1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hà Nội trong Văn Học

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi Window_XP, 04/04/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kimlien11

    kimlien11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2004
    Bài viết:
    745
    Đã được thích:
    0
    Hà? NẶi Ba Mươi Sàu PhẮ Phươ?ng
    Càc HiẶu Cao LĂu Khàch
    Nhưfng chẮn fn chơi cù?a Hà? NẶi là? nhẮt Bf́c Kỳ?, nhẮt cà? ĐĂng Dương nưfa, cài 'ò 'àf rà?nh rà?nh, khĂng ai chẮi càfi. Nhưng chùng ta phà?i buĂ?n phiĂ?n mà? nhẶn ra rf?ng nhưfng hiẶu cao lĂu cò danh và? bĂ?n vưfng 'Ă?u là? cù?a ngươ?i Tà?u. VĂ? càch tĂ? chức mẶt chẮn fn, vĂ? danh vòng cù?a mẶt ngĂi hà?ng cơm, thẶt quà? chùng ta khĂng cò nĂ? nẮp, tùc lẶ và? quy cù?. HĂ?i Hà? NẶi cò?n là? kinh 'Ă cù?a vua LĂ, chùa Trình, chf́c cùfng cò nhiĂ?u quàn rượu tươm tẮt do ngươ?i mì?nh chù? trương. Nhưng giơ? vẮt tìch cò?n 'Ău? Cài quàn rượu mà? cù NguyĂfn Du, lùc cò?n trè? tuĂ?i bf́t ba, bẮn ngươ?i bàn uẮng rượu và? bà?n chuyẶn vĂ? lùf kiĂu binh, cài quàn rượu Ắy chf?n hàn mà? cò?n 'Ắn bĂy giơ?, cò?n cà? bẶ trươ?ng kỳ? mà? NguyĂfn Du 'àf ngĂ?i thì? hf?n là? mẶt chẮn 'àng cho ta tròng vòng dươ?ng nà?o.
    Nhưng khĂng cò cài chùng ta muẮn thì? 'à?nh yĂu mẮn cài mà? chùng ta cò. Mà? nhưfng cài chùng ta ngươ?i cù?a ba mươi sàu phẮ phươ?ng 'ang cò thì? cùfng chf?ng phà?i là? khĂng 'àng yĂu: bàn chf́c 'àf nhiĂ?u lĂ?n thươ?ng thức cài mòn bành gà? ràn, da rò?n, thìt mĂ?m vì thơm, cù?a ĐĂng Hưng ViĂn, hof̣c mẶt buĂ?i chiĂ?u buĂ?n bàf, mượn cài men say cù?a rượu Mai QuẮ LẶ sành trong chèn, 'Ă? nhf́m nhìa cài mù?i bèo cù?a nhưfng miẮng phì? tà?n trong như thàch 'en, lĂfn với cài vì cay ướt cù?a nhàt gư?ng muẮi hof̣c ròt mẶt chùt Thanh Mai cò?n nĂ?ng cài hương chua cù?a nhưfng quà? mơ ngà?n, lĂn trĂn chiẮc bành dư?a quành nước; hof̣c gòi mẶt bàt cơm là sen 'Ă? gư?i thẮy mù?i thơm ngàt cù?a mù?a hà trĂn hĂ?, bàn chf́c 'àf thươ?ng thức cài mĂ?m bèo Ă?, tẮt cà? cài thù vì cù?a thớ thìt và? cù?a xương rò?n cù?a mòn chim quay hiẶu Quà?ng Sinh Long hof̣c mà?u và?ng òng ành cù?a 'ìfa "gà? sì? dĂ?u"; bàn 'àf thươ?ng thức cài mòn thìt bò? cù?a hiẶu "nhà? khàch chày" Tự Làc HiĂn, cò chù bẮp bèo quay và? cĂ hà?ng nhì nhà?nh; tẮt cà? càc mòn bf?ng thìt bò?, sà?o cà?i là?n, àp chà?o, mì? bò? nước hay khĂ, mà? bao giơ? thìt cùfng mĂ?m, chày sèm ngoà?i mà? trong vĂfn sung nước ngòt. Ă,́y là? hĂ?i nfm ngoài, nfm kia, chứ bĂy giơ? thì? chù? với tớ ơ? hiẶu 'àf chia rèf nhau rĂ?i Ăng chù? Tự Làc vĂfn ngĂ?i gẶt gẶt cài 'Ă?u sau quĂ?y hà?ng, mà? chù bẮp bèo thì? nghiĂfm nhiĂn trơ? nĂn mẶt Ăng chù? khàc cù?a hiẶu Nam ViĂn, cò?n cĂ khàch nhì nhà?nh ngà?y trước thì? 'àf 'i lẮy chẮng ...
    Ơ? Hà?ng BuĂ?m cò?n hiẶu Mỳf Kinh, nhưng cài ngon vĂ? mòn fn thì? hì?nh như khĂng trù chẶn ơ? 'ò; Hà?ng TrẮng cò hiẶu cao lĂu Tư? XuyĂn, Hà?ng BĂng cò VĂn Nam tư?u gia, Tự Hưng LĂu và? Đài À TẮ À, hiẶu sang nhẮt là? Hà? Thà?nh; 'ò là? nhưfng hiẶu cao lĂu, cùfng như càc phò?ng ngù?, thi nhau 'ược mòc lĂn như nĂm sau cài hĂ?i dĂn Trung QuẮc chày loàn sang ta. KhĂng cò gì? 'àng kĂ?, ngươ?i Asia mà? cài sang tròng lìch sự cùfng 'ược ngươ?i ta coi tròng ngang với cài vì ngon, và? chùng ta sèf cò nhìp trơ? lài sau nà?y.
    Trơ? lĂn, 'Ắy là? tẮt cà? nhưfng cao lĂu cù?a ngươ?i Tà?u ơ? Hà? NẶi, cù?a mẶt giẮng ngươ?i cò lèf hơn ai hẮt 'àf nĂng viẶc Ă?m thực lĂn mực mẶt nghẶ thuẶt hẮt sức phiĂ?n toài, tỳ? mì? và? cĂ?u kỳ?. Ngù? giươ?ng phương TĂy, lẮy vợ NhẶt Bà?n, fn thức fn Tà?u ... Cò dĂn vư?a thanh cao trong chèn rượu hĂm nòng trĂn tuyẮt, hay trong chèn trà? nùi Vùf Di pha và?o chèn sứ men như ngòc thàch, lài vư?a bĂ? bẶn thư?a mứa trong nhưfng bưfatiẶc 'Ă?y hà?ng chùc mòn, cĂ?u kỳ? 'Ắn bf́t mẶt giẮng nhài ơ? HĂ? Nam gĂ?y bùng lẮy nguyĂn miẮng mơf 'Ă? nẮu nước dù?ng? ThẶt 'i tư? 'Ă?u nò 'Ắn 'Ă?u kia, dù?ng hẮt cà? cà?m giàc quan cù?a linh hĂ?n và? cù?a thĂn thĂ?.
    MuẮn thẮt bàn xa, hay 'àfi mẶtng khàch quỳ, hof̣c trong mẶt dìp long tròng hay 'f̣c biẶt nà?o 'ò, ngươ?i cù?a Hà? NẶi chì? biẮt 'ưa nhau 'Ắn mẶt trong nhưfng hiẶu cao lĂu Ắy. Nhưng cùfng chì? ơ? nhưfng trươ?ng hợp Ắy thĂi; cò lèf vì? fn luĂn nhưfng thức cĂ?u kỳ? và? nhiĂ?u vì Ắy chòng chàn, hay cùfng vì? già tiĂ?n cò 'Ăi chùt hơi cao. Cò?n trong nhưfng lùc thươ?ng, lùc 'i chới màt vĂfn vơ, hay ơ? càc ràp tuĂ?ng, ràp chiẮu bòng 'i ra, ngươ?i Hà? NẶi ưa 'Ắn nhưfng chẮn khàc hơn; nhưfng hiẶu nem, hiẶu phơ?, hiẶu chào lò?ng, nho nhò? rà?i ràc khf́p càc phẮ, phĂ?n nhiĂ?u cù?a ngươ?i ta trĂng nom; ơ? 'Ắy, với mẶt và?i hà?o, hò cò thĂ? cò dfm ba mòn 'Ă? fn, mẶt cùt rượu Vfn ĐiĂ?n hay cùt rượu Con Hươu, và?i là rau thơm quen thuẶc 'Ă? khĂ? khà? nhf́m nhìa càc thù 'i fn hiẶu. Ơ? 'Ăy, mới hẶi hòp tẮt cà? Hà? NẶi, sang cùfng như hè?n, 'ù? càc hàng ngươ?i, tư? Ăng trươ?ng già? già?u cò 'Ắn nhà? vfn sìf nghè?o nà?n, trong cài hoàt 'Ặng vui vè? cù?a cài khĂng khì 'f̣c biẶt cù?a Hà? NẶi.
    HẾT.
  2. Window_XP

