức quà ăn bổ âm, nhiều người bảo thế. Đàn ông thì không hay tin, nhưng đàn bà thì dễ tin lắm. Thế cho nên đã thấy nhiều ông chồng không thích ăn lươn, mà vẫn bị các bà vợ ép cho ăn dù tiền các bà ấy trả lấy. Tình nghĩa đằm thắm của vợ chồng, đôi khi có thể lấy nhiều ít miến lươn mà đo được ."
    Hay nói về bún chả (đoạn này tôi thấy người ta đã cho vào sách giáo khoa đểgiảng cho snh viên đại học) :.
    "Khi ngồi cuối chiều gió, đói bụng mà đón lấy cái khói chả thơm thì ngài dễ thành thi sĩ lắm. Khói lam cuộn như sương mờ ở sườn núi, giọt mỡ chả xèo trên than hồng như một tiếng thở dài, và tiếng quạt khẽ đập như cành cây rung động, quà bún chả có nhiều caói quyến rú đáng gọi là mê hồn, nếu không là mê bụng."
    Nhà Văn Hoàng Phủ Ngọc Tường ở Huế từng khen bài phở của Nguỹên Tuân là có "phong vị" hàn lâm.Nhưng Nguyến Tuân không chỉ có duyên với phở hãy nghe ông tả về cốm Vòng: "Cốm xanh đậm ấy mà lại là lá sen xanh phấn làm đĩa đựng càng thấy mình vàtạo vật sao mà nó chan hòa và cảm thông đến thế . Cốm rờn lên mặt niềm vui bất tận xanh, mà trên đó lại cho chằn lên mối múi lạt chữ thập nhuộm đỏ cánh sen để gởi đến ngõ nhà người yêu , để dặt lên bàn tiệc cưới ,đám hỏi thì quả là cái màu xanh thật là màu của nguyện vọng hạnh phúc ".

    Bác sĩ Aibolit
  2. Bac_si_Aibolit_new

    Bac_si_Aibolit_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Trong số những nhà văn viết vè ẩm thực Hà nội còn có Vũ Bằng .Tôi mới chỉ đọc cuốn Thương nhớ Mười hai của ông ,cuốn đó rất hay chỉ mỗi cái là các chương về sau nậng về thương nhớ ngươìi vợ của ông quá cũng không thể trách được một người cchồng chung thuỷ được ,phải không các bạn
    Vũ Bằng viết về các món ngon của Hà Nọi trong lúc ở Sài Gòn, tức là xa nhà ,xa miền Bắc. Món ngon nào ông tả cũng hay mà món ngon nào cũng nhớ nhà nhớ Hà Nội: "Một bát phở khói bốc lên nghi ngút, một mẹt bún chả thơm ngào thơm ngạt, hay một dĩa bánh cuốn Thanh Trì ,để bên cạnh một dĩa đậu rán phồng nóng rẫy lên, tự nhiên làm cho ta nhớ ra rằng những cái đó đã tạo nên phần nào linh hồn của Hà Nội , Sở dĩ ta thấy không thể nào quên được Hà Nội cũng vì những thức ăn đặc biệt của Hà nội đó"
    Tô Hoài thì "bay **** mà tỉ mỉ",ông nói rằng ông không rành phở bằng Nguyễn Tuân và Thạch Lam,nhưng ông biết "đôi điều về ngóc nghách của phở". Ông là người đầu tiên và cho đến nay là người duy nhấtphát hiện phở đầu tiên ở Quảng đông bên Tàu,phở đó gọi là ngưu nhục phấn (thịt bò bánh). Không biết ngưu nhục phấn đó có phải là tiền thân của phở Hà nội không , nếu đúng như vậy thì khi sang đến đây ngưu nhục phấn đã HÀ nội hóa thành phở ngon khác hẳn món ở quê hương. CHúng tôi không tin vào thuyết này lắm , vì nếu đúng như vậy thì vì sao người Hoa,mà một số đông là người Quảng đông ,lại không bán phở,vốn là món của họ ,mà lại chỉ bán hủ tíu và mỳ?
    Theo Tô Hoài thì lúc đầu phở chỉ có ở HÀ nội . Sài gòn lúc đầu chỉ có vài gánh phở (chưa có cởa hàng )mà bà con quen gọi phở Bắc,trong khi đó ngõ hẻm nào cũng có hủ tíu, vằn thắn. Đến năm 1954 phở mới ồ ạt di cư vào Sài gòn. Lúc đầu ở HÀ nội chỉ có phở chín - phở bò, trâu. Đến năm 1939 mới có phở gà. Không rõ nguyên nhân sinh ra phở gà ,có lẽ hồi ấy thiếu thịt trâu bò. Người ăn phở chín cầu kỳ, cũng miếng thịt ấy ,bảo nhà hàng thái cho chỗ nạm chỗ gàu chỗ sụn. Miếng thịt gà thì có da,hay chỗ thịt cổ cánh lóc xương. Mãi về sau mới có phở tái bò . Mỗi hàng chuyên một thứ, hàng nào nổi tiếng cũng vì thứ phở ấy : phở xào hay sốt vang ,tái lăn.Vãn là phở nhưng phở cũng thay đổi nhiều theo thời gian, và không ai biét được món này còn phát triển tới đâu..

