1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

HÀ NỘI TRONG MẮT AI ( hay các nhà văn đã viết gì về Hà Nội )

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi thao_dan_new, 04/08/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chuckle_over

    chuckle_over Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    1.635
    Đã được thích:
    0
    Chà hay thật bác thao_dan, quả là em đã đưọc mở mang nhiều. Giá mà em có thể thêm 1 lần nữa vote bác 5* nhỉ!
  2. thao_dan_new

    thao_dan_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    338
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn đã tặng sao ,với toi việc đưa những bài viết đó lên mạng chỉ là để thoả lòng yêu quý Hà nội mà thôi. Giá như mọi người cùng tham gia với mình nhiệt tình hơn nữa thì hay quá . Chúng ta sẽ có thêm dịp để hiểu rõ về Hà nội thân yêu

    Little Princess
  3. thao_dan_new

    thao_dan_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    338
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn đã tặng sao ,với toi việc đưa những bài viết đó lên mạng chỉ là để thoả lòng yêu quý Hà nội mà thôi. Giá như mọi người cùng tham gia với mình nhiệt tình hơn nữa thì hay quá . Chúng ta sẽ có thêm dịp để hiểu rõ về Hà nội thân yêu

    Little Princess
  4. voanh

    voanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/02/2002
    Bài viết:
    1.181
    Đã được thích:
    0
    "Hà Nội mùa thu cây cơm nguội vàng cây bàng lá đỏ..."
    Mùa thu HN thì thật là tuyệt vời nhưng mình chưa có dịp thấy.Chẳn biết mùa thu Hà Nội ra sao nhỉ!Trong thi ca thì nó quá tuyệt vời,có phải vậy không các bạn!
    Đà lạt thì mùa thu chẳn có lá vàng rơi,chì có mùi của cỏ cây của đất trời thôi.Mong một ngày sẽ được đến đây là ngắm nhìn mùa thu,nhình những tán lá bàng rơi mà làm lòng ta xao xuyến!
    Những lời yêu thương!
    Hãy để gió cuốn đi!
  5. voanh

    voanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/02/2002
    Bài viết:
    1.181
    Đã được thích:
    0
    "Hà Nội mùa thu cây cơm nguội vàng cây bàng lá đỏ..."
    Mùa thu HN thì thật là tuyệt vời nhưng mình chưa có dịp thấy.Chẳn biết mùa thu Hà Nội ra sao nhỉ!Trong thi ca thì nó quá tuyệt vời,có phải vậy không các bạn!
    Đà lạt thì mùa thu chẳn có lá vàng rơi,chì có mùi của cỏ cây của đất trời thôi.Mong một ngày sẽ được đến đây là ngắm nhìn mùa thu,nhình những tán lá bàng rơi mà làm lòng ta xao xuyến!
    Những lời yêu thương!
    Hãy để gió cuốn đi!
  6. thao_dan_new