    Window_XP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2004
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Lũy Hoa . . .

    Truyện phim Lũy Hoa của Nguyễn Huy Tưởng dựng lại cuộc chiến đấu trong lòng thủ đô Hà Nội những ngày đầu kháng chiến toàn quốc.
    Cuọc chiến đấu giữa các khu phố Hà Nội của trung đoàn thủ đô dài 60 ngày. Những ngày cuối cùng của tác giả Lũy Hoa bị ung thư gan, cũng là cuộc chiến đấu dài ngày, bốn tuần lễ, tính từ đêm mổ gan. Nguyễn Huy Tưởng rất hiểu tình hình mình nguy khốn, nhưng vẫn bình tĩnh, vẫn tin vào khoa học y học sẽ phá đuwọc cái án tử hình treo trên cơ thể mình. Buồng bệnh Nguyễn Huy Tưởng luôn luôn có người ra vào thăm hỏi chuyện vãn, đôi khi phạm cả nội quy bệnh viện Việt Xô hữu nghị. Những chị y tá vẫn tươi tỉnh đưa cho mượn thêm bình cắm hoa. Giữa những người bạn thân của con bệnh án treo tử hình, có những lần bàn tán về những bó hoa tươi gửi Nguyễn Huy Tưởng : "Thử coi lại coi có nên gửi hoa cho nó không ? - Làm sao ? - Nó tinh lắm mà, đưa hoa vô nhiều, sợ nó thấy mình biết rõ nó mà mình dấu nó. - Nó biết đấy, chả phải giấu nó cũng biết đấy. Nhưng nó gan đấy thôi. Thêm nữa nó vẫn lạc quan tin tưởng khoa học và tin vào sự săn sóc của Đảng. - Nếu thật là như vậy , thì ta cứ mua hoa đưa vào bện viện. Và nếu sự kỳ diệu của y học chưa xảy được ra cho Tưởng như lòng mong mỏi của tất cả chúng ta, thì đem hoa vào hôm nay cho Tưởng nó trông thấy, cũng được. Tại sao cứ phải đợi cho người ta chết rồi thì anh mới đưa hoa ? Có cái sáng kiến đưa hoa sớm một tí cũng được chớ sao ! - Các anh làm như tuồng chỉ có người chết mới là được nhận hoa thôi ! cũng là một cơ hội để phá cái công thức vòng hoa tang. Còn làm được bất cứ điều gì cho Nguyễn Huy Tưởng lúc này, thì cứ tranh thủ mà làm đi. Kể cả mấy cành hoa tươi này đưa vào bênh viện..."
    Cứ vài ngày, Nguyên Hồ, Kim Lân và tôi lại một lần vào viện thay hoa cho Nguyễn Huy Tưởng. Chợ hoa bờ hồ có một cô hàng hoa không lấy gì làm đẹp bằng những bó hoa cô bán mỗi buổi sớm, nhưng tôi trông thấy nó hao hao giống cái cô Nhân trong Lũy Hoa của Nguyễn Huy Tưởng. Cô Nhân, người yêu của anh công nhân, nhân vật chính trong phim, cô tiểu thương Nhân, giữa cái tết năm đánh Tây giữa thủ đô, rồi sau đó làm liên lạc cho Ban chỉ huy, rồi sau ở trong tiểu đội chuẩn bị thuyền nan cho Trung đoàn vượt sông Cái rút lên Việt Bắc ấy mà ! Chắc cô hàng hoa cũng chả có thời giờ mà để thấy rằng có những người đi chọn hồng tươi vì lòng họ đang nằmg nặng một nỗi buồn, vì lòng họ đang có điều thương vong. Giá muôn một trong trăm nghìn mà chuyến này Tưởng qua khỏi được, Tưởng còn được chứng sống, thế nào tôi cũng đưa Tưởng đến xem mặt cô hàng hoa buổi sớm mưa lâm thâm này, đến xem mặt cô hàng hoa có thể đóng vai " cô Nhân Lũy Hoa " của mình. Trong xê-na-ri-ô, chẳng đã có một câu "Trong đám các cô hàng hoa, có ai hao hao như Nhân" là gì ! Trong số nhân vật Lũy Hoa, Nguyễn Huy Tưởng nuôi dưỡng ý tình mình nhiều nhất với ba nhân vật Nhân, Dân và Thắng. "Nhân dân thắng", Nguyễn Huy Tưởng phào phào trên giường bệnh mà bảo nhỏ tôi như thế.
  3. Window_XP