    Bác sĩ Aibolit
  3. Bac_si_Aibolit_new

    Bac_si_Aibolit_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Trong số những nhà văn viết vè ẩm thực Hà nội còn có Vũ Bằng .Tôi mới chỉ đọc cuốn Thương nhớ Mười hai của ông ,cuốn đó rất hay chỉ mỗi cái là các chương về sau nậng về thương nhớ ngươìi vợ của ông quá cũng không thể trách được một người cchồng chung thuỷ được ,phải không các bạn
    Vũ Bằng viết về các món ngon của Hà Nọi trong lúc ở Sài Gòn, tức là xa nhà ,xa miền Bắc. Món ngon nào ông tả cũng hay mà món ngon nào cũng nhớ nhà nhớ Hà Nội: "Một bát phở khói bốc lên nghi ngút, một mẹt bún chả thơm ngào thơm ngạt, hay một dĩa bánh cuốn Thanh Trì ,để bên cạnh một dĩa đậu rán phồng nóng rẫy lên, tự nhiên làm cho ta nhớ ra rằng những cái đó đã tạo nên phần nào linh hồn của Hà Nội , Sở dĩ ta thấy không thể nào quên được Hà Nội cũng vì những thức ăn đặc biệt của Hà nội đó"
    Tô Hoài thì "bay **** mà tỉ mỉ",ông nói rằng ông không rành phở bằng Nguyễn Tuân và Thạch Lam,nhưng ông biết "đôi điều về ngóc nghách của phở". Ông là người đầu tiên và cho đến nay là người duy nhấtphát hiện phở đầu tiên ở Quảng đông bên Tàu,phở đó gọi là ngưu nhục phấn (thịt bò bánh). Không biết ngưu nhục phấn đó có phải là tiền thân của phở Hà nội không , nếu đúng như vậy thì khi sang đến đây ngưu nhục phấn đã HÀ nội hóa thành phở ngon khác hẳn món ở quê hương. CHúng tôi không tin vào thuyết này lắm , vì nếu đúng như vậy thì vì sao người Hoa,mà một số đông là người Quảng đông ,lại không bán phở,vốn là món của họ ,mà lại chỉ bán hủ tíu và mỳ?
    Theo Tô Hoài thì lúc đầu phở chỉ có ở HÀ nội . Sài gòn lúc đầu chỉ có vài gánh phở (chưa có cởa hàng )mà bà con quen gọi phở Bắc,trong khi đó ngõ hẻm nào cũng có hủ tíu, vằn thắn. Đến năm 1954 phở mới ồ ạt di cư vào Sài gòn. Lúc đầu ở HÀ nội chỉ có phở chín - phở bò, trâu. Đến năm 1939 mới có phở gà. Không rõ nguyên nhân sinh ra phở gà ,có lẽ hồi ấy thiếu thịt trâu bò. Người ăn phở chín cầu kỳ, cũng miếng thịt ấy ,bảo nhà hàng thái cho chỗ nạm chỗ gàu chỗ sụn. Miếng thịt gà thì có da,hay chỗ thịt cổ cánh lóc xương. Mãi về sau mới có phở tái bò . Mỗi hàng chuyên một thứ, hàng nào nổi tiếng cũng vì thứ phở ấy : phở xào hay sốt vang ,tái lăn.Vãn là phở nhưng phở cũng thay đổi nhiều theo thời gian, và không ai biét được món này còn phát triển tới đâu..

    Bác sĩ Aibolit
  4. Bac_si_Aibolit_new

    Bac_si_Aibolit_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Băng Sơn cũng viết khá nhiều về món ăn và cách ăn ,ông viết sau người khác nhưng vẫn có nhiều cái mới . Thí dụ ônh nói cách vào bữa của người Việt ,cách làm mâm cỗ, bữa cơm chiều và ăn trong ngày Tết. Ông cũng có một bài trình bày một quan niệm về ẩm thực : mốn sở thích . Chúng ta hãy lấy ví dụ về món quà mà nhiều người ăn nhất :Phở, Thạch LAm không thích phở gà và mọi cải tiến về phở, ông tuyên bố trung thành với lối phở cổ diển cũng như nghe tuồng chèo thì phải giữ đúng điệu xưa. Nguyễn Tuân nói: "Thật ra ăn phở cho đúng, đúng cái gu của phở, phải ăn thịt chín . Thịt chín thơm hơn thịt tái,mùi thơm thịt chín mới biểu hiện đúng cái tâm hồn của phở" . Vũ Bằng thì nói rằng: "Điều mà người ta mhậm thấy trước mắt là phở gà thanh hơn phở bò ,bát phở gà có hương vị cô gái thanh tân - nếu ta so sánh bát phở bò với một chàng tri mà hào khí bốc lên ngùn ngụt". Tô Hoài thì nói rằng ông không thạo về phở nên không có ý kiến
    Băng Sơn cho rằng: "Món ăn trong dĩ vãng, chứa đầy kỷ niệm, hay món ăn trong hiện tại, ngon hay không ngon, ưa thích hay bị chối bỏ ....không nên áp đặt . Nó tùy thuộc vào hoàn cảnh sống của từng người, vào sở thích, vào tính dễ dàng hay kỹ càng của từng người. Lại vì thế mà nhớ lại câu ngụ ngôn của Esope: Ngon hay không ngon do cái lưỡi của từng người. Và khi tìm được món ngon thì nên nhớ câu của Tản Đà: Món ngon đâu phải ăn ở đâu cũng ngon, ăn lúc nào cũng ngon, ăn với ai cũng ngon. Các bạn có công nhận như vậy không