    thao_dan_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    338
    Đã được thích:
    0
    Vừa rồi khi xem Mỹ đánh I-rắc lai nhớ đến những ngày năm 1972 đau thương và oanh liệt của quân dân HÀ nội . Mời các bạn đọc một bài viết về mùa hoa cúc HÀ nội vào thời gian đángnhớ đó
    Mùa hoa cúc của Hà Nội năm 1972, theo tôi, là một mùa hoa cúc mãi mãi đáng ghi nhớ trong lòng người Hà Nội. Đúng giữa mùa hoa cúc thì Hà Nội phải đương đầu với hàng đoàn B-52 Mỹ kéo vào ném bom rải thảm định san bằng, định xoá bỏ Hà Nội, ở đó có những làng hoa chuyên trồng cúc cho ngày Tết cổ truyền của một thủ đô đã ra đời ngót 10 thế kỷ.
    Năm nào cũng vậy, bước vào mùa hoa cúc từ cuối thu, những gia đình trồng hoa ở các làng hoa ngoại thành Hà Nội, đã nhằm chọn sẵn những khóm, những chậu cúc quý, cúc lạ, cúc đẹp đem để riêng. Các nhà chuyên môn trồng hoa ấy dùng kỹ thuật cổ truyền "hãm" ngày "khai hoa" lại, chờ giáp Tết mới mang ra chợ hoa, dành cho người Hà Nội mua về đón chào một mùa xuân mới.
    Trong những năm vừa qua, chưa có một năm nào Hà Nội lại được mùa cúc - mùa cúc lại nở nhiều, lại nở đẹp như năm 1972. Không riêng một tôi có nhận xét trên. Các anh chị em trong tổ trồng hoa Tết của Công ty công viên, các xã viên những hợp tác xã trồng hoa ở ngoại thành, các bạn yêu hoa, các nhà văn, nhà thơ tôi quen chỉ chuyên chơi cúc đều cùng một nhận xét. Cúc nở nhiều, nở đẹp làm sao, cúc vàng to, cúc vàng mỡ gà, cúc đại đoá, cúc "hoàng kim tháp", cúc vàng nhỏ, cúc trắng, cúc tím sẫm, cúc tím nhạt, cúc đỏ tía, cúc màu gạch, cúc "bạch mi", cúc "hồng mi", cúc tiền chinh vàng, cúc tiền chinh tím, cúc chi... ở các vườn Thống Nhất, Điện Biên, ở bờ Hồ, ở các gia đinh và ở cả trên các ụ pháo, trên các nóc hầm đều đua nhau nở đẹp.
    Già nửa dân số thủ đô đã sơ tán ra đi nhưng nhiều gia đình có người ở lại. Đó là những người có nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu, trong hoàn cảnh nào cũng không rời bỏ thủ đô. Có nhiều người ngày thường ít chú ý đến hoa nhưng những ngày này, tự nhiên tôi lại thấy cắm những bông cúc đại đoá ở giữa nhà. Hỏi ra mới biết người Hà Nội năm nay đón Tết sớm. Hoa cúc mua về cắm ở nhiều gia đình Hà Nội trong những ngày này là hoa mừng chiến thắng, hoa của Tết mừng công. Không một đêm nào "pháo đài bay" không lực Mỹ bay vào Hà Nội mà lại không bị sứt mẻ đội hình, lại không bị tên lửa của ta hạ chí ít cũng là hai chiếc, vậy thì phải cắm hoa, phải mua cúc về cắm chứ! Còn hơn một tháng nữa mới đến ngày Nguyên đán nhưng với những bông cúc vàng tươi sáng rực nhà, không khí của Tết cổ truyền đã đến nhiều gia đình Hà Nội. Người Hà Nội chơi cúc trong những ngày phải chiến đấu ác liệt với Nixon, trận này còn mang một ngụ ý riêng.