    Window_XP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2004
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Lũy Hoa . . .
    Về truyện phim Lũy hoa, tôi là người tích cực trong số những người động viên Nguyễn Huy Tưởng viết truyện phim này. Vui miệng có lần tôi bảo Tưởng : "Ông cứ viết đi. Lúc nào quay tôi xin đóng một vai. Ông là một người Hà Nội, ông làm phim về đề tài Hà Nội bảo vệ thủ đô ; tôi là một người của Hà Nội, tôi cũng có cái thích thú muốn đóng một vai trong đó. Đóng vai chính hay đóng vai phụ, đóng vai trung uý hay vai nịnh, tôi không chú trọng lắm. Miễn là góp mặt vào đó, góp mình vào cái sáng tác của bạn mình. Có lẽ tôi sẽ chọn một vai nào đó trong số quần chúng nhân dân Hà Nội tham gia chiến đấu hồi đó. Tên ông lên áp phích, ông cho tôi một dòng chữ con gọi là ké vào đấy ". Nguyễn Huy Tưởng mỉm cười, sau cái cười đó là Lũy hoa hoàn thành bản thảo.
    Mặc dù chưa biết bao giờ sẽ quay phim Lũy hoa, nhà xuất bản đã liệt luôn truyện phim vào tác phẩm in năm 1960. Tác giả Lũy hoa vào viện, tôi đem theo tay sách đầu tiên vào, tôi đem vào bệnh viện cho Nguyễn Huy Tưởng xem cái trang đầu tiên in tên sách mình. Nguyễn Huy Tưởng mỉm cười, và tỏ ý muốn tìm cỡ chữ in khác thanh tú hơn để thay cho những chữ cái LUỸ HOA. Lúc ấy Nguyễn Huy Tưởng thì cười nhẹ nhõm, còn tôi thì chỉ muốn quay mặt đi mà khóc. Tội quá, có nên can đảm bảo thẳng cho Tưởng biết rằng đích thực Tưởng bị ung thư gan và Tưởng chết, sẽ chết, đang chết, Tưởng hỏng rồi. Trang sách ấm mực in run run trong tay tác giả nó, tôi nghẹn ngào thấy rằng nó đang rung rung lên cái hơi thở cuối cùng của một nhà văn sung sức, của một quả trái đang nung mật mà lại đã nẫu cuống. Tôi phải nói ngay một chữ một câu gì để trấn áp xúc động, nếu không thì nước mắt sẽ trào ra mất. "Tưởng này ! Ông thử đoán xem tôi muốn đóng vai gì trong LŨY HOA ? Mình muốn đóng vai cái ông già Hoa kiều bán lạc rang đó. Vai này hiện ra vài lần giữa đám đông Liên khu Một Hà Nội, và chỉ có một lần là ông ta nói, mà chỉ nói có một câu. Đóng một vai phụ, chỉ nói vẻn vẹn có một câu, mà người xem còn nhớ được hình ảnh anh, đó mới là cái chỗ kích thích sự sáng tạo nghệ thuật. Nếu có điều kiện cộng tác thoải mái với những người làm phim, mình sẽ chơi ông già phá sang đó. Cảm tình với tác phẩm và tác giả cũng có ; mà cũng có một phần lưu luyến với một thứ bóng người rồi đây không bao giờ có ở Hà Nội nữa. anh thử nghĩ mà xem : Hà Nội còn có bao giờ nghe lại cái tiếng rao đặc biệt của người bán lạc rang nóng xoáy vào cái thăm thẳm của phố vắng ngõ cùng, những đêm đông lạnh của một thời đã qua đi trên Hà Nội ấy ". Tưởng gật gật. Chị y tá vào thay băng.
    Hôm khác vào bệnh viện, lại vẫn nói tiếp chuyện LŨY HOA với tác giả nó. Tưởng bảo : "Nhược điểm của xê-na-ri-ô mình là vướng nhiều đoạn nhân vật đang hoạt động lại ngừng rồi lại hồi tưởng lại chuyện này chuyện nọ. Tiếng nhà nghề gọi là phục hiện phải không nhỉ ! Ừ, truyện phim mình vướng nhiều đoạn phục hiện". Tôi thành thật bảo Tưởng : "Mình cũng thấy thế. Nhưng chữa cũng không khó. Một đạo diễn vững nghề sẽ giải quyết cho tác giả truyện phim. Hoặc nâng lên hoặc hạ xuống, hoặc dồn lại, hoặc cắt phăng đi một số phục hiện xét ra không cần thiết".
    Buồng Nguyễn Huy Tưởng lúc nào cũng có một bó hoa tươi. Tôi nhìn hoa bệnh viện, nhớ đến quảng cáo của một cô đầm lai bán hoa cho kẻ chữ vào tấm kính 6 ly ở cửa hàng phố Tràng Tiền Hà Nội cách đây 20 năm : "Hãy lấy hoa mà nói ra cái điều ấy". Để át đi cái chết mỗi ngày một vây lấy giường bệnh Nguyễn Huy Tưởng, chúng tôi bảo nhau đưa hoa vào viện. Và nói chuyện nghệ thuật với người chết, mỗi ngày qua đi là càng thấy Nguyễn Huy Tưởng lả dần về cái chết, và càng chứng tỏ rằng thời gian không bao giờ ủng hộ con bệnh ung thư. Đồng chí Đảng và đồng nghiệp và khoa học y khoa đều cố níu Nguyễn Huy Tưởng lại, nhưng cái chết vẫn co kéo đi. Tưỏng vẫn tin vào sự sống : "Mong về nhà được. Khỏi rồi, rồi được đi chơi phố".
  4. Window_XP