    Bác sĩ Aibolit
  5. Bac_si_Aibolit_new

    Bac_si_Aibolit_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Băng Sơn cũng viết khá nhiều về món ăn và cách ăn ,ông viết sau người khác nhưng vẫn có nhiều cái mới . Thí dụ ônh nói cách vào bữa của người Việt ,cách làm mâm cỗ, bữa cơm chiều và ăn trong ngày Tết. Ông cũng có một bài trình bày một quan niệm về ẩm thực : mốn sở thích . Chúng ta hãy lấy ví dụ về món quà mà nhiều người ăn nhất :Phở, Thạch LAm không thích phở gà và mọi cải tiến về phở, ông tuyên bố trung thành với lối phở cổ diển cũng như nghe tuồng chèo thì phải giữ đúng điệu xưa. Nguyễn Tuân nói: "Thật ra ăn phở cho đúng, đúng cái gu của phở, phải ăn thịt chín . Thịt chín thơm hơn thịt tái,mùi thơm thịt chín mới biểu hiện đúng cái tâm hồn của phở" . Vũ Bằng thì nói rằng: "Điều mà người ta mhậm thấy trước mắt là phở gà thanh hơn phở bò ,bát phở gà có hương vị cô gái thanh tân - nếu ta so sánh bát phở bò với một chàng tri mà hào khí bốc lên ngùn ngụt". Tô Hoài thì nói rằng ông không thạo về phở nên không có ý kiến
    Băng Sơn cho rằng: "Món ăn trong dĩ vãng, chứa đầy kỷ niệm, hay món ăn trong hiện tại, ngon hay không ngon, ưa thích hay bị chối bỏ ....không nên áp đặt . Nó tùy thuộc vào hoàn cảnh sống của từng người, vào sở thích, vào tính dễ dàng hay kỹ càng của từng người. Lại vì thế mà nhớ lại câu ngụ ngôn của Esope: Ngon hay không ngon do cái lưỡi của từng người. Và khi tìm được món ngon thì nên nhớ câu của Tản Đà: Món ngon đâu phải ăn ở đâu cũng ngon, ăn lúc nào cũng ngon, ăn với ai cũng ngon. Các bạn có công nhận như vậy không

    Bác sĩ Aibolit
  6. thao_dan_new

    thao_dan_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    338
    Đã được thích:
    0
    Ấy suýt nữa thì đi khỏi các thứ quà cốt bún, mà tôi quê nói đến thứ quà bún qua trọng và đặc điểm nhất của Hà Nọi ba sáu phố phường : đó là thứ quà bún chả .
    Phải, cái thứ quà tầm thường đó, sáu tỉnh đường trong, bốn tỉnh đường ngoài, chẳng có đâu ngon bằng ở kinh đô. Ai cũng phải công nhận như thế, hay ít ra là những người sành thưởng thức. Một ông đồ cuồng chữ ở nhà quê, một hôm khăn gói lên Hà Nội, đã phải ứng khẩu đọc hai câu thơ như thế này, khi ngửi thấy mùi khói chả :

    Nghìn năm bửu vật đất Thăng Long
    Bún chả là đây có phải không ?

    Mà cảm hứng thế là chí phải. Khi ngồi cuối chiều gió, đói bụng mà đón lấy cái khói chả thơm thì ngài dễ thành thi sĩ lắm. Khói lam cuộn như sương mờ ở sườn núi, giọt mỡ chả xèo trên than hồng như một tiếng thở dài, và tiếng quạt khẽ đập như cành cây rung động, quà bún chả có nhiều caói quyến rú đáng gọi là mê hồn, nếu không là mê bụng.
    Những thứ quà rất tầm thường, rất là giản dị madf đi gần nhau sao lại sinh ra được mùi vi riêng như thế ? Ai lầ người đầu tiên nghĩ ra được bún chả ? Người đó đáng được chúng ta nhớ ơn và kính trọng ngang, hay là hơn với ngời đã tạo nên được tác phẩm văn chương. Có lẽ là người kia còn làm ích cho nhân loại hơn người này nữa. Tiếc thay, tên người tài tử đóa thất truyền, để không kê liệt vào cái số vàng của những danh nhân " thực vi đạo " .
    Thứ bún để ăn bún chả, Sợi mảnh và cuộn từng lá mỏng, khác với các thứ bún thường. Chả phải thịt ba chỉ, mà phải dùng cặp tre tươi nướng mới ngon. Quái, sao cái nước chấm của các hàng bún chả ngon thế ! Có lẽ vì họ dùng nước mắm hạng vừa, nghĩa là không mặn quá, pha với dấm, cũng hạng vừa, nghĩa là không quá chua, cho nên thành ngon chăng. Nước chấm ấy mà điểm thêm mấy giọt chanh vào thì tuyệt : có thể thấm nhuần được cả bún, cả rau, cả chả mà không mặn không gắt như nước chấm của nhà .
    Nhưng bún chả HÀ Nội đặc biệt có lẽ vì cái rau húng Láng. Vì chỉ có rau húng ở Láng là có mùi vị húng, đem trồng ở chỗ đất khác, sớm chậm rồi thì cũng đổi ra mùi bạc hà.- Viết đến đây tôi lại nhớ đến bác Tú Mỡ thường mời bạn hữu ăn và thường khoe là mình ẩn dật ngay trong rừng húng -. Thế cho nên bún chả thì phải là bún chả Hà Nội mới đủ vị cho người thưởng thức và phải là bà bún chả xưa vẫn ngồi trước đền Bạch Mã - phố hàng Buồm - mới là bà bán hàng ngon.( Tất nhiên là còn nhiều hàng khác ở phố khác cũng ngon chẳng kém, nhưng tiếng tăm chưa nổi đó thôi).