    Hoa cúc là một thứ hoa gần như của người phương Đông, nói một cách khác, người phương Đông thích chơi hoa cúc. Người Việt Nam chúng ta, kể cả người Nhật Bản rồi đến người Trung Quốc, hầu hết đều thích "đánh bạn" với cúc. Họ cúc thuộc loại họ lớn gồm 1.000 giống với trên hai vạn loài phân bổ rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Hoa cúc trong thơ của nhiều nhà thơ cổ được biểu hiện thành hoa của người ẩn dật, những người có tâm hồn cao thượng thời đó muốn xa lánh chốn đô hội phồn hoa. Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803) - một nhà tư tưởng lớn của thế kỷ thứ 18 và là người cộng tác thân thiết của Nguyễn Huệ trong trận đại phá 20 vạn quân xâm lược Mãn Thanh ở Thăng Long (30.1.1784) - đã nhìn hoa cúc theo cách nhìn riêng không theo người trước. Trong "Yên đài thu tập" ở một bài thơ tứ tuyệt, Ngô Thì Nhậm ca ngợi là hoa dấn thân: "Dẫu cho trời rét vẫn nở đầy núi" và "vượt hẳn các loài hoa khác để trang điểm mùa thu". Cũng giống Ngô Thì Nhậm, người Hà Nội trong những ngày đánh trả hàng đoàn B-52 của không lực Mỹ, đã nhìn hoa cúc theo cách nhìn rất riêng của người Hà Nội.
    Đã từ lâu, người Hà Nội trân trọng hoa cúc theo sự suy nghĩ độc lập của mình. Người Hà Nội coi hoa cúc là một loài hoa tượng trưng cho tình nghĩa thuỷ chung, nhớ cội, nhớ nguồn. Theo người Hà Nội, hoa cúc là một thứ hoa mà "diệp bất ly thân" tức: Lá cho dẫu héo vẫn bám chặt trên cành cùng héo với cành chứ không chịu lìa cành. Và "hoa bất lạc địa" tức: Hoa cho dẫu tàn mà cánh hoa vẫn gắn bó chặt chẽ với đài, chẳng chịu rời đài, không rơi lả tả xuống mặt đất như nhiều loài khác.
    Người Hà Nội chơi cúc trong những ngày này, theo tôi là để mượn cúc nói lên ý chí kiên cường sau trước thuỷ chung của mình với thủ đô yêu dấu. Ngắm màu vàng tươi, màu vàng rực, màu vàng lộng lẫy của hoa cúc ban ngày, người Hà Nội liên hệ đến màu vàng da cam, màu vàng đỏ của tên lửa ban đêm các chiến sĩ Hà Nội phóng lên bắn rơi B-52. Người Hà Nội sẽ mãi mãi biết ơn các chiến sĩ tên lửa Việt Nam đã bắn tan "một pháo đài bay" của không lực Mỹ ngay ở giữa làng hoa Ngọc Hà, ngoại thành Hà Nội. Những mảnh xác B-52 nát vụn rơi dưới chân những luống cúc ở làng hoa Ngọc Hà, nói với muôn đời sau chiến công hiển hách của Hà Nội hôm nay và cũng là những vật chứng đời đời về tội ác ghê tởm của Nixon, Nixon không thể nào hiểu nổi: Người Hà Nội bảo vệ Hà Nội là bảo vệ thủ đô của đất nước nhưng cũng là bảo vệ cái đẹp chơi hoa cúc - hoa của tình nghĩa thuỷ chung - trong những ngày Tết cổ truyền. Hà Nội kiên cường bảo vệ một nếp sống văn hoá mang rõ rệt tính lạc quan yêu đời, yêu cái đẹp của dân tộc Việt Nam.
    Đứng ở chân lễ đài từ quảng trường Ba Đình sáng hôm Hà Nội hạ một B-52 của Mỹ ở trước làng hoa Ngọc Hà, tôi đã vô cùng xúc động khi nghe hai công nhân, một nữ và một nam của tổ chăm sóc các vườn công khu Ba Đình nói với tôi về quyết tâm của tổ. Trong trường hợp giặc Mỹ có đánh phá ác liệt đến đâu thì một ngọn cỏ, một bông hoa của quảng trường Ba Đình vẫn sớm chiều có công nhân của tổ liền bên để tưới bón, chăm sóc. Dưới chân lễ đài lịch sử có hai vạt hoa cúc vàng rực rõ - hai "lạt ban hoa" - từ chuyên môn của tổ thiết kế các vườn hoa chỉ những vườn nhỏ hình chữ nhật chạy dài. Cúc ở hai vạt hoa dưới chân lễ đài là cúc "kim tiền" cả đơn và kép, nguyên sản của Châu Âu. Kim tiền là tên của ta đặt, tên tiếng Pháp là "susi" (souci) có nghĩa là tư lự, hoa "tư lự". Xin cảm ơn hai đồng chí công nhân sáng đó đã tặng tôi năm bông cúc "kim tiền", năm đoá hoa "tư lự" để tôi đem về cắm ở bình hoa trên bàn viết.
    (Theo Lao Động)