    Window_XP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2004
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Lũy Hoa . . .
    Tưởng lại trở về câu chuyện sáng tác : "Mình cũng thấy nhận vật Lũy hoa còn ít nội tâm. Sự việc còn rườm. Những vai công nhân còn yếu ". Tôi lại cứ phải nói thẳng với người bạn sắp chết : "Thực ra, Lũy hoa không diễn tả tâm tính nhân vật, không dựng tâm trạng. Mà nó chỉ là một bài ca chiến đấu của thủ đô. Bút pháp ở Lũy hoa khác, mà bút pháp ở Sống mãi với thủ đô khác. Cũng một đề tài, nhưng xê-ni-a-rô của ông khác tiểu thuyết của ông. Tôi chưa đọc bản thảo Sống mãi với thủ đô, nhưng tôi ngờ rằng ông để dành những vấn đề nhân tình, những vấn đề con người cho tiểu thuyết đó, phải thế không ? ". Nguyễn Huy Tưởng lại mỉm cười. Không ai nghĩ rằng cái cười ấy lại có thể héo được, không ai dám bảo rằng người cười một cách tự tin đó lại là một người sắp chết đến nơi rồi.
    Buồn nhất là những buổi tối vào thăm mà Nguyễn Huy Tưởng lại ngủ. Kính trọng giấc ngủ người bệnh, chúng ta ra ngồi ở hành lang. Những chị y tá áo bờ-lu trắng dài đi nhè nhẹ dưới ánh sáng điện mờ mờ. Trước kia đây gọi là nhà thương Đồn Thuỷ. Quân đội viễn chinh Pháp bị thương nặng ở Điện Biên Phủ là chuyển tàu bay thẳng về đây. Nguyễn Huy Tưởng cảm xúc với đề tài Điện Biên Phủ, viết Bốn năm sau. Ừ, Nguyễn Huy Tưởng đúng là một nhà văn nhiều xúc động về chiến đấu võ trang. Đầu kháng chiến, dựng kịch Những người ở lại, lấy Hà Nội làm bài trí. Trong kháng chiến viết Ký sự Cao - Lạng. Sang hoà bình, ***g một đoạn tình vào Điện Biên "bốn năm sau" kháng chiến tắt tiếng thành công lịch sử. Và cuối cùng lộn về thủ đô lần nữa, lấy thủ đô chiến đấu làm chủ luận cho truyện phim Lũy hoa và tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô. Hai tác phẩm cuối cùng đời mình đều là tập trung cảm nghĩ vào thủ đô Hà Nội. Trong số những nhà văn quê hương ta hằng tha thiết với Hà Nội kinh kỳ có lẽ Nguyễn Huy Tưởng là người có một nét hao hao với cái kiểu anh thah niên Hà Nội tự vệ thành đeo sao vuông : "Sống với Hà Nội, chết rồi cũng làm ma của Hà Nội".
    Một chút nữa thì tôi quyên mất rằng tác phẩm Nguyễn Huy Tưởng viết về Hà Nội, còn một vở kịch năm màn viết năm 1941 và in ra trước ngày Toàn quốc kháng chiến ba tháng. Kịch Vũ Như Tô, dựng lại một câu chuyện lịch sử xảy ra giữa Hà Nội khoảng đầu thế kỷ mười sáu, và sự việc của thảm kịch ấy cứ bám lấy hơi cỏ bóng bèo chỗ ven Hồ Tây ấy mà diễn biến quằn quại . Vua Lê muốn xây đài Cửu Trùng. Nhà kiến trúc Vũ Như Tô khởi công. Cung nữ Đan Thiềm khích lệ và giúp đỡ Vũ Như Tô. Lửa loạn nội cung đót cháy chín tầng đài đang dựng, cung nữ và kiến trúc sư cũng thành hai nắm tro tàn trong một khối tro lịch sử. Đám cháy bốc lên giữa Thăng Long từ 1526 đến 1527. Nguyễn Huy Tưởng ở lời tựa kịch Vũ Như Tô đã thốt lên : "Đài cửu trùng không thành nên mừng hay nên tiếc (...) Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm ...". Chẳng riêng gì Nguyễn Huy Tưởng mới cùng một bệnh với Đan Thiềm yêu kiến thiết thích xây dựng, mà một người độc giả như tôi (một người độc giả mong được có dịp thành một khán giả vở kịch Vũ Như Tô đó) cũng thấy mắc cái bệnh ấy. Bởi vì đã có những lần vòng quanh Hồ Tây nghe chuông chùa Trấn Quốc, tôi bồi hồi muốn bóng hồ trả lại cho Hà Nội hôm nay cái bóng mái cong những chín tầng đài ngày nọ. Cầm đến kịch Vũ Như Tô, thấy vấn vương một nỗi niềm gì về vốn kiến trúc của ta xưa. Lại mang bó hoa vào bệnh viện để thầm thì với Nguyễn Huy Tưởng. Nhưng Nguyễn Huy Tưởng đã không nói gì nữa rồi. Cái đài phát thanh văn nghệ ấy không trả lời nữa rồi.
  5. Window_XP

    Window_XP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2004
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Lũy Hoa . . .