    Little Princess
  7. thao_dan_new

    thao_dan_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    338
    Đã được thích:
    0
    Ấy suýt nữa thì đi khỏi các thứ quà cốt bún, mà tôi quê nói đến thứ quà bún qua trọng và đặc điểm nhất của Hà Nọi ba sáu phố phường : đó là thứ quà bún chả .
    Phải, cái thứ quà tầm thường đó, sáu tỉnh đường trong, bốn tỉnh đường ngoài, chẳng có đâu ngon bằng ở kinh đô. Ai cũng phải công nhận như thế, hay ít ra là những người sành thưởng thức. Một ông đồ cuồng chữ ở nhà quê, một hôm khăn gói lên Hà Nội, đã phải ứng khẩu đọc hai câu thơ như thế này, khi ngửi thấy mùi khói chả :

    Nghìn năm bửu vật đất Thăng Long
    Bún chả là đây có phải không ?

    Mà cảm hứng thế là chí phải. Khi ngồi cuối chiều gió, đói bụng mà đón lấy cái khói chả thơm thì ngài dễ thành thi sĩ lắm. Khói lam cuộn như sương mờ ở sườn núi, giọt mỡ chả xèo trên than hồng như một tiếng thở dài, và tiếng quạt khẽ đập như cành cây rung động, quà bún chả có nhiều caói quyến rú đáng gọi là mê hồn, nếu không là mê bụng.
    Những thứ quà rất tầm thường, rất là giản dị madf đi gần nhau sao lại sinh ra được mùi vi riêng như thế ? Ai lầ người đầu tiên nghĩ ra được bún chả ? Người đó đáng được chúng ta nhớ ơn và kính trọng ngang, hay là hơn với ngời đã tạo nên được tác phẩm văn chương. Có lẽ là người kia còn làm ích cho nhân loại hơn người này nữa. Tiếc thay, tên người tài tử đóa thất truyền, để không kê liệt vào cái số vàng của những danh nhân " thực vi đạo " .
    Thứ bún để ăn bún chả, Sợi mảnh và cuộn từng lá mỏng, khác với các thứ bún thường. Chả phải thịt ba chỉ, mà phải dùng cặp tre tươi nướng mới ngon. Quái, sao cái nước chấm của các hàng bún chả ngon thế ! Có lẽ vì họ dùng nước mắm hạng vừa, nghĩa là không mặn quá, pha với dấm, cũng hạng vừa, nghĩa là không quá chua, cho nên thành ngon chăng. Nước chấm ấy mà điểm thêm mấy giọt chanh vào thì tuyệt : có thể thấm nhuần được cả bún, cả rau, cả chả mà không mặn không gắt như nước chấm của nhà .
    Nhưng bún chả HÀ Nội đặc biệt có lẽ vì cái rau húng Láng. Vì chỉ có rau húng ở Láng là có mùi vị húng, đem trồng ở chỗ đất khác, sớm chậm rồi thì cũng đổi ra mùi bạc hà.- Viết đến đây tôi lại nhớ đến bác Tú Mỡ thường mời bạn hữu ăn và thường khoe là mình ẩn dật ngay trong rừng húng -. Thế cho nên bún chả thì phải là bún chả Hà Nội mới đủ vị cho người thưởng thức và phải là bà bún chả xưa vẫn ngồi trước đền Bạch Mã - phố hàng Buồm - mới là bà bán hàng ngon.( Tất nhiên là còn nhiều hàng khác ở phố khác cũng ngon chẳng kém, nhưng tiếng tăm chưa nổi đó thôi).

    Little Princess
  8. chuckle_over

    chuckle_over Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    1.635
    Đã được thích:
    0
    Vừa đọc được 1 bài báo khá hay về Hà nội, post lên đây cho bà con thưởng thức cùng:

    LONG BIÊN, CÂY CẦU NUÔI NHỮNG NGƯỜI NGHÈO
    - Nguyễn Chí Thành
    "Từ bao năm nay, cầu Long Biên đứng vững được cho đến bây giờ có lẽ là nhờ những người thợ cầu gần như vô danh. Không thể đếm được bao nhiêu lớp sơn đã phủ lên thân cầu. Nghe nói, đầu năm khi cuốn lịch vừa mới bóc, từ hai đầu cầu phía Nam và phía Bắc, 2 đội cầu bắt đầu sơn nước sơn đầu tiên lên những thanh thép cầu. Cứ thế miệt mài sơn quét, không tính ngày, tính tháng, cho đến khi hai đội thợ gặp nhau ở giữa cầu cũng là lúc vừa hết năm. Có một nhười thợ đã hơn 40 năm trời "rải" những năm tháng đời mình trên cây cầu này. Ông thuộc từng nhịp cầu, từng vệt sơn, nhớ cả từng chiếc đinh rivê. Nay ông đã nghỉ hưu nhưng lâu lâu không đạp xe, đặt chân lên cầu lại nhớ không chịu nổi. Một mình đứng trên cầu nhìn xuống dòng nước dữ dội dưới kia, ông nhìn thấy lại những năm tháng cuộc đời mình.
    Hồi xưa có 1câu ca dao như thế này: "Qua cầu ngả nón trông cầu - Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu". Bây giờ chỉ đọc thầm mà đã thấy buồn. Là nói về nhịp cầu tre mà nghe cứ xót xa như thể về thân phận con người. Giờ đây khônng biết có phải câu ca ấy "vận" vào cây cầu Long Biên của Hà Nội mình? Bao nhiêu dòng nước chảy dưới chân cầu, bao nhiêu số phận trôi nổi có còn để lại gì không?