    Little Princess
  7. thao_dan_new

    thao_dan_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    338
    Đã được thích:
    0
    Vừa rồi khi xem Mỹ đánh I-rắc lai nhớ đến những ngày năm 1972 đau thương và oanh liệt của quân dân HÀ nội . Mời các bạn đọc một bài viết về mùa hoa cúc HÀ nội vào thời gian đángnhớ đó
    Mùa hoa cúc của Hà Nội năm 1972, theo tôi, là một mùa hoa cúc mãi mãi đáng ghi nhớ trong lòng người Hà Nội. Đúng giữa mùa hoa cúc thì Hà Nội phải đương đầu với hàng đoàn B-52 Mỹ kéo vào ném bom rải thảm định san bằng, định xoá bỏ Hà Nội, ở đó có những làng hoa chuyên trồng cúc cho ngày Tết cổ truyền của một thủ đô đã ra đời ngót 10 thế kỷ.
    Năm nào cũng vậy, bước vào mùa hoa cúc từ cuối thu, những gia đình trồng hoa ở các làng hoa ngoại thành Hà Nội, đã nhằm chọn sẵn những khóm, những chậu cúc quý, cúc lạ, cúc đẹp đem để riêng. Các nhà chuyên môn trồng hoa ấy dùng kỹ thuật cổ truyền "hãm" ngày "khai hoa" lại, chờ giáp Tết mới mang ra chợ hoa, dành cho người Hà Nội mua về đón chào một mùa xuân mới.
    Trong những năm vừa qua, chưa có một năm nào Hà Nội lại được mùa cúc - mùa cúc lại nở nhiều, lại nở đẹp như năm 1972. Không riêng một tôi có nhận xét trên. Các anh chị em trong tổ trồng hoa Tết của Công ty công viên, các xã viên những hợp tác xã trồng hoa ở ngoại thành, các bạn yêu hoa, các nhà văn, nhà thơ tôi quen chỉ chuyên chơi cúc đều cùng một nhận xét. Cúc nở nhiều, nở đẹp làm sao, cúc vàng to, cúc vàng mỡ gà, cúc đại đoá, cúc "hoàng kim tháp", cúc vàng nhỏ, cúc trắng, cúc tím sẫm, cúc tím nhạt, cúc đỏ tía, cúc màu gạch, cúc "bạch mi", cúc "hồng mi", cúc tiền chinh vàng, cúc tiền chinh tím, cúc chi... ở các vườn Thống Nhất, Điện Biên, ở bờ Hồ, ở các gia đinh và ở cả trên các ụ pháo, trên các nóc hầm đều đua nhau nở đẹp.
    Già nửa dân số thủ đô đã sơ tán ra đi nhưng nhiều gia đình có người ở lại. Đó là những người có nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu, trong hoàn cảnh nào cũng không rời bỏ thủ đô. Có nhiều người ngày thường ít chú ý đến hoa nhưng những ngày này, tự nhiên tôi lại thấy cắm những bông cúc đại đoá ở giữa nhà. Hỏi ra mới biết người Hà Nội năm nay đón Tết sớm. Hoa cúc mua về cắm ở nhiều gia đình Hà Nội trong những ngày này là hoa mừng chiến thắng, hoa của Tết mừng công. Không một đêm nào "pháo đài bay" không lực Mỹ bay vào Hà Nội mà lại không bị sứt mẻ đội hình, lại không bị tên lửa của ta hạ chí ít cũng là hai chiếc, vậy thì phải cắm hoa, phải mua cúc về cắm chứ! Còn hơn một tháng nữa mới đến ngày Nguyên đán nhưng với những bông cúc vàng tươi sáng rực nhà, không khí của Tết cổ truyền đã đến nhiều gia đình Hà Nội. Người Hà Nội chơi cúc trong những ngày phải chiến đấu ác liệt với Nixon, trận này còn mang một ngụ ý riêng.