    Đám tang tác giả Lũy Hoa không biết bao nhiêu là vòng hoa. Hoa Đảng, hoa quân, hoa dân, hoa chính. Túc trực bên linh cữu anh bạn không may, nước mắt tôi giọt xuống nhiều nhất là lúc chuyển tới bàn thờ một vòng hoa của Trung đoàn Thủ đô, nhớ lại ngày đầu về tiếp quản thủ đô, Nguyễn Huy Tưởng và tôi đã nhiều lần đứng sững lại bên lề phố, mỗi lần có ca-mi-ông của trung đoàn lướt qua, trên xe vải điều phủ lên những tiểu sành đựng cốt các chiến sĩ Lũy Hoa bốc ở các góc phố mười lăm năm trước đây là chiến lũy.
    Một lần xuống viếng tác giả Lũy Hoa , anh bạn kiến trúc cùng thăm mộ nhìn bao quát khu nghĩa trang mới, nói khẽ : "Nghĩa trang cần có nhiều cây để lấy bóng cho mọi người nằm ở đây cho đỡ mưa đỡ nắng. Riêng với Nguyễn Huy Tưởng, ta cũng nên giồng cho anh ấy một gốc cây. Một thứ cây rễ không đâm thẳng xuống mà chỉ ăn ngang...". Tôi thêm : "Một thứ cây lá không to lắm, lá lăn tăn, cho bóng nó nhẹ nhõm chứ không đè gí xuống trái tim người nằm ngủ".
    Hà nội giờ nhiều bóng mới của những khoá cây đợt cây mới giồng tập thể. Bóng mới chen bóng cũ. Có những bóng cây cũ còn làm chứng cho thủ đô hồi dựng chiến lũy hoa. Những gốc cây đục lỗ để gài mìn gôm vào mà giật đổ xuống lòng phố chiến đấu trong đêm mười chín tháng chạp 1946. Có những gốc không đổ, vết thương hàn khẩu lại từ lâu và nay vẫn ra bóng những cái bóng che mưa che nắng cho những lớp người mới của Hà Nội hôm nay.
    Về xê-ni-a-rô Lũy Hoa , thấy nó có nhiều sự việc mà nhẹ về chân dung cùng là nội tâm nhân vật. Chính tác giả cũng cảm thấy nhược điểm ấy và có nói với tôi trên giường bệnh. Nhưng cũng cần bàn thêm với tác giả - mặc dù tác giả đã đi xa rồi, đã tuyệt đối không chịu nói thêm một lời nào nữa, - về cách biểu hiện thực tế lịch sử của cuộc chiến đấu vũ trang 60 ngày trong lòng thủ đô Hà Nội. Cùng một đề tài cùng một thực tế ấy, có thể có những cách khác nhau khi phản ánh lại. Có người chuyên chú vào những tâm trạng những cảnh ngộ, tức là muốn nếu ra và muốn nêu đúng một số vấn đề về con người, trên cái cơ sở của điều kiện chiến đấu trong không gian nơi đó và thời gian lúc ấy. Có người chỉ muốn kể lại một câu chuyện, lấy những chi tiết của sự tình góp lại mà làm chất liệu câu chuyện kể, dùng bút pháp gây không khí làm sinh lực cho cái hơi kể chuyện và hút lấy người xem vào. Và lại dùng thể đề tài xê-na-ri-ô điện ảnh để kể lại câu chuyện. Câu chuyện ấy đã kể bằng con chữ rồi, chưa đủ; còn cần phải tiếp tục việc kể chuyện ấy bằng hình ảnh, ghép nhiều hình ảnh diễn biến liên tục trên một cái màn trắng đã tắt hết ánh sáng chung quanh, trừ ra cái ánh sáng của câu chuyện xuyên qua phim chiếu.
    Cho nên, chuyện kể Lũy Hoa có cuốn hút người xem hay không , còn là chờ ở cái phần chỉ đạo thu ảnh và chờ ở nhỡn lực của đạo diễn tính lượng cho đúng mực về nhịp độ phim. Trong buồng tối, tôi nhận ra tiếng nói một số bạn quen "A, nhưng mà kinh nghiệm đã cho chúng ta thấy rằng một cuốn phim chỉ quay tốt khi nào kịch bản nó là tốt". Tôi không bao giờ chống lại cái chân lý thông thường đó của xê-ni nghệ thuật tập thể. Đúng lắm, đúng lắm. Thế thì bây giờ ta xem kỹ lại xem truyện phim Lũy Hoa có là một xê-na-ri-ô tốt không, nếu chúng ta muốn sớm sớm có được một cái gì bằng nhựa Việt Nam để tăng thêm tình yêu Tổ quốc và thủ đô anh dũng, vào dịp Chín - trăm - năm - chục năm của Hà Nội thân yêu đây.
    Mặc dù Lũy Hoa chưa có phần thu cảnh thu ảnh thành phim hẳn hoi đem chiếu được, mặc dù nó mới chỉ là chữ và ý của một kịck bản văn học, tôi đã hình dung trước được những quang cảnh thủ đô chiến đấu dựng lên trên cơ sở xê-na-ri-ô Lũy Hoa như là một bài ca. Lũy Hoa như là một bức phù điêu trên đó chi tiết và chân dung người không chạm tỉa nhiều mà chỉ dựng lên mảng lớn, những mảng lớn nổi lên trên nhiều lửa khói. Bức phù điêu ấy cũng là cái phù hiệu của một thủ đô Việt Nam có truyền thống chống xâm lăng từ phương Bắc phong kiến ngày xưa dồn xuống hoặc sau này từ phương Tây thực dân thúc sang. Lũy Hoa có nhiều không khí của chiến đấu không phải là chung chung mà là cuộc chiến đấu cụ thể ngóc ngách trong lòng phố Hà Nội. Tạo hình cho không khí đó, gây được không khí cho câu chuyện lịch sử thủ đô kháng chiến đầu năm ấy, đó là cái ưu của văn bản Lũy Hoa nó đang đợi hoàn chỉnh nốt bằng một công trình đạo diễn đã được phác trước ra rồi. Cái cốt đắp lên rồi, nhưng còn phần tráng men nữa, nhưng còn việc vào lò ra lò lấy cho đúng được độ lửa.