    Vô vàn nhịp cầu tre lắt lẻo ở những miền quê, nay đã được thay bằng cầu xi măng. "Có mới nới cũ", liệu có người nào còn nhớ tới? Ngày ngày, phóng xe vun vút trên cây cầu mới Chương Dương lộng gió, có ai ngoái đầu, liếc mắt ngó tới cây cầu già nua, còm cõi Long Biên không nhỉ?
    VẮT QUA BA THẾ KỈ, QUA BAO KIẾP NGƯỜI
    Cái công trình rặt những sắt với thép, cứng đơ, đuồn đuỗn ấy, vậy mà trông cứ mềm mại, uyển chuyển. Chẳng khác gì được đan bện bằng song mây, tre cật ánh lên màu bồ hóng. Trong sương mờ buổi sớm, trong ráng đỏ hoàng hôn, cây cầu tựa như tấm voan, mỏng tang, vắt hững hờ bờ vai cô gái Hà Nội làm duyên. Gặp làn gió sông Hồng phóng túng, 19 nhịp cầu trông cứ như một dải lụa vùa mới nhuộm căng ngang sông, phơi hong nắng và gió. Có lúc lại rập rờn, đung đưa. Nhiều lúc tưởng chừng như cuốn theo chiều gió mà bay lên trời. Cũng có thể vì con sông Cái hồng hào sắc phù sa và những bãi ngô non, khoai đỗ ven sông đã là cho mềm mềm đi những nhịp dầm thép cứng queo kia.
    Phải là những người hiếm hoi sống qua hai chế độ mới mang máng nhớ đến cái tên khai sinh: cầu Paul Doumer. Đó là tên viên toàn quyền Đông Dương, người đã đặt tảng đá đầu tiên vào trụ máng xây cầu ngày 13/9/1898. Chắc cũng không mấy ai biết rằng, "cha đẻ" của chiếc cầu sông Cái (dân gian vẫn quen gọi thế) lại chính là ông kĩ sư nổi tiếng Eiffel, người đã thiết kế, tác giả của tháp Eiffel nổi tiếng ở Paris. Cũng ít người nhớ đích xác cầu Long Biên dài 1682m, có lẻ 19 nhịp. Thế nhưng, người HÀ Nội lại nhớ rất rõ, lo thắt ruột những ngày máy bay Mĩ "nhâu nhâu" bắn phá cầu Long Biên. Nhớ năm 1967, sau trận không kích bằng bom điều khiển laser có 9 nhịp và 4 trụ bbị đánh gục. Tiếp đến năm 1971, một chiếc máy bay Mĩ là sát mặt nước sông Hồng, ném bom cắt đứt thêm nhịp thứ 18. Không chỉ có mồ hôi, có cả máu đã thấm vào những cây thép, dầm cầu Long Biên. Mãi đến năm 1973, chuyến tàu hoả đầu tiên kể từ khi cây cầu bị đánh gục, lại băng qua sông Hồng. Thế mà đã ngót một trăm năm rồi, cầu Long Biên vắt ngang qua ba thế kỉ. Nhưng làm sao đếm được nó đã "vắt" qua bao số phận, nuôi sống bao nhiêu đời người trong cuộc mưu sinh tồn tại dai dẳng, âm thầm và nhẫn nhịn.
    Cuộc sống quanh mình có những thứ mà hàng ngày, ta thương hờ hững, đôi khi dửng dưng với nó. Thế rồi khi phải đi xa ít hôm, mới chợt thấy nhớ, thấy thương như chính thương nhớ người thân. Hà Nội có bao nhiêu nới chốn, bao nhiêu thứ không thể quên được. Một hồ Gươm, một Tây Hồ, một chút heo may hay một đêm đông hun hút gió lạnh. Một gốc sấu mòn dấu chân chờ đợi hay một mái ngói rêu phong. Thật khó tách rời bởi tất cả đêu f được "gói" trong một nỗi nhớ không có tên và không có giới hạn. Nhưng chỉ cầu Long Biên là chiếm một khoảng không rộng, một chiều sâu riêng biệt trong tâm tưởng người Hà nội. Bóng cầu đổ dài, ngả bóng trong cõi lòng người Hà Nội, đời này qua đời khác, bao giờ có thể phai mờ được?