    Hoa cúc là một thứ hoa gần như của người phương Đông, nói một cách khác, người phương Đông thích chơi hoa cúc. Người Việt Nam chúng ta, kể cả người Nhật Bản rồi đến người Trung Quốc, hầu hết đều thích "đánh bạn" với cúc. Họ cúc thuộc loại họ lớn gồm 1.000 giống với trên hai vạn loài phân bổ rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Hoa cúc trong thơ của nhiều nhà thơ cổ được biểu hiện thành hoa của người ẩn dật, những người có tâm hồn cao thượng thời đó muốn xa lánh chốn đô hội phồn hoa. Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803) - một nhà tư tưởng lớn của thế kỷ thứ 18 và là người cộng tác thân thiết của Nguyễn Huệ trong trận đại phá 20 vạn quân xâm lược Mãn Thanh ở Thăng Long (30.1.1784) - đã nhìn hoa cúc theo cách nhìn riêng không theo người trước. Trong "Yên đài thu tập" ở một bài thơ tứ tuyệt, Ngô Thì Nhậm ca ngợi là hoa dấn thân: "Dẫu cho trời rét vẫn nở đầy núi" và "vượt hẳn các loài hoa khác để trang điểm mùa thu". Cũng giống Ngô Thì Nhậm, người Hà Nội trong những ngày đánh trả hàng đoàn B-52 của không lực Mỹ, đã nhìn hoa cúc theo cách nhìn rất riêng của người Hà Nội.
    Đã từ lâu, người Hà Nội trân trọng hoa cúc theo sự suy nghĩ độc lập của mình. Người Hà Nội coi hoa cúc là một loài hoa tượng trưng cho tình nghĩa thuỷ chung, nhớ cội, nhớ nguồn. Theo người Hà Nội, hoa cúc là một thứ hoa mà "diệp bất ly thân" tức: Lá cho dẫu héo vẫn bám chặt trên cành cùng héo với cành chứ không chịu lìa cành. Và "hoa bất lạc địa" tức: Hoa cho dẫu tàn mà cánh hoa vẫn gắn bó chặt chẽ với đài, chẳng chịu rời đài, không rơi lả tả xuống mặt đất như nhiều loài khác.
    Người Hà Nội chơi cúc trong những ngày này, theo tôi là để mượn cúc nói lên ý chí kiên cường sau trước thuỷ chung của mình với thủ đô yêu dấu. Ngắm màu vàng tươi, màu vàng rực, màu vàng lộng lẫy của hoa cúc ban ngày, người Hà Nội liên hệ đến màu vàng da cam, màu vàng đỏ của tên lửa ban đêm các chiến sĩ Hà Nội phóng lên bắn rơi B-52. Người Hà Nội sẽ mãi mãi biết ơn các chiến sĩ tên lửa Việt Nam đã bắn tan "một pháo đài bay" của không lực Mỹ ngay ở giữa làng hoa Ngọc Hà, ngoại thành Hà Nội. Những mảnh xác B-52 nát vụn rơi dưới chân những luống cúc ở làng hoa Ngọc Hà, nói với muôn đời sau chiến công hiển hách của Hà Nội hôm nay và cũng là những vật chứng đời đời về tội ác ghê tởm của Nixon, Nixon không thể nào hiểu nổi: Người Hà Nội bảo vệ Hà Nội là bảo vệ thủ đô của đất nước nhưng cũng là bảo vệ cái đẹp chơi hoa cúc - hoa của tình nghĩa thuỷ chung - trong những ngày Tết cổ truyền. Hà Nội kiên cường bảo vệ một nếp sống văn hoá mang rõ rệt tính lạc quan yêu đời, yêu cái đẹp của dân tộc Việt Nam.
    Đứng ở chân lễ đài từ quảng trường Ba Đình sáng hôm Hà Nội hạ một B-52 của Mỹ ở trước làng hoa Ngọc Hà, tôi đã vô cùng xúc động khi nghe hai công nhân, một nữ và một nam của tổ chăm sóc các vườn công khu Ba Đình nói với tôi về quyết tâm của tổ. Trong trường hợp giặc Mỹ có đánh phá ác liệt đến đâu thì một ngọn cỏ, một bông hoa của quảng trường Ba Đình vẫn sớm chiều có công nhân của tổ liền bên để tưới bón, chăm sóc. Dưới chân lễ đài lịch sử có hai vạt hoa cúc vàng rực rõ - hai "lạt ban hoa" - từ chuyên môn của tổ thiết kế các vườn hoa chỉ những vườn nhỏ hình chữ nhật chạy dài. Cúc ở hai vạt hoa dưới chân lễ đài là cúc "kim tiền" cả đơn và kép, nguyên sản của Châu Âu. Kim tiền là tên của ta đặt, tên tiếng Pháp là "susi" (souci) có nghĩa là tư lự, hoa "tư lự". Xin cảm ơn hai đồng chí công nhân sáng đó đã tặng tôi năm bông cúc "kim tiền", năm đoá hoa "tư lự" để tôi đem về cắm ở bình hoa trên bàn viết.
    (Theo Lao Động)