  6. Window_XP

    Window_XP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2004
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Lũy Hoa . . .
    Xê-na-ri-ô Lũy Hoa có nhiều mảng rất tạo hình, nhiều mảng tạo hình đượm hương thơ của một nhịp thơ trữ tình ***g vào cái chất thê tráng. Nhiều mảng dựng lên ngồn ngộn những sinh động của đám đông tản cư, những đám đông riêng biệt của thành phố, của một thủ đô dưới cái sắc thái của năm đầu kháng chiến lâu dài.
    " Một buổi chiều trong đình Phất Lộc. Nơi tập trung đồng bào tản cư. Hỗn độn ồn ào. Tiếng trẻ khóc. Tiếng súng chốc chốc lại nổi lên (...) Trong cái đình cũ kỹ, người chật ních (...) Những cây nến đổ, giá cờ quạt lổng chổng ... Trước bàn thờ một khẩu hiệu Tản cư là yêu nước viết tay.
    Hai bên gian đình xây thành bệ cao, mỗi gia đình trong một cái ô nhỏ, gia đình nọ ngăn với gia đình kia bằng những dẫy những cặp, những va-li, những bọc, những gói lớn gói nhỏ. Trên đầu mọi người treo la liệt các thứ quần áo tã lót. Cảnh tản cư của những người Hà Nội còn quá bỡ ngỡ với chiến tranh. Nhiều người chạy tháo thân chẳng đem được gì, chỉ có một bộ quần áo đang mặc. Người pi-ja-ma choàng ba-đờ-xuy, người quốc phục không khăn, người quần áo diện như sắp đi chơi, người chân giày chân dép, người phụ nữ đi giày đàn ông ... Nhưng cũng có người ở gần hay liều trở về nhà lấy thêm đồ đạc, nên có thêm nhiều thứ hơn. Ô của những người này bọc nhiều gói, có cả hòm cưới, có cả đồng hồ, có cả xe đạp. Đây là Hà Nội thu hẹp lại, Hà Nội lầm than, Hà nội lao động, Hà Nội phù hoa. Những người thợ thuyền với những quần áo rách rưới, tã lót cho con bẩn thỉu. Chị nhà thổ, anh nghiện ngồi ngáp dài, thầy bói kính đen, gã lưu manh răng vàng, anh kép cải lương đóng bộ quần áo võ màu đen, nhà sư cao lớn, những cô con gái cấm cung e thẹn, mặt xanh rớt vì không đánh phấn. Ông cụ già đạo mạo với những móng tay dài. Những người giàu có thì giấu của (...) Tất cả hỗn độn như hành khách trên một boong tàu thuỷ dưới thời Pháp thuộc. Mặt người nào cũng bóng nhậy vì không có nước rửa, nhiều người bịt mũi bịt mồm, vì hơi *** đái ở ngoài sân đưa vào. Cái sân nhơ nhớp, nước tiểu thành rãnh.
    Chỗ này, một người đàn bà kêu thảm thiết, vì có ai lấy mất túi gạo. Chỗ kia một em bé khóc đòi về nhà. Mấy người đàn ông đang dỡ cánh cửa chạm, ánh chừng để làm củi ".
    Thật là không có gì quý giá hơn, khi phải hình dung một cách cụ thể đến những đám đông để mà bố trí dàn người dàn cảnh mà quay. Tài liệu lịch sử tài liệu con người ở đây thật là nhiều khối nhiều hình, và đông đảo các thứ khối thứ hình rất là tạo hình. Có những mảng quý như những chữ của thơ cần dí sát ngay máy quay vào mà thể hiện.
    Những cái chậu rau cải ở bao lơn gác nhô ra lòng phố. Mùa xuân chiến đấu, đào cắm trên lũy phố. (Một cách thật là bắt chợt, tôi vụt nhớ đến gốc anh đào Pa-ri của Bertolt Brecht ở góc chiến lũy trong vở kịch Những ngày của Công xã ). Gác vẹo đi, cột đèn gục xuống. Những sợi dây không biết mắc vào đâu. Và những cái thau đồng bẹp, trên đó mưa phùn xuân đang cho nhú lên những mầm cải nõn xanh, mát mãi lên cái chất diệp lục của hy vọng, của sự sống, của lạc quan chiến đấu. Chậu thau cải nõn mưa xuân im ả như tranh tĩnh vật, nhưng dạt dào ý sống giữa nơi tiêu thổ. " Trong khói, vẫn thấp thoáng những chậu rau và cành đào ", " chớp đại bác làm sáng lên chất đồng bạch dập phù hiệu Tháp Rùa ". Ánh chớp đị bác soi rõ những hàng chữ viết bằng than : Hẹn ngày về lấy lại thủ đô.
  7. Window_XP

    Window_XP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2004
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Lũy Hoa . . .
    Đây là một mảng rất quý nữa, một mảng về những cái giếng giữa lòng phố thủ đô, những cái giếng của những cơn thiếu nước máy chỉ có Hà Nội cũ mới có như thế, "một thứ giếng mà ta còn thấy ở một số nhà cổ Hà Nội. Cái sân nhỏ chung quanh lát gạch. Có vườn hoa dài như một cái luống. Vườn hoa xây gạch quét vôi trắng. Hai bên sân là nhà, như kiểu nhà thờ, trụ nhà là câu đối ". Mặt giếng " lều bều xác mấy con mèo, con chó, con chuột (...) Đạn rít trên mái nhà cổ ... Ba người phụ nữ chui xuống bên thành giếng ... Họ quẩy thùng chui ra một lỗ đục tường ... Tiếng đạn móc-chi-ê. Cả cái giếng tung lên, mù mịt trong khói bụi ". Thật là tạo hình ! Phân cảnh mỹ thuật này gần như là phân cảnh kỹ thuật cho đúng như thế mà lấy gần lấy xa độ quay.
    Đấn những mảng phim khác về những cái ngõ Hà Nội, những cái góc phố Hà Nội. Nó như kiểu Bùi Xuân Phái thích vẽ phố, vẽ góc phố, tường phố, mặt nhà. Những cảnh chia ly trong lòng phố trong lòng ngõ. Mưa phùn trên sống lũy của những ngày Trung đoàn rút ra khỏi Hà Nội, bảo toàn cho bằng được lực lượng chiến đấu mà đưa lên chiến khu. "Đây là cái ngõ cuối cùng của thành phố. Đây là bắt đầu một cuộc trường chinh". "Họ nhìn lại thành phố hồng hồng chớp giật. Cầu Long BIên sừng sững với những nhịp nhấp nhô, dài dằng dặc, đỏ như nung". "Những đám khói như tóc xoã, những cột khói vật vờ như cánh tay vẫy gọi". Đọc cứ như là dư vị hơi văn Vũ Như Tô và cháy đài chín đợt trong tác phẩm "mối tình đầu" của Nguyễn Huy Tưởng đối với đất cũ Hà Nội nhiều lịch sử nhiều khoái cảm.
    Và phải là một người thiết tha với Hà Nội kháng chiến mới dựng lên mới ghi lại được những góc phố những lòng ngõ như thế. Phải là một người yêu Hà Nội như Nguyễn Huy Tưởng, yêu đất nước, yêu cuộc chiến đấu anh dũng của thủ đô với cái Trung đoàn đáng mến của nó, phải là một nhà văn say với đề tài chiến đấu hôm qua với đề tài kiến thiết thủ đô hôm nay, say với nhân vật mình thì mới gây được không khí cho bài ca Lũy Hoa , và đã tạo hình khá đầy đủ cho không khí Lũy Hoa truyện phim này. Xê-na-ri-ô Lũy Hoa là một cơ sở phong phú và chắc chắn để quay một phim tuyện. Người thợ cả đào móng đắp nền cho phim đã mất rồi, không còn bàn thêm gì với những anh chị em điện ảnh mỗi khi có muốn cần trổ thêm cửa sổ chính để thêm ánh sáng cho lâu đài, hoặc cần đến sự gia giảm nào. Nhưng truyện phim Lũy Hoa đây vẫn là một cái cơ sở chắc và đẹp, đồ án rõ nét, để trên cái cốt đó ta hình thành được một phim hay, biểu hiện những ý tốt bằng những cảnh hình đẹp và khoẻ.