    CÂY CẦU NGẢ BÓNG TRONG TÂM TƯỞNG NGƯỜI HÀ NỘI
    Nhớ thuở còn bé, giữa những đêm đông rét mướt, tê tái, lẫn trong tiếng gió sông Hồng vẫn nghe ầm ì tiếng tàu hoả âm thầm, nặng nhọc qua cầu. Tiếng còi trầm đục nghe âm u như từ cõi xa xưa vọng về. Rồi những đêm hè oi nồng, người Hà nội xưa thường có thói quen lên cầu hóng gió sông. Gió đẫm hơi nước mát lạnh, tràn trề. Trên bãi đất nổi lọt giữa hai nhánh sông, vẫn thấy le lói dăm ánh lửa chập chờn. Cái khoảng không mù mịt ấy là cả chốn mưu sinh của những người dân mạn Hưng Yên, Phủ LÝ, Hà Nam. Họ "bám" vào con nước mà sống. Nhịp đời trôi nổi theo mùa nước. Mùa lũ thì thuyền câu, thuyền chài buông lưới, vớt củi rồi đổi lấy bát gạo, hạt muối. Nước rút, trời hco những vạt đất phù sa óng như mật. Thế là vợ chồng neo thuyền, dựng lều, che đậy một "mái ấm". Đất bãi thả sức gieo trồng chả thiếu thứ gì: nào ngô khoai, đỗ lạc, cà chua, dưa chuột và mênh mang rau xanh. Tất cả những "đặc sản" trời cho ấy, lại được chuyên chở vào thành phố, "cung phụng" người Thủ Đô vốn đã quá dư thừa của ngon vật lạ.
    Có lẽ từ khi có cầu Long Biên cho tới khi bắc thêm cầu Chương Dương và sau này chắc chắn còn bắc tiếp 5,7 chiếc nữa, thì trên cây cầu già nua này vẫn có những dòng người nhỏ li ti, hối hả ngày đêm đi lại. Họ, những người nghèo khó, có khác chi những đàn kiến cần mẫn tha mồi. Người ta nói thật chẳng sai: cầu Long Biên là cầu của những người nghèo. Không có cầu, thử hỏi dân nghèo biết bám vào đâu mà sống? Qua sông thì phải luỵ đò, qua cầu chẳng phải luỵ ai, chỉ phải vững chân mà bước trước những cơn gió lạnh như dông như bão chỉ trực hất người xuống sông. Mùa lũ nước xoáy vào chân cầu ào ào như muốn cuốn phăng đi tất cả. Cứ phải nhìn thẳng mà đi, khôgn dám ngó xuống dòng nước, chóng mặt lắm. Vậy mà từ sớm tinh mơ mờ đất, những gánh rau xanh, hoa quả chất ngút xe thồ cứ lầm lũi nối nhau qua cầu. Rồi xe chở than, vật liệu và trăm thứ bà rằn khác âm thầm lách qua màn đêm, xuyên qua sương muối buốt vai. Những tấm bê tông lát đường đã mòn những góc chân đất, chân trần nứt toác của những người nông dân Gia Lâm, Gia Thuỵ, Gia Quất hoặc từ trên Hà Bắc đổ về. Thành cầu thì xiêu vẹo, ọp ẹp như gỗ mục, ngỡ như chỉ khẽ chạm vào là rời ra từng mảng, rụng xuống sông. Hơn một thế kỉ dãi dầu mưa nắng, những thanh thép phần lớn tróc sơn, hoen rỉ y như lớp da "đồi mồi". Mỗi khi tàu hoả chạy qua, mặc dù thật rón rén, khẽ khàng, toàn thân cầu lại rung lên bần bật. Hơn một trăm năm có lẻ, Long Biên đã gồng mình, oằn vai cõng những thân phận nghèo khó. Người tổ trưỏng quản lí nam cầu Long Biên tính rằng mỗi ngày tới 33 lần cây cầu oằn mình chịu sức nặng của những chuyến tàu hoả.
    Nghe nói tháng 9 vừa qua, bộ trưởng bộ Giao thông vận tải Pháp khi sang thăm Việt Nam đã đến thăm cầu Long Biên và cam kết sẽ giúp Việt Nam cải tạo lại cầu đường sắt này thành con đường tham quan du lịch. Khu bãi giữa sông Hồng được đầu tư xây dựng thành trung tâm văn hoá và các dịnh vụ du lịch với kinh phí lên tới 52 triệu USD. Giai đoạn đàu sẽ gia cố móng, thay dầm, cải tạo nhịp nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng xưa của cầu Long Biên. Lại nghe nói hai bên lề sẽ được mở rộng 6m so với 3,55m hiện nay cho hai làn phưong tiện giao thông, xe thô sơ và xe cơ giới loại nhỏ. Ở giữa vẫn là đường xe lửa. Giai đoạn hai sẽ nâng chiều cao cầu lên 3m so với hiện nay. Vậy, đó là tương lai, ngày mai, cầu Long Biên sẽ được "cải lão hoàn đồng", sẽ trẻ lại ở tuổi...xưa nay hiếm.
    Dù ngày mai số phận cây cầu thế nào thì hôm nay những người thợ cầu gần cả đời gắn bó máu thịt với Long Biên cũng chăm sóc nó cẩn thận. Không thể đối xử "bạc bẽo" với cây cầu đã trọn một đời nai lưng, vắt kiệt sức phục vụ cho bao đời người.
    (Báo Tư vấn tiêu dùng)
    ....cháy hết mình, cánh phượng nhẹ nhàng rơi....
  9. chuckle_over

    chuckle_over Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    1.635
    Đã được thích:
    0
    Vừa đọc được 1 bài báo khá hay về Hà nội, post lên đây cho bà con thưởng thức cùng:

    LONG BIÊN, CÂY CẦU NUÔI NHỮNG NGƯỜI NGHÈO
    - Nguyễn Chí Thành
    "Từ bao năm nay, cầu Long Biên đứng vững được cho đến bây giờ có lẽ là nhờ những người thợ cầu gần như vô danh. Không thể đếm được bao nhiêu lớp sơn đã phủ lên thân cầu. Nghe nói, đầu năm khi cuốn lịch vừa mới bóc, từ hai đầu cầu phía Nam và phía Bắc, 2 đội cầu bắt đầu sơn nước sơn đầu tiên lên những thanh thép cầu. Cứ thế miệt mài sơn quét, không tính ngày, tính tháng, cho đến khi hai đội thợ gặp nhau ở giữa cầu cũng là lúc vừa hết năm. Có một nhười thợ đã hơn 40 năm trời "rải" những năm tháng đời mình trên cây cầu này. Ông thuộc từng nhịp cầu, từng vệt sơn, nhớ cả từng chiếc đinh rivê. Nay ông đã nghỉ hưu nhưng lâu lâu không đạp xe, đặt chân lên cầu lại nhớ không chịu nổi. Một mình đứng trên cầu nhìn xuống dòng nước dữ dội dưới kia, ông nhìn thấy lại những năm tháng cuộc đời mình.
    Hồi xưa có 1câu ca dao như thế này: "Qua cầu ngả nón trông cầu - Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu". Bây giờ chỉ đọc thầm mà đã thấy buồn. Là nói về nhịp cầu tre mà nghe cứ xót xa như thể về thân phận con người. Giờ đây khônng biết có phải câu ca ấy "vận" vào cây cầu Long Biên của Hà Nội mình? Bao nhiêu dòng nước chảy dưới chân cầu, bao nhiêu số phận trôi nổi có còn để lại gì không?