    Little Princess
  8. thao_dan_new

    thao_dan_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    338
    Đã được thích:
    0

    Bánh đúc miền quê

    Ngày còn nhỏ, vào mỗi dịp hè, mẹ lại dẫn tôi về quê thăm ngoại. Nhà ngoại nằm ngay cạnh chợ. Sáng sáng, ngoại dậy từ sớm hì hụi chế biến một loại bánh đặc biệt của miền quê Để bán cho những người đi chợ làm quà cho con trẻ. Sau này, khi lớn lên, tôi t́m hiểu mới biết đó là bánh đúc.
    Chế biến món bánh đúc không khó nhưng để bánh đúc ngon lại đòi hỏi người làm bánh đôi chút kỳ công. Kỳ công từ khâu chọn nguyên liệu là gạo tẻ trắng, thơm, là hạt lạc vỏ tươi, mẩy đều cho đến việc tìm hiểu từng quy trình làm bánh.
    Người làm bánh ngâm gạo vài ngày trong nước, sau đó vớt gạo ra để ráo rồi xay thành bột. Bột gạo lại được ḥa vào nước vôi trong giúp bánh dẻo, dai. Lượng nước vôi pha vào bột gạo vừa đủ để bánh khỏi bị nồng, nát. (Chính vì vậy mà khi ăn ta thấy bánh có một vị hơi nồng đặc trưng ) Người làm bánh tráng một lớp mỡ mỏng vào nồi nấu tạo vị béo cho bánh. Đổ bột vào nước quấy đều đến khi bột thành bánh. Để bánh có vị ngọt bùi, người làm bánh cho thêm nhân lạc vào nồi, đợi đến lúc bánh chín hẳn rồi dùng muôi múc ra sàng lót lá chuối. Bánh đúc lạc thưởng thức với tương mà dặc biệt là tương Bần thì thật ngon biết bao.
    Khi ăn người ta thong thả bẻ từng miếng bánh dúc rồi quệt nhẹ vào bát tương , khi cắn miếng bánh ta cảm thấy như một hương quê thoang thoảng đâu đây.
    Ngoài bánh đúc nhân lạc, người chế biến còn sáng tạo ra nhiều loại bánh đúc như: bánh đúc nóng, bánh đúc riêu cua, bánh đúc cẩm thạch... Mỗi loại bánh mang một hương vị riêng. Bánh đúc nóng còn bốc khói có mùi thơm của hành phi, nước mỡ, có vị ngon của các loại rau tươi, của thịt. Bánh đúc riêu cua là bánh đúc không nhân được thái mỏng, khi ăn chan với canh riêu cua nóng. Bánh đúc cẩm thạch là bánh đúc của người miền Nam không khác nhiều so với bánh đúc của người miền Bắc, có khác chăng chỉ là chút nước dừa tạo hương sắc cho mảnh đất phương Nam.
    Bây giờ, đây đó trên các đường phố Hà Nội, bất chợt tôi vẫn gặp những người mẹ, người chị... kẽo kẹt trên vai đôi quang gánh với tiếng rao thân thuộc: "Ai bánh đúc nào, bánh đúc riêu cua, bánh đúc lạc đây". Và mỗi khi nghe tiếng rao ấy, tôi lại nhớ tới những kỷ niệm xa lúc trời co`n sớm tinh mơ ngoại tôi đă thức dậy làm bánh đúc.