    1960.
    "Trung đoàn in dấu Lũy Hoa
    Hồ Gươm ngấn nước chưa nhoà bóng anh"
  8. Window_XP

    Window_XP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2004
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Vũ Đình Liên đốt trái tim trầm gửi gió hương
    trích Phỏng vấn người Hà Nội - Phan Hoàng
    Cuộc đời và sự nghiệp Vũ Đình Liên, một nhân cách thơ, một nhà giáo khả kính, rất đáng để hậu thế chiêm nghiệm. Không phải cứ đua nhau in hết tập thơ này đến tập thơ khác là sẽ thành công. Không phải cứ huyên thuyên đọc thơ hết sân khấu này truyền hình nọ, tự tâng bốc mình lên mây xanh là sẽ trở thành thi hào thi bá. Thơ và nhà thơ đích thực thường kiệm lời, lặng lẽ, cô độc. Tôi yêu quí Vũ Đình Liên vì sự lặng lẽ, khiêm tốn, cô độc trong thơ và trong con - người - thơ của ông. Lần đầu tiên cùng một bạn thơ đến thăm "Ông đồ" trên gác Hương Lửa nằm ở góc phố Trần Nhân Tôn với Bà Triệu của Hà Nội, tôi càng hiểu ý nghĩa hơn câu nói "Văn học là nhân học" cùng cái tình của một thi sĩ bậc thầy khi tuối đã xế chiều. Cũng tại gác Hương Lửa này, tôi con tìm thấy nghĩa thầy trò cao quý qua những dòng thư, kỷ vật của thế hệ học trò dành cho Nhà giáo nhân dân Vũ Đình Liên, đều không phải ai tay bút tay phấn suốt đời trên bục giảng cũng có được.
    Quê gốc ở huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương, nhưng Vũ Đình Liên sinh ra ở Hà Nội. Tuổi Sửu, ông chào đời ngày 12 tháng 11 năm 1913 trong một gia đình làm thợ kim hoàn ở phố Hàng Bạc. Vũ Đình Liên là một trong những học sinh giỏi có tiếng của đất Hà Thành, đỗ tú tài trường Bưởi năm 1932. Vừa học đại học luật, ông vừa đi dạy học kiếm sống tại các trường tư thục Thăng Long, Gia Long, Hoài Đức ... Ông cũng bắt đầu xuất hiện như một nhà thơ, nhà báo chuyên nghiệp khi viết cho báo Phong hóa của Đoàn Phú Tứ cùng một số báo khác; rồi tự đứng ra mở báo Kim hoa , mời nhiều cây bút tên tuổi đương thời cộng tác. Có thể nói, thời thanh xuân Vũ Đình Liên tỏ ra rất sung sức, sôi động.
    Nếu như làm thơ là cái nghiệp thì dạy học là cái nghề của Vũ Đình Liên. Sau Cách mạng tháng Tám, ông tiếp tục dạy học và từng là chủ nhiệm Khoa tiếng Pháp, Đại học sư phạm Ngoại Ngữ Hà Nội. Cùng các học giả và là những giáo sư nổi tiếng như Lê Thước, Lê Trí Viễn, Trương Chính, ... Vũ Đình Liên là thành viên tích cực của nhóm văn học Lê Quý Đôn, có nhiều đóng góp về nghiên cứu, dịch thuật. Hai công trình nghiên cứu văn học đáng chú ý của Vũ Đình Liên là Sơ thảo lịch sử văn học Việt NamNguyễn Đình Chiểu cùng hoàn thành từ năm 1957.
    Nổi tiếng với bài thơ Ông đồ từ thời Thơ mới, dù sáng tác không ngừng, nhưng cho tới ở tuổi bát tuần, thật đáng ngạc nhiên Vũ ĐÌnh Liên chỉ mới in riêng được tập thơ văn được chuẩn bị công phu từ lâu Người kỹ nữ Câu Trò vẫn chưa có dịp ra mắt. Ngoài sáng tác và nghiên cứu văn học, ông còn dịch thơ của nhiều nhà thơ nổi tiếng trên thế giới, đặc biệt là thơ Pháp.
    Theo tuổi ta thì năm 1994 này Vũ Đình Liên đã tám mươi hai tuổi, Đã quá tuổi "xưa nay hiếm". Sức khoẻ có yếu đi nhiều nhưng ngày ngày ông vẫn cố gắng chống gậy đi bộ, vừa giãn gân giãn cốt vừa được dịp thăm bạn bè, học trò hay người thân. Bên khung cửa gác Hương Lửa, lục đưa tôi xem những bức thư cùng kỷ vật của học trò mừng thầy đại thọ, ông nói bằng tất cả niềm tự hào :
    - Ngoài thơ cái mà tôi quý nhất là tình nghĩa thầy trò. Học trò tôi bây giờ nhiều em đã thành danh ở hầu hết trong và ngoài nước.
    - Thưa ông, ông làm thơ trước hay đi dạy học rồi mới làm thơ ?
    - Tôi yêu thơ và làm thơ rất sớm, từ khi mới mười ba tuổi.
    Từ thủa mười ba thuộc Truyện Kiều
    Câu thơ tài mệnh bóng hình yêu
    Tú Xương ngày trước là tri kỷ
    Công Trứ cây thông cũng muốn trèo ...​
    - Giữa nhà thơ và nhà giáo có mối liên hệ mật thiết như thế nào trong sự nghiệp của ông ?
    - Lịch sử Việt Nam và thế giới cho thấy nhiều nhà thơ đồng thời là nhà giáo. Tình thân ái trong thơ họ hết sức sâu sắc, cao đẹp. Nhà Thơ - thầy giáo của dân tộc là NguyênTải đã tâm sự rằng :
    Bui một tấc lòng ưu ái cũ
    Đêm ngày cuồn cuộn sóng triều đông​
    Tôi đi đâu cũng nghe người ta bảo, không có nhà thơ nào trên thế giới nói tình thân ái bằng hình tượng "sóng triều đông" độc đáo như Nguyễn Trãi. Cho nên tôi dựa vào đó diễn ra ý tôi là "sư đạo ưu ái" trong tập Nghệ thuật, tình thương và tình bạn. Nếu tôi là thầy giáo không làm thơ thì chỉ là "sư đạo" mà thôi.
  9. Window_XP