    Vô vàn nhịp cầu tre lắt lẻo ở những miền quê, nay đã được thay bằng cầu xi măng. "Có mới nới cũ", liệu có người nào còn nhớ tới? Ngày ngày, phóng xe vun vút trên cây cầu mới Chương Dương lộng gió, có ai ngoái đầu, liếc mắt ngó tới cây cầu già nua, còm cõi Long Biên không nhỉ?
    VẮT QUA BA THẾ KỈ, QUA BAO KIẾP NGƯỜI
    Cái công trình rặt những sắt với thép, cứng đơ, đuồn đuỗn ấy, vậy mà trông cứ mềm mại, uyển chuyển. Chẳng khác gì được đan bện bằng song mây, tre cật ánh lên màu bồ hóng. Trong sương mờ buổi sớm, trong ráng đỏ hoàng hôn, cây cầu tựa như tấm voan, mỏng tang, vắt hững hờ bờ vai cô gái Hà Nội làm duyên. Gặp làn gió sông Hồng phóng túng, 19 nhịp cầu trông cứ như một dải lụa vùa mới nhuộm căng ngang sông, phơi hong nắng và gió. Có lúc lại rập rờn, đung đưa. Nhiều lúc tưởng chừng như cuốn theo chiều gió mà bay lên trời. Cũng có thể vì con sông Cái hồng hào sắc phù sa và những bãi ngô non, khoai đỗ ven sông đã là cho mềm mềm đi những nhịp dầm thép cứng queo kia.
    Phải là những người hiếm hoi sống qua hai chế độ mới mang máng nhớ đến cái tên khai sinh: cầu Paul Doumer. Đó là tên viên toàn quyền Đông Dương, người đã đặt tảng đá đầu tiên vào trụ máng xây cầu ngày 13/9/1898. Chắc cũng không mấy ai biết rằng, "cha đẻ" của chiếc cầu sông Cái (dân gian vẫn quen gọi thế) lại chính là ông kĩ sư nổi tiếng Eiffel, người đã thiết kế, tác giả của tháp Eiffel nổi tiếng ở Paris. Cũng ít người nhớ đích xác cầu Long Biên dài 1682m, có lẻ 19 nhịp. Thế nhưng, người HÀ Nội lại nhớ rất rõ, lo thắt ruột những ngày máy bay Mĩ "nhâu nhâu" bắn phá cầu Long Biên. Nhớ năm 1967, sau trận không kích bằng bom điều khiển laser có 9 nhịp và 4 trụ bbị đánh gục. Tiếp đến năm 1971, một chiếc máy bay Mĩ là sát mặt nước sông Hồng, ném bom cắt đứt thêm nhịp thứ 18. Không chỉ có mồ hôi, có cả máu đã thấm vào những cây thép, dầm cầu Long Biên. Mãi đến năm 1973, chuyến tàu hoả đầu tiên kể từ khi cây cầu bị đánh gục, lại băng qua sông Hồng. Thế mà đã ngót một trăm năm rồi, cầu Long Biên vắt ngang qua ba thế kỉ. Nhưng làm sao đếm được nó đã "vắt" qua bao số phận, nuôi sống bao nhiêu đời người trong cuộc mưu sinh tồn tại dai dẳng, âm thầm và nhẫn nhịn.
    Cuộc sống quanh mình có những thứ mà hàng ngày, ta thương hờ hững, đôi khi dửng dưng với nó. Thế rồi khi phải đi xa ít hôm, mới chợt thấy nhớ, thấy thương như chính thương nhớ người thân. Hà Nội có bao nhiêu nới chốn, bao nhiêu thứ không thể quên được. Một hồ Gươm, một Tây Hồ, một chút heo may hay một đêm đông hun hút gió lạnh. Một gốc sấu mòn dấu chân chờ đợi hay một mái ngói rêu phong. Thật khó tách rời bởi tất cả đêu f được "gói" trong một nỗi nhớ không có tên và không có giới hạn. Nhưng chỉ cầu Long Biên là chiếm một khoảng không rộng, một chiều sâu riêng biệt trong tâm tưởng người Hà nội. Bóng cầu đổ dài, ngả bóng trong cõi lòng người Hà Nội, đời này qua đời khác, bao giờ có thể phai mờ được?