    Little Princess
  9. thao_dan_new

    thao_dan_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    338
    Đã được thích:
    0

    Bánh đúc miền quê

    Ngày còn nhỏ, vào mỗi dịp hè, mẹ lại dẫn tôi về quê thăm ngoại. Nhà ngoại nằm ngay cạnh chợ. Sáng sáng, ngoại dậy từ sớm hì hụi chế biến một loại bánh đặc biệt của miền quê Để bán cho những người đi chợ làm quà cho con trẻ. Sau này, khi lớn lên, tôi t́m hiểu mới biết đó là bánh đúc.
    Chế biến món bánh đúc không khó nhưng để bánh đúc ngon lại đòi hỏi người làm bánh đôi chút kỳ công. Kỳ công từ khâu chọn nguyên liệu là gạo tẻ trắng, thơm, là hạt lạc vỏ tươi, mẩy đều cho đến việc tìm hiểu từng quy trình làm bánh.
    Người làm bánh ngâm gạo vài ngày trong nước, sau đó vớt gạo ra để ráo rồi xay thành bột. Bột gạo lại được ḥa vào nước vôi trong giúp bánh dẻo, dai. Lượng nước vôi pha vào bột gạo vừa đủ để bánh khỏi bị nồng, nát. (Chính vì vậy mà khi ăn ta thấy bánh có một vị hơi nồng đặc trưng ) Người làm bánh tráng một lớp mỡ mỏng vào nồi nấu tạo vị béo cho bánh. Đổ bột vào nước quấy đều đến khi bột thành bánh. Để bánh có vị ngọt bùi, người làm bánh cho thêm nhân lạc vào nồi, đợi đến lúc bánh chín hẳn rồi dùng muôi múc ra sàng lót lá chuối. Bánh đúc lạc thưởng thức với tương mà dặc biệt là tương Bần thì thật ngon biết bao.
    Khi ăn người ta thong thả bẻ từng miếng bánh dúc rồi quệt nhẹ vào bát tương , khi cắn miếng bánh ta cảm thấy như một hương quê thoang thoảng đâu đây.
    Ngoài bánh đúc nhân lạc, người chế biến còn sáng tạo ra nhiều loại bánh đúc như: bánh đúc nóng, bánh đúc riêu cua, bánh đúc cẩm thạch... Mỗi loại bánh mang một hương vị riêng. Bánh đúc nóng còn bốc khói có mùi thơm của hành phi, nước mỡ, có vị ngon của các loại rau tươi, của thịt. Bánh đúc riêu cua là bánh đúc không nhân được thái mỏng, khi ăn chan với canh riêu cua nóng. Bánh đúc cẩm thạch là bánh đúc của người miền Nam không khác nhiều so với bánh đúc của người miền Bắc, có khác chăng chỉ là chút nước dừa tạo hương sắc cho mảnh đất phương Nam.
    Bây giờ, đây đó trên các đường phố Hà Nội, bất chợt tôi vẫn gặp những người mẹ, người chị... kẽo kẹt trên vai đôi quang gánh với tiếng rao thân thuộc: "Ai bánh đúc nào, bánh đúc riêu cua, bánh đúc lạc đây". Và mỗi khi nghe tiếng rao ấy, tôi lại nhớ tới những kỷ niệm xa lúc trời co`n sớm tinh mơ ngoại tôi đă thức dậy làm bánh đúc.


    Little Princess
  10. CANDYEYEZ

    CANDYEYEZ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2003
    Bài viết:
    540
    Đã được thích:
    0
    Ui trùi ui , hôm nay vừa ngồi hì hục gõ gãy cả tay để post bài "Hà Nội - mùa hoa cúc 1972" trong Topic "Hà Nội một thời" ... rùi lò dò vào đây đọc một mạch hết 4 trang của Topic nầy mới té ngửa ra là bài đó đã được bác thaodan post ngày 31/3 ...
    Hic hic ai đọc xong lại nói CanDyEyez "đạo vản" thì khổ ...

    Ice Ice Baby

Chia sẻ trang này