    Window_XP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2004
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    VŨ ĐÌNH LIÊN . . .
    Trọng thầy mới được làm thầy. Không chỉ là người thầy được nhiều thế hệ học trò yêu quý kính trọng, mà được biết ông cũng là một học trò đầy tình nghĩa với thầy mình. Ông từng có một bài thơ khá hay tặng Giáo sư Dương Quảng Hàm của trường Bưởi.
    Vâng, Giáo sư Dương Quảng Hàm là một trong những người thầy tôi rất kính trọng. Ông là cây cổ thụ của trường Bưởi, sau Cách mạng tháng Tám đổi thành trường Chu Văn An, đào tạo nên nhiều nhân tài cho đất nước.
    [
    i]Mười cây cổ thụ sân trường Bưởi
    Cao ngọn, xuê cành một gốc Dương​
    Đó là hai câu cuối bài thơ tâm huyết của tôi tưởng nhớ trường Bưởi, tưởng nhớ thầy Dương Quảng Hàm, một nhà giáo yêu nước, hết lòng vì nền giáo dục. Thầy là thủ khoa đầu tiên của trường cao đẳng sư phạm Đông Dương, được các đồng nghiệp của ta lẫn tây ở trường Bưởi kính nể. Bộ sách Việt nam văn học sử yếu của thầy nổi tiếng trước năm 1945, đến nay còn nguyên giá trị. Sau Cách mạng tháng Tám, thầy được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường Chu Văn An, đồng thời thầy còn làm thanh tra trung học Bộ Giáo dục. Thầy đã hy sinh trong những ngày toàn quốc kháng chiến.
    Theo ông hạnh phúc lớn nhất của cuộc đời nhà giáo , nhà thơ là gì ?
    Chia sẻ niềm vui và nỗi buồn với tất cả mọi người !
    Vậy còn nỗi đau lớn nhất ?
    Đời khổ, con người khổ. Năm 1984, tôi có gặp anh Phạm Văn Đồng vốn là bạn học cũ cùng trường Bưởi, trước tôi ba năm. Chúng tôi gặp lại nhau ở trụ sở Hội nhà văn Việt Nam, tay bắt mặt mừng. Anh Đồng luôn luôn là con người dễ mến, dễ gần gũi. Các phóng viên chụp ảnh tôi với anh Đồng, sau đó gửi tặng tôi. Thấy ảnh đẹp, tôi gửi tặng lại anh Đồng, kèm theo bốn bài thơ. Trong thư tôi viết đại ý không có nghủ nghĩa nào, không có tôn giáo nào đem lại được hạnh phúc hoàn toàn cho con người. Cuộc đời là thế. Phải đấu tranh để sống. Chỉ có con người yêu nhau, thương nhau được phần nào thì cái khổ đỡ đi được phần nấy. Anh Phạm Văn Đồng có viết thư hồi âm cho tôi, lời lẽ rất ý nhị thân tình.
    Thưa ông, đến bây giờ ông còn nhớ những vần thơ đầu tiên của mình ?
    Không những nhớ mà tôi còn trân trọng hơn cả bài Ông đồ. Đó là bài Hồn xưa, cũng là một bài thơ hoài cổ, tôi viết năm 1927. Với tôi, Ông đồ đã trở thành "tài sản" chung của mọi người, còn Hồn xưa mãi mãi là của riêng mình, của một thời mộng mơ, chập chững bước vào "nghiệp" thơ :
    Lặng lẽ trên đường là rụng mưa bay
    Như khêu gợi nỗi niềm thuơng tiếc
    Những cảnh và những người đã chết
    Tự bao giờ mà nay biết tìm đâu
    Những cảnh xưa rực rỡ đến trăm màu
    Mà êm ả, mà tưng bừng, mà bé nhỏ
    Đẹp như bức tranh hay, như bài thơ cổ
    Những ngày xưa yên lặng nhẹ nhàng
    Có những điều ước vọng mơ màng
    Mà bây giờ chúng ta không còn nữa
    Nhưng biết tìm đâu những cảnh xưa người cũ
    Lặng lẽ bên đường lá rụng mưa bay​
    Bài thơ này đã được một nhà xuất bản ở Hải Dương đưa vào tuyển tập Những áng thơ hay do Lê Tràng Kiều viết lời tựa. Tôi nhớ lúc đó Lê Tràng Kiều đang là chủ bút của Hà Nội báo.
    Nghĩ lại chặng đường hơn tám mươi năm qua, có lúc nào ông cảm thấy nuối tiếc điều gì không ?
    Nói chung, thường ngày tôi bảo không tiếc cái gì hết, vì làm thế nào mà tiếc hết được. Tiếc chăng là tuổi đã già, lực đã kiệt, không cóng hiến được gì thêm cho đời.
    Thưa ông, nhà thơ Vũ Đình Liên với bài thơ bất tử Ông đồ từ lâu đã hết sức quen thuộc với người yêu thơ. Nhưng hoàn cảnh ra đời của bài thơ thì không phải ai cũng biết đến.
    Tôi viét bài thơ Ông đồ suốt hai cái tết năm 1935 - 1936 mới xong và đăng trên báo Kim Hoa. Tôi đi theo con đường riêng của tôi. Vào năm 1936, khi bài thơ Ông đồ trình làng, bạn bè văn chương bảo tôi đã tìm được con đường riêng, chứ không phải đi theo con đường tiên, thế giới bồng lai của Thế Lữ. Con đường của tôi là tình thương của mọi người. Con đường tôi tìm gọi là mới ấy, thực ra lại là con đường truyền thống của dân tộc, cái mới trong cái cũ. Cho nên, bạn bè viết giới thiệu trên báo chí là nhà thơ của người nghèo, nhà thơ của nông dân, nhà thơ của tình thương ...
    Được biết, bài thơ Ông đồ được dịch ra nhiều thứ tiếng.
    Vâng, hơn mười thứ tiếng : Anh, Pháp, Trung Quốc, Đức, Nga, Thụy Điển, Ả Rập, Đan Mạch ...Có một tờ báo châu Phi, số đặc biệt, cung lúc in bài Ông đồ thành ba thứ tiếng : Anh, Pháp, Ả Rập. Riêng tiếng Pháp, bài thơ Ông đồ có ba người dịch. Và người dịch đầu tiên là một anh bạn phóng viên thường trú báo Nhân đạo của Pháp tại Hà Nội.
    Nguồn cảm hứng nào giúp ông viết nên bài thơ hết sức thành công này ?[/i]
    Khi ấy ở phố Hàng Bồ của Hà Nội có một ông đồ ngồi viết thuê chữ, câu đối cho khách. Hàng Bồ là phố bán hàng xén, có giấy, bút mực. Ông đò nghèo không có sẵn giấy, chờ đến lúc khác đến mua chữ, mua câu đối ông mới vào trong mua giấy. Mẹ vợ tôi có một cửa hàng tạp hoá ở đấy. Và chính vợ tôi đã từng trực tiếp bán giấy cho ông đồ nghèo. Nhiều lúc tôi nghĩ, nếu tôi không gặp nhà tôi thì chưa chắc có bài thơ Ông đồ. Năm 1935, tôi gặp nhà tôi, qua năm 1936 tôi viết được bài thơ. Chuyện lạ có thật đấy (cười).

Chia sẻ trang này