    CÂY CẦU NGẢ BÓNG TRONG TÂM TƯỞNG NGƯỜI HÀ NỘI
    Nhớ thuở còn bé, giữa những đêm đông rét mướt, tê tái, lẫn trong tiếng gió sông Hồng vẫn nghe ầm ì tiếng tàu hoả âm thầm, nặng nhọc qua cầu. Tiếng còi trầm đục nghe âm u như từ cõi xa xưa vọng về. Rồi những đêm hè oi nồng, người Hà nội xưa thường có thói quen lên cầu hóng gió sông. Gió đẫm hơi nước mát lạnh, tràn trề. Trên bãi đất nổi lọt giữa hai nhánh sông, vẫn thấy le lói dăm ánh lửa chập chờn. Cái khoảng không mù mịt ấy là cả chốn mưu sinh của những người dân mạn Hưng Yên, Phủ LÝ, Hà Nam. Họ "bám" vào con nước mà sống. Nhịp đời trôi nổi theo mùa nước. Mùa lũ thì thuyền câu, thuyền chài buông lưới, vớt củi rồi đổi lấy bát gạo, hạt muối. Nước rút, trời hco những vạt đất phù sa óng như mật. Thế là vợ chồng neo thuyền, dựng lều, che đậy một "mái ấm". Đất bãi thả sức gieo trồng chả thiếu thứ gì: nào ngô khoai, đỗ lạc, cà chua, dưa chuột và mênh mang rau xanh. Tất cả những "đặc sản" trời cho ấy, lại được chuyên chở vào thành phố, "cung phụng" người Thủ Đô vốn đã quá dư thừa của ngon vật lạ.
    Có lẽ từ khi có cầu Long Biên cho tới khi bắc thêm cầu Chương Dương và sau này chắc chắn còn bắc tiếp 5,7 chiếc nữa, thì trên cây cầu già nua này vẫn có những dòng người nhỏ li ti, hối hả ngày đêm đi lại. Họ, những người nghèo khó, có khác chi những đàn kiến cần mẫn tha mồi. Người ta nói thật chẳng sai: cầu Long Biên là cầu của những người nghèo. Không có cầu, thử hỏi dân nghèo biết bám vào đâu mà sống? Qua sông thì phải luỵ đò, qua cầu chẳng phải luỵ ai, chỉ phải vững chân mà bước trước những cơn gió lạnh như dông như bão chỉ trực hất người xuống sông. Mùa lũ nước xoáy vào chân cầu ào ào như muốn cuốn phăng đi tất cả. Cứ phải nhìn thẳng mà đi, khôgn dám ngó xuống dòng nước, chóng mặt lắm. Vậy mà từ sớm tinh mơ mờ đất, những gánh rau xanh, hoa quả chất ngút xe thồ cứ lầm lũi nối nhau qua cầu. Rồi xe chở than, vật liệu và trăm thứ bà rằn khác âm thầm lách qua màn đêm, xuyên qua sương muối buốt vai. Những tấm bê tông lát đường đã mòn những góc chân đất, chân trần nứt toác của những người nông dân Gia Lâm, Gia Thuỵ, Gia Quất hoặc từ trên Hà Bắc đổ về. Thành cầu thì xiêu vẹo, ọp ẹp như gỗ mục, ngỡ như chỉ khẽ chạm vào là rời ra từng mảng, rụng xuống sông. Hơn một thế kỉ dãi dầu mưa nắng, những thanh thép phần lớn tróc sơn, hoen rỉ y như lớp da "đồi mồi". Mỗi khi tàu hoả chạy qua, mặc dù thật rón rén, khẽ khàng, toàn thân cầu lại rung lên bần bật. Hơn một trăm năm có lẻ, Long Biên đã gồng mình, oằn vai cõng những thân phận nghèo khó. Người tổ trưỏng quản lí nam cầu Long Biên tính rằng mỗi ngày tới 33 lần cây cầu oằn mình chịu sức nặng của những chuyến tàu hoả.
    Nghe nói tháng 9 vừa qua, bộ trưởng bộ Giao thông vận tải Pháp khi sang thăm Việt Nam đã đến thăm cầu Long Biên và cam kết sẽ giúp Việt Nam cải tạo lại cầu đường sắt này thành con đường tham quan du lịch. Khu bãi giữa sông Hồng được đầu tư xây dựng thành trung tâm văn hoá và các dịnh vụ du lịch với kinh phí lên tới 52 triệu USD. Giai đoạn đàu sẽ gia cố móng, thay dầm, cải tạo nhịp nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng xưa của cầu Long Biên. Lại nghe nói hai bên lề sẽ được mở rộng 6m so với 3,55m hiện nay cho hai làn phưong tiện giao thông, xe thô sơ và xe cơ giới loại nhỏ. Ở giữa vẫn là đường xe lửa. Giai đoạn hai sẽ nâng chiều cao cầu lên 3m so với hiện nay. Vậy, đó là tương lai, ngày mai, cầu Long Biên sẽ được "cải lão hoàn đồng", sẽ trẻ lại ở tuổi...xưa nay hiếm.
    Dù ngày mai số phận cây cầu thế nào thì hôm nay những người thợ cầu gần cả đời gắn bó máu thịt với Long Biên cũng chăm sóc nó cẩn thận. Không thể đối xử "bạc bẽo" với cây cầu đã trọn một đời nai lưng, vắt kiệt sức phục vụ cho bao đời người.
    (Báo Tư vấn tiêu dùng)
    ....cháy hết mình, cánh phượng nhẹ nhàng rơi....
  10. toosonet

    toosonet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2001
    Bài viết:
    4.042
    Đã được thích:
    0
    Đọc về HN không gì hay hơn "36 phố phường" của Thạch Lam với lại "Thương nhớ 12" của Vũ Bằng.
    Đọc đi đọc lại không chán.
    Trong Thương nhớ 12, VB sử dụng rất nhiều từ hay nhá, mà chả hiểu gì cả, ví dụ như "Nhớ Bắc Việt phần tử", có vẻ là nhớ lắm, nhưng mà dùng từ "phần tử" thì chưa bao giờ thấy
    Chữ ký không hợp lệ!

Chia sẻ trang này